Thương vụ vn tại Ma-rốc Dự thảo cuốn sách Kinh doanh với thị trường Ma-rốc



tải về 1.51 Mb.
trang1/11
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.51 Mb.
#35819
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
Thương vụ VN tại Ma-rốc
Dự thảo cuốn sách Kinh doanh với thị trường Ma-rốc


Mục lục

Trang

Chương 1. Giới thiệu về Vương quốc Ma-rốc...........................

3

I. Tổng quan về Ma-rốc : ...........................................................

3

I.1. Điều kiện tự nhiên :..................................................................

3

I.2. Điều kiện chính trị-xã hội :......................................................

4

I.3. Vấn đề Tây Xa-ha-ra…………………………………………

5

I.4. Tình hình kinh tế :....................................................................

10

II. Thị trường Ma-rốc :...................................................................

15

II.1. Thực trạng thị trường Ma-rốc thời kỳ 1995-2006..................

15

II.2. Tình hình hợp tác quốc tế và mở cửa thị trường....................

26

Chương 2. Quan hệ thương mại Việt Nam – Ma-rốc..............

32

I. Thực trạng quan hệ TM Việt Nam-Marốc thời kỳ 1995-2005

32

II. Nhận định chung về thị trường.................................................

36

III. Một số kiến nghị.......................................................................

38

IV.Đôi nét về cộng đồng Việt đang sinh sống và làm việc Marốc

40

Chương 3. Những luật lệ thương mại chung tại Ma-rốc..........

41

I. Chính sách thương mại và đầu tư...............................................

41

II. Chế độ nhập khẩu vào Ma-rốc..................................................

42

III. Các loại thuế cơ bản của Ma-rốc..............................................

46

IV. Ma-rốc đẩy nhanh lộ trình cắt giảm thuế quan........................

51

V. Quy định về quản lý hối đoái tại Ma-rốc...................................

53

VI. Hoạt động nhượng quyền thương hiệu tại Ma-rốc...................

55

VII. Hoạt động đại lý thương mại tại Ma-rốc................................

58

VIII. Các phương tiện thanh toán và thu hồi nợ tại Ma-rốc...........

59

IX. Toà án và việc giải quyết các tranh chấp ................................

65

X.Thủ tục đầu tư vào thị trường Ma-rốc…………………………

69

XI. Luật lao động của Ma-rốc……………………………………

71

XII. Các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ......

73

XIII. Những rào cản thương mại và kỹ thuật đối với hàng NK.....

85

Chương 4. Các cơ hội kinh doanh&đầu tư với thị trường Ma-rốc

89

I. Thị trường cà phê........................................................................

89

II. Thị trường chè Ma-rốc..............................................................

91

III. Thị trường thuỷ sản.................................................................

92

IV. Thị trường chế biến nông sản...................................................

96

V. Thị trường dệt may...................................................................

99

VI. Thị trường đồ điện tử gia dụng................................................

100

VII.Thị trường gia vị của Ma-rốc..................................................

101

VIII.Thị trường sắt thép phế liệu....................................................

102

IX.Thị trường phân phốt phát.........................................................

104

X. Khai thác & xuất khẩu đá hoa (đá cẩm thạch) của Ma-rốc…...

105

XI. Lĩnh vực du lịch.......................................................................

106

Chương 5. Một số thông tin hữu ích khác.................................

109

I. Đôi nét về người tiêu dùng Ma-rốc............................................

109

II. Tập quán trong giao dịch thương mại tại Ma-rốc......................

109

III. Môi trường sống và làm việc tại Ma-rốc..................................

111

IV. Lịch hội chợ triển lãm trong nước & quốc tế dự kiến tổ chức tại TP Casablanca của Ma-rốc năm 2007………….......................

118


VI. Một số địa chỉ thiết thực..........................................................

120

Chương 1. Giới thiệu về Vương quốc Ma-rốc
I. Tổng quan về Ma-rốc

I.1. Điều kiện tự nhiên

Vương quốc Ma-rốc nằm ở tây bắc Châu Phi, phía bắc là Địa Trung Hải, phía đông giáp An-giê-ri, phía nam giáp Tây Xa-ha-ra và phía tây là Đại Tây Dương. Diện tích Ma-rốc rộng 446.550 km2, dân số 31 triệu người (năm 2005), trong đó 99% là người Arập Bécbe. Rabat là thủ đô hành chính có dân số khoảng 1 triệu người. Các thành phố lớn là Casablanca, Marrakech, Tanger, Fès... trong đó Casablanca là thủ đô kinh tế với dân số trên 3 triệu người. Tiếng A-rập là ngôn ngữ chính thức, tiếng Pháp là ngoại ngữ phổ biến trong thương mại và ngoại giao. Ngoài ra còn có tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng địa phương Béc-be cũng được sử dụng tuỳ vùng địa lý.

Đạo Hồi là tôn giáo chính thức chiếm 98,7%, các tôn giáo khác là đạo Thiên Chúa, đạo Do Thái.

Đơn vị tiền tệ là đồng đi-ham (DH). Tỷ giá 1 USD tương đương 8,6 DH (tháng 1/2007).

Quốc khánh được tổ chức vào ngày 3/3 (1961).

Do có hai mặt giáp biển, lại nằm trên eo biển Gibralta là điểm ngắn nhất ngăn cách Châu Âu với Châu Phi (cách Tây Ban Nha 15 km) nên Ma-rốc có một vị trí địa lý, chính trị quan trọng ở khu vực Bắc Phi, là điểm trung chuyển hàng hoá vào châu Âu và Tây Phi.

Ở phía bắc và trong nội địa, địa hình Ma-rốc là núi đồi, với những cao nguyên rộng lớn. Xen kẽ giữa các dãy núi là các thung lũng và những dải đồng bằng phì nhiêu. Phía nam lãnh thổ Ma-rốc nằm trong sa mạc Xa-ha-ra.

Khí hậu của Ma-rốc rất khác nhau tuỳ theo từng vùng: có khí hậu Địa Trung Hải ở phía Bắc, Đại Tây Dương ở phía Đông và khí hậu sa mạc Xahara ở phía Nam. Chỉ những vùng ven biển mới có khí hậu ôn đới. Có thể nhận thấy những chênh lệch về khí hậu đáng kể trong cùng một ngày.

Vào mùa đông, khí hậu các vùng miền núi phía Nam thường lạnh và ẩm ướt, tuyết rơi nhiều ở vùng núi Atlas.

Tuy nhiên ở vùng Agadir, Fès, Marrakech và Ouarzazate thường có nắng 8h mỗi ngày. Nhiệt độ trung bình trong những thành phố này là trên 17oC. Đôi khi có gió Xirôcô loại gió đến từ hướng Đông mang theo không khí khô và nóng làm nhiệt độ tăng cao. Bên cạnh sa mạc Xahara luôn có những trận gió khô và nóng bỏng, nhiệt độ đôi khi lên đến 45oC vào tháng 8.

Tài nguyên thiên nhiên của Ma-rốc chủ yếu là khoáng sản, quan trọng nhất là phốt-phát. Ngoài ra còn có than đá, cobalt, sắt, chì, mangan, dầu mỏ, bạc, thiếc và kẽm.

I.2. Điều kiện chính trị - xã hội

Ma-rốc vốn là xứ sở của người Béc-be. Năm 682, người Arập xâm chiếm Ma-rốc. Đến giữa thế kỉ 19, Ma-rốc bị xâu xé bởi nhiều cường quốc phương Tây. Từ năm 1912, Pháp và Tây Ban Nha đô hộ Ma-rốc.

Đến tháng 3/1956, Pháp thừa nhận nền độc lập của Ma-rốc. Tháng 4/1956, Tây Ban Nha cũng thừa nhận nền độc lập của vùng đất Ma-rốc thuộc Tây Ban Nha. Tháng 8/1957, Mohamed V lên ngôi vua, lập ra vương quốc Ma-rốc.

Ma-rốc là một nước có nền quân chủ lập hiến, theo chế độ cha truyền con nối. Kể từ khi độc lập, đất nước đã có 5 Hiến pháp. Vua hiện nay là Mohamed VI lên ngôi từ năm 1999. Vua là chỉ huy tối cao các lực lượng quân đội và chỉ đạo Hội đồng Bộ trưởng. Vua lựa chọn Thủ tướng và bổ nhiệm các Bộ trưởng theo đề xuất của Thủ tướng. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Vua và Nghị viện. Ngoài vai trò chính trị cao nhất, nhà Vua còn nắm tính hợp pháp tôn giáo với tư cách Chỉ huy các Tín đồ và là con cháu của nhà tiên tri. Do vậy Hoàng Cung vẫn là tác nhân chính trị trung tâm cả trong lĩnh vực an ninh lẫn chính sách kinh tế.

Hiến pháp năm 1996 đã củng cố quyền của Nghị viện và lập ra chế độ hai viện. Nghị viện bao gồm Viện dân biểu (gồm các đại biểu được bầu nhiệm kỳ 5 năm bằng phổ thông đầu phiếu trực tiếp) và Viện cố vấn (được bầu nhiệm kỳ 9 năm bằng phổ thông đầu phiếu gián tiếp.

Ma.-rốc thông qua chế độ đa đảng chính trị, với khoảng 30 đảng phái hợp pháp. Đảng đối lập trước đây gồm hai đảng kế tục Phong trào độc lập dân tộc Ma-rốc là đảng Istiglal (PI) và Liên minh các lực lượng nhân dân xã hội chủ nghĩa (USFP). Từ năm 1998 đến 2002, đảng đối lập đứng đầu Liên minh Chính phủ, còn gọi là Chính phủ đan xen. Sau cuộc bầu cử tháng 9/2002, một liên minh mới được hình thành bao gồm các đảng USFP, PI, RNI (đảng trung hữu), đảng MP và đảng MNP (các đảng của người Béc-be), đứng đầu là Thủ tướng Driss Jettou, người không thuộc đảng phái nào. Theo công luận, Thủ tướng Jettou có một hình ảnh tốt (liêm khiết, có năng lực) và đã nỗ lực phát động những cuộc cải cách căn bản (bảo hiểm bệnh tật bắt buộc, lương hưu, đầu tư cải thiện cơ cấu kinh tế). Các đảng chính của phe đối lập là PJD (Đảng Hồi giáo), UC, PND (đảng cánh hữu) và GSU (đảng cánh tả cấp tiến). Cuộc bầu cử tối sẽ diễn ra vào tháng 9/2007.

Về mặt hành chính, lãnh thổ của Ma-rốc được chia thành 17 vùng (wilayas), 13 thành phố và 49 tỉnh. Năm 2002, phong trào phi tập trung hoá một lần nữa được đưa ra với việc thông qua Luật mới về công xã. Các đơn vị hành chính địa phương (xã, tỉnh, thành phố, vùng) do những người được bầu lãnh đạo có một vị trí ngày càng tăng trong hoạch định các chính sách phát triển địa phương.

Từ vài năm nay, Ma-rốc thực hiện mục tiêu thiết lập một chế độ dân chủ hơn và xây dựng một Nhà nước pháp quyền (ban hành Bộ luật gia đình mới, Luật về các đảng phái chính trị, Luật chống tra tấn…).

Trong lĩnh vực xã hội, Chương trình phát triển Liên Hiệp quốc đã xếp Ma-rốc đứng ở vị trí 123 về chỉ số phát triển con người. Nghèo đói tác động trước tiên đến các vùng nông thôn và phụ nữ. Vào tháng 5/2005, Đức Vua đã thông báo phát động Sáng kiến quốc gia về phát triển con người, đề xuất một chiến lược tổng thể đấu tranh chống đói nghèo bao gồm nhà ở, cơ sở hạ tầng cơ bản, y tế, giáo dục và việc làm. Chính phủ dự kiến sẽ dành 10 tỷ điham (1,2 tỷ USD) từ nay đến 2010 cho sáng kiến này.

Tình hình chính trị xã hội Ma-rốc hiện nay nhìn chung ổn định. Tuy nhiên vấn đề Tây Xa-ha-ra vẫn đang là một điểm nóng chính trị của Ma-rốc. Giải pháp do Liên hiệp quốc đưa ra từ hơn 10 năm nay nhằm tổ chức trưng cầu dân ý để nhân dân Tây Xa-ha-ra tự quyết định tương lai của mình vẫn không thực hiện được. Trong khi đó chính quyền ở đây đã tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Arập Xarauy Dân chủ, tuy chưa được Liên hiệp quốc và nhiều nước trên thế giới công nhận.



I.3. Vấn đề Tây Xa-ha-ra

Việc giải quyết xung đột khu vực sa mạc Tây Xa-ha-ra ( gọi tắt là vấn đề Tây Xa-ha-ra ) giữa một số quốc gia Bắc phi hiện là vấn đề sống còn đối với việc giữ vững ổn định và phát triển trong khu vực. Quá trình này cho đến nay vẫn chưa được giải quyết xong.



  1. Vài nét về Tây Xa-ha-ra

Vùng Tây Xa-ha-ra có diện tích 252.100km2, dân số khoảng 186.000 người, là khu vực giàu phốt phát (trữ lượng 1 tỷ tấn), sắt, có thể có cả dầu lửa và khí đốt (Ma-rốc là quốc gia cho đến nay chưa tìm ra dầu lửa, hàng năm phải nhập gần như toàn bộ dầu thô và khí đốt để tinh chế đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu). Trong lịch sử, Tây Xa-ha-ra là một bộ phận của lãnh thổ Ma-rốc bị Tây Ban Nha đô hộ từ năm 1884. Năm 1975, Tây Ban Nha trao trả độc lập cho Tây Xa-ha-ra và năm 1976, Mặt trận Polisario, được sự hỗ trợ của An-giê-ri, đã tuyên bố thành lập nước Cộng hoà A-rập Xa-ra-uy Dân chủ (RASD).

Sau khi tuyên bố thành lập, RASD được trên 70 nước (trong đó có Việt Nam năm 1979), chủ yếu là các nước châu Phi và Mỹ La tinh công nhận (chưa có nước lớn nào công nhận RASD). Nhưng những năm gần đây đã có trên 20 nước rút sự công nhận RASD trong đó đáng chú ý là Ấn Độ vì RASD thực sự yếu, nội bộ bị các lực lượng thân Ma-rốc chia rẽ, phân hoá. Gần đây nhiều lãnh đạo cao cấp của RASD đã chạy sang Ma-rốc, ngoài ra RASD lại thiếu sự hỗ trợ mạnh mẽ và hiệu quả của quốc tế, kể cả Liên hiệp quốc (LHQ). Còn An-giê-ri, nước đỡ đầu của RASD, do tình hình trong nước khó khăn, lại chịu nhiều áp lực trong việc ủng hộ RASD nên buộc phải điều chỉnh chính sách, không ủng hộ và giúp RASD mạnh mẽ như trước.



2. Về giải pháp cho vấn đề Tây Xa-ha-ra

Năm 1991, LHQ đưa ra Nghị quyết số 690, vạch kế hoạch tổ chức trưng cầu dân ý để nhân dân Tây Xa-ha-ra tự quyết định : độc lập hay sáp nhập vào Ma-rốc. Nhưng hơn 10 năm nay, giải pháp này không thực hiện được do Ma-rốc và Mặt trận Polisario bất đồng về thành phần cử tri và thể thức trưng cầu dân ý.

Tháng 7/2002, Tổng Thư ký LHQ đưa ra một số giải pháp :


  • Giải pháp Con đường thứ ba, theo đó Tây Xa-ha-ra sẽ được hưởng quyền tự trị, nhưng vẫn nằm trong Ma-rốc.

  • Giải pháp chia lãnh thổ Tây Xa-ha-ra giữa Ma-rốc và Polisario.

  • Trường hợp những giải pháp trên không được chấp nhận, LHQ cảnh báo sẽ rút hoàn toàn sự tham gia của mình khỏi giải pháp Tây Xa-ha-ra.

Ngày 31/7/2003, Hội đồng bảo an LHQ đã thông qua Nghị quyết 1495 kêu gọi Ma-rốc và Polisario thực hiện kế hoạch hoà bình cho Tây Xa-ha-ra do James. Baker, Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Tây Xa-ha-ra soạn thảo và chỉnh sửa, thực chất dung hoà giải pháp Con đường thứ ba (Ma-rốc ủng hộ) và việc tổ chức trưng cầu dân ý (Polisario ủng hộ) với nội dung chính là thành lập một chính quyền tạm thời quản lý vùng này với một số quyền hạn chế (nắm hành chính địa phương, thuế, an ninh nội bộ) còn các quyền chủ quyền (ngoại giao, an ninh quốc gia, quốc phòng, nội vụ) do Ma-rốc nắm với mục tiêu xây dựng quy chế vĩnh viễn cho CH Xa-ra-uy bằng trưng cầu dân ý sau 5 năm. Kế hoạch này được Mặt trận Polisario, An-giê-ri, Anh, Tây Ban Nha ủng hộ, nhưng bị Ma-rốc, Pháp phản đối. Mỹ giữ thái độ trung lập, thực tế ủng hộ Ma-rốc.

Cộng hoà A-rập Xa-ra-uy Dân chủ (RASD) hiện đang gặp nhiều khó khăn : Hiện nay RASD chỉ kiểm soát được 35% lãnh thổ, còn Ma-rốc kiểm soát 65%. Tháng 1/2003, Cam-pu-chia tuyên bố không công nhận RASD ; Ngày 26/10/2004, Liên bang Serbie-Monténegro rút sự công nhận RASD (Nam Tư cũ đã chính thức công nhận RASD năm 1984). Ngày 5/4/2005, Tổng thống Madagascar tuyên bố ngừng việc công nhận RASD. Ngày 17/3/2006, Bộ trưởng Ngoại giao CH Tchad tuyên bố: Chính phủ Tchat đã quyết định rút công nhận RASD. Trong khi đó ngày 15/9/2004, Nam Phi lại công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với RASD (có thể do trụ sở Nghị viện Liên minh châu Phi-AU nằm tại Nam Phi trong khi RASD vẫn là thành viên của AU). Kên-ni-a và RASD (ngày 25/6/2005), Dăm-bi-a và RASD (ngày 10/7/2005) ra thông cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ. Ngày 19/10/2006 Kên-ni-a lại ra thông cáo rút sự công nhận RASD.

Tháng 6/2004, James Baker, đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Tây Xa-ha-ra từ chức, ông Alvaro de Soto thay thế, tuy nhiên vào tháng 5/2005, Alvaro được cử chức Đặc phái viên TTK/LHQ tại Trung Đông và sau đó vị trí Đặc phái viên TTK/LHQ về Tây Xa-ha-ra bị bỏ lửng cho đến cuối tháng 7/2005 thì TTK/LHQ cử Francesco Bastagli làm đại biện. Ngày 1/10/2005, ông Bastagli, sau khi gặp Ngoại trưởng An-giê-ri, tuyên bố với giới báo chí : Kế hoạch Baker đã được HĐBA/LHQ nhất trí thông qua tháng 7/2003 vẫn là tài liệu cơ bản để giải quyết vấn đề Tây Xa-ha-ra, đồng thời khẳng định: Cuộc xung đột ở Tây Xa-ha-ra là vấn đề phi thực dân hoá và nó thuộc về Uỷ ban phi thực dân hoá của LHQ (thực chất Nghị quyết ủng hộ kế hoạch Baker). Tháng 10/2005, đặc phái viên mới của TTK/LHQ là ông Peter Van Walsum trong chuyến thăm và làm việc tại Ma-rốc, An-giê-ri và Mô-ri-ta-ni đã nêu rõ: Giải pháp cho vấn đề này phải nằm trong chương trình nghị sự của LHQ, nó phụ thuộc vào ý chí của TTK/LHQ cũng như sự quan tâm của các nhà lãnh đạo các nước trong việc đóng góp thiện chí tháo gỡ vấn đề này.

Ngày 28/4/2006, HĐBA/LHQ thông qua Nghị quyết 1675 về Tây Xa-ha-ra khẳng định lại lập trường về quyền tự quyết của nhân dân Xa-ra-uy được bày tỏ ý nguyện thông qua tổng tuyển cử có sự giám sát của lực lượng bảo vệ hoà bình LHQ, đề nghị các bên (Ma-rốc và Polisario) và các Nhà nước trong khu vực tiếp tục hợp tác chặt chẽ với LHQ để chấm dứt tình trạng bế tắc hiện nay và hướng tới một giải pháp chính trị bền vững, công bằng, được các bên đồng thuận, kéo dài thời gian hoạt động của Phái đoàn LHQ về trưng cầu dân ý tại Tây Xa-ha-ra đến ngày 31/10/2006.

3. Thái độ của các bên liên quan


  • RASD : Ủng hộ kế hoạch của LHQ và cho rằng Nghị quyết số 1495 của LHQ về trưng cầu dân ý về quyền tự quyết của nhân dân Tây Xa-ha-ra là cơ sở để giải quyết cuộc xung đột, kiên quyết bác bỏ giải pháp Con đường thứ ba.

  • An-giê-ri : Ủng hộ lập trường RASD, cam kết ủng hộ và sẵn sàng đóng góp vào tiến trình hoà bình ở Tây Xa-ha-ra. An-giê-ri công khai coi đây là vấn đề phi thực dân hoá, cần giải quyết giữa Polisario và Ma-rốc trong khuôn khổ LHQ, không thừa nhận vai trò bảo trợ Polisario của mình.

  • Ma-rốc : Tìm mọi cách không thực hiện kế hoạch của LHQ về trưng cầu dân ý, ráo riết vận động các nước rút lui công nhận RASD và ủng hộ giải pháp Con đường thứ ba. Ma-rốc kiên quyết bác bỏ giải pháp chia lãnh thổ với Polisario.

  • Mỹ, Pháp và một số nước Tây Âu : Ủng hộ giải pháp Con đường thứ ba, sáp nhập Tây Xa-ha-ra vào Ma-rốc với quy chế tự trị. Tây Ban Nha ủng hộ một giải pháp chính trị trên cơ sở đàm phán giữa Ma-rốc và Polisario và không ủng hộ thực hiện các nghị quyết của LHQ.

4. Vận động của Ma-rốc và RASD với Việt Nam

Những năm gần đây, Ma-rốc tìm mọi cách vận động các nước thay đổi thái độ với vấn đề Tây Xa-ha-ra, trong đó có Việt Nam. Ma-rốc đã cử đặc phái viên của Bộ trưởng Ngoại giao (năm 2000) và Tổng Thư ký BNG và Hợp tác (2002) vào Việt Nam. Tháng 3/2003, Chủ tịch Hạ viện Ma-rốc thăm nước ta có nhắc đến việc này và đề nghị Việt Nam giúp đỡ trong việc giải quyết vấn đề này. Dịp Đại sứ ta trình thư uỷ nhiệm (16/9/2004) và Đại sứ Ma-rốc vào VN (10/2004) để chuẩn bị đón Thủ tướng ta thăm Ma-rốc (11/2004), Ma-rốc mong muốn Việt Nam có lập trường trung lập và ủng hộ vấn đề này tại LHQ và các diễn đàn quốc tế. Trong chuyến thăm Ma-rốc của Thủ tướng Phan Văn Khải, Ma-rốc không đặt vấn đề ra thông cáo chung nhưng nếu ta có thông cáo chung tại An-giê-ri thì đề nghị cũng có ở Ma-rốc. Nếu thông cáo chung có đề cập vấn đề Tây Xa-ha-ra thì lấy lời lẽ trong thư của TTK/LHQ ngày 11/6/2004 gửi Chủ tịch HĐBA/LHQ với nội dung ca ngợi James Baker và giao cho Đặc phái viên mới Alvaro de Soto nhiệm vụ: Tiếp tục làm việc với các bên và các nước láng giềng để tìm kiếm một giải pháp chính trị công bằng, bền vững và chấp nhận được với tất cả các bên, sẽ đảm bảo quyền tự quyết của nhân dân Tây Xa-ha-ra trong khi dàn xếp với phù hợp với các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương LHQ.

Tháng 7/2005, Bộ trưởng đặc trách - Đặc phái viên của Vua Ma-rốc vào ta vận động Việt Nam có lập trường trung lập và tích cực hơn về vấn đề Tây Xa-ha-ra và hy vọng lập trường Việt Nam biến chuyển dần. Tháng 3/2006, trong các cuộc gặp Lãnh đạo ta, Đại sứ Ma-rốc đầu tiên thường trú tại Việt Nam đều nêu vấn đề này và vận động ta ủng hộ lập trường Ma-rốc. Tháng 8/2006, Bộ trưởng-Đặc phái viên Vua Ma-rốc vào Việt Nam lại vận động ta ủng hộ lập trường và giải pháp của Ma-rốc, thậm chí đề nghị ta rút công nhận RASD.

Về phía RASD, tháng 3/2003, Cố vấn ngoại giao của Thủ tướng RASD đã vào gặp lãnh đạo Vụ TAPC-Bộ Ngoại giao để thăm dò ta. Tháng 12/2003, phía RASD đã định cử Công sứ toàn quyền phủ Tổng thống làm đặc phái viên mang thông điệp của Tổng thống gửi Chủ tịch nước Trần Đức Lương, sau đó không thấy vào Việt Nam. Ngày 5/10/2004, Cố vấn ngoại giao của Thủ tướng RASD đã vào gặp lãnh đạo Vụ TACP-BNG, chuyển thư của Tổng thống Xa-ra-uy đến Chủ tịch Trần Đức Lương, bày tỏ dự định xin mở Đại sứ quán tại Việt Nam và đề nghị Việt Nam ủng hộ việc RASD xin gia nhập, làm thành viên chính thức LHQ. Ngày 29/6/2005, Cố vấn ngoại giao của Thủ tướng RASD lại vào Việt Nam nhắc lại vấn đề mở Đại sứ quán tại Việt Nam (ta đã bố trí lãnh đạo Vụ TACP tiếp). Ngày 10/10/2006, Cố vấn ngoại giao của Thủ tướng RASD lại vào Việt Nam vận động ta giữ vững lập trường như cũ và nhắc lại vấn đề mở ĐSQ ở ta (lãnh đạo Vụ TACP tiếp).

5. Thái độ của Việt Nam

Chủ trương của ta là không để vấn đề Tây Xa-ha-ra ảnh hưởng đến quan hệ giữa ta với An-giê-ri và Ma-rốc vừa duy trì sự công nhận RASD. Trên tinh thần đó, trong dịp thăm hữu nghị chính thức An-giê-ri và Ma-rốc (11/2004), Thủ tướng Phan Văn Khải đã nêu lập trường của ta với vấn đề Tây Xa-ha-ra là :

Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực quốc tế và khu vực tìm kiếm giải pháp thương lượng, công bằng và thoả đáng cho vấn đề này, đảm bảo lợi ích và chấp nhận được với các bên liên quan, vì hoà bình, hợp tác và phát triển khu vực.

Lập trường này được cả Ma-rốc và An-giê-ri hoan nghênh.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã nhắc lại lập trường này trong chuyến thăm Ma-rốc và An-giê-ri vào tháng 12/2005.

Tháng 12/2006, trong buổi làm việc với Tổng thư ký Bộ Ngoại giao Ma-rốc tại trụ sở Bộ Ngoại giao nước này, khi được hỏi về vấn đề Tây Xa-ha-ra, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trần Đức Minh cũng nhắc lại lập trường nêu trên .



Каталог: uploads -> attach -> 197621262192400
attach -> Tri thức 001. Thống kê y tế II. Phân tích số liệu định lượng : Tham khảo môn Xử lý và phân tích số liệu / Đại học y tế công cộng
attach -> TRƯỜng đẠi học tôN ĐỨc thắng phòng đIỆn toáN & thông tin tư liệu danh mục sách mới tháng 06/2013
attach -> TÀi liệu cơ BẢn về BÊ-nanh và quan hệ VỚi việt nam I. Khái quát
attach -> Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia
attach -> Danh sách các công ty Sri Lanka đang có nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
attach -> TÊn công ty nhu cầU ĐỊa chỉ liên hệ
attach -> Nonlinear systems / Hassan K. Khalil
attach -> Thông tư 202/2014/tt-btc
attach -> PHỤ LỤc quy định thành phần hồ sơ thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 250/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ
197621262192400 -> Thương vụ Việt Nam tại Marốc Dự thảo cuốn sách Kinh doanh với thị trường Bénin

tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương