Thương vụ vn tại Ma-rốc Dự thảo cuốn sách Kinh doanh với thị trường Ma-rốc


Cơ quan hối đoái quốc gia (Office des



tải về 1.51 Mb.
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.51 Mb.
#35819
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

2. Cơ quan hối đoái quốc gia (Office des Changes)

BP 71 – Rabat

Tel: + 212 (0) 37 72 19 72

Fax: + 212 (0) 37 72 12 85



www.oc.gov.ma
3.Tập đoàn chuyên nghiệp các ngân hàng Ma-rốc (Groupement Professionnel des Banques Ma-rốcaines)

Địa chỉ: Espace Porte d’Anfa – Casablanca

Tel: + 212 (0) 22 36 24 25

Fax: + 212 (0) 22 36 49 48



IX. Toà án và giải quyết các tranh chấp

Trước đây, sự thiếu trung thực, chậm trễ, độc đoán là những nhược điểm thường xuyên được đề cập đến trong hệ thống tư pháp Ma-rốc. Trong bối cảnh đó, năm 1997 Bộ Tư pháp Ma-rốc đã thực hiện một chương trình cải cách xoay quanh ba vấn đề chính: nâng cấp, hiện đại hoá và hợp tác quốc tế. Ví dụ, các nhà cho vay vốn đã tài trợ các chương trình tin học hoá cho các thư ký toà và các toà thương mại. Những khó khăn chính được nêu ra chủ yếu là do sự thiếu tuyên truyền pháp chế, sự khác biệt văn hoá giữa thẩm phán và doanh nghiệp, việc đào tạo chưa đầy đủ của cán bộ toà án... Những người giúp việc ở toà án cũng là một trong những vấn đề dễ nhận thấy. Mặc dù Ma-rốc đã cố gắng đạo đực hoá và chuyên nghiệp hoá những chuyên gia tư pháp nhưng các nhân viên chấp hành toà án vẫn gây những bất bình nhất là về thông báo và áp dụng các phán quyết.

Cuối cùng, cũng cần lưu ý rằng nếu như nhìn chung, luật Ma-rốc gần giống với luật của Pháp thì cách giải quyết vấn đề của Ma-rốc lại không hoàn toàn như vậy. Vì thế có thể thấy rằng việc phân chia trật tự giữa toà án và hành chính vẫn chưa kết thúc hay nói cách khác Bộ luật tố tụng dân sự vẫn không những chi phối thủ tục tố tụng dân sự mà cả xã hội, thương mại và hành chính. Mặt khác, mọi thủ tục lại phải trình bày bằng tiếng Arập.

Nhà đầu tư hoặc nhà xuất khẩu nước ngoài sẽ phải ưu tiên giải pháp trọng tài ngay từ khâu đàm phán hợp đồng. Tuy nhiên, nếu muốn đưa một vụ tranh chấp thương mại ra toà án Ma-rốc, cần phải cảnh giác. Nhất thiết phải chú ý đến việc lựa chọn tư vấn, một khâu không thể thiếu khi thực hiện việc kiện ra toà. Việc sử dụng các luật sư không có năng lực thường là nguyên nhân kéo dài các thủ tục. Trong trường hợp tranh chấp, cần phải ưu tiên vấn đề hoà giải nằm trong khuôn khổ hợp pháp (trọng tài). Tuy nhiên phải tránh rơi vào tình trạng bất hợp pháp khi từ chối những ‘‘dàn xếp nhỏ’’ có thể được đề xuất. Thật vậy, trò chơi này là một con dao hai lưỡi.



  1. Các toà án thông thường

Các toà này được quy định trong luật số 1-74-338 ngày 15/7/1974 quy định tổ chức toà án của Ma-rốc.

a) Toà tối cao:

Toà tối cao do Chánh án thứ nhất chủ trì. Viện công tố do đại diện của Vua phụ trách với sự trợ giúp của các luật sư. Toà tối cao bao gồm 6 toà nhỏ: toà dân sự, toà quy chế cá nhân và thừa kế, toà thương mại, toà hành chính, toà xã hội và toà hình sự.

Luật pháp giới hạn vai trò của Toà tối cao là giải quyết các vấn đề về luật pháp nói chung. Toà tối cao kiểm tra tính hợp pháp trong các quyết định của các toà chuyên ngành và đảm bảo tính thống nhất về giải thích luật. Toà tối cao ra quyết định đối với các đơn xin chống án nhất là đối với các phán quyết xét xử chung thẩm, các quyết định mà quan toà đã lạm dụng quyền lực... Mặt khác, Toà tối cao với tư cách toà cấp hai ra quyết định đối với những đơn kháng cáo trước các bản án của các toà hành chính, xét xử sơ và chung thẩm đối với các đơn xin huỷ bỏ bản án vì lý do lạm dụng quyền lực trái với các văn bản pháp quy hoặc văn bản của cá nhân Thủ tướng vv...

b) Các toà phúc thẩm:

Toà này được tổ chức thành các toà chuyên trách. Các toà phúc thẩm xem xét những vụ án đã được các toà cấp một xét xử sơ thẩm và đơn xin phúc thẩm đối với các quyết định mà chánh án các toà án sơ thẩm đã đưa ra.



c) Các toà sơ thẩm:

Các toà sơ thẩm có thẩm quyền chung đối các vụ án dân sự, hình sự, bất động sản và xã hội. Các toà này có thẩm quyền xét xử tất cả các vấn đề trừ khi luật pháp chính thức trao quyền cho một toà án khác.



B. Các toà án chuyên trách

a) Các toà hành chính:

Toà hành chính được quy định trong Luật số 1-91-227 ngày 10/9/1993 ban hành Luật 41-90 thành lập các toà hành chính. Có 7 toà hành chính đặt tại 7 vùng của Ma-rốc. Các toà này có thẩm quyền xét xử sơ thẩm tính hợp pháp của các văn bản hành chính, các đơn xin bãi bỏ các quyết định hành chính do lạm dụng quyền lực, các tranh chấp liên quan đến hợp đồng hành chính, các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại do các hành vi hoặc các hoạt động của các pháp nhân gây ra, các vụ tranh chấp thuế, việc trưng dụng tài sản vv... Để chuyển tiếp, các phán quyết hành chính được kháng cáo lên toà hành chính thuộc Toà án tối cao.



b) Các toà án thương mại và toà thương mại phúc thẩm:

Các toà này được quy định trong Luật số 53-95 ngày 6/1/1997 (Luật này do Luật số 1-97-65 ngày 12/2/1997 ban hành) và có hiệu lực kể từ năm 1998.



Các toà thương mại có thẩm quyền xét xử các vụ kiện giữa các thương nhân trong hoạt động thương mại, các tranh chấp liên quan đến hợp đồng thương mại, thương phiếu và sản nghiệp hoặc nói chung là những hành vi của các thương nhân khi kinh doanh buôn bán. Chánh án toà thương mại còn giám sát các thủ tục đăng ký sổ thương mại.

Các toà thương mại phúc thẩm gồm có 3 toà đặt tại Casablanca, Fès và Marrakech. Các toà này xét xử phúc thẩm đối với những quyết định do toà thương mại đưa ra và cả những quyết định của chánh án toà thương mại.

C. Thủ tục tố tụng

Bộ luật tố tụng dân sự được quy định trong Luật ngày 28/9/1974 bao gồm các quy tắc chung có thể áp dụng về mặt dân sự, xã hội, thương mại và hành chính và cũng là luật chung về thủ tục tố tụng. Thủ tục tố tụng hình sự đã được cải cách và được quy định trong Luật số 22-01 ngày 3/10/2002. Thủ tục tố tụng trước các toà hành chính phải được thực hiện theo đúng thể thức mà Bộ luật tố tụng dân sự quy định.

Luật sư đã đăng ký trong danh sách luật sư đoàn của Ma-rốc sẽ ký và đưa đơn lên toà án thương mại. Thủ tục phải được thực hiện bằng văn bản. Giấy triệu tập sẽ được nhân viên toà hoặc thư ký toà chuyển hoặc gửi bằng thư bảo đảm có yêu cầu giấy báo nhận. Thời hạn phúc thẩm đối với các quyết định do toà thương mại đưa ra là 15 ngày kể từ ngày thông báo thay vì 30 ngày quy định đối với những bản án do toà sơ thẩm (cấp 1) đưa ra.

Chánh án toà án thương mại có thể ra lệnh tạm thời áp dụng tất cả các biện pháp (không gây tranh chấp nghiêm trọng) thậm chí trong trường hợp này, có thể đưa ra các biện pháp bảo quản hoặc phục hồi hiện trạng để ngăn ngừa tổn thất có thể xảy ra hoặc ngăn chặn một sự rối loạn bất hợp pháp. Thời hạn kháng án đối với các quyết định cũng là 15 ngày. Mặt khác, chánh án toà thương mại cũng có thẩm quyền xem xét các đơn đề nghị ra lệnh trả tiền dựa trên các thương phiếu và các chứng từ xác thực. Trong trường hợp này, thời hạn kháng án là 10 ngày. Cả thời hạn kháng án cũng như đơn kháng án đều không thể bị đình chỉ. Luật quy định chánh án toà theo đề nghị của đại hội đồng toà án sẽ chỉ định một thẩm phán phụ trách theo dõi các thủ tục thực thi. Nhân viên phụ trách thực thi, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có yêu cầu thực hiện phải hoàn thành việc thực thi quyết định hoặc biết được ý định của bên bị kết án. Người này phải viết một biên bản cho biết những kết quả nhiệm vụ được giao.



D. Những hình thức kháng cáo chính

a) Kháng nghị:

Áp dụng đối với các bản bán xét xử không đúng. Kháng nghị được gửi đến vị quan toà đã ra quyết định sai trái. Để tránh những thủ đoạn trì hoãn, Bộ luật tố tụng dân sự đã giới hạn phạm vi kháng nghị. Thời hạn kháng nghị là 10 ngày và thủ tục kháng nghị chỉ được phép đưa ra trước toà sơ thẩm (cấp 1) nếu bản án xét xử sai không có khả năng kháng cáo.



b) Kháng cáo (Phúc thẩm):

Được đưa ra trước toà cấp cao hơn toà đã ra quyết định bị kiện. Kháng cáo có tác dụng đình chỉ trừ phi việc thực thi tạm thời đã được toà cấp một đưa ra. Thời hạn kháng cáo (xin phúc thẩm) là 30 ngày kể từ ngày thông báo bản án. Thời hạn này có thể giảm xuống 15 ngày đối với các quyết định xét xử tạm và tăng gấp 3 lần (45 ngày) đối với những người không có nơi cư trú tại Ma-rốc.



c) Đơn xin phá án:

Biện pháp này có thể được các bên đương sự áp dụng đối với mọi bản án xét xử chung thẩm. Người đại diện của nhà vua cũng có thẩm quyền khởi tố để bảo vệ luật pháp. 5 trường hợp có thể nộp đơn xin phá án là: vi phạm luật trong nước, vi phạm quy định thủ tục tố tụng làm tổn hại đến một bên, toà ra phán quyết không đủ thẩm quyền, lạm dụng quyền lực, thiếu cơ sở pháp lý hoặc căn cứ.

Trái với kháng cáo, việc xin phá án không có tác dụng đình chỉ. Do vậy, bản án bị kiện có giá trị thực thi bắt buộc trong thời gian tố tụng. Thời hạn xin phá án là 30 ngày kể từ ngày thông báo bản án xét xử sơ và chung thẩm hoặc quyết định của Toà phúc thẩm.

d) Trọng tài:

Nếu các quy định liên quan đến trọng tài cho thấy còn nhiều hạn chế thì Luật 53-95 quy định về toà thương mại nêu rõ hình thức giải quyết tranh chấp thương mại này (điều 5, khoản 4). Luật còn viện dẫn Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) chi phối (điều 306-307 BLTTDS). Nhận thức được sự cần thiết hiện đại hoá khung pháp lý này, Ma-rốc đã soạn thảo Bộ luật trọng tài hiện đang được thảo luận tại Ban tổng thư ký Chính phủ.



e) Trọng tài trong nước:

Do vậy các bên có thể đưa vào hợp đồng một điều khoản thoả hiệp dựa vào trọng tài (điều 309 BLTTDS). Khi đó các bên buộc phải chỉ định trọng tài ngay từ khi xuất hiện tranh chấp. Trong trường hợp các bên thiếu thiện chí lúc lựa chọn trọng tài, chánh án toà thương mại theo đơn thỉnh cầu sẽ tiến hành chỉ định trọng tài bằng cách đưa ra một quyết định đơn giản không có khả năng kháng án. Các bên cũng có thể đưa vụ tranh chấp ra trọng tài ngoài tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng. Trong trường hợp đó, các bên phải thảo một thoả hiệp dựa vào trọng tài (điều 307 BLTTDS). Trong trường hợp bị vô hiệu, văn bản này phải xác định đối tượng tranh chấp, trọng tài và ấn định thời hạn mà nếu quá thời hạn đó, trọng tài phải đưa ra quyết định của mình. Trừ khi có điều khoản ngược lại, các bên và trọng tài phải tuân thủ các thời hạn và hình thức mà toà sơ thẩm (cấp I) đã đưa ra (điều 314 BLTTD). Các nguyên tắc tố tụng cần phải được tôn trọng: quyền bào chữa, cá nhân được ra trước toà, tranh luận đôi bên, thông báo các giấy tờ giữa các bên vv...

Các quyết định do các trọng tài đưa ra phải có uy lực quyết tụng. Tuy nhiên nếu không được tự nguyện thực thi, các quyết định này sẽ chỉ được thực hiện theo quyết định thi hành của Toà thương mại. Các quyết định của trọng tài không thể bị kháng cáo (điều 319 BLTTD). Ngược lại các quyết định cưỡng bức thi hành của toà thương mại liên quan có thể bị kháng cáo (điều 322 BLTTD).

f) Trọng tài quốc tế:

Ma-rốc tham gia Công ước New York ngày 10/6/1958 và Công ước Genève ngày 21/4/1961 liên quan đến trọng tài Quốc tế. Do vậy, nước này chính thức thừa nhận những quyết định trọng tài đã được đưa ra ở nước ngoài. Hình thức trọng tài quốc tế ngày càng được chấp nhận giữa các bên tư nhân và cả trong khuôn khổ các hợp đồng đã ký với các cơ quan Nhà nước



X. Thủ tục đầu tư vào thị trường Ma-rốc

Những điều cần biết khi đầu tư vào thị trường Ma-rốc

Mấy năm gần đây, Ma-rốc đã phát triển chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dựa trên ba mảng chính : xây dựng một khung thể chế và pháp lý mang tính khuyến khích hơn đối với các nhà đầu tư quốc tế, một chiến lược xúc tiến FDI theo vùng và một chiến lược đầu tư theo lĩnh vực tập trung thu hút việc di chuyển hoạt động sản xuất, vốn và lao động.

3 quyền tự do cơ bản được chú trọng là : quyền đầu tư, quyền chuyển lợi nhuận và quyền chuyển giao các sản phẩm chuyển nhượng với một số điều kiện. Các nhà đầu tư không cần phải có sự đồng ý trước.

Tất cả các lĩnh vực đều được mở cho đầu tư nước ngoài trừ lĩnh vực nông nghiệp (được quy định trong Luật 1-69-25 của Bộ luật đầu tư nông nghiệp). Những khoản đầu tư trong lĩnh vực tài chính, trong các khu chế xuất hoặc trong lĩnh vực khí đốt cũng có quy định riêng. Cuối cùng, Ma-rốc cấm các nhà đầu tư nước ngoài mua đất nông nghiệp mà chỉ có thể thuê hợp đồng dài hạn.

Năm 1995, Ma-rốc đã thông qua Luật đầu tư nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Ma-rốc làm ăn. Các biện pháp khuyến khích chính được nêu trong Luật này là :


  • Miễn hoàn toàn thuế công ty trong 5 năm đầu hoạt động và giảm 50% thuế doanh thu xuất khẩu 5 năm sau đó.

  • Miễn thuế VAT và thuế môn bài trong 5 năm

  • Miễn thuế VAT đối với bất động sản mua tại địa phương

  • Miễn thuế VAT đối với các sản phẩm và dịch vụ xuất khẩu

  • Đối với các nhà đầu tư trong tỉnh Tanger : giảm 50% thuế công ty, thuế nghề nghiệp và thuế môn bài.

  • Đối với các nhà đầu tư vào khu chế xuất Tanger : miễn hoàn toàn thuế công ty trong vòng 5 năm và thu thuế 8,75% trong 10 năm tiếp theo.

  • Tính thuế 10% đối với lãi chuyển nhượng quyền chọn mua bán chứng khoán với một số điều kiện

  • Miễn thuế đăng ký đối với việc mua đất để thực hiện dự án. Chế độ này cũng áp dụng đối với các doanh nghiệp đầu tư tại các vùng cần ưu tiên phát triển.

  • Chế độ chuyển đổi tiền đối với các khoản đầu tư nước ngoài thực hiện tại Ma-rốc bằng ngoại tệ. Bảo vệ các khoản đầu tư và tự do chuyển vốn.

  • Đảm bảo không kỳ thị giữa nhà đầu tư nước ngoài và trong nước.

Kể từ 1/1/2000, mọi khoản đầu tư trên 200 triệu điham (18 triệu euro), ngoài việc được hưởng những ưu đãi thuế còn được miễn thuế và phí nhập khẩu và các biện pháp khuyến khích nhằm phát triển vùng.

Bên cạnh tất cả những ưu đãi về thuế và hải quan nói trên, các nhà đầu tư nước ngoài có thể hoạt động tại các khu chế xuất theo lĩnh vực được phân giới về mặt địa lý. Có hai loại cơ sở hạ tầng được phát triển :



  • Các khu công nghiệp như Bouskoura, Jorf Lasfar (các khu công nghiệp loại A kiểm soát được ô nhiễm) hoặc KCN Meknès.

  • Khu chế xuất Tanger dành toàn bộ cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Kể từ năm 2002, việc hỗ trợ thành lập doanh nghiệp được thực hiện thông qua 16 trung tâm đầu tư theo vùng. Những trung tâm này có nhiệm vụ chính là đơn giản hoá các thủ tục nhờ việc cấp một tờ khai duy nhất về thành lập doanh nghiệp và giới thiệu các vùng của Ma-rốc cho những nhà đầu tư vào những lĩnh vực có tiềm năng cao.

Nhà nước Ma-rốc cũng đã thành lập Quỹ Hassan II để phát triển kinh tế-xã hội bằng cách giúp đỡ các nhà đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao. Mặt khác, Quỹ phát triển doanh nghiệp Ma-rốc FOMAN cũng được thành lập để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp tham gia quá trình nâng cao năng lực.

Luật Công ty Ma-rốc được quy định tại 3 văn bản. Đó là Bộ Luật thương mại, Luật số 17-95 về các công ty vô danh và Luật số 5-96 liên quan đến các hình thức công ty khác. Nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia vào một công ty Ma-rốc đang tồn tại hoặc thành lập doanh nghiệp riêng. Công ty cổ phần là hình thức phổ biến nhất tại Ma-rốc (Cty vô danh, Cty vô danh trách nhiệm hữu hạn, Cty vô danh hùn vốn đơn giản). Ngoài ra còn loại hình công ty hữu danh (Cty hợp danh, Cty hợp danh hùn vốn đơn giản, Cty hợp danh góp vốn).

Những loại hình pháp lý khác là Cty liên doanh mà thể thức hoạt động được quy định theo hợp đồng ; Cty mẹ và các trung tâm điều phối không có chế độ pháp lý đặc thù, việc đánh thuế được xác định bằng cách khoán trên các chi phí quản lý và điều phối đã thực hiện ; Các nhóm lợi ích kinh tế chỉ được thành lập bởi các pháp nhân cũng có thể ra đời mà không cần có vốn, chủ yếu được quản lý theo những quy định trong hợp đồng thành lập.



XI. Luật lao động của Ma-rốc

Lương tối thiểu ở Maroc là gần 1800 diham và lương trung bình là 3100 diham.

Bộ luật lao động mới của Maroc có hiệu lực ngày 7/6/2004. Việc cải cách này nhằm hiện đại hoá luật lao động của Maroc sao cho phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Ví dụ, thời gian làm việc hàng tuần đã giảm từ 48 h xuống còn 44 h (tức là 2288 giờ/năm) trong khi lương vẫn không giảm. Ngược lại, việc trả lương theo năm cho phép sử dụng nhân công một cách linh hoạt nhằm đáp ứng tốt hơn những bất ổn của cung lao động hay của sản xuất nông nghiệp (nhân công nông nghiệp được hưởng việc giảm giờ làm ít nhất với 2496 h mỗi năm).

Cải thiện điều kiện vệ sinh, lao động và an toàn cũng là trung tâm của cuộc cải cách này. Ngoài ra, Maroc còn thành lập Hội đồng thương lượng tập thể nhằm nâng cao việc quản lý các xung đột xã hội.

Những hợp đồng lao động

Có ba mẫu hợp đồng: Hợp đồng có thời hạn không xác định (CDI), Hợp đồng có thời hạn xác định (CDD) và Hợp đồng để hoàn thành một công việc nào đó. Sau giai đoạn thử việc tối đa là 3 tháng (có thể gia hạn một lần), có thể ký kết một hợp đồng có thời hạn không xác định.

Từ ngày 7/6/2004, việc áp dụng hợp đồng có thời hạn xác định đã trở nên linh hoạt hơn bởi vì có thể gia hạn vĩnh viễn và không hạn chế về thời gian trong trường hợp tăng thêm việc làm.

Lương trung bình chính thức mỗi tháng là 3100 diham. Sau khi ban hành Bộ luật lao động mới, lương tối thiểu đã tăng gấp hai lần vào năm 2004, từ 8,78 lên 9,22, rồi 9,66 DH/h trước khi lên 1842 diham/tháng. Lương tối thiểu trong lĩnh vực nông nghiệp thấp hơn một chút là 1183 DH/tháng (1/2004).

Ngoài chi phí về lương, những chi phí xã hội khác chiếm khoảng 20% tổng lương gộp.

Việc thanh toán lương phải được thực hiện ít nhất 2 lần / tháng.

Giờ làm thêm được tính từ giờ làm việc thứ 10 trong ngày. Việc tăng lương 25% được áp dụng đối với những người làm việc từ 6h đến 21h (từ 5h đến 20h đối với các hoạt động nông nghiệp) và tăng 50% nếu làm việc từ 21h đến 6h sáng.

Ngày nghỉ trong tuần có thể áp dụng một cách thống nhất vào ngày thứ 6, thứ 7 hoặc chủ nhật cho tất cả những người làm công ăn lương của cùng một xí nghiệp. Tổng thời gian nghỉ phép có trả lương tối đa là 30 ngày/năm.



An sinh xã hội và nghỉ hưu

Trong trường hợp xảy ra tai nạn ở nơi làm việc, người tuyển dụng lao động phải khai báo với Quỹ bảo hiểm xã hội quốc gia. Người tuyển dụng phải đóng khoản tiền trợ cấp mỗi ngày bằng nửa số lương của người được tuyển dụng trong suốt 28 ngày sau khi ngừng làm việc. Quá thời hạn này, khoản trợ cấp chỉ bằng 2/3 tiền lương.

Tuổi về hưu là 60 nhưng theo Nghị định Chính phủ, nếu có yêu cầu của người tuyển dụng và có sự đồng ý của người được tuyển dụng, người làm công ăn lương vẫn có thể tiếp tục làm việc. Trong trường hợp không đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người làm công ăn lương có thể kéo dài hoạt động cho đến khi đạt ngưỡng cần thiết để được hưởng mức lương hưu đầy đủ.

Ngừng hợp đồng lao động và sa thải

Việc chấm dứt hợp đồng lao động có thời gian không xác định cần phải được xem xét lý do và thời hạn báo trước. Điều này có thể được quy định trong hợp đồng tuyển việc, nội quy xí nghiệp, những văn bản pháp quy, các quy ước tập thể hoặc của chính những người sử dụng hợp đồng.

Ngược lại, việc chấm dứt trước hạn một hợp đồng có thời gian xác định có thể được biện hộ trong trường hợp bất khả kháng hoặc phạm lỗi nặng. Nếu việc ngừng hợp đồng không đáp ứng được một trong hai điều kiện trên, một trong hai bên ký kết sẽ phải bồi thường thiệt hại trên cơ sở tính toán lương không được chuyển giữa thời gian gián đoạn của hợp đồng và thời hạn ban đầu.

Việc sa thải cần phải dựa trên lý do chính đáng. Nhân viên sẽ được xem là phạm lỗi nặng nếu có hành vi trộm cắp, hành hung, lạm dụng tín nhiệm, không chịu làm việc, tiết lộ bí mật nghề nghiệp và vắng mặt trên 4 ngày không có lý do. Trong trường hợp đó, nhà tuyển dụng không cần phải trợ cấp hay thông báo trước cho người được tuyển dụng. Bản thân người tuyển dụng cũng có thể bị tố cáo là phạm lỗi nặng trong trường hợp thoá mạ nhân viên, có hành vi bạo hành thể chất hoặc quấy rối tình dục. Trong trường hợp người được tuyển dụng bị cưỡng bức thôi việc, nhà tuyển dụng sẽ bị buộc tội lạm dụng sa thải.

Người được tuyển dụng trong hợp đồng lao động thời gian không xác định cần phải làm việc ít nhất là 6 tháng trong xí nghiệp mới được lĩnh tiền trợ cấp thôi việc (trừ trường hợp lỗi nặng). Tổng số tiền này được quy định tại điều 53 Bộ Luật lao động và được tăng theo thâm niên của người làm công ăn lương. Cuối cùng, việc sa thải vì lý do kinh tế chỉ có thể được áp dụng tại những doanh nghiệp sử dụng trên 10 người làm công.

XII. Các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ

A. Các biện pháp chống bán phá giá của Ma-rốc

Những điều kiện áp dụng các biện pháp chống phá giá

Để áp dụng một biện pháp chống phá giá, cần phải tiến hành điều tra để xác định xem có sự bán phá giá, gây tổn thất và có mối quan hệ nhân quả hay không.

Việc bắt đầu điều tra dựa trên việc ngành sản xuất trong nước gửi đơn đến Bộ Ngoại thương nêu rõ có sự bán phá giá, gây tổn thất và tồn tại mối quan hệ nhân quả.

Xác định có sự bán phá giá

Một sản phẩm bị xem là bán phá giá khi giá xuất khẩu vào Ma-rốc thấp hơn giá trị bình thường có nghĩa là thấp hơn giá bán tại thị trường trong nước của nước xuất khẩu hoặc thấp hơn giá bán tại những nước thứ ba hoặc thấp hơn chi phí sản xuất đã được cộng một khoản tiền hợp lý bao gồm chi phí kinh doanh và lãi được hưởng.



Tổn thất và mối quan hệ nhân quả

Thuật ngữ “ tổn thất” chỉ:



  • Một tổn thất lớn gây ra đối với một ngành sản xuất trong nước;

  • Mối đe doạ gây tổn thất lớn đối với một ngành sản xuất trong nước;

  • Gậy chậm trễ trong việc hình thành một ngành sản xuất trong nước.

Việc xác định có tổn thất lớn hay không dựa vào những bằng chứng tích cực và việc xem xét khách quan:

  • Khối lượng hàng nhập khẩu bị kiện bán phá giá;

  • Tác động đến giá các sản phẩm giống hệt hoặc tương tự trong nước được bán trên thị trường nội địa; và

  • Tác động của những mặt hàng nhập khẩu này đối với các nhà sản xuất trong nước nhất là làm giảm trên thực tế và trong tương lai doanh số bán ra, lợi nhuận, sản lượng hàng, thị phần, năng suất, việc thu hồi vốn đầu tư hoặc sử dụng năng lực.

Việc chứng minh tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa các mặt hàng nhập khẩu bị kiện là bán phá giá và tổn thất gây ra đối với ngành sản xuất trong nước cần dựa trên việc xem xét tất cả các yếu tố có thể gây thiệt hại đến ngành sản xuất trong nước (bên cạnh việc xem xét chính các mặt hàng nhập khẩu được xem là bán phá giá). Chẳng hạn như khối lượng và giá hàng nhập khẩu đã không bán theo giá phá giá.

Đơn kiện

Ngành sản xuất trong nước có sản phẩm giống hệt hoặc tương tự với sản phẩm nhập khẩu bị kiện là bán phá giá có thể gửi đơn xin áp dụng những biện pháp chống phá giá đến Bộ Ngoại thương.

Đơn này phải bao gồm những yếu tố chứng tỏ có sự bán phá giá, gây tổn thất lớn và tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc bán giá giá và mức độ thiệt hại. Những yếu tố này được quy định trong các hiệp định chống bán phá giá của WTO như sau:


  • Danh tính của người đưa đơn hoặc của ngành sản xuất được đứng tên trong đơn có kèm theo danh sách của những nhà sản xuất trong nước đã được biết đến.

  • Khối lượng và giá trị sản phẩm của người đưa đơn kiện và những nhà sản xuất ủng hộ việc đưa đơn.

  • Mô tả đầy đủ sản phẩm nhập khẩu bị xem là bán phá giá và sản phẩm trong nước giống hệt hoặc tương tự với sản phẩm nhập khẩu.

  • Tên của một hoặc các nước xuất xứ hoặc nước xuất khẩu sản phẩm bị tố cáo.

  • Danh sách các nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nước ngoài và các nhà nhập khẩu đã được biết đến.

  • Những thông tin về sự tồn tại việc bán phá giá (giá trị bình thường, giá xuất khẩu, biên độ bán phá giá).

  • Những thông tin về diễn biến khối lượng hàng nhập khẩu bị bán phá giá.

  • Những yếu tố về tổn thất do các mặt hàng nhập khẩu bán phá giá gây ra (tác động của các mặt hàng nhập khẩu bị tố cáo đối với giá hàng trong nước, tác động thực tế hoặc trong tương lai của các mặt hàng này đối với việc sản xuất, doanh thu bán hàng, thị phần, lợi nhuận, năng suất, thu hồi vốn đầu tư, việc sử dụng năng lực sản xuất...).

Đơn kiện phải được sự ủng hộ của các nhà sản xuất trong nước nắm giữ trên 50% lượng sản phẩm của ngành sản xuất trong nước trong đó các nhà sản xuất ủng hộ rõ ràng đơn kiện phải chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng của ngành sản xuất trong nước.

Đơn này phải được gửi làm hai bản:



  • Một bản bí mật bao gồm tất cả những số liệu liên quan đến các yếu tố cấu thành bằng chứng trên cơ sở đó sẽ xác định việc bán phá giá và tổn thất gây lên, vv.

  • Một bản không bí mật không bao gồm những thông tin mật hoặc không được cung cấp theo chế độ mật.

Ngành sản xuất trong nước

Ngành sản xuất trong nước là toàn bộ các nhà sản xuất trong nước có sản phẩm giống hệt hoặc tương tự được nêu trong đơn là đối tượng của việc bán phá giá hoặc một vài nhà sản xuất trong đó có lượng sản phẩm liên quan chiếm phần lớn trong tổng sản lượng quốc gia.



Điều tra

- Bắt đầu tiến hành điều tra

Sau khi xem xét những viện dẫn trong đơn và mức độ ủng hộ của các nhà sản xuất trong nước, Bộ Ngoại thương có thể quyết định mở một cuộc điều tra nếu các yếu tố cấu thành bằng chứng là thích đáng và đủ để chứng minh hành vi này.


Quyết định mở cuộc điều tra được thông báo đến tất cả các bên có liên quan và cũng sẽ được thông báo công khai.

  • Diễn biến cuộc điều tra

Các nhân viên của Bộ Ngoại thương phụ trách việc điều tra sẽ dựa trên những thông tin do các bên liên quan cung cấp thông qua các câu trả lời bộ câu hỏi gửi cho họ ngay sau khi bắt đầu điều tra. Các nhân viên điều tra phải bảo vệ tính bí mật của những thông tin và kiểm tra thông tin để dựa vào đó xác định sự tồn tại của việc bán phá giá, tổn thất gây ra đối với ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa các mặt hàng nhập khẩu bán phá giá và mức độ thiệt hại.

Mặt khác, để đảm bảo tính công khai của thủ tục tố tụng, những thông tin cơ sở trong bản tường trình không bí mật sẽ được phổ biến cho các bên có liên quan để họ có thể đưa ra những nhận xét.

Các bên có liên quan có quyền tham gia vào cuộc điều tra, kể cả quyền gặp gỡ các bên có những lợi ích trái ngược, chẳng hạn được mời dự thính công khai trong cuộc nói chuyện do Bộ Ngoại thương tổ chức.

Áp dụng những biện pháp chống bán phá giá

Nếu kết quả điều tra xác định là có sự bán phá giá thì một loại thuế chống bán phá giá có thể được áp dụng trên cơ sở biên độ bán phá giá đã được cuộc điều tra xác định.

Thuế chống bán phá giá được thiết lập dưới hình thức thuế tính theo giá trị hoặc thuế đặc biệt và được thu ngoài các loại thuế và phí nhập khẩu thông thường đối với các sản phẩm bán phá giá.

Thời hạn cuối cùng để áp dụng thuế bán phá giá tối đa là 5 năm kể từ ngày áp thuế. Tuy nhiên, thời hạn này không được dài hơn thời gian cần thiết để bồi thường thiệt hại đã gây ra.

Tuy nhiên, trước khi kết thúc cuộc điều tra và sau ít nhất 2 tháng kể từ ngày mở cuộc điều tra, các biện pháp tạm thời dưới dạng thuế chống bán phá giá tạm thời có thể được áp dụng nếu như đã xác định sơ bộ là có sự bán phá giá hoặc trợ cấp, có sự thiệt hại hoặc có mối đe doạ gây thiệt hại và tồn tại quan hệ nhân quả. Việc xác định sơ bộ này dựa trên những kết quả điều tra đầu tiên.

Những biện pháp tạm thời dưới hình thức thuế tính theo giá trị hoặc thuế đặc biệt được xem là một dạng bảo đảm hoặc bảo lãnh với tổng số tiền không vượt quá biên độ phá giá ước tính.

Các loại thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên độ bán phá giá và có thể thấp hơn biên độ này nếu như mức thấp hơn đó đủ để bồi thường tổn thất gây ra.

Điều khoản tối thiểu và việc nhập khẩu không đáng kể

Cuộc điều tra sẽ khép lại và không một biện pháp nào được áp dụng nếu xác định được:



  • Biên độ bán phá giá thấp hơn 2% giá xuất khẩu; và

  • Khối lượng hàng nhập khẩu sản phẩm bị điều tra có xuất xứ từ một nước riêng biệt so với tổng khối lượng hàng nhập khẩu sản phẩm nói trên thấp hơn 3% trừ khi các sản phẩm nhập khẩu có nguồn gốc từ những nước trong đó thị phần mỗi nước chiếm dưới 3% tổng số hàng nhập khẩu và tổng lượng hàng nhập khẩu của những nước này chỉ chiếm trên 7%.

Cam kết giá

Một cuộc điều tra có thể tạm ngừng hoặc khép lại và không áp dụng những biện pháp tạm thời hoặc cuối cùng nếu nhà xuất khẩu cam kết một cách tình nguyện và thoả đáng là sẽ điều chỉnh lại giá hoặc không xuất khẩu với giá bán phá giá nữa .


Trong trường hợp chấp nhận một cam kết về giá, cuộc điều tra có thể được tiến hành một cách có thời hạn nếu nhà xuất khẩu hoặc nước xuất khẩu mong muốn hoặc Bộ Ngoại thương quyết định như vậy. Trong trường hợp này, nếu cuộc điều tra xác định là không có sự bán phá giá, cam kết trên sẽ tự động trở lên vô hiệu. Nếu cuộc điều tra xác định là có sự bán phá giá thì cam kết giá có thể sẽ được bảo lưu.

Tính bảo mật của các thông tin

Tính bảo mật của các thông tin được cung cấp trong các cuộc điều tra chống bán phá giá cần phải được giữ kín đối trừ khi bên cung cấp cho phép phổ biến.

Các nhân viên của Bộ Ngoại thương có thẩm quyền điều tra phải giữ bí mật những thông tin đã được cung cấp trong quá trình điều tra.

Việc xem xét lại

Thuế chống bán phá giá có thể được xem xét lại với điều kiện khoảng thời gian trôi qua không quá lâu kể từ khi thiết lập loại thuế này. Việc xem xét lại có thể được tiến hành nếu chứng minh được sự cần thiết theo ý kiến của Bộ Ngoại thương hoặc theo yêu cầu của nhà xuất khẩu hoặc của nhà nhập khẩu hoặc của đại diện ngành sản xuất trong nước có liên quan đến sản phẩm bị bán phá giá.

Thủ tục xem xét lại bao gồm việc mở cuộc điều tra đối với các nhà sản xuất xuất khẩu sản phẩm bị bán phá giá và những nhà nhập khẩu cũng như các nhà sản xuất trong nước để quyết định khả năng có điều chỉnh thuế chống bán phá giá hiện hành hay không.

B. Các biện pháp chống trợ cấp (biện pháp bù trừ )

Các điều kiện áp dụng các biện pháp chống trợ cấp (biện pháp bù trừ )

Những biện pháp chống trợ cấp chỉ có thể được đặt ra khi Bộ Ngoại thương xác định sau khi điều tra rằng:



  • Sản phẩm đang bị điều tra là đối tượng được trợ cấp

  • Việc trợ cấp mang tính đặc thù;

  • Việc nhập khẩu sản phẩm được trợ cấp đã gây ra hoặc đe doạ gây tổn thất đối với các nhà sản xuất trong nước có sản phẩm giống hệt hoặc tương tự.

  • Chứng minh được sự tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng được trợ cấp và tổn thất gây ra.

Việc mở cuộc điều tra được thực hiện trên cơ sở ngành sản xuất trong nước có đơn gửi Bộ Ngoại thương nêu rõ có sự trợ cấp đặc thù, gây tổn thất và tồn tại mối quan hệ nhân quả.

Xác định có sự trợ cấp

Việc trợ cấp được xem là tồn tại khi sản phẩm bị tố cáo đã được hưởng sự hỗ trợ về tài chính của chính quyền nước xuất xứ hoặc nước xuất khẩu chẳng hạn như cho không, miễn thuế hoặc chính quyền cung cấp một số sản phẩm và dịch vụ với giá trợ cấp hoặc có hình thức hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá hoặc có ưu đãi dành cho doanh nghiệp được hưởng trợ cấp.


Việc trợ cấp chỉ phải chịu những biện pháp chống trợ cấp khi chúng mang tính đặc thù. Việc trợ cấp được coi là đặc thù nếu việc phân bổ phụ cấp phụ thuộc vào những kết quả xuất khẩu hoặc phụ thuộc vào việc sử dụng sản phẩm trong nước hơn là sản phẩm nhập khẩu. Cũng được xem là đặc thù khi việc trợ cấp chỉ giới hạn cho một doanh nghiệp, một ngành công nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp hoặc nhóm các ngành công nghiệp đặc biệt, có nghĩa là trợ cấp chỉ được dành cho một số doanh nghiệp, một số lĩnh vực công nghiệp hoặc một số vùng địa lý, không tự động cấp cho tất cả những người xin.

Tổn thất và mỗi quan hệ nhân quả

Thuật ngữ “tổn thất” chỉ:



  • Một tổn thất lớn gây ra đối với một ngành sản xuất trong nước;

  • Mối đe doạ gây ra tổn thất lớn đối với một loại sản phẩm trong nước;

  • Gây chậm trễ lớn trong việc hình thành một ngành sản xuất trong nước.

Việc xác định sự tồn tại của một tổn thất lớn dựa trên những yếu tố cấu thành bằng chứng tính cực và dựa trên sự xem xét khách quan:

  • Khối lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp;

  • Tác động của việc nhập khẩu hàng được trợ cấp lên thị trường hàng nội địa và lên giá các sản phẩm giống hệt hoặc tương tự trong nước sản xuất cũng như làm giảm trên thực tế và trong tương lai doanh số bán ra, lợi nhuận, sản lượng, thị phần, năng suất, việc thu hồi vốn đầu tư hoặc việc sử dụng năng lực vv...

  • Tác động của những mặt hàng nhập khẩu này đối với các nhà sản xuất trong nước, nhất là làm giảm trên thực tế hoặc trong tương lai doanh số bán ra, lợi nhuận, sản lượng, thị phần, năng suất, việc thu hồi vốn đầu tư hoặc việc sử dụng năng lực vv...

Việc xem xét mỗi quan hệ nhân quả giữa các mặt hàng nhập khẩu được trợ cấp và tổn thất gây ra đối với ngành sản xuất trong nước sẽ dựa trên việc xem xét tất cả các yếu tố thích đáng cấu thành lên bằng chứng, tất cả các nhân tố và chỉ số kinh tế ảnh hưởng đến tình hình của ngành sản xuất trong nước như giảm doanh thu bán hàng, lợi nhuận, sản lượng, thị phần, năng suất vv... Như vậy, ngoài bản thân các sản phẩm nhập khẩu trợ cấp ra, tất cả các yếu tố khác gây tổn thất đối với ngành sản xuất trong nước vào cùng thời điểm cũng sẽ được xem xét. Những yếu tố này bao gồm khối lượng và giá hàng nhập khẩu không được trợ cấp của sản phẩm nói trên, sự giảm cầu, những thay đổi trong sơ đồ tiêu dùng và sự tiến triển về kỹ thuật.

Đơn kiện

Khi một ngành sản xuất trong nước cho rằng việc nhập khẩu hàng được trợ cấp gây tổn thất lớn, ngành đó có thể gửi đơn kiện lên Bộ Ngoại thương trong đó nêu rõ những yếu tố xác định có sự trợ cấp, thiệt hại phải chịu và tồn tại mỗi quan hệ nhân quả giữa trợ cấp và tổn thất. Những yếu tố này được quy định trong các hiệp định của WTO về trợ cấp và những biện pháp bù trừ như sau:



  • Danh tính của người đưa đơn hoặc của ngành sản xuất được đứng tên trong đơn có kèm theo danh sách của những nhà sản xuất trong nước đã được biết đến.

  • Khối lượng và giá trị sản phẩm của người đưa đơn kiện và những nhà sản xuất ủng hộ việc đưa đơn.

  • Mô tả đầy đủ sản phẩm nhập khẩu bị xem là bán phá giá và sản phẩm trong nước giống hệt hoặc tương tự với sản phẩm nhập khẩu.

  • Tên của một hoặc các nước xuất xứ hoặc nước xuất khẩu sản phẩm bị tố cáo.

  • Danh sách các nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nước ngoài và các nhà nhập khẩu đã được biết đến.

  • Những thông tin về việc có sự trợ cấp, tổng số tiền và bản chất của việc trợ cấp.

  • Những thông tin về diễn tiến khối lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp.

  • Những yếu tố về những tổn thất do các mặt hàng nhập khẩu được trợ cấp gây ra (tác động của các mặt hàng nhập khẩu bị tố cáo đối với giá trong nước, tác động thực tế hoặc trong tương lai của các mặt hàng này đối với việc sản xuất, doanh thu bán hàng, thị phần, lợi nhuận, năng suất, việc thu hồi vốn đầu tư, việc sử dụng năng lực sản xuất...).

Đơn kiện phải được sự ủng hộ của các nhà sản xuất trong nước nắm giữ trên 50% lượng sản phẩm của ngành sản xuất trong nước trong đó các nhà sản xuất ủng hộ rõ ràng đơn kiện phải chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng của ngành sản xuất trong nước.

Đơn này phải được gửi làm hai bản:



  • Một bản bí mật bao gồm tất cả những số liệu liên quan đến các yếu tố cấu thành bằng chứng trên cơ sở đó sẽ xác định việc trợ cấp và tổn thất gây ra, vv.

  • Một bản không bí mật không bao gồm những thông tin mật hoặc không được cung cấp một cách bí mật.

Ngành sản xuất trong nước

Ngành sản xuất trong nước bao gồm toàn bộ các nhà sản xuất trong nước có sản phẩm giống hệt hoặc tương tự trong đó một số nhà sản xuất đóng góp phần lớn vào tổng sản lượng quốc gia sản phẩm nói trên.



Điều tra

- Bắt đầu tiến hành điều tra

Sau khi xem xét những vấn đề nêu trong đơn và mức độ ủng hộ của các nhà sản xuất trong nước, Bộ Ngoại thương có thể quyết định mở một cuộc điều tra nếu các yếu tố cấu thành bằng chứng là thích đáng đủ để chứng minh hành vi này.

Quyết định mở cuộc điều tra được thông báo đến tất cả các bên có liên quan và được thông báo công khai.

Cuộc điều tra sẽ bao gồm cả về trợ cấp lẫn mức độ thiệt hại. Về nguyên tắc, cuộc điều tra phải kết thúc trong thời hạn 9 tháng sau khi bắt đầu thủ tục tố tụng.



  • Diễn biến cuộc điều tra

Các nhân viên của Bộ Ngoại thương phụ trách việc điều tra sẽ dựa trên những thông tin do các bên có liên quan cung cấp qua các câu trả lời bộ câu hỏi gửi cho họ ngay sau khi bắt đầu điều tra. Các nhân viên điều tra phải bảo vệ tính bí mật của những thông tin và kiểm tra thông tin để dựa vào đó xác định sự tồn tại của việc trợ cấp, tổn thất gây ra đối với ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa các mặt hàng nhập khẩu được trợ cấp và mức độ thiệt hại gây ra.

Mặt khác, để đảm bảo tính công khai của quá trình tố tụng, những thông tin cơ sở trong bản tường trình không bí mật sẽ được phổ biến cho các bên có liên quan để họ đưa ra những nhận xét.

Các bên có liên quan có quyền tham gia vào cuộc điều tra, kể cả quyền gặp gỡ các bên có những lợi ích trái ngược, chẳng hạn được mời dự thính công khai trong cuộc nói chuyện do Bộ Ngoại thương tổ chức.

Khi nhận thấy những thông tin cung cấp là không đủ hoặc bên liên quan từ chối hợp tác, các phân tích sẽ dựa trên những số liệu sẵn có.



Áp dụng những biện pháp chống trợ cấp

Nếu những nhân viên phụ trách điều tra của Bộ Ngoại thương xác định là có sự trợ cấp và gây tổn thất cho ngành sản xuất trong nước thì một loại thuế chống trợ cấp (hay thuế bù trừ) có thể được áp dụng.

Loại thuế này được thiết lập dưới hình thức thuế tính theo giá trị hoặc thuế đặc thù và được thu ngoài các loại thuế và phí nhập khẩu thông thường đối với các sản phẩm được trợ cấp.

Tuy nhiên, trước khi kết thúc cuộc điều tra và sau ít nhất 2 tháng kể từ ngày mở cuộc điều tra, một loại thuế chống trợ cấp tạm thời có thể được áp dụng và được xem là hình thức bảo đảm hoặc bảo lãnh với tổng số tiền không vượt quá biên độ trợ cấp ước tính.

Những biện pháp bù trừ không được vượt quá tổng khoản tiền trợ cấp và có thể thấp hơn khoản tiền này nếu như mức thấp nhất cũng đủ bồi thường tổn thất gây ra.

Điều khoản tối thiểu và việc nhập khẩu không đáng kể

Cuộc điều tra sẽ khép lại và không một biện pháp nào được áp dụng nếu xác định được:



  • Mức độ trợ cấp thấp hơn 1% giá xuất khẩu; hoặc

  • Khối lượng hàng nhập khẩu sản phẩm bị điều tra có xuất xứ từ một nước riêng biệt so với tổng khối lượng hàng nhập khẩu sản phẩm nói trên chỉ ở mức dưới 4% trừ khi các sản phẩm nhập khẩu có nguồn gốc từ những nước trong đó thị phần mỗi nước chiếm dưới 4% trong tổng số hàng nhập khẩu và tổng lượng hàng nhập khẩu này chỉ chiếm trên 9% .

Tính bảo mật của các thông tin

Bộ Ngoại thương cần phải giữ bí mật những thông tin mật hoặc những thông tin được cung cấp theo chế độ mật trừ khi bên cung cấp cho phép phổ biến.

Các nhân viên của Bộ Ngoại thương có thẩm quyền điều tra phải giữ bí mật những thông tin đã được cung cấp trong quá trình điều tra.

Cam kết giá

Các nhà xuất khẩu hoặc chính quyền của họ có thể cam kết với Bộ Ngoại thương là hạn chế việc trợ cấp hoặc có những biện pháp khác cho phép tăng giá và loại bỏ tổn thất đã gây ra.

Bộ Ngoại thương có thể chấp nhận những cam kết của một nhà xuất khẩu nếu nhà xuất khẩu sẵn sàng xem xét lại giá hoặc từ chối hưởng trợ cấp để loại bỏ khả năng có thể gây tổn hại. Bộ Ngoại thương cũng có thể chấp nhận những cam kết của Chính phủ nước xuất khẩu nếu Chính phủ đó đồng ý loại bỏ hoặc hạn chế việc trợ cấp hoặc có những biện pháp giải quyết khác liên quan đến những tác động của việc trợ cấp nói trên.

Nếu một cam kết được chấp nhận, sản phẩm bị điều tra sẽ không phải chịu thuế chống trợ cấp.



Việc xem xét lại

Việc điều tra xem xét lại cũng có thể tiến hành với điều kiện khoảng thời gian trôi qua không quá lâu kể từ khi thiết lập loại thuế chống trợ cấp và nếu có những yếu tố cấu thành bằng chứng xác nhận các tình tiết liên quan đến trợ cấp và/hoặc gây tổn thất đã thay đổi đáng kể, theo ý kiến của Bộ Ngoại thương hoặc theo yêu cầu của nhà xuất khẩu hoặc của nhà nhập khẩu hoặc của đại diện ngành sản xuất trong nước có liên quan đến sản phẩm được trợ cấp.

Thủ tục xem xét lại bao gồm việc mở cuộc điều tra đối với các nhà sản xuất xuất khẩu sản phẩm được trợ cấp và những nhà nhập khẩu cũng như các nhà sản xuất trong nước để quyết định khả năng có điều chỉnh thuế chống trợ cấp hiện hành hay không.

C. Các biện pháp tự vệ

Những điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ

Để áp dụng biện pháp tự vệ đối với một sản phẩm, cần phải tiến hành điều tra để xác định:



  • Sản phẩm này được nhập khẩu với khối lượng tăng liên tục mang tính tuyệt đối so với hàng sản xuất trong nước; và

  • Những sản phẩm nhập khẩu này đang gây ra hoặc đe doạ gây ra tổn thất nghiêm trọng đến ngành sản xuất trong nước có những sản phẩm giống hệt hoặc những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với hàng nhập khẩu.

  • Tồn tại mỗi quan hệ nhân quả giữa việc tăng ồ ạt lượng hàng nhập khẩu đang được xem xét và việc gây tổn thất nghiêm trọng hoặc đe doạ gây tổn thất nghiêm trọng.

Trên cơ sở đơn kiện mà ngành sản xuất trong nước có sản phẩm tương tự hoặc trực tiếp cạnh tranh với với sản phẩm đang được nhập khẩu ồ ạt, gửi Bộ Ngoại thương, chính quyền sẽ mở cuộc điều tra. Đơn này phải bao gồm những yếu tố cấu thành bằng chứng về sự gia tăng nhập khẩu ồ ạt và tổn thất nghiêm trọng hoặc đe doạ gây tổn thất nghiêm trọng do việc nhập khẩu gây ra.

Xác định tổn thất

Việc xác định có tổn thất nghiêm trọng hay không dựa trên tất cả các yếu tố khách quan, có thể lượng hoá đang ảnh hưởng đến tình hình của ngành sản xuất trong nước, đặc biệt là:



  • Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu sản phẩm nói trên cả về khối lượng lẫn giá trị dưới góc độ tuyệt đối và tương đối;

  • Thị phần thị trường nội địa mà sản phẩm đang nhập khẩu ồ ạt này nắm giữ cũng như những thay đổi trong mức độ bán hàng;

  • Diễn biến của sản xuất, sản lượng và việc sử dụng năng lực sản xuất;

  • Tình hình lợi nhuận và thua lỗ; và

  • Tiến triển của việc làm và lương.

Việc chứng minh tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu ồ ạt hàng và tổn thất gây ra đối với ngành sản xuất trong nước dựa trên việc xem xét các tác động của tất cả các yếu tố có thể gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước (không chỉ dựa trên việc tăng lượng hàng nhập khẩu).

Đơn kiện

Một ngành sản xuất trong nước có sản phẩm giống hệt hoặc tương tự với sản phẩm đang nhập khẩu ồ ạt có thể gửi đơn xin áp dụng những biện pháp tự vệ đến Bộ Ngoại thương. Đơn này phải bao gồm những yếu tố chứng minh có sự tăng mạnh việc nhập khẩu mặt hàng này, gây tổn thất lớn hoặc đe doạ gây tổn thất lớn và tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu và việc gây tổn thất nghiêm trọng.

Đơn này phải được sự ủng hộ của phần lớn các nhà sản xuất trong nước có sản phẩm giống hệt hoặc trực tiếp cạnh tranh với sản phẩm đang được nhập khẩu ồ ạt.

Đơn này phải được gửi làm hai bản:



  • Một bản bí mật bao gồm tất cả những số liệu liên quan đến các yếu tố cấu thành bằng chứng; và

  • Một bản không bí mật không bao gồm những thông tin mật hoặc không được cung cấp dưới dạng mật.

Ngành sản xuất trong nước

Ngành sản xuất trong nước bao gồm toàn bộ các nhà sản xuất trong nước có sản phẩm giống hệt hoặc trực tiếp cạnh tranh hoặc trong đó một số nhà sản xuất làm ra phần lớn khối lượng sản phẩm nói trên tại Ma-rốc.



Điều tra

Sau khi xem xét những viện dẫn trong đơn và mức độ ủng hộ của các nhà sản xuất trong nước, Bộ Ngoại thương có thể quyết định mở một cuộc điều tra nếu các yếu tố cấu thành bằng chứng là thích đáng đủ để chứng minh hành vi này. Việc mở cuộc điều tra được Bộ thông báo một cách công khai.

Ngay từ khi mở cuộc điều tra, các câu hỏi sẽ được gửi tới các nhà sản xuất trong nước và có thể gửi tới những nhà nhập khẩu sản phẩm nói trên. Thời hạn tối đa để kết thúc cuộc điều tra là 12 tháng kể từ ngày mở cuộc điều tra.

Áp dụng những biện pháp tự vệ

Những biện pháp tạm thời

Trong những tình huống xấu tức là phán đoán mọi thời hạn có thể gây tổn thất nghiêm trọng thì khi đó một biện pháp tự vệ tạm thời dưới dạng thuế bổ sung có thể được áp dụng đối với việc nhập khẩu của một hay nhiều sản phẩm nói trên với điều kiện phải xác định trước có những yếu tố cấu thành bằng chứng, theo đó việc tăng nhập khẩu của một hoặc nhiều sản phẩm nói trên đã hoặc có thể gây tổn thất nghiêm trọng cho ngành sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc đang cạnh tranh trực tiếp của Ma-rốc.

Loại thuế phụ thu tạm thời này được hình thành dưới dạng thuế tính theo giá trị hoặc thuế đặc thù và được được xem là hình thức bảo đảm hoặc bảo lãnh. Thời gian áp dụng tối đa biện pháp tạm thời là 200 ngày.

Các biện pháp cuối cùng

Những biện pháp tự vệ cuối cùng có thể được áp dụng đối với việc nhập khẩu một hoặc nhiều sản phẩm nếu cuộc điều tra xác định việc tăng nhập khẩu ồ ạt của một hoặc nhiều sản phẩm này đang gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất trong nước của một hoặc nhiều sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trong đó có tính đến những lợi ích thương mại của Ma-rốc.

Những biện pháp tự vệ cuối cùng có thể được thực hiện dưới dạng thuế phụ thu nhập khẩu dựa trên giá trị hoặc tính đặc thù hoặc dưới dạng hạn chế khối lượng nhập khẩu. Các biện pháp này được thiết lập theo Nghị định của Bộ Tài chính và Bộ Ngoại thương sau khi lấy ý kiến của các bộ ngành có liên quan.

Giai đoạn áp dụng toàn bộ biện pháp tự vệ, kể cả giai đoạn áp dụng biện áp tạm thời và biện pháp cuối cùng không được vượt quá 4 năm.



Việc xem xét lại

Bộ Ngoại thương phải tiến hành xem xét lại những biện pháp tự vệ vào giữa giai đoạn áp dụng khi thời gian áp dụng biện pháp vượt quá 3 năm.

Sau khi xem xét lại và lấy ý kiến cả các bộ ngành có liên quan, Bộ Ngoại thương có thể quyết định huỷ bỏ, đình chỉ hoặc đẩy nhanh việc loại bỏ dần dần những biện pháp tự vệ đang được xem xét lại.

Việc áp dụng một biện pháp tự vệ có thể được gia hạn với điều kiện sau khi xem xét lại chứng minh được rằng biện pháp tự vệ vẫn còn cần thiết cho việc phòng ngừa và bồi thường tổn thất nghiêm trọng và vẫn còn những yếu tố tạo lên bằng chứng theo đó ngành sản xuất phải tiến hành các điều chỉnh.

Do vậy, thời hạn áp dụng hoàn toàn một biện pháp tự vệ, kể cả giai đoạn áp dụng biện pháp tạm thời, giay đoạn áp dụng ban đầu và thời gian có thể gia hạn không được vượt quá 8 năm và có thể lên đến 10 năm đối với Ma-rốc theo quy định dành cho những nước đang phát triển thành viên của WTO.

Tính bảo mật của các thông tin

Những thông tin mật được cung cấp trong quá trình điều tra phải được giữ kín trừ khi bên cung cấp cho phép phổ biến.

Các nhân viên của Bộ Ngoại thương có thẩm quyền điều tra phải giữ bí mật những thông tin mật hoặc được cung cấp theo chế độ mật.

XIII. Những rào cản thương mại và kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu

A) Rào cản thương mại

Nhìn chung, thuế nhập khẩu cao được xem là trở ngại chính đối với những mặt hàng nhập khẩu vào Ma-rốc.

Mặc dù Ma-rốc tiến hành cắt giảm thuế quan cách đây 20 năm sau khi gia nhập GATT nhưng nước này vẫn duy trì những tỷ suất thuế rất cao (lên đến 339%) đối với một số sản phẩm nông nghiệp hay công nghiệp. Hiện tại số dòng thuế đã giảm xuống còn 6 (2,5%, 10%, 17,5%, 25%, 35% và 50%) trong đó mức trung bình đối với đa số mặt hàng là 35%.

Những sản phẩm có mức bảo hộ cao phần lớn là sản phẩm công nghiệp như hàng công nghiệp thực phẩm, plastic, da, sản phẩm gỗ, giấy, vải, giày dép, sản phẩm làm bằng đá, kim loại.

Ngoài ra, thuế nhập khẩu cũng rất cao đối sản phẩm nông nghiệp như các ngũ cốc và thịt. Động vật sống chịu thuế suất lên tới 300% và thuế nhập khẩu còn cao hơn đối với sản phẩm thịt.

Một số loại thuế và phí nhập khẩu của Ma-rốc


Каталог: uploads -> attach -> 197621262192400
attach -> Tri thức 001. Thống kê y tế II. Phân tích số liệu định lượng : Tham khảo môn Xử lý và phân tích số liệu / Đại học y tế công cộng
attach -> TRƯỜng đẠi học tôN ĐỨc thắng phòng đIỆn toáN & thông tin tư liệu danh mục sách mới tháng 06/2013
attach -> TÀi liệu cơ BẢn về BÊ-nanh và quan hệ VỚi việt nam I. Khái quát
attach -> Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia
attach -> Danh sách các công ty Sri Lanka đang có nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
attach -> TÊn công ty nhu cầU ĐỊa chỉ liên hệ
attach -> Nonlinear systems / Hassan K. Khalil
attach -> Thông tư 202/2014/tt-btc
attach -> PHỤ LỤc quy định thành phần hồ sơ thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 250/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ
197621262192400 -> Thương vụ Việt Nam tại Marốc Dự thảo cuốn sách Kinh doanh với thị trường Bénin

tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương