TÀi liệu cơ BẢn về BÊ-nanh và quan hệ VỚi việt nam I. Khái quát



tải về 71.54 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích71.54 Kb.
#2036
TÀI LIỆU CƠ BẢN VỀ BÊ-NANH VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM



I. Khái quát:

  - Nước Cộng hoà Bê-nanh (République du Benin)

- Thủ đô : Poóc-tô Nô-vô (Porto-Novo)

- Vị trí địa lý: nằm ở Vịnh Bê-nanh thuộc Tây Phi; Bắc giáp Ni-giê và Bu-ki-na Pha-sô; Đông giáp Ni-giê-ri-a; Tây giáp Tô-gô; Nam giáp Đại tây Dương.

- Diện tích : 110.620 km2

- Dân số : 9.598.787 người (Tháng 7/2012)  

- Tôn giáo : Tín ngưỡng cổ truyền: 50%; đạo Hồi: 20%; Thiên chúa giáo: 30%.

- Ngôn ngữ : chủ yếu dùng tiếng Pháp, ngoài ra có tiếng thổ dân của các bộ lạc.

- Đơn vị tiền tệ: Đồng Franc-CFA (1 USD = 500 FCFA).

- Khí hậu: Nhiệt đới, nóng, ẩm

- Quốc khánh : 1/8/1960 (ngày Pháp trao trả độc lập)

- Tổng thống: Thô-mát Bon-ni Y-a-i (Thomas Boni Yayi) (từ tháng 4/2006)

  2. Lịch sử:

- Bê-nanh (tên cũ là Dahomey) có lịch sử lâu đời với nền văn minh Abomey, làng nổi gần Cotonu... Vương quốc Abomey của người Fon có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phát triển quan hệ thương mại sớm với châu Âu. Behanzin là vị vua cuối cùng của Vương quốc này, là người đã anh dũng đấu tranh chống thực dân Pháp và bị thất bại năm 1893, kết thúc 3 thế kỷ tồn tại của điều đại. Từ đó, Dahomey bị Pháp xâm chiếm. Behanzin được coi như vị anh hùng dân tộc.

- Ngày 1/8/1960, Pháp trao trả độc lập cho Bê-nanh.

- Ngày 30/11/1975, Đảng Cách mạng Nhân dân Bê-nanh được thành lập (Đảng cầm quyền duy nhất) do Tổng thống M.Kérékou đứng đầu. Nước Cộng hoà Dahomey được đổi thành Cộng hoà Nhân dân Bê-nanh, phát triển đất nước theo xu hướng XHCN.

- Bị áp lực mạnh mẽ của các thế lực đối lập, Đại hội Quốc dân được triệu tập vào ngày 19/2/1990. Đại hội quyết định giải tán Đảng Cách mạng Nhân dân, thực hiện chế độ đa đảng, thành lập Chính phủ quá độ 12 tháng, sửa đổi Hiến pháp, bầu Quốc hội mới, đổi tên nước thành Cộng hoà Bê-nanh, lấy lại Quốc kỳ Dahomey và ngày Pháp trao trả độc lập (1/8/1960) làm ngày kỷ niệm Quốc khánh hàng năm.

- Tháng 12/1990, Bê-nanh tổ chức trưng cầu dân ý thông qua Hiến pháp mới. Tháng 3/1991, Bê-nanh tiến hành tổng tuyển cử tự do đa đảng đầu tiên.

- Tháng 3/2006, Bê-nanh tổ chức bầu cử và Tổng thống mới được bầu là ông Yayi Boni.

3. Chính trị:

3.1. Đối nội

- Thể chế chính trị: Cộng hoà Tổng thống. Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm, đồng thời là người đứng đầu Chính phủ.

- Quốc hội nhiệm kỳ 4 năm.

- Bê-nanh thực hiện chế độ đa đảng

  3.2. Đối ngoại:

- Bê-nanh là thành viên LHQ, thành viên không thường trực HĐBA/LHQ (2004-2005), Phong trào KLK, Liên minh châu Phi (AU), Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp (Francophonie), FAO, ECOWAS (Cộng đồng kinh tế Tây Phi), NEPAD, WTO, Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (UEMOA).

        - Chính sách đối ngoại của Bê-nanh là ưu tiên hợp tác khu vực, coi trọng quan hệ với phương Tây, nhất là Pháp và các tổ chức quốc tế, tài chính quốc tế để tranh thủ vốn và kỹ thuật.

4. Kinh tế:

Năm 2011, GDP của Bê-nanh đạt 7,183 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 748 USD, tỷ lệ tăng trưởng 3,5 %. Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm 36%, công nghiệp 6,4% và dịch vụ 57,6%.

Tài nguyên thiên nhiên có sắt (trữ lượng 1 tỷ tấn), phốt phát, vàng, đá trắng và dầu lửa ở thềm lục địa.

Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, chiếm 80% thu nhập quốc dân. Nông nghiệp Bê-nanh lạc hậu, sản phẩm chủ yếu là lương thực và bông ngoài ra còn có dầu cọ, ngô, lạc, kê, ca cao v.v... Ngành chăn nuôi có cừu, dê. Bê-nanh vẫn phải nhập phần lớn lương thực. Công nghiệp Bê-nanh nhỏ bé, chủ yếu là ngành công nghiệp ép dầu cọ và khai thác sắt. Nền kinh tế ngầm (buôn bán lậu qua biên giới) chiếm đến 50% nền kinh tế Bê-nanh.

Cảng Cotonou là bến quá cảnh của nhiều nước trong vùng Vịnh Bê-nanh mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho nước này.

Về ngoại thương, năm 2011, kim ngạch xuất khẩu Bê-nanh đạt 1,593 tỷ USD với các mặt hàng xuất khẩu chính là bông, điều, dầu thô, các sản phẩm từ cọ, dừa. Các đối tác xuất khẩu chính gồm: India (32,4%), Trung Quốc (20%), Indonesia (6,8%), Niger (4,8%), Singapore (4,4%), Nigeria (4,2%).



Năm 2011, kim ngạch nhập khẩu của Bê-nanh đạt 2,188 tỷ USD với các mặt hàng chính gồm thực phẩm, các sản phẩm dầu lửa, thiết bị. Các đối tác nhập khẩu gồm có Trung Quốc (31,1%), Pháp (12,2%), Anh (7,6%), Mỹ (6,7%), Ấn Độ (6,5%), New Zeland (4,6%), Bỉ (4,3%).

5. Quan hệ Việt Nam-Bê-nanh:

a. Quan hệ chính trị:

Việt Nam và Bê-nanh lập quan hệ ngoại giao ngày 14/3/1973. Hiện nay, Đại quán sứ ta ở Maroc kiêm nhiệm Bê-nanh. Đại sứ Bê-nanh thường trú ở Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam.

Quan hệ chính trị giữa hai nước rất tốt đẹp. Lãnh đạo và nhân dân Bê-nanh luôn coi Việt Nam như tấm gương sáng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, nhất là trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và  phát triển kinh tế. Bê-nanh mong muốn học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam, cũng như hợp tác với ta trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại, nông nghiệp, y tế và giáo dục.

b. Trao đổi đoàn:

Các đoàn Việt Nam thăm Bạn: Phó chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ (1978), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1980), Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình dự Hội nghị Cấp cao khối Pháp ngữ tại Bê-nanh (1995), Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh (1996), Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa (2003).

Năm 2009, Bộ Công Thương (Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á) đã chủ trì tổ chức đoàn doanh nghiệp sang tham dự Cuộc gặp Bên mua/Bên bán về dệt may và bông tại Bê-nanh.

Các đoàn Bê-nanh thăm Việt Nam: Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Pierre Osho (1997), Tổng thống Bê-nanh Mathieu Kérékou dự Hội nghị cấp cao 7 các nước có sử dụng Tiếng Pháp (11/1997), Bộ trưởng Ngoại giao Bê-nanh (29-31/10/2006), Tổng thống Bê-nanh Boni Yayi (09-11/11/2006), Đặc phái viên Tổng thống Bê-nanh chuyển thông điệp đặc biệt của Tổng thống Bê-nanh (5/2008), Bộ trưởng Nông nghiệp, Chăn nuôi và Nghề cá (13-15/8/2008).   

 c. Các Hiệp định đã ký:

Hiệp định khung về hợp tác Kinh tế, Thương mại, Văn hoá, KHKT (1996), Hiệp định tham vấn chính trị và ngoại giao giữa hai Bộ Ngoại giao (2003), Biên bản giữa hai Bộ Nông nghiệp về việc Bê-nanh mời 16 chuyên gia và kỹ thuật viên nông nghiệp Việt Nam sang giúp bạn phát triển ngành trồng lúa (2008).

- Việt Nam - Bê-nanh - FAO đã đã ký hiệp định 3 bên giúp Bê-nanh phát triển lúa nước (11/1998). Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2006, Tổng thống Bê-nanh đã đề nghị ta cử 100 chuyên gia và kỹ thuật viên nông nghiệp sang giúp bạn với sự tài trợ của FAO.

- Nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam (8/2008), Bộ trưởng Nông nghiệp hai nước đã ký biên bản về việc Bê-nanh mời 20 chuyên gia và kỹ thuật viên nông nghiệp Việt Nam sang giúp bạn phát triển ngành trồng lúa.

 d) Quan hệ thương mại:

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, năm 2010, tổng trao đổi thương mại hai chiều đạt 53 triệu USD trong đó Việt Nam xuất khẩu 13,1 triệu USD và nhập khẩu 39,9 triệu USD hàng hóa các loại. Đến năm 2011, trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 82,96 triệu USD, tăng 57% so với năm 2010, trong đó ta xuất 15,61 triệu USD, chủ yếu là gạo, nguyên phụ liệu thuốc lá, sắt thép các loại, lưới đánh cá..., và nhập 67,35 triệu USD, chủ yếu là bông, hạt điều, thép phế liệu



  Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Bê-nanh năm 2011

Tên mặt hàng Giá trị USD

Bánh, kẹo & sản phẩm từ ngũ cốc

USD

 

268.758

Cơm dừa sấy khô

USD

 

91.508

Dao cạo và lưỡi dao cạo

USD

 

252.861

Gạo

Tấn

4.500

8.171.702

Gỗ

USD

 

89.499

Hàng Hải sản

USD

 

64.792

Hàng hoá khác

USD

 

406.801

Hàng rau quả

USD

 

9.360

Lưới đánh cá

USD

 

559.621

Máy móc thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

USD

 

35.635

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện

USD

 

263.119

Nguyên phụ liệu dệt may, da & giày

USD

 

52.656

Nguyên phụ liệu thuốc lá

USD

 

4.081.369

Nước uống các loại đóng chai (mã 2202)

USD

 

24.500

Sản phẩm chất dẻo

USD

 

9.000

Sản phẩm dệt may

USD

 

8.280

Sản phẩm gỗ

USD

 

18.312

Sản phẩm hoá chất

USD

 

49.490

Sắt thép các loại

Tấn

358

1.045.360

Tân dược

USD

 

96.000

Túi xách, ví, vali, mũ & ô dù

USD

 

16.410

Tổng







15.615.033

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu của VN từ Bê-nanh năm 2011

STT

Tên mặt hàng

Đơn vị tính

Số lượng

Giá trị (USD)

1

Bông các loại

Tấn

429

6.811.028

2

Gỗ & sản phẩm gỗ

USD

 

1.145.280

3

Hạt điều

Tấn

166

23.085.927

4

Hạt vừng

Tấn

12

9.440

5

Sắt thép phế liệu



USD



 

36.307.263





Tổng cộng





67.358.938



Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

9 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu sang Bê-nanh giảm mạnh chỉ đạt 5,73 triệu USD chủ yếu là gạo, thuốc lá điếu, gỗ, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Nhập khẩu cũng chỉ đạt 38,31 triệu USD với các mặt hàng chính là sắt thép phế liệu, hạt điều, bông các loại.



6. Một số lưu ý khi kinh doanh tại thị trường Bê-nanh

Thương mại của Việt Nam và Bê-nanh có nhiều điểm bổ sung cho nhau: Nước ta có thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu gạo, sản phẩm điện tử, dệt may, da giày, nguyên phụ liệu thuốc lá,... trong khi Bê-nanh cần nhập khẩu những mặt hàng này. Ngược lại, Bê-nanh có lợi thế sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu như bông, hạt điều, gỗ, sắt thép phế liệu phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam để phục vụ sản xuất công nghiệp trong nước. Mặc dù trong vài năm qua, sản xuất lúa của Bê-nanh không ngừng tăng nhưng cũng chỉ đạt 30.000 tấn, đáp ứng từ 10 đến 15% nhu cầu trong nước (80.000 tấn gạo). Một vấn đề nữa đối với gạo trong nước là chất lượng kém, chứa nhiều tạp chất do công nghệ chế biến lạc hậu. Do vậy, trung bình mỗi năm Bê-nanh phải nhập khoảng 50.000 tấn gạo. Bên cạnh việc nhập khẩu gạo để đáp ứng nhu cầu trong nước, Bê-nanh còn mua gạo để tái xuất sang Nigiêria, khối lượng từ 50.000 đến 150.000 tấn mỗi năm.



Ngành bông là một trong những cột trụ của nền kinh tế Bê-nanh, đóng góp 14% GDP và chiếm 60% mạng lưới công nghiệp quốc gia. Bông là sản phẩm xuất khẩu chính của Bê-nanh, chiếm từ 50% đến 75% xuất khẩu hàng năm của nước này. Năm 2011, sản lượng bông đạt 220.000 tấn trong đó phần lớn dành cho xuất khẩu.

Bê-nanh có cảng biển Cotonou lớn thứ 5 ở châu Phi, hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ hiện đại nối liền với các thành phố lớn ở Tây Phi, được xem là cửa ngõ để hàng hóa của ta có thể thâm nhập thị trường khu vực rộng lớn với tổng dân số 250 triệu người. Trong thời gian tới, bên cạnh hoạt động thương mại, doanh nghiệp Việt Nam có thể xem xét khả năng mở văn phòng đại diện hoặc đầu tư tại Bê-nanh để tạo thuận lợi cho việc giao dịch trực tiếp và tận dụng nguồn nhân công, nguyên liệu dồi dào của địa phương, khai thác những lợi thế về thuế quan mà Bê-nanh được hưởng để xuất khẩu hàng sang EU, Mỹ và những nước khác trong khu vực Tây Phi.

Khi thiết lập quan hệ thương mại hoặc đầu tư với các đối tác Bê-nanh, doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý một số vấn đề liên quan đến quy định XNK, khâu thanh toán (do các đối tác Bê-nanh) thường đề nghị mua hàng trả chậm), tình trạng lừa đảo qua mạng internet, vấn đề ngôn ngữ (Bê-nanh là quốc gia nói tiếng Pháp)...

Tại những nước khu vực Tây và Trung Phi như Bê-nanh, Togo, Cameroon, luật thương mại khá thông thoáng. Đối với những mặt hàng thông thường thì nhà xuất khẩu nước ngoài không phải chứng minh đã từng xuất khẩu hàng vào nước sở tại hay phải đăng ký tại Phòng Công Nghiệp và Thương mại hoặc Bộ Thương Mại  của nước nhập khẩu. Ngoài ra, nhà xuất khẩu không phải xin giấy phép nhập khẩu hay thanh toán phí nhập khẩu theo yêu cầu của khách hàng vì (nếu có) trách nhiệm này thuộc về người nhập khẩu.

Thời gian qua, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á và các Thương vụ Việt Nam tại châu Phi đã nhận được nhiều thư của doanh nghiệp trong nước đề nghị thẩm tra tư cách pháp nhân các đối tác thương mại tại Bê-nanh tìm thấy qua mạng internet. Qua xác minh, đã phát hiện một số doanh nghiệp tại Bê-nanh có biểu hiện lừa đảo. Thủ đoạn mà các doanh nghiệp Bê-nanh hay dùng  là yêu cầu nhà xuất khẩu phải trả phí trước trị giá từ 1.500 USD đến 6.000 USD với những lý do như: Phí đăng ký sản phẩm nhập khẩu; Phí xin giấy phép nhập khẩu và hợp thức hoá giấy tờ này; Phí theo quy định của Bộ Tài chính Bê-nanh về kiểm soát chống khủng bố, rửa tiền, buôn lậu ma tuý; Phí trả cho luật sư thay mặt người bán ký hợp đồng trước sự chứng kiến của ngân hàng nước sở tại; Phí hợp thức hoá hợp đồng…

Để lừa nhà xuất khẩu, công ty Bê-nanh thường đề xuất những hợp đồng có trị giá rất lớn, mong muốn thiết lập quan hệ lâu dài và dễ dàng chấp nhận mọi điều kiện của người bán. Để chứng minh, công ty Bê-nanh thường cung cấp những giấy tờ có dấu của các cơ quan có thẩm quyền địa phương như giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy xác nhận … nhưng thường đây là giấy tờ và con dấu giả.

Bê-nanh là một nước nói tiếng Pháp do vậy các văn bản hành chính chính thức như giấy phép đăng kí kinh doanh, thẻ xuất nhập khẩu phải được viết bằng tiếng Pháp. Nếu viết bằng tiếng Anh thì đó là văn bản giả mạo.

Vì vậy, khi phát hiện ra những dấu hiệu kể trên, doanh nghiệp Việt Nam cần chấm dứt ngay giao dịch với các đối tác Bê-nanh./.

Hoàng Đức Nhuận






Каталог: uploads -> attach
attach -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
attach -> Tri thức 001. Thống kê y tế II. Phân tích số liệu định lượng : Tham khảo môn Xử lý và phân tích số liệu / Đại học y tế công cộng
attach -> TRƯỜng đẠi học tôN ĐỨc thắng phòng đIỆn toáN & thông tin tư liệu danh mục sách mới tháng 06/2013
attach -> Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia
attach -> Danh sách các công ty Sri Lanka đang có nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
attach -> TÊn công ty nhu cầU ĐỊa chỉ liên hệ
attach -> Nonlinear systems / Hassan K. Khalil
attach -> Thông tư 202/2014/tt-btc
attach -> PHỤ LỤc quy định thành phần hồ sơ thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 250/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ
attach -> [. 1]Thời đại đồ đá

tải về 71.54 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương