Thương vụ vn tại Ma-rốc Dự thảo cuốn sách Kinh doanh với thị trường Ma-rốc


d) Kiểm soát hối đoái đối với các hoạt động đầu tư



tải về 1.51 Mb.
trang6/11
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.51 Mb.
#35819
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

d) Kiểm soát hối đoái đối với các hoạt động đầu tư:


- Khả năng chuyển đổi tiền được bảo đảm đối với đầu tư nước ngoài thực hiện bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng diham có thể chuyển đổi:

Về mặt đầu tư nước ngoài được thực hiện bằng ngoại tệ, Cơ quan hối đoái đã thiết lập một chế độ chuyển đổi tiền đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển thu nhập sinh lợi từ các khoản đầu tư và hồi hương sản phẩm để trả nợ hoặc chuyển nhượng đầu tư bằng ngoại tệ (thông tri số 1589 ngày 15/9/1992). Những quy định này liên quan đến các khoản đầu tư do các thể nhân hoặc pháp nhân có quốc tịch nước ngoài, không cư trú hoặc cư trú tại Ma-rốc và những thể nhân quốc tịch Ma-rốc sống ở nước ngoài thực hiện.



- Các ngân hàng từ nay có thể dành cho các thể nhân không cư trú tại Ma-rốc các khoản tín dụng bằng diham để tài trợ việc mua sắm hoặc xây dựng tài sản trong nhà tại Ma-rốc:

Tuy nhiên, những người được hưởng lợi mà không cư trú tại Ma-rốc phải đóng góp ngoại tệ tối thiểu 30% giá tài sản nhà ở cần mua hoặc cần xây dựng. Việc bồi hoàn tín dụng phải được thực hiện bằng cách chuyển nhượng ngoại tệ hoặc dư nợ của tài khoản nước ngoài bằng diham có thể chuyển đổi được mở với tư cách của cá nhân có liên quan (thông tri số 1691 ngày 3/12/2002).



- Các hoạt động tài trợ từ bên ngoài được tự do hoá:

Các hoạt động vay bên ngoài do các doanh nghiệp Ma-rốc thực hiện hoặc thông qua một ngân hàng Ma-rốc được phép tài trợ các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu và đầu tư (thông tri số 1605 ngày 4/6/1993).



B. Kiểm soát hối đoái liên quan đến các thể nhân đi khỏi lãnh thổ Ma-rốc:

Đối với người nước ngoài, quyền chuyển tiền tức thì là 25.000 diham/mỗi năm lưu trú tại Ma-rốc và số dư có thể ghi trên một tài khoản có thể chuyển đổi một cách có kỳ hạn (thông tri số 1485 ngày 18/12/1986 và thông tri số 85 ngày 5/3/1965).

Khi đi khỏi Ma-rốc, người nước ngoài có quyền chuyển một khoản tương đương 25.000 DH mỗi năm lưu trú tại Ma-rốc (thông tri số 1485 ngày 18/12/1986 và thông tri số 85 ngày 5/3/1965).

Nếu quyền này không đủ để có thể cho phép rút vốn chuyển tiền, số dư ghi tại ngân hàng trên một tài khoản có thể chuyển đổi có thời hạn, chuyển tiền trong 5 năm với tỷ lệ 20% mỗi năm (thông tri số 1573 ngày 24/1/1992).

Việc chuyển vốn với tư cách chuyển giao quyền thừa kế cho người được thừa hưởng không cư trú tại Ma-rốc được thực hiện theo cùng quy định (thông tư số 1611 ngày 1/12/1993).

* 1 USD = 9,4 dirham (tháng 3/2006)

VI. Hoạt động nhượng quyền thương hiệu tại Ma-rốc

Trong những năm qua, hoạt động nhượng quyền thương hiệu tại Ma-rốc phát triển rất mạnh với tốc độ 15 nhãn hiệu mới mỗi năm liên quan đến nhiều lĩnh vực.



a) Tình hình nhượng quyền thương hiệu tại Ma-rốc

Trong 4 năm qua, số lượng thương hiệu được nhượng quyền tại Ma-rốc đã tăng gần gấp ba lần. Hiện nay với khoảng 174 nhãn hiệu, mạng lưới thương hiệu nhượng quyền không ngừng được đa dạng và phát triển không chỉ ở những thành phố lớn, điều này cho thấy ngày càng có nhiều doanh nghiệp Ma-rốc quan tâm đến dịch vụ này. Từ lĩnh vực hoá dược đến thiết bị văn phòng, rồi nghề gỗ công nghiệp, fast-food, hoạt động nhượng quyền đã nở rộ khắp nơi tại Ma-rốc.

Thành phố Casablanca đang dẫn đầu trong khu vực và ở châu Phi về lĩnh vực nhượng quyền với việc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà nhượng quyền trong và ngoài nước.

Trong những năm qua, việc phát triển nhanh chóng hoạt động nhượng quyền đã góp phần to lớn vào việc hiện đại hoá lĩnh vực thương mại. Quá trình phát triển hoạt động này được chia làm hai giai đoạn. Từ năm 1960 đến 1990, tỷ lệ tăng trưởng của hình thức này còn rất chậm với tốc độ cứ 5 năm có 1 nhãn hiệu được nhượng quyền. Lần nhượng quyền đầu tiên ở Ma-rốc là vào năm 1962 khi công ty SCAL đã nhận làm đại lý nhận quyền cho cty Avis của Mỹ. Một năm sau đó, đến lượt cty Hertz. 16 năm sau, công ty Europcar của Pháp xuất hiện tại Ma-rốc và đến năm 1981, trường giáo dục tin học Pigier tham gia nhượng quyền ở thị trường này với mạng lưới đại lý đông đảo nhất.

Kể từ năm 1990, tỷ lệ tăng trưởng hoạt động nhượng quyền đã cao hơn rất nhiều với mức trung bình 6 thương hiệu mỗi năm. Năm 1997, Bộ Công nghiệp và Thương mại Ma-rốc thống kê có 42 mạng lưới nhượng quyền với 174 điểm bán, năm 2002 có 120 mạng lưới với 540 điểm bán, năm 2004 con số này đã lên tới 164 thương hiệu với 709 điểm bán. Như vậy, mạng lưới thương hiệu được nhượng quyền đã tăng 185% trong vòng 5 năm và 20% trong vòng 15 tháng.

Mặc dù có sự phát triển nhanh như vậy nhưng một số tên tuổi cũng đã thất bại tại thị trường này như Nectar, Subway, Benetton, Megastore, Vitalise, Dairy Queen hay Tele Pizza.

b) Các loại hình nhượng quyền thương hiệu tại Ma-rốc

Nhượng quyền theo ngành hoạt động

Những mạng lưới nhượng quyền thương hiệu chính gồm may mặc-lĩnh vực năng động nhất chiếm 29%, tiếp theo là nhà hàng 11%, mỹ phẩm và kiểu tóc 7%, mứt kẹo 6%, đồ gỗ 6%, thuê xe 4%, dạy học %, quang học và quà biếu 3%, giải trí và y tế 2% và những lĩnh vực khác 28%. Nếu so sánh với kết quả thống kê năm 1997 thì lĩnh vực may mặc đã có tốc độ nhượng quyền tăng 500%.



Bản chất các mạng lưới nhượng quyền

Cho đến nay, 65 mạng lưới tức 40% trên tổng số mạng lưới nhượng quyền thương hiệu đã chọn loại hợp đồng master cho phép độc quyền khai thác và chuyển giao nhãn hiệu tại lãnh thổ Ma-rốc. 44% tức 70 thương hiệu hiệu thích sử dụng loại hợp đồng nhượng quyền trực tiếp. Số còn lại khoảng 16% với 25 thương hiệu là những nhà nhượng quyền của Ma-rốc.



Xuất xứ các công ty nhượng quyền thương hiệu

Pháp là nước có nhiều thương hiệu nhượng quyền tại Ma-rốc nhất với 49% chủ yếu thuộc các lĩnh vực may mặc, đồ mỹ phẩm, kiểu tóc. Xuất hiện nhiều trong lĩnh vực nhà hàng, giáo dục và cho thuê xe, Mỹ đứng vị trí thứ hai với 19 thương hiệu (11%). Ngoài ra còn có những thương hiệu của Bỉ (5%), Tây Ban Nha (4%), Anh và Đan Mạch (4%) và Ma-rốc (16%). Thành công của hoạt động nhượng quyền thương hiệu nước ngoài đã khuyến khích các nhà đầu từ Ma-rốc phát triển việc nhượng quyền trong nước với 20 thương hiệu.



Phân chia địa lý

Việc phân chia địa lý tập trung chủ yếu tại TP Casablanca với 147 thương hiệu chiếm 90% trong khi thủ đô Rabat chiếm 48% với 78 thương hiệu, các TP khác là Marrakech, Meknes/Fès và Agadir chiếm tỷ lệ rất thấp. Sự phân chia này phù hợp với tầm vai trò của những thành phố này trong nền kinh tế và dân số Ma-rốc.

c) Môi trường thể chế và tài chính liên quan đến nhượng quyền thương hiệu

Mặc dù có được thành công và tăng trưởng nhanh nhưng hoạt động nhượng quyền thương hiệu tại Ma-rốc vẫn chưa có cơ cấu chặt chẽ. Tuy nhiên, năm 2002, Liên đoàn nhượng quyền thương hiệu Ma-rốc đã ra đời và đang cố gắng giới thiệu phương thức phân phối này cho các DN trong nước. Mặt khác, Ban nội thương thuộc Bộ Công nghiệp và Thương mại nước này cũng đang tăng cường hỗ trợ về mặt thể chế để hiện đại hoá ngành buôn bán nhỏ đồng thời xúc tiến hoạt động đầu tư nước ngoài tại Ma-rốc.

Ma-rốc chưa có luật nhượng quyền thương mại (theo nghĩa hẹp) cũng không có một chế tài rõ ràng. Do vậy, hoạt động nhượng quyền thương mại được hưởng môi trường pháp lý đặc biệt linh hoạt chủ yếu dựa vào điều 230 luật nghĩa vụ hợp đồng, tạo ra một quyền mở rộng cho các quy định hợp đồng. Những điều khoản ghi trong đó là những điều khoản duy nhất có thể áp dụng (nếu như không trái với luật).

Nói chung, có sự gần gũi giữa những điều khoản trong các hợp đồng ký tại Ma-rốc và những hợp đồng ký tại châu Âu, đặc biệt là Pháp. Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên ký kết là giống nhau và việc tìm kiếm sự cân bằng trong hợp đồng vẫn là mục tiêu theo đuổi.

Mặc dù chưa có luật nhượng quyền tại Ma-rốc nhưng luật 17/97 của nước này quy định về sở hữu công nghiệp có liên quan đến luật nhãn mác và phải được tính đến trong hợp đồng.

Các điều khoản về kinh tế và tài chính cần phải được nghiên cứu hết sức thận trọng vì một số quy định của Ma-rốc không khuyến khích phát triển hoạt động có sự tham gia từ nước ngoài hoặc hạn chế việc đóng thuế nhập khẩu và tiền thuê.



Việc tài trợ các dự án nhượng quyền thương hiệu

Hiện nay những người được nhượng quyền thương hiệu không được hưởng từ phía ngân hàng Ma-rốc bất cứ chế độ ưu đãi nào do các ngân hàng còn chưa thích ứng với những đặc thù của hình thức thương mại này. Tuy nhiên Liên đoàn nhượng quyền thương hiệu Ma-rốc đang nỗ lực để giúp các DN về mặt này.

Ngoài ra, các nguồn tín dụng ưu đãi của một số nước trong đó có Pháp dành cho các DN vừa và nhỏ của Ma-rốc có thể được sử dụng để tài trợ một phần những khoản đầu tư ban đầu như nhập khẩu trang thiết bị mới, đào tạo, trợ giúp kỹ thuật.

VII. Hoạt động đại lý thương mại tại Ma-rốc

Các doanh nghiệp nước ngoài muốn kinh doanh hoặc xuất khẩu thành công trên thị trường Ma-rốc thường phải có văn phòng đại diện hoặc sử dụng các đại lý, các nhà phân phối bản địa. Các đại lý và các nhà phân phối địa phương thường giúp đỡ DN nước ngoài rất nhiều nhờ kiến thức ngôn ngữ (tiếng A-rập) và hiểu biết về tập quán kinh doanh tại Ma-rốc.

Nếu không đặt trụ sở tại đây các DN nước ngoài có thể lựa chọn hình thức trung gian là thông qua đại lý thương mại. Hoạt động của đại lý thương mại được quy định trong phần IV Bộ Luật thương mại Ma-rốc. Có 3 loại hình đại lý tại Maroc là : đại lý thương mại , người môi giới và người được uỷ thác.

Theo điều 393 Bộ Luật thương mại Ma-rốc, hợp đồng đại lý thương mại là một sự uỷ quyền theo đó một người cam kết đàm phán hoặc ký kết theo cách thông thường việc mua, bán hoặc nói chung mọi hoạt động thương mại khác thay mặt cho một thương nhân. Về phần mình, thương nhân này cam kết trả tiền công cho người đó mà không ràng buộc bởi một hợp đồng lao động.

Việc trả tiền công có thể gồm một phần hoặc tất cả hoa hồng. Hoa hồng được lĩnh ngay khi người uỷ quyền đã thực hiện nghiệp vụ hoặc lẽ ra đã thực hiện nghiệp vụ theo thoả thuận đã ký với khách hàng hoặc ngay khi khách hàng đã thực hiện nghiệp vụ (điều 401). Trong trường hợp phá hợp đồng, người đại lý và người uỷ quyền có thể đòi tiền đền bù. Và hợp đồng có thể buộc người đại lý có nghĩa vụ không được cạnh tranh sau khi ngừng nghiệp vụ (điều 403).

Hoạt động môi giới được quy định tại các điều 405 và 421 của Bộ Luật thương mại và được xác định là một thoả thuận theo đó người môi giới được một người giao nhiệm vụ tìm một người khác để thiết lập quan hệ nhằm ký kết một hợp đồng. Điều 415 nêu rõ các thể thức trả tiền công cho người môi giới như sau: Việc trả tiền công cho người môi giới được thực hiện khi hợp đồng đã được ký kết nhờ sự trung gian của người môi giới hoặc sau khi người môi giới đã đưa ra những chỉ dẫn cho các bên.

Do vậy, khác với người đươc uỷ thác, người môi giới không ký hợp đồng thương mại vì người người được uỷ thác có quyền hành động với tư cách cá nhân để giúp cho người uỷ thác (các điều 422 đến 430). Chẳng hạn, hàng hoá sẽ thuộc quyền sở hữu của người được uỷ thác nếu:


  • Hàng được giao cho người nhận uỷ thác tại hải quan,

  • Hàng đang ở trong một kho công cộng,

  • Hàng đang trong kho của người được uỷ thác,

  • Hàng được vận chuyển bằng những phương tiện riêng của người này,

  • Trước khi hàng đến, người được uỷ thác có trong tay giấy tờ vận chuyển,

Người được uỷ thác đã gửi hàng và vẫn giữ trong tay giấy tờ vận chuyển.

VIII. Các phương tiện thanh toán và thu hồi nợ

Việc chậm thanh toán là một trong những khó khăn chính mà các doanh nghiệp làm ăn tại Ma-rốc gặp phải. Nếu như thời hạn thanh toán được ghi từ 30 đến 60 ngày thì trên thực tế cần phải đợi từ 4 đến 6 tháng thậm chí lâu hơn trong một số trường hợp. Và dường như không một lĩnh vực kinh doanh nào không gặp phải tình trạng này.

Mặc dù vậy, các doanh nghiệp cũng có một số kỹ thuật để phòng ngừa những khó khăn nói trên. Nếu được tư vấn tốt, ngay từ giai đoạn đàm phán, họ sẽ chú ý tới một số kỹ thuật soạn thảo hợp đồng và lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp. Khi những khó khăn này xuất hiện, doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp bằng cách thu hồi nợ qua con đường tự dàn xếp ổn thoả hoặc nhờ đến Toà án.

a) Các biện pháp phòng ngừa việc không thanh toán:

Đàm phán hợp đồng là giai đoạn cơ bản trong đó một số yếu tố có thể dự báo cho phép hạn chế các rủi ro không thanh toán và chuẩn bị sẵn sàng trong trường hợp tranh chấp xảy ra. Các biện pháp sau đây có thể giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro không thanh toán:

- Sử dụng dịch vụ tư vấn:

Các doanh nghiệp nên tìm hiểu thông tin về khách hàng của mình trước khi bắt đầu một thương vụ. Phần lớn các ngân hàng cũng như các công ty tư vấn như Recours SA (với sự tham gia của Coface) và Acmar (có sự tham gia của hãng Euler Hermes) cung cấp dịch vụ này. Tương tự đối với trường hợp bảo hiểm tín dụng.

- Kỹ thuật soạn thảo hợp đồng:

Việc phòng ngừa hiện tượng không trả tiền bắt đầu bằng việc soạn thảo một văn bản rõ ràng (hợp đồng, hoá đơn...) nhằm hạn chế mọi nguy cơ tranh chấp sau này. Đặc biệt các bên có thể nhắc lại những điều kiện chung về bán hàng đằng sau hoá đơn, nêu chi tiết những yếu tố giá, dự kiến các thời hạn thanh toán và xác định những hậu quả nếu vượt quá thời hạn này. Chủ nợ cũng phải chú ý đến việc đàm phán một số điều khoản giúp thu hồi tài sản trong trường hợp không thanh toán (điều khoản ngoại trừ quyền sở hữu) và dự kiến một số điều khoản cho phép gây sức ép đối với con nợ bằng cách đưa ra hình phạt trong trường hợp chậm thanh toán (điều khoản hình sự) và một số đảm bảo khác (bảo lãnh, thế chấp...).

- Lựa chọn phương tiện và kỹ thuật thanh toán:

Một việc nữa cũng rất quan trọng trong giai đoạn này là lựa chọn một phương tiện thanh toán thích hợp: thanh toán bằng tiền mặt (giới hạn ở mức 10 000 DH giữa các thương gia, 1 USD = 8,5 DH), chuyển khoản Swift, thương phiếu (hối phiếu, lệnh phiếu), thậm chí sử dụng một số kỹ thuật thanh toán phức tạp hơn với sự tham gia của một hoặc nhiều ngân hàng.

Trong trường hợp đó, ngân hàng của chủ nợ sẽ chỉ trao chứng từ liên quan đến hàng hoá sau khi bên nợ đã thanh toán (kỹ thuật trao bộ chứng từ). Ngoài ra, cần có thêm một ngân hàng cam kết chịu rủi ro thương mại đứng ra đảm bảo trong trường hợp mất hàng, không thanh toán, vv... Đây là trường hợp sử dụng tín dụng thư.

Cũng cần chú ý nếu đồng điham không có khả năng chuyển đổi thì việc nhập khẩu sẽ được hưởng chế độ chuyển đổi tiền đối với các hoạt động giao dịch thông thường. Như vậy, việc nhập khẩu sẽ được miễn giấy phép của Cơ quan Hối đoái. Cũng được phép chuyển đổi những khoản tiền đặt cọc chiếm tới 40% giá trị FOB trang thiết bị nhập khẩu và thanh toán trước một số hàng nhập khẩu (linh kiện thay thế, sản phẩm tiêu dùng, hàng mẫu...) có tỷ lệ tài chính đối chiếu bằng ngoại tệ trị giá 20 000 DH.

Ngoài những trường hợp đặc biệt trên, việc thanh toán chỉ có thể thực hiện sau khi hàng thực tế đã vào lãnh thổ Ma-rốc hoặc ngay khi chứng minh việc gửi hàng đến một địa điểm trực tiếp và duy nhất của Ma-rốc thông qua một chứng từ vận tải (vận đơn đường biển, đường bộ, đường không...).

Những hình thức bảo vệ này phải được xem xét theo từng trường hợp có tính đến những đặc thù của khách hàng, giai đoạn quan hệ thương mại và tổng số tiền giao dịch. Những kỹ thuật hợp đồng và ngân hàng này sẽ là một trong những yếu tố để đàm phán thương mại. Việc bảo vệ các bên chỉ có thể thực hiện với việc thực hiện thêm một số thủ tục và trả chi phí phụ.

Đối với những khoản tiền cao hơn, cơ cấu chi phí của phương thức tín dụng thư và giao bộ chứng từ (kết hợp giá tối thiểu và tỷ lệ % tổng số tiền) có thể làm cho các kỹ thuật này trở nên tốn kém (ví dụ đối với một tín dụng thư thời hạn 3 tháng với tổng số tiền 10 000 DH, chi phí mất khoảng 1000 DH; khoảng 500 DH đối với phương thức giao bộ chứng từ; 300 DH đối với nghiệp vụ Swift và từ 50 đến 100 DH đối với việc giao séc hoặc thương phiếu). Do vậy, tín dụng thư có thể phục vụ các trao đổi thương mại liên quan đến những số tiền lớn hoặc khi chủ nợ có những lý do chính đáng về rủi ro không thanh toán.

Trong giai đoạn đàm phán và nhất là khi đây là những thời điểm đầu tiên trong quan hệ thương mại, nhà cung cấp có thể đánh giá việc đòi hỏi những bảo hộ như vậy sẽ làm cho cuộc đàm phán khó khăn hơn vì thể hiện sự không tin tưởng.

Trên thực tế, trở ngại có thể được dỡ bỏ bằng việc giao bộ chứng từ theo đơn hàng sau này và khi đó, một tín dụng thư được sử dụng như vậy sẽ vừa trở thành một kỹ thuật thanh toán, vừa trở thành một kỹ thuật tài trợ (khi dành một thời hạn thanh toán cho khách hàng) vừa là một phương tiện làm cho khách hàng trở nên trung thành.



b) Một số phương tiện thanh toán tại Ma-rốc thường gặp các rủi ro không trả tiền:

Liên quan thương phiếu, cần luôn nhớ rằng ở Ma-rốc, thương phiếu có tỷ lệ bị bác bỏ là 1/5, còn về séc, từ khi Bộ luật thương mại có hiệu lực năm 1997, đã có 2,1 triệu sự cố về thanh toán (trên tổng số 21 triệu tờ séc chuyển qua phòng bồi thường, tức là chiếm 7% tổng số trong khi ở Pháp tỷ lệ này là 0,2%).

Số lượng các sự cố về thanh toán séc ngày càng thấp hơn thanh toán bằng thương phiếu. Nguyên nhân một phần có thể là do tính chất bắt buộc của luật pháp liên quan đến séc (phát hành một tờ séc với dụng ý xấu không có bảo chứng bị phạt tù từ 1 đén 5 năm và phạt tiền từ 500 đến 5000 DH).

Mặt khác, các khoản nợ không cao là các khoản nợ dễ bị con nợ “quên” nhất vì trị giá thấp và đôi khi do khoảng cách xa dễ làm nản lòng các chủ nợ nếu muốn đòi. Liên quan đến séc, những khoản nợ với số tiền thấp cũng có thể gây ra những khó khăn. Tổng số tiền trung bình của séc gặp sự cố về thanh toán là 16 900 DH. 52% số séc này liên quan đến những khoản tiền từ 1000 đến 10000 DH. Do vậy, doanh nghiệp cần phải chú ý đến những khoản nợ nằm trong biên độ này.



c) Quản lý tình trạng không trả tiền:

Thu hồi nợ bằng biện pháp dàn xếp:

Khoản tiền phải trả cho các văn phòng thu hồi nợ trong trường hợp thành công lên tới 5-10% tổng số nợ thu hồi.

Khi xuất hiện tình trạng chậm trả nợ, chủ nợ cần thúc nợ. Chủ nợ có thể có một cơ chế giải quyết nội bộ hoặc quyết định đưa ra ngoài bằng cách trong giai đoạn đầu cần có sự hỗ trợ của thương vụ hoặc một văn phòng tư vấn chuyên nghiệp. Các nhà chuyên nghiệp về thu hồi nợ đã xác định có ba loại con nợ:


  • Những con nợ có dụng ý xấu: Đối với trường hợp này, cần có sự điều tra thực sự cũng như thu thập đầy đủ thông tin giúp cho việc gây sức ép. Tuy nhiên cách giải quyết tốt nhất là sử dụng toà án.

  • Những chủ nợ là nạn nhân những khó khăn tài chính tạm thời. Với họ, về phương diện tài chính cần phải xác định một sổ kỳ hạn để thanh toán khoản nợ.

  • Trong trường hợp thứ ba, vấn đề người nợ mang tính chất thương mại (sự không hài lòng của khách hàng, hiểu nhầm về các điều kiện hợp đồng vv...). Do vậy, trong trường hợp này, điều quan trọng là phải phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến nợ để giúp các đối tác thương mại tiếp tục giao dịch.

Việc thu hồi nợ bằng con đường dàn xếp ổn thoả đem lại hiệu quả lớn hơn khi khoản nợ còn mới (dưới 6 tháng). Những nhà chuyên nghiệp trong lĩnh vực này nhận thấy rằng qua năm đầu tiên, cơ hội thu hồi toàn bộ số nợ giảm dần. Chi phí thu hồi bằng con đường hoà dàn xếp giao động từ 5 đến 10% tổng số nợ thu hồi.

Thu hồi nợ bằng con đường thông qua Toà án:

Chi phí cho việc kiện ra Toà bao gồm án phí và tiền trả cho luật sư cho dù thắng hay thua kiện.

Cuối cùng, chủ nợ có thể quyết định kiện ra Toà nhằm thu hồi nợ. Tính hiệu quả của biện pháp này phụ thuộc vào việc chuẩn bị tốt hợp đồng và những chứng từ thương mại có chất lượng bởi vì trong trường hợp này, chủ nợ sẽ phải xuất trình bản gốc của các đơn đặt hàng, hoá đơn, vận đơn, thư trao đổi giữa các bên... để chứng minh sự tồn tại của khoản nợ và tổng số nợ.

Nhiều thủ tục có thể được xem xét:



  • Thủ tục ra lệnh trả tiền có thể được xem xét đối với khoản nợ trên 1000 DH căn cứ vào một chứng từ hoặc một lời hứa đã được thừa nhận. Thủ tục này được đưa ra trước chánh án Toà thương mại. Nếu đơn này được chứng minh, chánh án sẽ ra lệnh chấp nhận đơn và buộc chủ nợ phải thanh toán đồng thời chịu các chi phí. Trong trường hợp ngược lại, chánh án sẽ bác bỏ đơn trên bằng một quyết định nêu rõ lý do và gửi nguyên đơn ra một Toà án khác theo hình thức xét xử của luật thông thường.

  • Đơn xin xét xử tạm có thể trình lên chánh án Toà thương mại tuỳ theo mức độ khẩn cấp để giải quyết các khó khăn liên quan đến việc thi hành một bản án hoặc một văn bản phải chấp hành hoặc để ra lệnh tạm giữ hoặc tất cả các biện pháp bảo lưu dù tranh chấp có được đưa ra trước thẩm phán hay không.

  • Đơn có thể gửi đến Toà thương mại theo hình thức luật thông thường để thực thi các điều khoản của hợp đồng.

Để tăng cường cơ hội thành công trong việc thu hồi nợ và ngăn chặn chủ nợ dàn xếp việc không có khả năng chi trả, cũng nên tiến hành thủ tục tịch biên tài sản là đồ gỗ và nhà cửa hoặc sản nghiệp và/hoặc tịch biên số tiền và thương phiếu của chủ nợ do bên thứ ba nắm giữ (chẳng hạn tài khoản ngân hàng).

Khoảng 60% trường hợp, chủ nợ thu hồi được nợ và cần phải mất từ 6 đến 8 tháng để xét xử sơ thẩm. Chi phí thu hồi nợ bao gồm phí Toà án và tiền thù lao của luật sư mà không nhất thiết phải đưa đến kết quả trong khi đối với các văn phòng chuyên đòi nợ, chủ nợ chỉ phải trả tiền trong trường hợp thành công.



d) Một số chứng từ thanh toán cần lưu ý :

Các trường hợp không trả chủ yếu rơi vào:

  • Thương phiếu

  • Séc

  • Nợ không cao

  • Những khoản nợ do chủ nợ ở xa về mặt địa lý .

Việc chuyển khoản quốc tế:

  • Thủ tục linh hoạt và không đắt

  • Đáng tin cậy khi thực hiện qua mạng lưới quốc tế SWIFT

  • Hoạt động giao dịch được thực hiện tuỳ theo nhà nhập khẩu và không hề an toàn đối với nhà xuất khẩu

Séc:

  • Ít được sử dụng

  • Quy trình thanh toán séc chậm

  • Rủi ro không thanh toán, đánh rơi hoặc mất trộm sec .

Thương phiếu:

  • Ít được sử dụng

  • Thường được sử dụng làm phương tiện thanh toán trong phương thức giao bộ chứng từ hoặc tín dụng thư

  • Cho phép đưa ra những thời hạn thanh toán lâu

  • Là bằng chứng thừa nhận nợ gắn liền với giao dịch thương mại

  • Rủi ro không thanh toán đúng hạn

  • Nguy cơ đánh mất, mất trộm, làm giả

  • Quá trình thanh toán chậm

Giao bộ chứng từ:

  • Thường xuyên được sử dụng

  • Linh hoạt hơn và chi phi ít hơn tín dụng thư

  • Nguy cơ không bốc hàng khi hàng đến

  • Các ngân hàng liên quan chỉ cần một giấy uỷ quyền là giao bộ chứng từ để được thanh toán ngay, chấp nhận một thương phiếu hoặc chấp nhận một thương phiếu và bảo lãnh ngân hàng.

Tín dụng thư:

  • Thường được các đối tác không quen biết sử dụng và bằng phương tiện này gây sức ép vấn đề rủi ro lên các ngân hàng có liên quan.

  • Đây là kỹ thuật thanh toán an toàn nhất cho các bên

  • Mặt trái của phương thức này chủ yếu là vấn đề chi phí ngân hàng

e) Những địa chỉ liên hệ hữu ích:

1. Ngân hàng Bank Al-Maghrib (Ngân hàng Trung ương)

277 avenue Mohammed V-Rabat

Tel: + 212 (0) 37 70 26 26

Fax: + 212 (0) 37 70 66 77



www.bkam.gov.ma
Каталог: uploads -> attach -> 197621262192400
attach -> Tri thức 001. Thống kê y tế II. Phân tích số liệu định lượng : Tham khảo môn Xử lý và phân tích số liệu / Đại học y tế công cộng
attach -> TRƯỜng đẠi học tôN ĐỨc thắng phòng đIỆn toáN & thông tin tư liệu danh mục sách mới tháng 06/2013
attach -> TÀi liệu cơ BẢn về BÊ-nanh và quan hệ VỚi việt nam I. Khái quát
attach -> Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia
attach -> Danh sách các công ty Sri Lanka đang có nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
attach -> TÊn công ty nhu cầU ĐỊa chỉ liên hệ
attach -> Nonlinear systems / Hassan K. Khalil
attach -> Thông tư 202/2014/tt-btc
attach -> PHỤ LỤc quy định thành phần hồ sơ thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 250/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ
197621262192400 -> Thương vụ Việt Nam tại Marốc Dự thảo cuốn sách Kinh doanh với thị trường Bénin

tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương