Thương vụ vn tại Ma-rốc Dự thảo cuốn sách Kinh doanh với thị trường Ma-rốc



tải về 1.51 Mb.
trang10/11
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.51 Mb.
#35819
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

XI. Lĩnh vực du lịch

a)Thực trạng ngành du lịch Ma-rốc năm 2005:

Năm 2005, Ma-rốc đã đón 5.843.377 lượt khách du lịch, đạt tỷ lệ tăng trưởng 7% so với năm 2004 (5.476.711 khách).

Các khoản thu từ du lịch 2005 đạt 41 tỷ điham - tương đương 4,6 tỷ USD, lần đầu tiên vượt tổng mức ngoại tệ do kiều dân Ma-rốc gửi về (4,5 tỷ USD).

Theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch Ma-rốc, số khách Pháp đi du lịch Ma-rốc chiếm vị trí số 1 với 1.337.204 lượt người (15%), tiếp theo là Tây Ban Nha (367.811 khách) và Anh (193.552 khách). Lượng khách du lịch Tây Ban Nha và Anh tăng mạnh nhất, đạt mức 16% và 29% so với năm 2004.

Mặc dù lượng khách du lịch là kiều dân Ma-rốc đạt 2.787.825 người, chiếm 47,7% tổng số khách du lịch nước ngoài nhưng cũng chỉ tăng 1% so với năm 2004.

Đứng sau Pháp, Tây Ban Nha và Anh là lượng khách du lịch đến từ Đức (144.200 người tăng 2%), Bỉ (125.890 tăng 19%) và Italia (120.955 tăng 7%). Số khách đến từ khối Magreb (Angiêri, Tuynidi) đứng vị trí thứ 8 với tổng số 93.549 lượt khách (+ 14%), Mỹ 82.980 khách (+ 8%) và Trung Đông 81.376 khách (+ 9%).

Tổng Cục Du lịch Ma-rốc còn cho biết số phòng được đăng ký nghỉ đêm tại các khách sạn được xếp hạng đã đạt con số 15.215.589 năm 2005 tăng 16% so với năm 2004.

Agadir và Marrakech là hai thành phố du lịch hàng đầu của Ma-rốc. Marrakech thực sự là thành phố của giải trí và thương mại thu hút rất đông khách tham quan. Còn Fès, Marrakech, Meknès và Rabat nổi tiếng là những thành phố kinh đô, mỗi TP đã từng là thủ đô của Ma-rốc ở một thời kỳ lịch sử.



b) Tình hình du lịch của Ma-rốc năm 2006 và chiến lược phát triển:

Với việc thực hiện chiến lược Tầm nhìn 2010, dự kiến lượng khách nước ngoài đến du lịch Ma-rốc sẽ đạt 6,5 triệu người vào năm 2006.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Ma-rốc, trong 6 tháng đầu năm 2006, số phòng khách sạn được đăng ký ngủ đêm tại các khách sạn được xếp hạng đã đạt con số 7.763.998, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Về lượng khách nước ngoài, tính đến cuối tháng 6/2006, đã có 2.595 triệu khách tham quan Ma-rốc (trong đó 894.000 là kiều dân Ma-rốc) trong khi năm 2005 con số này là 2.211 triệu.

Đến cuối tháng 7/2006, các khoản thu từ du lịch đã tăng 28,6%. Riêng tháng 7/2006, các khoản thu từ du lịch đã đạt mức tăng 17,4%.

Nhờ Chiến lược Tầm nhìn 2010 do Vua Mohammed VI phát động năm 2001, số giường khách sạn đã tăng từ 1500 chiếc giai đoạn 1996-2000 lến con số 10.000 vào thời điểm hiện nay.

Số lượng đặt phòng ban đêm đẵ tăng 16% năm 2005 và dự kiến còn tăng mạnh vào năm 2006.

Theo ông Douiri, Bộ trưởng Du lịch Ma-rốc, để thực hiện mục tiêu của chiến lược Tầm nhìn 2010 là đón 10 triệu khách du lịch, tạo thêm 600.000 việc làm và tăng 160.000 giường khách sạn, Bộ Du lịch phối hợp với các nhà chuyên nghiệp đã soạn thảo 4 chương trình nhằm xây dựng 6 bãi tắm với sức chứa 80.000 giường, tăng cường thêm 80.000 giường tại các điểm đến truyền thống, cũng cố ngành du lịch trong nước và phát triển du lịch địa phương và du lịch vùng.

Bộ trưởng Du lịch Ma-rốc cho biết Bộ đang thực hiện các chương trình đầu tư phát triển du lịch theo vùng, cho phép tăng công suất đón tiếp và trong tương lai không xa sẽ tạo được các sản phẩm du lịch đặc thù tại mỗi vùng và địa phương trong cả nước .




Chương 5. Một số thông tin hữu ích khác
I. Đôi nét về người tiêu dùng Ma-rốc

Mặc dù người Ma-rốc ngày càng mở cửa đối với văn hoá phương Tây nhưng nước này vẫn còn nghèo, do vậy phần lớn người tiêu dùng không thể mua nhiều sản phẩm đóng gói hoặc nhập khẩu. Ứớc tính chỉ có 10% dân Ma-rốc tương đương với 3 triệu người chủ yếu sống ở các khu đô thị có thu nhập đủ để thường xuyên mua thực phẩm nhập khẩu.

Ma-rốc có khoảng 31,1 triệu dân, tỷ lệ tăng trưởng ước đạt 1,6 % năm 2005. Mỗi hộ gia đình dành khoảng 35% ngân sách cho việc mua lương thực thực phẩm.

Những thực phẩm đóng gói ngày càng được người tiêu dùng Ma-rốc trong các khu đô thị chấp nhận. Nói chung, doanh thu bán hàng lương thực thực phẩm đóng gói đã đạt 3,73 tỷ USD trong năm 2004, tăng 5% so với năm 2003. Mặc dù người tiêu dùng có mức thu nhập trung bình và cao có sức mua lớn hơn tại các siêu thị nhưng nhóm này vẫn không thể thanh toán những mặt hàng thực phẩm giá cao. Là những người tiêu dùng nhạy cảm với vấn đề giá cả, người dân Ma-rốc có thể sẽ chọn mua loại sản phẩm không đóng bao.

Nhu cầu về thực phẩm tiện ích cao hơn trong những thành phố lớn của Ma-rốc như Casablanca, Rabat, Marrakech, Fès, Agadir và Tanger nhờ có hệ thống phân phối cấp hiện đại và nhờ có ngành công nghiệp du lịch phát triển.

Những người dân tại các vùng nông thôn chiếm 45% dân số nhìn chung không đủ tiền để mua hàng nhập khẩu và ít người có khả năng dùng hàng thực phẩm phương Tây.

Tại Ma-rốc, lĩnh vực bán lẻ hàng thực phẩm đã phát triển nhanh chóng trong 10 năm qua với việc mở nhiều đại siêu thị tại các thành phố lớn, đang làm thay đổi dần dần thói quen của đại bộ phận người tiêu thụ thành phố.

Các siêu thị ngày càng được mở rộng tại các khu đô thị còn các cửa hàng bán lẻ thì không thể thâm nhập vào các vùng nông thôn do thu nhập của người dân thấp. Do vậy, các cửa hàng bán đồ gia vị độc lập vẫn còn khá phát triển tại Ma-rốc.

Hiện tại Ma-rốc có khoảng 20 đại siêu thị, 230 siêu thị cỡ nhỏ và khoảng 85000 cửa hàng gia đình độc lập.

II. Tập quán trong giao dịch thương mại tại Ma-rốc:

Tại Ma-rốc, ngôn ngữ sử dụng ở toà án là tiếng Arập, có nghĩa là việc khiếu kiện và các hành vi tố tụng được viết bằng tiếng A rập .

Việc sử dụng thành thạo tiếng Pháp trong giới doanh nghiệp và các cấp hành chính là một thế mạnh chủ yếu đối với các nhà xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Bên cạnh ngôn ngữ thì tìm hiểu về cách giao tiếp ứng xử của người địa phương cũng rất quan trọng.

Cũng giống như phần lớn các nước A rập, tại Ma-rốc, việc tiếp xúc trực tiếp là một nhân tố quan trọng. Rất khó có thể tiến hành buôn bán hay ký kết hợp đồng mà không có trước các mối quan hệ thân thiết và hữu nghị. Do vậy, quan hệ trong công việc có đặc điểm gần giống như quan hệ bạn bè và nên có những buổi tiếp xúc công việc trong những bữa ăn trưa hoặc tối.

Chỉ như vậy, việc đàm phán mới có kết quả. Sự kiên nhẫn và linh hoạt sẽ là rất cần thiết cho tất cả những ai muốn làm việc tại Ma-rốc. Người Ma-rốc thường rất tin tưởng vào ý chí của thần thánh thể hiện bằng câu nói nổi tiếng: “In-Cha Allah” tức là “Nếu Thượng đế muốn như vậy”. Những thủ tục hành chính nặng nề đi liền với giờ giấc cao su thường kéo dài thêm thời hạn.

Một số chủ đề nói chuyện cần tránh như liên quan đến Đức Vua hoặc đạo Hồi vì người ta sẽ xem đây là vấn đề tế nhị nhất. Cũng không nên ăn, uống hoặc hút thuốc công khai trong tháng nhịn ăn Ramadan.

Vị trí của phụ nữ trong nền kinh tế Ma-rốc cũng đang có những biến động. Một luồng tư tưởng tích cực đang phát triển với cuộc cải cách mang tên Moudawana và đã có một Hiệp hội nữ doanh nhân Ma-rốc được thành lập. Tuy nhiên, tính đến tầm quan trọng trong cách ăn mặc và dáng điệu nói chung của người phụ nữ Ma-rốc thì phụ nữ nước ngoài nên mặc quần dài hoặc bộ quần áo nữ cùng một loại vải khi ở nước này.

Cuối cùng, việc sử dụng các đại lý thương mại Ma-rốc cũng có thể là sự lựa chọn đúng đắn mang tính chiến lược. Những người trung gian này (người được uỷ quyền, người môi giới mua bán...) biết rất rõ thị trường trong nước và thành thạo tiếng A rập có thể giúp tránh được mọi sự hiểu nhầm hoặc cái bẫy mà một người nước ngoài chưa có kinh nghiệm có thể mắc phải. Trong một đất nước mà học thuyết quan hệ giữ vai trò quan trọng thì người ta sẽ dễ dàng hiểu được lợi ích của một người địa phương như vậy, tất nhiên trên cơ sở được lựa chọn kỹ càng.



Các rủi ro cần phòng ngừa:

Nụ cười của người Ma-rốc và sự thân mật với người đối thoại đôi khi làm cho ta quên mất một số điều bảo đảm cơ bản chẳng hạn về phương tiện thanh toán.

Việc thường xuyên cần đến một công ty tư vấn uy tín có thể giúp tránh được những thất vọng, chậm thanh toán có thể kéo dài đến 9 tháng chưa kể những nguy cơ không trả. Tương tự cũng cần đưa những vụ tranh chấp hợp đồng ra trọng tài để tránh các trở ngại tư pháp có thể nảy sinh.

Tuy nhiên, cũng cần biết rằng một số khó khăn có thể xuất hiện khi áp dụng lệnh thi hành (đôi khi buộc phải nhờ đến thẩm phán) và một số nhân viên toà án đôi khi vi phạm quy chế hành nghề. Vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong lĩnh vực thu hồi nợ, thẩm phán chưa quen với những tiến triển của luật pháp, quyền sở hữu trí tuệ và công nghiệp, tranh chấp đất đai, luật lao động và luật cạnh tranh.

Trong trường hợp tranh chấp, có thể xem xét hai phương thức giải quyết. Một toà án trong nước có thể thụ lý hồ sơ: trong trường hợp này, thẩm quyền lãnh thổ thuộc về phía Ma-rốc và thẩm quyền thực tế phải xác định tuỳ thuộc vào tính chất và tổng số tiền tranh chấp. Cũng có thể đưa vụ kiện ra trước Trung tâm quốc tế chuyên giải quyết các tranh chấp đầu tư (CIRDRI)

III. Môi trường sống và làm việc tại Ma-rốc

a) Điều kiện khí hậu và nhiệt độ:

Khí hậu của Ma-rốc rất khác nhau tuỳ theo từng vùng: có khí hậu Địa Trung Hải ở phía Bắc, Đại Tây Dương ở phía Đông và khí hậu sa mạc Xahara ở phía Nam. Chỉ những vùng ven biển mới có khí hậu ôn đới. Có thể nhận thấy những chênh lệch về khí hậu đáng kể trong cùng một ngày.

Vào mùa đông, khí hậu các vùng miền núi phía Nam thường lạnh và ẩm ướt, tuyết rơi nhiều ở vùng núi Atlas.

Tuy nhiên ở vùng Agadir, Fès, Marrakech và Ouarzazate thường có nắng 8h mỗi ngày. Nhiệt độ trung bình trong những thành phố này là trên 17oC. Đôi khi có gió Xirôcô loại gió đến từ hướng Đông mang theo không khí khô và nóng làm nhiệt độ tăng cao. Bên cạnh sa mạc Xahara luôn có những trận gió khô và nóng bỏng, nhiệt độ đôi khi lên đến 45oC vào tháng 8.



b) Dịch vụ y tế:

Trước khi vào Ma-rốc, bạn không cần làm bất cứ một thủ tục y tế nào. Tuy nhiên có thể là hơi quá nếu khuyên các bạn phải tiêm vác xin, nhất là chống bệnh bạch cầu, uốn ván, bại liệt, thương hàn, viêm gan A và B, sởi và lao. Bệnh sốt rét gần như đã biến mất trừ ở vùng Kouribga trong các tháng hè. Cũng nên chú ý đến các bệnh dịch địa phương như lao, bệnh lây truyền qua đường tình dục, sởi... khá phổ biến ở Ma-rốc. Những người bị rối loạn hô hấp như bị hen không nên lưu lại quá lâu trong các khu dân cư lớn.



c) Ngôn ngữ chính thức và ngôn ngữ thương mại:

Tiếng A rập, tiếng Pháp và trong một phạm vi hẹp hơn tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha cũng được sử dụng ở Ma-rốc, nhất là ở các tầng lớp trí thức và thương gia. Hai ngôn ngữ cùng tồn tại trong nhân dân là tiếng A rập địa phương và tiếng béc-be. Tiếng A rập văn học là ngôn ngữ chính thức của đất nước, được dùng trong tất cả các văn bản pháp lý.



d) Đồng tiền quốc gia:

Đồng tiền của Ma-rốc là đồng dirham (DH) được chia làm 100 xu. Có các loại tiền giấy mệnh giá 10, 20, 50, 100 và 200 DH. Tiền xu mệnh giá từ 1, 5, 10 DH và 5, 10, 20 đến 50 xu.

Bạn chỉ có thể tìm thấy tiền DH trên đất nước Ma-rốc. Việc đổi tiền trên đường phố là bất hợp pháp. Cần phải ra ngân hàng hoặc đến các cơ sở có giấy phép (thường treo biển hiệu mạ vàng). Các cơ sở này không đòi phí hoa hồng và cấp cho bạn một bảng kê. Bảng này rất quan trọng đối với việc đổi tiền từ Diham trở lại ngoại tệ ban đầu khi bạn kết thúc thời gian lưu lại Ma-rốc. Bạn có thể rút tiền bằng thẻ tín dụng hoặc trực tiếp từ máy rút tiền tại một số thành phố lớn. Thẻ tín dụng nhìn chung được chấp nhận trong các khách sạn lớn, cửa hàng, nhà hàng và đôi khi trong các chợ.

e)Ẩm thực:

Ẩm thực Ma-rốc là sự kết hợp tinh tế giữa rau, quả, những gia vị hiếm và thơm, các loại cá và thịt rất ngon… Được xem là ngon nhất trong số ẩm thực ở phương Đông và nổi tiếng trên thế giới, các món ăn đồ uống Ma-rốc sẽ làm cho bạn thích thú. Sau đây là một số món chính không thể bỏ qua nếu bạn đến Ma-rốc.



-Món thịt xiên: Ở lối vào của mỗi khu chợ, trên một ô đất trống trên đường, bạn có thể nhìn thấy người ta làm món thịt xiên: một bữa ăn nhanh vừa rẻ vừa ngon.

-Món cútcút: Đó là món ăn trưa truyền thống trong gia đình vào thứ sáu hàng tuần của người Ma-rốc nhưng bạn cũng tìm thấy món này trong các cửa hàng mở cửa tất cả các ngày trong tuần. Trong cuộc hành trình, bạn có thể thưởng thức cả nghìn loại bánh cútcút tuỳ theo các vùng và tuỳ theo tính sáng tạo của người đầu bếp. Bạn thử ăn bằng ngón tay theo kiểu Ma-rốc xem sao.

-Món Méchoui: là món cừu thui trên que xiên hoặc nướng trên lò. Có cảm giác thịt đang nóng chảy trong miệng bạn.

-Món Pastilla: Là một loại bột mịn được nhào thành từng lớp nhồi thịt chim bồ câu và hạnh nhân: Đây là món bánh ngọt có tra muối theo kiểu Ma-rốc. Còn có các món khác có cùng nguồn gốc nhưng nhồi cá, thịt gà thậm chí thêm sữa để làm món tráng miệng.

-Những món ăn của tháng Ramadan: Khi mặt trời lặn, người ta kết thúc việc nhịn ăn với việc thưởng thức món harira - một loại xúp làm từ thịt, đậu lăng, đậu Hà Lan, món beghrir, loại bánh xèo nhỏ làm từ tổ ong ăn với bơ nấu chảy và mật ong và bánh shebbakia, loại bánh rán trong dầu và bọc mật ong. Bữa ăn nhẹ này giúp mọi người có thời gian chờ đợi bữa tối thực sự diễn ra muộn hơn vào ban đêm.

-Món Tajine: Từ này vừa chỉ dụng cụ để đựng (là cái đĩa bằng đất nung được trang trí với chiếc vung hình nón điển hình) vừa chỉ thức ăn bên trong đó (món ragu gồm có thịt, gia cầm, cá và rau nướng chín). Hãy thưởng thức và bạn sẽ hiểu tại sao tajine lại là món ăn dân tộc của người Ma-rốc.

-Nước chè bạc hà: Có tác dụng giải khát, làm ấm cơ thể, giúp lấy lại sức thường uống vào buổi sáng hoặc sau các bữa ăn vào bất cứ giờ nào. Được thưởng thức chè bạc hà là một thú vui không nên từ chối.

-Bánh ngọt: Bánh mật ong, sừng linh dương, bánh feqqas có hạnh nhân, nho khô, bánh ghoriba làm từ hạnh nhân, vừng... cũng là các loại bánh rất ngon của Ma-rốc.

f) Đi lại trong và ngoài nước Ma-rốc:

-Bằng máy bay:

Air France và Hãng hàng không hoàng gia Ma-rốc (Royal Air Ma-rốc) phục vụ các thành phố Paris, Nantes, Nice... và thực hiện trung bình 4 chuyến mỗi ngày khởi hành từ Paris. Song song với đó, các hãng hàng không giá rẻ như Air Horizon (Beauvais/Casablanca hoặc Beauvais/Rabat) và Atlas Blue cũng đã được khai thác bầu trời Ma-rốc từ năm 2004. Thời gian bay mất khoảng 2-3 h. Hãng Regional Airlines và RAM thực hiện nhiều chuyến bay nội địa giữa các thành phố chính của Ma-rốc.



*Air France Ma-rốc

Địa chỉ: 11 Avenue dé F.A.R, 20000 Casablanca

Tel: 022 43 18 18

Fax: 022 43 18 65

hoặc


*Air France Ma-rốc

Địa chỉ: 281, avenue Mohamed V, 1000 Rabat

Tel: 037 70 75 80

Fax: 037 70 69 37



* Royal Ma-rốc

Sân bay Casa Anfa

20200 Casablanca

Tel: 022 91 20 00

Fax: 022 91 07 07

Các sân bay thường nằm xa trung tâm đô thị và mạng lưới taxi dày đặc có nhiệm vụ chuyên chở khách và hàng hoá giữa hai địa điểm này.

Sân bay Mohamed V ở Casablanca cách trung tâm thành phố 30km vận chuyển lượng hàng hoá và hành khách nhiều nhất Ma-rốc. Tuyến đường sắt do cơ quan ONCF quản lý từ sân bay đến nhà ga Casa-Port cũng đảm bảo việc vận chuyển hành khách vào thành phố. Với lưu lượng cứ 30 phút có một chuyến tàu khởi hành, bạn sẽ mất 40 diham nếu đi toa hạng nhất và 20 diham với toa xe hạng hai, thời gian đi khoảng 30 phút.

Những chiếc xe buýt của công ty CTM cũng có nhiệm vụ chuyên chở hàng hoá và hành khách với thời gian và giá vẽ giống như đi bằng tàu hoả.



Thông tin về những sân bay chính của Ma-rốc


Sân bay

Điện thoại

Fax

Khoảng cách TP

Casablanca/Mohammed V

+212(0)22539040

+212(0)22539901

30 km

Agadir/Al Massira

+212(0)48839112

+212(0)48839149

22 km

Marrakech/Menara

+212(0)44447865

+212(0)44449219

3,5 km

Rabat/Salé

+212(0)37810221

+212(0)37808094

7 km

Fès/Saiss

+212(0)55624800

+212(0)55652664

7 km

Ouarzazate

+212(0)44882297

+212(0)44882112

2 km

Tanger/Lbn Batouta

+212(0)39933112

+212(0)39932696

2 km


- Bằng tàu hoả:

Ở Ma-rốc, việc đi lại bằng đường sắt khá dễ dàng. Tổng cục đường sắt quốc gia Ma-rốc (ONCF) phục vụ gần 80 điểm đến với đội tàu tiện nghi. Tuy nhiên chúng tôi cũng khuyên các bạn, nhất là khi đi công tác nên đi toa hạng nhất bởi vì trong toa hạng hai việc xếp chỗ ngồi một cách tự do thường gây ra sự cồng kềnh trong khoang. Giá cả có thể chấp nhận được, ví dụ từ Casablanca đi Marrakech toa hạng nhất mất khoảng 110 điham. Hơn nữa, nếu bạn mua vé khứ hồi (gần như ngày nào cũng có), ONCF có dịch vụ đặt mua tự do. Trang Web www.oncf.ma sẽ cung cấp giờ giấc cũng những giá cả.



- Bằng taxi hay xe buýt:

Tại Casablanca, có thể nhận ra những chiếc ‘‘taxi lớn’’ qua màu trắng của chúng và giá vé còn rẻ hơn đi tàu hoả. Tuy nhiên loại phương tiện này lại kém tiện nghi hơn. Có thể tìm thấy chúng trong tất cả những thành phố và nhiều ngôi làng trên những bãi đất có đặt cọc tiêu.

Cũng có thể sử dụng dịch vụ xe buýt. Nhiều công ty xe buýt đảm bảo việc chuyên chở giữa các thành phố Ma-rốc. Tuy nhiên, các bạn nên thận trọng với việc lựa chọn dịch vụ vì mạng lưới đường bộ của Ma-rốc vẫn còn chưa được nâng cấp tốt và nhiều xe chưa đáp ứng được tiêu chuẩn châu Âu. Công ty Vận tải Ma-rốc là công ty cung ứng các dịch vụ an toàn và tiện nghi hơn cả. Có thể tham khảo lịch và giá cả trên trang web www.ctm.co.ma.

- Bằng xe hơi:

Ngoài những trục đường nối liền các thành phố lớn, mạng lưới đường bộ của Ma-rốc cũng giúp đi lại dễ dàng hơn.

Kể từ năm 1980, mạng lưới đường cao tốc đã được đưa vào chương trình phát triển: hoàn thành các chặng Rabat-Kénitra-Larache, tuyến Meknès-Fès, trục Casablanca-Rabat...

*Khoảng cách giữa các thành phố chính ở Ma-rốc:




Tanger

Rabat

Oujda

Ouarza-

zate


Meknès

Marra

kech


Fès

Essa

ouira


Casablanca

Tanger

0

























Rabat

277

0






















Oujda

506

512

0



















Ouarzazate

809

496

885

0
















Meknès

267

138

404

674

0













Marrakech

611

334

880

198

476

0










Fès

303

198

344

661

60

485

0







Essaouira

721

444

986

370

582

171

642

0




Casablanca

370

93

635

439

231

241

291

351

0

Xe của các công ty vận tải như Europcar, Avis, Ada Car, Budget và Hertz có mặt ở tất cả các sân bay của Ma-rốc .

* Các Hãng lớn:

Europcar

42 Avenue de l’Armée Royale

8e étage, 22000 Casablanca

Tel: 212 (0)22539161, Fax: 212 (0)22310360


Hertz

25 rue El Oraibi Jilali, 20000 Casablanca

Tel: 212 (0)22484742, Fax: 212 (0)22294403
Avis

Lot no 33, Colline Sidi Maârouf, 20000 Casablanca

Tel: 212 (0)22974000, Fax: 212 (0)22975588

g) Lịch và ngày lễ ở Ma-rốc:

Lịch Grê-goa rất nổi tiếng ở Ma-rốc. Tuy nhiên lịch âm vẫn còn chi phối cuộc sống hàng ngày và đời sống tôn giáo của người dân. Chẳng hạn, tháng nhịn ăn Ramadan bắt đầu vào ngày 15/10/2004 trong khi năm 2003 là ngày 27/10. Trong thời điểm này, hoạt động kinh tế bị chậm lại do những hạn chế như cấm ăn uống và hút thuốc ban ngày.

Ngoài ra, cũng nên biết thêm giờ mở cửa của các cửa hàng và văn phòng thay đổi tuỳ theo thời gian ăn tối.

*Các ngày lễ quốc gia và tôn giáo cố định:

11/1: Ngày tuyên ngôn Độc lập (Quốc khánh)

1/5: Ngày Quốc tế lao động

30/7: Ngày lên ngôi vua

14/8: Ngày Oued Ed-Dahab

20/8: Ngày Cách mạng quân vương và nhân dân

21/8: Lễ hội tuổi trẻ, sinh nhật Vua

6/11: Lễ Al Massira Al Khadra/Bước tiến xanh

18/11: Tết Độc lập

*Các ngày lễ tôn giáo không cố định:


Каталог: uploads -> attach -> 197621262192400
attach -> Tri thức 001. Thống kê y tế II. Phân tích số liệu định lượng : Tham khảo môn Xử lý và phân tích số liệu / Đại học y tế công cộng
attach -> TRƯỜng đẠi học tôN ĐỨc thắng phòng đIỆn toáN & thông tin tư liệu danh mục sách mới tháng 06/2013
attach -> TÀi liệu cơ BẢn về BÊ-nanh và quan hệ VỚi việt nam I. Khái quát
attach -> Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia
attach -> Danh sách các công ty Sri Lanka đang có nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
attach -> TÊn công ty nhu cầU ĐỊa chỉ liên hệ
attach -> Nonlinear systems / Hassan K. Khalil
attach -> Thông tư 202/2014/tt-btc
attach -> PHỤ LỤc quy định thành phần hồ sơ thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 250/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ
197621262192400 -> Thương vụ Việt Nam tại Marốc Dự thảo cuốn sách Kinh doanh với thị trường Bénin

tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương