Tên gói thầu số 02: Toàn bộ phần xây lắp của dự án Công trình: Hội trường khu huấn luyện dự bị động viên Bình Thành Phát hành ngày: 10/09/2015


PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI ĐÀO HỐ MÓNG



tải về 1.69 Mb.
trang9/16
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.69 Mb.
#11889
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   16

1. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI ĐÀO HỐ MÓNG

Phạm vi mở rộng hố móng phải ở mức tối thiểu, theo đúng ý kiến của Chủ đầu tư và Bên Giám sát, các tiêu chuẩn về thi công hố móng, đường giới hạn, độ dốc, mặt cắt dọc; ngang đã được trình bày trong hồ sơ thiết kế.

Hố móng có thể sẽ phải gia cố bằng gỗ, ván khuôn, cọc... khi cần thiết nhằm đảm bảo hạn chế tối đa tác động đến vùng đất đá xung quanh, đảm bảo an toàn cho người, kết cấu tiếp giáp và công trình.

Không được phép đào hố móng có các mặt nghiêng trên các đường giao thông công cộng, vườn tư nhân hay trong giới hạn theo quy định (20-30m) của bất kỳ công trình xây dựng hay kết cấu nào khác - trừ trong những trường hợp bất khả kháng nhưng phải có biện pháp thi công đệ trình và phải được phê duyệt chấp thuận.



Yêu cầu về đào hào và đào hố móng có thể được thực hiện theo một số quy định sau:

    1. Đối với đất mềm, được phép đào hào và hố móng có vách đứng không cần gia cố, trong trường hợp không có công trình ngầm bên cạnh và ở trên mực nước theo quy định sau đây:

      Loại đất:

      Chiều sâu hố móng:

      Đất cát, đất lẫn sỏi sạn:

      Không quá 1,00m

      Đất cát pha:

      Không quá 1,25m

      Đất thịt và đất sét:

      Không quá 1,50m

      Đất thịt chắc và đất sét chắc:

      Không quá 2,00m

    2. Trong quá trình chuẩn bị thi công, Nhà thầu căn cứ vào hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt và các tài liệu kỹ thuật liên quan phải xác định cụ thể những trường hợp cần thiết phải gia cố tạm thời vách đứng của hào và hố móng, hay đào hố móng có mái dốc, tuỳ thuộc vào chiều sâu hố móng, tình hình địa chất công trình (loại đất, trạng thái tự nhiên của đất, mực nước ngầm vv...) tính chất tải trọng tạm thời trên mép hố móng và lưulượng nước thấm vào trong hố móng. Một bản thuyết trình chính thức, cụ thể, rõ ràng, chính xác về vấn đề này được đệ trình lên Chủ đầu tư và Bên Giám sát trước khi triển khai thực hiện, và chỉ được thực hiện sau khi phương án đã được Chủ đầu tư và Bên Giám sát chấp thuận. Mọi sự thay đổi đều phải được chấp thuận trước khi tiến hành.

    3. Những vật liệu để gia cố tạm thời vách hào và hố móng lên làm theo kết cấu lắp ghép để có thể sử dụng quay vòng nhiều lần và có khả năng cơ giới hoá cao khi lắp đặt. Những tấm ván và chống đỡ bằng gỗ phải được sử dụng quay vòng ít nhất 5 lần. Khi đắp đất vào hố móng phải tháo gỡ những vật liệu gia cố tạm thời, chỉ được để lại khi điều kiện kĩ thuật không cho phép tháo gỡ những vật liệu gia cố.

    4. Trong thiết kế tổ chức xây dựng công trình phải xác định điều kiện bảo vệ vành ngoài hố móng, chống nước ngầm và nước mặt. Tuỳ theo điều kiện địa chất công trình và thuỷ văn của toàn khu vực, phải lập bản vẽ thi công cho nhữngcông tác đặc biệt như lắp đặt hệ thống hạ mực nước ngầm, gia cố đất, đóng cọc bản thép...

    5. Độ dốc lớn nhất cho phép của mái dốc hào và hố móng khi không cần gia cố, trong trường hợp nằm trên mực nước ngầm (kể cả phần chịu ảnh hưởng của mao dẫn) và trong trường hợp nằm dưới mực nước ngầm nhưng có hệ thống tiêu nước phải chọn theo chỉ dẫn ở bảng 8

Bảng 8

Loại đất

Độ dốc lớn nhất cho phép khi chiều sâu hố móng bằng (m)

1.5

3

5

Góc nghiêng của mái dốc

Tỉ lệ độ dốc

Góc nghiêng của mái dốc

Tỉ lệ độ dốc

Góc nghiêng của mái dốc

Tỉ lệ độ dốc

Đất mượn

Đất cát và cát cuội ẩm

Đất cát pha

Đất thịt


Đất sét

Hoàng thổ và những loại đất tương tự trong trang thái khô



56

63

76



90

90
90



1:0,67

1:0,5


1:0,25

1:0


1:0
1:0

45

45

56



63

76
63



1:1

1:1


1:0,67

1:0,5


1:0,25
1:0,5

38

45

50



53

63
63



1:1,25

1:1


1:0,85

1:0,75


1:0,5
1:0,5

Chú thích:

Nếu đất có nhiều lớp khác nhau thì độ dốc xác định theo loại đát yếu nhất. Đất mượn là loại đất nằm ở bãi thải đã trên 6 tháng không cần nén.

    1. Đối với những trường hợp hố móng sâu hơn 5m, hoặc sâu chưa đến 5m nhưng điều kiện địa chất thuỷ văn xấu, phức tạp, đối với những loại đất khác với quy định trong bảng 8 thì trong thiết kế tổ chức xây dựng công trình phải tính đén việc xác định độ dốc của mái dốc, sự cần thiết để có an toàn và chiều rộng mặt cơ nhằm kết hợp sử dụng mặt cơ để lắp đặt những đường ống kĩ thuật phục vụ thi công: Đường ống nước, khí nén vv...

    2. Không cần bạt mái dốc hố móng công trình nếu mái dốc không nằm trong thiết kế công trình. đối vơí hố móng đá sau khi xúc hết đá rời phải cậy hết những hòn đá long chân, đá treo trên mái dốc để đảm bảo an toàn.

    3. Vị trí kho vật liệu, nơi để máy xây dựng, đường đi lại của máy thi công dọc theo mép hố móng phải theo đúng khoảng cách an toàn được quy định trong quy phạm về kĩ thuật an toàn trong xây dựng.

    4. Những đất thừa và những đất không bảo đảm chất lượng phải đổ ra bãi thải quy định. Không được đổ bừa bãi làm ứ đọng nước, ngập úng những công trình lân cận và gây trở ngại sau khi thi công.

    5. Những phần đất đào từ hố móng lên, nếu được sử dụng để đắp thì phải tính toán sao cho tốc độ đầm nén phù hợp với tốc độ đào nhằm sử dụng hết đất đào mà không gây ảnh hưởng tới tốc độ đào đất hố móng.

    6. Trong trường hợp phải trữ đất để sau này sử dụng đắp lại vào móng công tình thì bãi đất tạm thời không được gây trở ngại cho thi công, không tạo thành sình lầy. Bề mặt bãi trữ phải được lu lèn nhẵn và có dộ dốc để thoát nước.

    7. Khi đào hố móng công trình, phải để lại một lớp bảo vệ để chống xâm thực và phá hoại của thiên nhiên (gió, mưa, nhiệt độ vv...), bề dầy lớp bảo vệ do thiết kế quy định tuỳ theo điều kiện địa chất công trình và tính chất công trình lớp bảo vệ chỉ được bóc đi trước khi bắt đầu xây dựng công trình (đổ bê tông, xây vv...)

2. HOÀN THIỆN VÀ GIA CỐ MÁI

2.1 Trước khi tiến hành hoàn thiện công trình đất, kiểm tra lại toàn bộ kích thước công trình, nhất là các góc mép cạnh, đỉnh , mái, chu vi... so với thiết kế bằng máy trắc đặc. Phải xác định những sai lệch vào bản vẽ hoàn công đồng thời phải có những cọc mốc đánh dấu tương ứng tại thực địa.

2.2 Khi bạt mái công trình đất, nếu chiều cao mái lớ hơn 3m, độ dốc bằng 1:3 hoặc xoải hơn thì dùng máy ủi, máy san bạt mái. Nếu chiều cao mái lớn hơn 3m, độ dốc lớn hơn 1/3 thì dùng máy xúc có thiết bị bạt mái. Nếu chiều cao mái nhỏ hơn 3m thì có thể dùng lao động thủ công. Tuỳ từng trường hợp công trình cụ thể và điều kiện máy móc hiện có, có thể sử dụng cơ giới hoàn toàn hoặc kết hợp thủ công để bạt mái.

Đất bạt mái, vận chuyển ra ngoài phạm vi công trình và tận dụng vào những chỗ cần đắp.

2.3 Đối với kênh mương, nhất là khi mái dốc sẽ lát lớp bảo vệ (đá, bê tông...) thì phải thận trọng khi sử dụng máy để bạt mái. Nếu đáy mương rộng 3m trở lên thì dùng máy ủi gom đất bạt mái để cho máy xúc xúc hết đi.

2.4 Nếu đường lên, xuống nằm trên mái dốc công trình đất phải được xử lý đảm bảo chất lượng thiết kế trước khi hoàn thiện công trình.

2.5 Mái dốc của công trình đất phải được gia cố theo quy định của thiết kế để chống sói lở trượt... cần phải hoàn thành gia cố mái trước mùa mưa bão.

2.6 Nếu mái dốc hố móng được bảo vệ bằng hệ thống tiêu nước ngầm thì phải hoàn thành hệ thống tiêu nước ngầm trưóc khi tiến hành đào hố móng.

2.7 Khi trồng cỏ gia cố mái, phải chọn loại cỏ có bộ rễ chắc, phát triển và sống giai (cỏ dầy, cỏ may...) phải đánh cỏ từng vầng ghim chắc vào mái.

Nếu gieo cỏ thì phải phủ lớp đất hữu cơ lên mái trước khi gieo. Nên chọn phối hợp 3 loại cỏ để gieo: Loại bụi thấp, loại họ đậu và loại cỏ có bộ rễ phát triển.

2.8 Cần phải trồng cỏ gia cố mái sau khi hoàn thành công việc hoàn thiện công trình đất để cho cỏ có thời gian bén rễ, phát triển và có đủ khả năng bảo vệ mái trước mùa mưa bão. Nếu đất quá khô phải tưới nước cho cỏ trong những ngày đầu.

2.9 ở những chỗ đất có khả năng trượt lở phải thực hiện những biện pháp chống trượt lở trước khi tiên hành gia cố mái công trình.

2.10 Khi gia cố mái cạnh công trình thuỷ lợi, mái dốc, đường giao thông thường xuyên chịu sự tác động của sóng vỗ, dòng nước chảy và mực nước giao động thất thường thì phải có một hoặc nhiều lớp tầng lọc, nằm lót dưới lớp vật liệu gia cố mái.

2.11 Khi lựa chọn máy thi công gia cố mái phải căn cứ vào loại vật liệu sử dụng.Nếu gia cố mái bằng tấm bê tông cốt thép lắp ghép thì dùng cần trục ôtô, cần trục xích. Lắp tấp bê tông cốt thép phải tiến hành từ dưới lên trên giằng néo các tấm với nhau và lắp đầy khe nối theo đúng thiết kế.

Nếu gia cố mái bằng tấm bê tông cốt thép đúc liền khối đổ tại chỗ thì dùng càn trục, máy đầm bê tông, phải tiến hành đổ bê tông từ dưới lên trên từng khoảng ô và phải để mối nối biến dạng.

2.12 Nếu lát đá khan thì dùng cần trục hoặc máng để vận chuyển đá xuống mái. Lát đá phải tiến hành từ dưới lên trên. Khi hoàn thiện công trình đất trong mùa mưa bão, lũ, ngoài những biện pháp tiêu thoát nước, còn có biện pháp tạm thời bảo vệ công trình khi mưa bão, lũ. Khi mưa bão chấm dứt phải có biện pháp kịp thời xử lý bề mặt công trình nhằm sớm tiếp tục thi công hoàn thiện.

2.13 Những biện pháp hoàn thiện công trình đất trong những điều kiện đặt biệt đều phải thể hiện trong thiết kế tổ chức xây dựng công trình và thiết kế thi công các công tác xây lắp bằng bản vẽ thi công.


  1. Các yêu cầu về thi công:

Nhà thầu chỉ tiến hành đào sau khi khu vực được dọn sạch theo đúng yêu cầu hoặc chi định của Chủ đầu tư và Bên Giám sát.

Đáy và mái dốc của công trình đào khi đổ bê tông phải thực hiện chính xác theo kích thước trên bản vẽ hay yêu cầu của thể của Chủ đầu tư và Bên Giám sát, bề mặt hố móng phải được tưới ẩm bằng nứơc, lăn đầm bằng dụng cụ thích hợp đảm bảo cho nền là chắc. Nếu tại bất cứ điểm nào cho thấy nền đất tự nhiên bị ngắt quãng trong quá trình đào hố móng, phải tiến hành đầm, hoặc phải bỏ vật liệu đó đi thay thế bằng loại vật liệu thích hợp hay bê tông theo yêu cầu cụ thể và chính thức.

Trong trường hợp do địa chất tự nhiên của đất hoặc vì quy trình đào, mà Nhà thầu phải cung cấp cọc cừ, cột chống để chống đỡ công trình đào. Nhà thầu sẽ phải đệ trình một thiết kế, cung cấp, định vị và dỡ bỏ tất cả các cọc cừ, cột chống đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn thi công.


  1. Đắp đất nền:

Vật liệu dùng cho đắp đất phải được lấy từ mỏ theo quy định, đất ở mỏ này phải được chứng minh rằng là đảm bảo yêu cầu của công trình đặt ra. Những tài liệu chứng minh Nhà thầu phải đệ trình Chủ đầu tư và Bên Giám sát trước khi tiến hành lấy đất từ mỏ mang về sử dụng cho công trình.

Vật liệu dùng cho đắp đất sẽ được rải thành từng lớp không dày quá 30mm (và tuỳ thuộc vào kết quả thí nghiệm), sau đó sẽ được đầm bằng thiết bị phù hợp đã được trình bày trong phần“Giải pháp thi công“ của Nhà thầu đệ trình. Mỗi lớp đất sau khi đầm nén cần phải được kiểm tra lấy mẫu theo quy định, chỉ được đắp lớp đất kế tiếp sau khi đã được thí nghiệm là đạt yêu cầu của hồ sơ thiết kế.

Việc đầm nén khối đất đắp phải được tiến hành theo dây chuyền từng lớp với trình tự đổ, san và đầm sao cho thi công có hiệu suất cao nhất, chiều dày của lớp đầm phải được quy định tuỳ thuộc vào điều kiện thi công loại đất tại mỏ, loại máy đầm sử dụng và độ chặt yêu cầu. Khi rải đất đầm thủ công phải san đều, đảm bảo chiều dày quy định cho trường hợp đắp đất bằng thủ công. Những hòn đất to phải băm nhỏ, những mảnh sành, gạch vỡ, hòn đá to lẫn trong đất phải nhặt loại bỏ, Không được đổ đất dự trữ trên khu vực đang đẩm đất.

Nhà thầu phải trình lên Chủ đầu tư và bên Giám sát một hồ sơ thiết kế quy trình đắp đất, quy trình này tối thiểu phải bao gồm:

- Khối lượng, điều kiện thi công công trình và tiến độ thực hiện

- Phương án thi công mà Nhà thầu dự định thực hiện

- Sự lựa chọn công nghệ thi công được coi là hợp lý nhất cho toàn bộ công trình và từng phần công trình

- Lựa chọn các loại phương tiện máy móc, phương tiện vận chuyển theo cơ cấu nhóm máy hợp lý nhất. Nêu sơ đồ làm việc của các loại máy móc thiết bị dự định sẽ sử dụng cho công trình.

Sự chính xác về chiều dày rải đất và số lượng đầm nén phải được xác định bằng thí nghiệm.

Trước khi đầm chính thức, đối với từng loại đất, cần tổ chức đầm thí nghiệm để xác định các thông số và phương pháp đầm hợp lý nhất.

Đường đi của máy đầm phải theo hướng dọc trục của công trình đắp và từ ngoài mép vào tim của công trình. Khoảng cách từ vật đầm cuối cùng của máy đầm đến mép công trình không được nhỏ hơn 0.5m

Khi đầm các vệt đầm của hai lần kề nhau phải chồng lên nhau:

+ Nếu đầm theo hướng song song với tim công trình thì chiều rộng vết đầm phải chồng lên nhau từ 25 đến 50cm.

+ Nếu đầm thẳng góc với tim công trình đắp thì chiều rộng đó phải từ 50 đến 100cm. Trong một sân đầm, vết đầm sau phải đè lên vết đầm trước là 0.2m, nếu đầm bằng máy; và phải đè lên 1/3 vết đầm trước nếu bằng thủ công.

Riêng đối với công trình thủy lợi, không cho phép đầm thẳng góc với tim công trình.

Trong suốt quá trình đắp đất, phải kiểm tra chất lượng đầm nén, số lượng mẫu kiểm tra tại hiện trường, tính theo diện tích(m2). Khi kiểm tra lại đất đã đắp tính theo khối lượng(m3) và tuân theo quy định hiện hành. Vị trí lấy mẫu phải phân bố đều trên bình đồ, ở lớp trên và lớp dưới phải xen kẽ nhau (theo bình đồ khối đắp).

Mỗi lớp đầm xong phải kiểm tra ngay, chỉ được đắp lớp sau nếu lớp trước đắp đã đạt yêu cầu về độ chặt yêu cầu.

Mọi sự thay đổi điều chỉnh quy trình khác với quy trình đã được chấp thuận đều phải báo cáo và chờ sự chấp thuận của Chủ đầu tư và Bên Giám sát mới được áp dụng cho thi công đại trà trên công trình.

Những quy định về thi công cơ giới công tác đất đều áp dụng cho tất cả các loại máy làm đất. Trong trường hợp máy mới sử dụng, phải biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng máy và hướng dẫn cho công nhân lái máy trước khi đưa máy ra thi công.

Trong qúa trình đắp đất, phải kiểm tra chất lượng đầm nén mẫu kiểm tra tại hiện trường cần tính theo diện tích(m2). Khi kiểm tra lại đất đã đắp thì tính theo khối lượng(m3) và tuân thủ theo Bảng 34. Vị trí lấy mẫu phải phân bổ đều trên bình độ, ở lớp trên và lới dưới phải xen kẽ nhau (theo bình đồ khối đắp).



Bảng 34. Số lượng lấy mẫu đất để kiểm tra tương ứng với khối lượng thể tích đắp

Stt

Loại đất

Khối lượng đất đắp tương ứng với 1 nhóm 3 mẫu để kiểm tra(m3)

1

Đất sét, đất pha cát, đất cát pha và cát không lẫn cuội sỏi đá

Từ 100 đến 200

2

Cuội, sỏi hoặc đất cát lẫn cuội sỏi

Từ 200 đến 400

Ghi chú:

Đối với các hạng mục hoặc công trình có lượng đào hoặc đắp nhỏ hơn 200m3 thì cần xác định số lượng mẫu đất kiểm tra ở mỗi lớp đầm theo lưới ô vuông trên cơ sở thoả thuận giữa nhà thầu với chủ đầu tư

Khối lượng thể tích khô chỉ được phép sai lệch thấp hơn 0.03T/m3 so với yêu cầu của thiết kế. Số mẫu không đạt yêu cầu so với tổng số mẫu lấy thí nghiệm không được lớn hơn tập trung vào một vùng;

Mỗi lớp đầm xong phải kiểm tra khối lượng thể tích khô của đất đã đầm, K(hoặc D) yêu cầu. Chỉ được đắp tiếp lớp sau nếu lớp trước đắp đã đạt yêu cầu về độ chặt thiết kế.



2. CÔNG TÁC KIỂM TRA NGHIỆM THU

Công tác kiểm tra chất lượng phải tiến hành theo bản vẽ thiết kế và các quy định về kiểm tra chất lượng và nghiệm thu các công trình xây dựng cơ bản.

5.1 Kiểm tra chất lượng đất đắp phải được tiến hành ở hai nơi:

- Mỏ vật liệu: Trước khi khai thác vật liệu, phải lấy mẫu thí nghiệm để kiểm tra lại một số tính chất cơ lý và các thông số chủ yếu khác của vật liệu đối chiếu với yêu cầu thiết kế;

- Ở công trình: Phải kiểm tra thường xuyên quá trình đắp nhằm đảm bảo quy trình công nghệ và chất lượng đất đắp;

5.2 Mẫu kiểm tra phải lấy ở những chỗ đại diện và những nơi đặc biệt quan trọng(khe hốc công trình, nơi tiếp giáp, bộ phận chống thấm....)

Phải lấy mẫu phân bố đều trên mặt bằng và mặt cắt công trình, mỗi lớp đắp phải lấy một đợt mẫu thí nghiệm;

Số lượng mẫu phải đủ để đảm bảo tính khách quan và toàn diện của kết luận kiểm tra. Đối với những công trình đặc biệt số lượng mẫu có thể nhiều hơn và do thiết kế quy định.

5.3 Sai lệch cho phép của bộ phận công trình đất so với thiết kế không được vượt quá quy định trong Bảng 36.

Bảng 36. Sai lệch cho phép của bộ phận công trình đất so với thiết kế


Stt

Tên, vị trí sai lệch

Sai lệch cho phép

Phương pháp kiểm tra

1

Gờ mép và trục tim công trình

+-0.050m

Máy thủy chuẩn

2

Độ dốc dọc theo tuyến đáy kênh, mương hào hệ thống tiêu nước

+-0.0005

Máy thủy chuẩn

3

Giảm độ dốc tối thiểu của đáy kênh và hệ thống tiêu nước

Không cho phép

Máy thuỷ chuẩn

4

Tăng độ dốc mái dốc công trình

Không cho phép

Đo các quãng từng mặt cắt

5

Giảm độ dốc mái dốc của vật liệu nước bằng đá hỗn hợp nằm trong đập

+-5%đến 10%

Đo các quãng từng mặt cắt

6

Bề rộng phần cơ đắp

+-0.15m

Đo các quãng từng mặt cắt

7

Bề rộng đường hào

+-0.15m

Đo các quãng từng mặt cắt

8

Bề rộng kênh mương

+-0.10m

Đo các quãng từng mặt cắt

9

Giảm kích thước rãnh tiêu

Không cho phép

Đo các quãng từng mặt cắt

10

Sai lệch san nền

+-0.0001m

Máy thủy chuẩn cách quãng 50m

5.4 Hồ sơ nghiệm thu công tác đất:

- Bản vẽ hoàn công hoàn thành công trình có ghi những sai lệch thực tế. Bản vẽ xử lý những chỗ làm sai thiết kế(nếu có); Bản vẽ những khu vực xử lý thiết kế(nếu có);

- Nhật ký thi công công trình và nhật ký những công tác đặc biệt;

- Các biên bản nghiệm thu bộ phận công trình khuất;

- Bản vẽ vị trí các cọc mốc định vị cơ bản và biên bản nghiệm thu công trình;

- Biên bản kết quả thí nghiệm vật liệu sử dụng xây dựng công trình và kết quả thí nghiệm những mẫu kiêm tra trong quá trình thi công; Bản vẽ xác định các vị trí lấy mẫu thí nghiệm.



    1. Công tác vữa xây dựng:

Tiêu chuẩn tham chiếu:

TCVN 4314:2003 Vữa xây dựng, yêu cầu kỹ thuật

TCVN 3121-1:2003: Vữa xây dựng, phương pháp thử: xác định kích thước hạt cốt liệu lớn nhất

TCVN 3121-1: 2003: Vữa xây dựng, phương pháp thử: Lấy mẫu và chuẩn bị thử

...

Vữa cát xi măng phải bao gồm xi măng và cát theo quy định, tỷ lệ thành phần các vật liệu này được quyết định trong hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt và thiết kế cấp phối vật liệu của thí nghiệm tại một phòng thí nghiệm hợp chuẩn



Hỗn hợp vữa thử phải được chuẩn bị và kiểm tra bởi Nhà thầu trước sự chứng kiến và của bên Giám sát sau khi đã hoàn thành việc kiểm tra sơ bộ thành phần hỗn hợp. Hỗn hợp thử phải được trộn trong cùng thời gian và xử lý bằng cùng những phương tiện mà Nhà thầu đề nghị sử dụng trong suốt thời gian thi công công trình.

Phải làm ba mẻ vữa riêng biệt, mỗi mẻ phải gồn không dưới 0,5 m3 vữa, 06 khối lập phương 150mm sẽ được làm từ mỗi mẻ vữa. Ba khối phải được kiểm tra sau 7 ngày và ba khối còn lại kiểm tra sau 28 ngày. Nếu bất kỳ một khối lập phương nào trong các mẻ vữa không đủ tiêu chuẩn theo quy định, hỗn hợp phải được tính toán lại.

Nếu phải tính toán lại hỗn hơp vữa, việc làm vữa và kiểm tra vữa phải được làm nhiều lần cho tới khi hỗn hợp thử đáp ứng những yêu cầu nói trên.

Nhà thầu phải giữ biên bản chi tiết của mỗi lần đúc và mối quan hệ với các khối kiểm tra, nếu các khối kiểm tra không đạt yêu cầu về độ bền theo quy định thì Nhà thầu phải kiểm tra và thay đổi những vấn đề chi tiết trong hỗn hợp và cần có sự chấp thuận của bên Giám sát trược khi tiếp tục diễn ra các công việc đúc.



    1. Công tác bê tông:

Tiêu chuẩn tham chiếu: TCVN 4453:1995, hoặc tương đương;

TCVN 5440:1991, hoặc tương đương;

TCVN 9340:2012, hoặc tương đương;

Kết cấu bê tông là bất kỳ loại bê tông nào được sử dụng trong xây dựng bê tông cốt thép, Bê tông phi kết cấu bao gồm các loại nguyên liệu phù hợp với Các tiêu chuẩn hiện hành nhưng không có bất kỳ đòi hỏi nào về độ cứng vững và được sử dụng chỉ để lấp các khoảng trống với các mục đích tương tự ở nơi chịu lực không đáng kể.

Một bề mặt hình thành là một bề mặt được đổ khuôn bằng cốp pha.

Một bề mặt tự do là một bề mặt ngang hoặc gần ngang được tạo nên bằng cách gạt bằng bay hay bằng một loại gạt nào đó cho đến mức cần thiết và hoàn thành như đòi hỏi.

Tỷ lệ nước\xi măng là tỉ lệ giữa khối lượng của nước trong hỗn hợp bị tách ra bởi khối lượng của xi măng trong hỗn hợp. Nước là nước trong hỗn hợp bao gồm cả nước mà hỗn hợp hấp thụ.

16.7.1 Điều khoản quy định chung:

Nhà thầu sẽ đưa ra những nhóm chung, sự sắp xếp và mức độ của các loại bề mặt và kết cấu khác nhau và thiết lập các độ cao và mặt cắt để chỉ ra các đường bao và cao độ cho công việc xây dựng. Tất cả các cao độ và mặt cắt sẽ được bảo vệ một cách có hiệu quả cho đến tận khi công trình hoàn thành.

Các nguyên vật liệu, tỷ lệ hỗn hợp, vận chuyển, đầm nén, bảo dưỡng và kiểm tra bê tông sẽ phải phù hợp với các yêu cầu của Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tương đương.

Nhà thầu sẽ nộp cho Chủ đầu tư và Bên Giám sát chi tiết đầy đủ của các nguyên liệu mà Nhà thầu dự định sử dụng để làm bê tông. Sẽ không có bê tông nào được đưa vào trong công trình cho đến khi Chủ đầu tư và Bên Giám sát chấp thuận các nguyên vật liệu mà sẽ làm bê tông. Các nguyên liệu đã được chấp thuận sau đó sẽ không bị thay đổi hoặc thay thế bằng các nguyên liệu khác mà không có sự đồng ý của Chủ đầu tư và Bên Giám sát.

Đối với bê tông mác 150 trở lên thì thành phần vật liệu trong bê tông phải được thiết kế thông qua phòng thí nghiệm;

16.7.2 Tổ chức sản xuất bê tông tại hiện trường:

Ngay khi bắt đầu thực hiện Hợp đồng, Nhà thầu phải trình lên Chủ đầu tư và Bên Giám sát để thông qua bản kê khai các chi tiết yêu cầu của đặc tính kỹ thuật này, đề nghị của Nhà thầu tổ chức các công việc sản xuất bê tông tại hiện trường.

Bản kê phương pháp này bao gồm những mục sau đây:

1. Kế hoạch dự định

2. Vị trí và sơ đồ của thiết bị sản xuất thi công

3. Phương pháp tổ chức thiết bị sản xuất bê tông như đã đề nghị

4. Quy trình kiểm tra chất lượng bê tông và các nguyên vật liệu để sản xuất bê tông

5. Vận chuyển và đổ bê tông

6. Chi tiết cốp pha bao gồm thời gian và quy trình gia cố tạm thời xà, tấm bê tông

7. Bảo vệ và bảo dưỡng bê tông.

Xi măng, cát, đá hoặc sỏi và các chất phụ gia lỏng để chế tạo bê tông được cân theo khối lượng. Nước và chất phụ gia cân đong theo thể tích. Sai số cho phép khi cân đong khong vượt quá các trị số ghi trong Bảng 12.

Cát rửa xong, để khô ráo mới tiến hành cân đong nhằm giảm lượng nước ngậm trong cát.

Độ chính xác của thiết bị cân đong phải được kiểm tra trước mỗi đợt đổ bê tông. Trong quá trình cân đong thường xuyên theo dõi để khắc phục kịp thời.

Hỗn hợp bê tông cần được trộn bằng máy. Chỉ khi nào khối lượng ít mới trộn bằng tay.

Trình tự đổ vật liệu vào máy trộn cần theo quy định sau:

a) Trước hết đổ 15%-20% lượng nước, sau đó đổ xi măng và cốt liệu cùng một lúc đồng thời đổ dần và liên tục phần nước còn lại;

b) Khi dùng phụ gia thì việc trộn phụ gia phải thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Thời gian trộn bê tông được xác định theo đặc trưng kỹ thuật của thiết bị dùng để trộn. Trong trường hợp không có các thông số kỹ thuật chuẩn xác thì thời gian ít nhất để trộn một mẻ bê tông ở máy trộn có thể lấy theo các trị số ghi ở Bảng 13.

Trong quá trình trộn để tránh hỗn hợp bám dính vào thùng trộn, cứ sau 2 giờ làm việc cần đổ vào thùng trộn toàn bộ cốt liệu lớn và nước của một mẻ trộn và quay máy trộn khoảng 5 phút, sau đó cho cát và xi măng vào trộn tiếp theo thời gian đã quy định.


Каталог: dichvu -> dauthau
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh gói thầu số 3: toàn bộ phần xây lắp của dự ÁN
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 05
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU Áp dụng phưƠng thứC
dauthau -> Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 06
dauthau -> GÓi thầu số 12: TƯ VẤn khảo sáT, thiết kế BẢn vẽ thi công và DỰ toán hạng mục hệ thống cấp nưỚc mặN
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU

tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương