Thương vụ vn tại Ma-rốc Dự thảo cuốn sách Kinh doanh với thị trường Ma-rốc



tải về 1.51 Mb.
trang8/11
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.51 Mb.
#35819
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Thuế suất MFN


Những nguyên tắc cơ bản về thuế quan được quy định trong Bộ luật thuế quan thông qua năm 2000. Những tỷ suất ưu đãi MFN được quy định tại điều 4 Luật Tài chính cho 6 tháng cuối năm 2000. Trang thiết bị, dụng cụ cũng như các bộ phận của chúng, linh kiện và phụ tùng bị đánh mức thuế suất hoặc 2,5% hoặc 10% tính theo giá trị trong khuôn khổ Luật đầu tư.

Có 7 tỷ suất thuế MFN: 0%, 2,5%, 10%, 17,5%, 25%, 35% và 50%.

Có 3 loại thuế quan ưu đãi trong khuôn khổ Luật đầu tư (0, 2,5 và 10%).

Xem chi tiết trên www.douane.gov.vn; mục Investisseur/Charte de l’investissement.



Thuế giá trị gia tăng (VAT)

VAT áp dụng đối với hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu. Thuế được thu theo giá trị thuế quan được bổ sung các loại thuế và phí khác nhau. Một số sản phẩm được miễn thuế (theo Luật 30-85 về VAT ngày 20/12/1985) chủ yếu là trang thiết bị và nông sản, thiết bị và sản phẩm nhập khẩu trong khuôn khổ các chế độ kinh tế hải quan, trang thiết bị, dụng cụ, linh kiện và cả hàng hoá, tác phẩm và những dịch vụ do Liên minh Châu Âu tài trợ vv...


Có 4 tỷ suất thuế VAT: 7%, 10%, 14% và 20%.

Thuế nhập khẩu đặc biệt (mức duy nhất: 0,25% tính theo giá trị)


Thuế này được đánh vào các mặt hàng nhập khẩu để tài trợ xúc tiến kinh tế và kiểm định hàng xuất khẩu. Thuế này không áp dụng đối với hàng nhập khẩu theo chế độ kinh tế hải quan; trang thiết bị và dụng cụ, linh kiện và phụ tùng cần thiết cho việc xúc tiến đầu tư; hàng hoá được hưởng các biện pháp miễn thuế hoặc miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu.

Các loại thuế và phí khác


Thuế đặc biệt đối với xi-măng (50,00 Diham/tấn); thuế đối với gỗ nhập khẩu (12% tính theo giá trị hàng hoá); thuế kiểm định sức khoẻ động vật (từ 0,02 đến 20 DH, đơn vị thu thay đổi tuỳ theo từng trường hợp); thuế kiểm dịch sức khoẻ thực vật (từ 0,001 đến 0,03 DH/kg); thuế đặc biệt đối với rượu vang và bia (5 DH/HL); thuế kiểm soát và đóng dấu chứng thực đối với mặt hàng thảm (5% tính theo giá trị); đóng góp định kỳ cho phí hun trùng thực vật (10 DH/m3 dù thuốc sử dụng thuộc loại gì); thuế vận chuyển hàng hoá tư nhân (5 DH/tấn hay một phần tấn/ngày). (1 USD = 9 diham).

B) Các rào cản kỹ thuật (phi thuế)

Các hàng rào phi thuế của Ma-rốc bao gồm nhiều biện pháp. Đầu tiên là việc buôn bán phải có giấy phép. Những hàng rào phi thuế được áp dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực dệt, trang thiết bị vận tải, giày dép, sản phẩm dệt kim, động vật sống và thức ăn chế biến.

Nhưng phần lớn việc kiểm tra hàng nhập khẩu tập trung vào việc kinh doanh các sản phẩm được ghi trong các Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật đang gặp nguy hiểm, Công ước Viên về tầng ô-zôn, Công ước Basilée về chất thải nguy hiểm và cuốn London Guidelines về kinh doanh hoá chất. Bộ Nông nghiệp Ma-rốc có thể ra lệnh cấm tạm thời việc nhập khẩu một số sản phẩm có nguồn gốc từ động vật với lý do bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.

Những sản phẩm có thể nhập khẩu tự do phải có Cam kết nhập khẩu (trường hợp thường gặp nhất) hoặc Khai báo nhập khẩu trước (trường hợp hàng nhập khẩu đe doạ sản xuất trong nước như chuối, táo và sữa bột).

Thứ hai là những tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật của Ma-rốc dựa trên những tiêu chuẩn ISO mà Ma-rốc đã tham gia, rồi Bộ luật về lương thực thực phẩm của Tổ chức Y tế thế giới, của FAO và của Hiệp hội tiêu chuẩn hoá của Pháp.

Liên quan đến động vật, các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng căn cứ vào tiêu chuẩn của Cơ quan sức khoẻ động vật quốc tế. Do vậy, cần phải có chứng chỉ y tế đối với những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật được nhập khẩu để chế biến chẳng hạn như gà và trứng.

Việc nhập khẩu thuốc cũng phải đăng ký trước tại Cơ quan dược và được Phòng kiểm định thuốc quốc gia đồng ý. Ngoài ra còn có những quy định về nhãn mác, đóng gói, mô tả hàng hoá, thành phần, xuất xứ.

Tại Ma-rốc, việc dàn xếp giá trong kinh doanh cũng khá phổ biến đối với các sản phẩm được trợ cấp, các thị trường độc quyền, các dịch vụ công cộng và một số sản phẩm và dịch vụ xã hội như điện, nước, bảo hiểm bắt buộc đối với xe cộ, sách học sinh, vận tải và dược phẩm. Trong một số trường hợp, giá có thể được các lãnh đạo ngành quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Uỷ ban liên bộ phụ trách việc điều chỉnh giá.

Còn có các hàng rào phi thuế khác xuất phát từ những sản phẩm độc quyền của Nhà nước. Mặc dù đã tiến hành tư hữu hoá, tự do hoá và giảm sự điều tiết từ những năm 90 nhưng vẫn còn một số hoạt động mang tính độc quyền do các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ. Ví dụ trong các lĩnh vực quản lý cảng biển, nhập khẩu dầu ăn, dầu lửa, vận tải biển, đường sắt, đường bộ, sân bay, thuốc lá, bảo hiểm...

Liên quan đến chính sách thương mại nông nghiệp của Ma-rốc, nước này cũng có những biện pháp bảo hộ rất mạnh vì ngành nông nghiệp đóng góp gần 20% vào GDP, trên 20% kim ngạch xuất khẩu của Ma-rốc, sử dụng 40% số dân lao động và 80% dân nông thôn. Vì vậy, bên cạnh mức thuế hải quan rất cao, Ma-rốc còn sử dụng biện pháp hạn ngạch đối với nhiều sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu.


Chương 4. Các cơ hội kinh doanh và đầu tư với thị trường Ma-rốc
I. Thị trường cà phê

Các thống kê cho thấy một người dân Ma-rốc trung bình chỉ tiêu thụ 800 gr cà phê mỗi năm trong khi đó các nước láng giềng như Tuy-ni-di là 1,4 kg, Angiêri 3,5 kg mỗi năm.

Thực tế tại thị trường Ma-rốc hiện nay cà phê hoà tan đang ngày càng thắng thế trước cà phê rang xay. Sự thay đổi này buộc các doanh nghiệp phải đa dạng hoá chủng loại để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Số lượng cà phê các loại bán ra đã tăng nhẹ từ năm 2002 đến 2005, từ 18.064 tấn lên 18.588 tấn với nhịp độ tăng trưởng trung bình mỗi năm khoảng 1%. Tình hình này là do số lượng cà phê rang xay bán ra trên thị trường bị giảm sút . Mỗi năm lượng cà phê xay trên thị trường Ma-rốc giảm 4,5% doanh thu so với các nước Angiêri và Tuynidi. Trong khi đó, việc tung ra thị trường loại cà phê hoà tan lại nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần và người tiêu dùng .

Nếu như cà phê hạt vẫn giữ vai trò chủ đạo thì cà phê rang xay (33% thị phần) đã mất dần vị thế trước những công thức cà phê mới. Cà phê hoà tan đã chiếm được 19% thị phần nhờ doanh số bán ra tăng 13%.

Ma-rốc là nước nhập khẩu cà phê xanh nhưng ngành công nghiệp rang xay cũng đang phát triển để đáp ứng nhu cầu hiện tại. Trên thị trường Ma-rốc có 25 doanh nghiệp sản xuất trong đó 5 DN chính là các tập đoàn: Kraft Foods, Dubois, Bourneix, Nestlé và Cafés Sahara.

Năm 2004, cà phê hạt rang xay chiếm 88% lượng nhập khẩu cà phê của Ma-rốc trong khi chỉ có 8% lượng cà phê tiêu thụ ngay. Tuy nhiên, khối lượng cà phê nguyên liệu nhập khẩu không ngừng giảm sút từ 36.897 tấn năm 2002 xuống còn 26.881 tấn năm 2005 do sự gia tăng chi phí nhập khẩu. Mặc dù vậy, việc giảm về mặt số lượng không có tác động lớn đến giá trị nhập khẩu.

Chi phí nhập khẩu cà phê chưa rang xay đã giảm từ 259 triệu Diham (29 triệu USD) năm 2002 xuống còn 252 triệu DH (28 triệu USD). Từ các nhà nhập khẩu cà phê cao cấp, các nhà rang xay đã dần chuyển sang mua nguyên liệu rẻ hơn chủ yếu từ châu Phi (trên 41% lượng nhập khẩu). Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có tổng doanh thu đạt 372,31 triệu DH (41 triệu USD) năm 2004, tăng 8% so với năm trước đó.

Cà phê được tiêu thụ chủ yếu ở 3 khu vực chính: đó là những siêu thị lớn và trung bình, các nhà bán sỉ và khách sạn-nhà hàng. Hệ thống này do các nhà kinh doanh nghiệp chuyên nghiệp phục vụ với kích cỡ bao bì khác nhau.

Có khoảng 25 DN kinh doanh cà phê trên thị trường Ma-rốc trong đó 5 công ty lớn nắm giữ tới 88% lượng sản phẩm bán ra.

Kraft Foods, công ty đa quốc gia nắm giữ 62% thị trường truyền thống gồm cà phê hạt và cà phê xay. Công ty Cafés Sahara đứng ở vị trí thứ hai chiếm 17% thị phần.

Riêng về thị trường cà phê hoà tan, Nestlé chiếm tới 84% với nhãn hiệu Nescafé. Công ty Craft Foods cũng đã bắt đầu tiếp cận thị trường này với 11% thị phần năm 2004. Cà phê đựng trong túi dài nhỏ và cà phê công thức hỗn hợp lần lượt do 2 công ty Lavazza và Nestlé nắm giữ.

Đối với mặt hàng cà phê không rang xay, nguyên liệu đầu tiên trong quá trình sản xuất cà phê thành phẩm, Ma-rốc nhập khẩu chủ yếu từ châu Á và châu Phi (Việt Nam, Inđônêxia và Ghinê). Tuy nhiên, số lượng cà phê nhập khẩu đã giảm sút kể từ năm 2003 do giá nguyên liệu trên thị trường thế giới tăng. Do vậy, các nhà rang xay cà phê địa phương đã chuyển hướng tìm kiếm nguồn nguyên liệu rẻ hơn, chủ yếu từ các nước châu Phi.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong sáu tháng đầu năm 2006, Việt Nam đã xuất được 3706 tấn cà phê sang Ma-rốc với tổng trị giá 4 triệu USD. Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại thị trường này.


Bảng 9: Thị phần cà phê tiêu thụ tại thị trường Ma-rốc năm 2005:


Số tt

Loại

Thị phần

1

Cà phê hạt

47%

2

Cà phê xay

33%

3

Cà phê hoà tan

19%

4

Cà phê hỗn hợp

1%

Nguồn: AC Nielsen

Bảng 10: Các nước xuất khẩu cà phê chính vào thị trường Marôc năm 2005:



Tên nước

Trọng lượng

(nghìn tấn)

1. Indonesia

6,8

2. Việt Nam

6,3

3. Ghi-nê

4,4

4. Côte d’Ivoire

3,6

5. U-gan-đa

2,3

6. Tô-gô

1,7

7. Công-gô

1,1

Nguồn: Cục Thống kê Ma-rốc
II.Thị trường chè Ma-rốc

Maroc là nước nhập khẩu đứng đầu thế giới về chè xanh với lượng tiêu thụ mỗi năm 30.000 tấn. Dự kiến đến năm 2010, Maroc sẽ nhập khẩu 57.100 tấn, tăng 4,5% mỗi năm. Năm 2005, Maroc nhập khẩu khoảng 50.000 tấn chè, trị giá 83 triệu USD. Trung Quốc là nước cung cấp chè lớn nhất của Maroc chiếm 98% lượng chè nhập khẩu của Maroc (82 triệu USD với 24.000 MT/năm).

Loại chè Trung Quốc được ưa chuộng nhất là chè Chunmee ở Thượng Hải do lá to có màu nâu, vị và hương đặc biệt. Chè này được bán tại Maroc với số hiệu 9371. Nó được uống với đường và bạc hà. Chè xanh của Trung Quốc cho đến nay vẫn là sản phẩm cơ bản của người dân Maroc. Người Maroc thậm chí đã quen với vị chè của Trung Quốc nên rất khó có thể đa dạng hoá nhà cung cấp.

Chè Trung Quốc được đóng trong các thùng gỗ hoặc gỗ dán có trọng lượng từ 30-40 kg.

Ngoài chè chunmee ra, hai loại chè khác là gunpowdersow mee của Trung Quốc cũng được tiêu thụ rất nhiều tại Maroc.

Được tự do hoá từ năm 1993, thị trường chè Maroc đã trở nên hết sức cạnh tranh với việc xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ và sự đa dạng các nhãn mác.

Việc hội nhập về mặt văn hoá và khu vực thông qua những nhãn hiệu chè giải thích tại sao hiện nay trên toàn lãnh thổ Maroc đã có 250 nhãn hiệu có mặt với khoảng 50 doanh nghiệp hoạt động. Việc tự do hoá lĩnh vực chè xanh đã tạo ra các cuộc chiến tranh thương mại cũng như những chiến dịch truyền thông xung quanh các nhãn hiệu như Sultan, Mérana. Hiện tại công ty Mido Food Company chi phối gần như toàn bộ thị trường chè Maroc.


  • Chè Gun powder: chè thuốc súng. Lá chè cuộn lại có dạng hạt tròn, 3mm. Khi pha, chè sẽ nở ra. Đây là loại chè có nước màu xanh nhạt hoặc vàng xanh và vị rất đậm. Chè này chủ yếu dùng để pha chè bạc hà, đồ uống quốc gia của Maroc. Người Maroc uống chè bạc hà cả ngày. Sở dĩ nó có tên là chè thuốc súng vì một cty của Ấn Độ gọi như vậy vì giống bột thuốc sống. Người Trung Quốc thì gọi là chè hạt cườm. Chè này sau khi pha vừa có vị mát vừa có vị đắng.

  • Chè Chun Mee, có dạng tóc tiên thần, lá cuộn không đều, dài hơn. Chunmee ở Thượng Hải do lá to có màu nâu, vị và hương đặc biệt. Chè này được bán tại Maroc với số hiệu 9371.

  • Chè Sow Mee, có dạng những đoạn nhỏ và gãy.

Năm 2006, chè xanh Việt Nam cũng đã thâm nhập vào thị trường Maroc nhưng số lượng không nhiều. Khó khăn lớn nhất là chè Trung Quốc đã chiếm lĩnh từ lâu và người dân Maroc đã quen với gu của chè này. Hiện nay Maroc nhập đến 98% chè xanh từ Trung Quốc (chủ yếu 3 loại chè nói trên). Theo một chuyên gia nhập khẩu chè Maroc, giống chè VN không khác với Trung Quốc nhưng cách chế biến, xao tẩm cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng của Maroc thì DN của ta chưa quen làm. Hơn nữa Trung Quốc có rất nhiều đầu mối là Hoa Kiều sống tại Maroc, việc phân phối, tiêu thụ trở nên dễ dàng, giá cả cũng rẻ hơn nên chè xanh Trung Quốc có nhiều thế mạnh hơn ta. Thương vụ VN tại Marốc đã giới thiệu một chuyên gia nhập khẩu chè của Marốc cho Hiệp hội chè Việt Nam (VITAS) để hướng dẫn kỹ thuật chế biến chè sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Marốc.

III. Thị trường thuỷ sản

a) Tiềm năng:

Với bờ biển dài 3500 km, nổi tiếng là một trong những bờ biển có nhiều cá nhất trên thế giới và diện tích mặt biển khoảng 1,2 triệu km2, Ma-rốc có tiềm năng

đánh bắt cá được FAO ước tính gần 1,5 triệu tấn và hàng năm có thể tái tạo được. Ma-rốc vẫn là nhà sản xuất hàng đầu về cá ở châu Phi chiếm 1,2% sản lượng cá thế giới và đứng hàng thứ 25 trên thế giới trong lĩnh vực này. Sản lượng này chủ yếu nhờ vào việc đánh bắt loài cá duy nhất, cá xác-đin. Ma-rốc vùa là nhà sản xuất đồng thời là nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới.

Lĩnh vực đánh bắt đóng góp gần 2,5% GDP quốc gia và 56% giá trị kim ngạch xuất khẩu thực phẩm, sử dụng gần 450.000 người trong đó có 152.000 thuỷ thủ. Sản lượng đánh bắt cá trong vòng 5 năm qua lên tới trên 900.000 tấn với tổng trị giá 4,5 tỷ DH (500 triệu USD) vào năm 2004.

Ma-rốc có 9 cảng đánh bắt, 11 cảng thương mại bao gồm hoạt động đánh bắt, 30 điểm neo đậu được quy hoạch và 9 làng chài. Ngành đánh bắt thủ công có 17.676 tàu và trên 1/3 tập trung tại vùng Dakhla. Năm 2004, tổng số nhân công trong ngành đánh bắt ven biển là 2495 người. Đội tàu phục vụ hoạt động đánh bắt gồm 544 tàu câu giăng, 504 tàu kéo lưới và 497 tàu đánh bắt cá xác-đin. Đội tàu đánh bắt ngoài khơi gồm 293 tàu đánh bắt bạch tuộc và mực và 57 tàu đánh bắt tôm.

b/ Tiêu thụ và sản xuất:

*Việc tiêu thụ trong nước vẫn còn thấp:

Thị trường cá tươi trong nước vẫn do ngành đánh bắt ven bờ và trong một phạm vi hẹp hơn là ngành đánh bắt thủ công cung cấp. Mặc dù giàu tiềm năng về cá, Ma-rốc vẫn là một trong những nước có mức tiêu thụ thấp nhất, không

quá 9,5 kg cá/đầu người/năm trong khi mức trung bình trên thế giới là 16 kg.

*Sản lượng cá chủ yếu từ nguồn đánh bắt ven bờ:

Năm 2004, sản lượng cá cả nước đã lên tới 907628 tấn, đạt giá trị 4,5 tỷ DH (khoảng 500 triệu USD).


Bảng 11 : Phân chia sản lượng cá theo loại hình đánh bắt:


2003 2004 Giá trị %




Giá trị 1000

Giá trị 1000







Tấn

USD

Tấn

USD

Khối lượng

Giá trị

Ven biển

855937

282000

856571

299000

0,1

6,0%

Ngoài khơi

37480

160000

29782

136000

-20,5

-15,2%

Thủ công

9535

51008

5819

39515

-39,0

-22,5%

Các hoạt động ven biển

13674

27524

15456

23085

13,0

-16,1%

Tổng

916626

526000

101000

497000

-1,0

-4,5%

Trong quá khứ, sản lượng đánh bắt cá vẫn chủ yếu phụ thuộc vào ngành đánh bắt ven biển, đánh bắt xa bờ chỉ đóng góp trên 3% tổng sản lượng. Việc đánh bắt chủ yếu thực hiện ở Đại Tây Dương và 97% lượng cá đánh bắt được chuyển vào bờ, nhất là tại các cảng Laâyoune, Tan Tan và Agadir. Bờ biển Địa Trung Hải chỉ đóng vai trò không đáng kể với lượng đánh bắt chủ yếu đổ tại các cảng Nador và Al Hoceima chiếm chưa đến 3% tổng số.



*Phân chia sản lượng theo loài cá:

Theo báo cáo gần đây nhất do Cơ quan đánh bắt cá quốc gia Ma-rốc thực hiện trong 8 tháng đầu năm 2005, cá đánh bắt ngoài khơi chiếm 86% sản lượng

đánh bắt ven biển và thủ công nhưng chỉ chiếm 37% giá trị với giá trung bình 199 USD/tấn, giống như trong năm 2004.

Mặc dù tỷ trọng thấp chỉ chiếm 10% tổng số đánh bắt ven biển và thủ công nhưng cá thịt trắng đã đóng góp 31% tổng giá trị, với giá trung bình 1426 USD/tấn. Bạch tuộc, mực và loài giáp xác chiếm 4% khối lượng và 32% về giá trị.



c) Chế biến và xuất khẩu:

Ngành công nghiệp chế biến và giá trị hoá các sản phẩm đánh bắt giữ một vị trí ưu tiên trong nền kinh tế Ma-rốc, đảm bảo 50% xuất khẩu lương thực thực phẩm và 12% tổng xuất khẩu của Ma-rốc. Ngành công nghiệp này chế biến gần 70% số lượng đánh bắt cá ven biển và xuất khẩu khoảng 85% sản lượng sang khoảng 100 nước thuộc 5 châu lục. Năm 2004, Ma-rốc đã xuất khẩu được 301.631 tấn thuỷ sản chế biến, đạt giá trị trên 844 triệu USD.



Ngành công nghiệp sản xuất cá đóng hộp phát triển tại Ma-rốc là kết quả của sự tiến triển lâu dài và sự tích luỹ kinh nghiệm. Hiện nay ngành này tập trung 43 đơn vị chế biến và thực hiện doanh thu xuất khẩu trên 2,3 tỷ DH (26 triệu USD) với sản lượng 106.845 tấn, đưa Ma-rốc trở thành nước xuất khẩu hàng đầu cá xác-đin đóng hộp trên thế giới (loài Sardina Pilchardus).

Ngành công nghiệp sơ chế cá đóng hộp tập trung chủ yếu vào việc ướp muối và chế biến cá trồng cũng như cá ướp. Ngành công nghiệp này bao gồm 20 đơn vị sản xuất: chế biến cá filet và đóng gói và khoảng mười đơn vị chuyên muối cá. Năm 2004, ngành công nghiệp sơ chế cá đóng hộp đã thực hiện doanh thu trên 855 triệu DH (95 triệu USD) với tổng sản lượng cá xuất khẩu là 15 026 tấn.

Ngành công nghiệp cá đông lạnh có khoảng 150 đơn vị trong đó đa số tập trung ở phía Nam đất nước nhờ sự phát triển của ngành đánh bắt bạch tuộc, cá mực và cá ngoài khơi. Năm 2004, ngành công nghiệp này đã xuất khẩu 74 343 tấn với giá trị trên 355 triệu USD, gồm cả sản lượng cá đông lạnh đánh bằng lưới vét.

Ngành công nghiệp cá tươi gồm 80 đơn vị đóng gói trong đó chỉ có khoảng 30 đơn vị đang hoạt động. Ngành công nghiệp này mỗi năm chế biến khoảng 42 000 tấn cá trắng, chủ yếu dành cho thị trường châu Âu trong đó riêng Tây Ban Nha chiếm gần 50% với tổng doanh thu gần 144 triệu USD năm 2004.

Ngành công nghiệp bột cá và dầu cá có mặt tại Ma-rốc từ những năm 40, đã có bước phát triển từ khoảng 20 năm nay. Hoạt động này do khoảng 30 đơn vị chủ yếu đặt tại các cảng cá xác-đin Agadir, Safi, Tan Tan, Essaouira và Laâyoune. Năm 2004, ngành công nghiệp bột và dầu cá đã xuất khẩu rên 29.906 tấn dầu cá, doanh thu đạt 35 triệu USD.

Ngành công nghiệp khai thác giong biển đã xuất hiện từ trên 50 năm tại Ma-rốc. Trong nửa thế kỷ tồn tại này, ngành đã tập trung phát triển việc giá trị hoá tối đa loại nguyên liệu tự nhiên vùng ven biển có khả năng tái tạo này.

Ngành công nghiệp chế biến giong biển gồm 2 cơ sở đặt tại Casablanca và El Jadida, xử lý gần 8000 tấn nguyên liệu để triết suất khoảng 1 200 tấn giong biển trong đó gần như toàn bộ dành cho xuất khẩu.

Được sự quan tâm đặc biệt từ phía chính quyền, ngành đánh bắt cá từ những năm 70 đã thực hiện các cuộc cải cách nhằm tạo ra một khuôn khổ phát triển thích hợp. Ngoài số lượng cảng hạn chế, đa số các cơ sở hạ tầng cảng vẫn bị coi là lạc hậu không chỉ về mặt trang thiết bị và quản lý mà còn cả về quy hoạch các điểm bán và các phòng cần đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Mặt khác, đội tàu đánh bắt còn chịu nhiều vấn đề trong số đó có tình trạng vô tổ chức từ việc cấp phát hàng loạt các giấy phép cho các nhà đóng tàu biển, sự cũ nát đáng báo động của tàu thuyền mà tuổi đời trung bình đã vượt quá 20 năm, công suất tàu thấp và sự thiếu thốn của các hệ thống bảo quản trên tàu.



d) Chiến lược phát triển ngành thuỷ sản:

*Về chính sách:

  • Bảo vệ các nguồn sinh học và các hệ sinh thái biển thông qua việc đánh bắt một cách có trách nhiệm và việc quản lý hiệu quả hơn những loài sinh vật biển bằng cách xem xét những kế hoạch quy hoạch các bãi đánh bắt.

  • Củng cố khung pháp lý

  • Tăng cường quy chế và những phương tiện nghiên cứu đánh bắt cá

  • Nâng cao vị trícủa Ma-rốc là nhà sản xuất và xuất khẩu thuỷ hải sản ở cấp quốc tế;

  • Tăng giá trị gia tăng của lính vực này trong nền kinh tế quốc dân;

  • Nâng cao các điều kiện xã hội nghề nghiệp của những người làm nghề biển

  • Phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản

  • Phát huy tối ưu giá trị của các sản phẩm đánh bắt.

*Về đầu tư:

Năm 2005, Ma-rốc đã quyết định dành khoản ngân sách 5 năm đầu tư 87 triệu USD để khôi phục ngành đánh bắt. Kế hoạch đầu tư giai đoạn 2005-2009 tập trung vào việc hiện đại hoá đội tàu đánh bắt cá ven biển và trang thiết bị cảng, quy hoạch các làng chài tại các tỉnh phía Nam và xây dựng 9 chợ cá thế hệ mới .

* Về hợp tác:

Tháng 7/2005, Ma-rốc và Liên minh Châu Âu đã ký tại Bruxelles hiệp đinh về đánh bắt cá sẽ có hiệu lực vào tháng 3/2006 với thời hạn 4 năm. Hiệp định này sẽ cho phép 120 tàu đánh bắt thủ công của châu Âu vào đánh bắt tất cả các loài cá, trừ tôm và loài chân đầu (bạch tuộc, mực). Khoản tiền đối ứng là 36 triệu euro. Quan hệ đối tác này ưu tiên phát triển ngành đánh bắt

cá Ma-rốc, tài trợ kế hoạch tái cơ cấu ngành đánh bắt cá thủ công và nghiên cứu khoa học.

Vào tháng 12/2005, việc phân bổ quota đánh bắt cá trong vùng lãnh hải Ma-rốc giữa những nước thành viên của Liên minh Châu Âu đã cấp cho Tây Ban Nha 95 trên tổng số 120 giấy phép, có nghĩa là trên tổng số quota 60 000 tấn cá mỗi năm đánh bắt công nghiệp, Tây Ban Nha đã nhận được 4000 tấn.

Cơ cấu xuất nhập khẩu cho thấy ưu thế nổi trội của ngành đồ hộp, chiếm tới 50% xuất khẩu ra nước ngoài về khối lượng và 45% về giá trị. Tính theo loại cá, Tây Ban Nha vẫn là thị trường quan trọng nhất về cá tươi thu hút tới 64% xuất khẩu của Ma-rốc. Điều này chứng tỏ việc thiếu đa dạng về thị trường về lâu dài

có thể là một bất lợi lớn đối với ngành đánh bắt thuỷ sản của Ma-rốc.

Những nước nhập khẩu hải sản chính của Ma-rốc là Tây Ban Nha, Pháp, Na Uy và Italia.


Каталог: uploads -> attach -> 197621262192400
attach -> Tri thức 001. Thống kê y tế II. Phân tích số liệu định lượng : Tham khảo môn Xử lý và phân tích số liệu / Đại học y tế công cộng
attach -> TRƯỜng đẠi học tôN ĐỨc thắng phòng đIỆn toáN & thông tin tư liệu danh mục sách mới tháng 06/2013
attach -> TÀi liệu cơ BẢn về BÊ-nanh và quan hệ VỚi việt nam I. Khái quát
attach -> Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia
attach -> Danh sách các công ty Sri Lanka đang có nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
attach -> TÊn công ty nhu cầU ĐỊa chỉ liên hệ
attach -> Nonlinear systems / Hassan K. Khalil
attach -> Thông tư 202/2014/tt-btc
attach -> PHỤ LỤc quy định thành phần hồ sơ thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 250/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ
197621262192400 -> Thương vụ Việt Nam tại Marốc Dự thảo cuốn sách Kinh doanh với thị trường Bénin

tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương