Thương vụ vn tại Ma-rốc Dự thảo cuốn sách Kinh doanh với thị trường Ma-rốc


Các đối tác thương mại chính của Ma-rốc



tải về 1.51 Mb.
trang4/11
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.51 Mb.
#35819
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Các đối tác thương mại chính của Ma-rốc:

Bạn hàng lớn nhất của Ma-rốc là các nước EU, thường xuyên chiếm đến trên 2/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Ma-rốc, trong đó riêng buôn bán với Pháp đã chiếm tỷ trọng trên 30%. Ma-rốc nhập từ EU các mặt hàng máy móc thiết bị, vải, phương tiện giao thông, hóa chất và xuất khẩu sang EU hàng dệt may, nông sản.

Tăng trưởng GDP phi nông nghiệp của Ma-rốc phụ thuộc rất nhiều vào tăng trưởng kinh tế dài hạn của Pháp và Tây Ban Nha, hai đối tác chính trong EU. Nếu kinh tế hai nước này tăng trưởng cao thì xuất khẩu của Ma-rốc vào hai thị trường Pháp và Tây Ban Nha càng lớn.

Mỹ cũng là một bạn hàng quan trọng, hàng năm chiếm khoảng 5% kim ngạch xuất nhập khẩu. Hiệp định tự do mậu dịch giữa Ma-rốc và Mỹ có hiệu lực tháng 1/2006 tạo điều kiện cho hàng hoá, nhất là dệt may Ma-rốc có khả năng thâm nhập thị trường này. Ma-rốc trở thành nước đầu tiên trong khối Magrheb ký FTA với Hoa Kỳ.

Trong các nước Arập, bạn hàng lớn nhất của Ma-rốc là Arập Xêút, còn ở Châu Phi, đối tác chính là Libi.

Hiện nay Châu Á đứng thứ hai trong cơ cấu bạn hàng của Ma-rốc (sau Châu Âu), với tỷ trọng 10,8% xuất khẩu và 19,2% nhập khẩu của Ma-rốc năm 2005. Hai bạn hàng Châu Á lớn nhất của Ma-rốc là Nhật Bản và Trung Quốc.

Ma-rốc có lĩnh vực thương mại dịch vụ khá phát triển và đạt thặng dư cao. Xuất khẩu dịch vụ tăng từ 3,2 tỷ USD năm 2003 lên 7,8 tỷ USD năm 2005, bình quân tăng 5,5%/năm.

II.2. Tình hình hợp tác quốc tế và mở cửa thị trường

Ma-rốc là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế trên thế giới, là một trong những thành viên sáng lập WTO. Chính tại TP Marrakech mà ngày 15/4/1994, 123 nước đã ký Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại lớn nhất thế giới này. Trong hợp tác quốc tế, Ma-rốc chủ yếu hướng về các nước EU do có vị trí địa lý thuận lợi và mối quan hệ lịch sử sẵn có. Hai bên đã ký Hiệp định Liên kết Ma-rốc – EU, có hiệu lực từ 1/3/2000. Hiệp định này nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác Châu Âu - Địa Trung Hải, dự kiến tự do hóa từng bước quan hệ thương mại song phương trong giai đoạn 12 năm. Theo một hiệp định ký năm 1976, tất cả các sản phẩm công nghiệp của Ma-rốc đã hoàn toàn được tự do vào EU. Với hiệp định mới này, các mặt hàng thủy sản của Ma-rốc cũng được tự do vào EU không chịu thuế và hạn ngạch. Còn các mặt hàng nông sản vẫn chịu khống chế bằng hạn ngạch. Đối với EU, tác động lớn nhất của hiệp định này là việc Ma-rốc từng bước loại bỏ thuế quan đối với hàng hóa EU trong thời hạn 12 năm. Có thể nói Ma-rốc là một đối tác được ưu tiên của Liên minh châu Âu và đóng vai trò động lực trong tiến trình Euromed (Hai hiệp định về đánh bắt và tự do hoá vận tải hàng không đã lần lượt được ký kết vào năm 2005 và 2006). Ma-rốc là nước đầu tiên được hưởng lợi từ các quỹ của châu Âu. Nước này cũng đã nộp đơn xin được hưởng quy chế sớm phát triển - quy chế trung gian giữa liên kết và gia nhập EU. Trong EU, Pháp là đối tác số một gần như trong tất cả các lĩnh vực, là quốc gia đối thoại đáng tin cậy luôn ủng hộ Ma-rốc.

Bên cạnh những mối quan hệ truyền thống này Ma-rốc còn có quan hệ ưu tiên với Mỹ. Ma-rốc và Mỹ có quan hệ song phương khá phát triển. Ma-rốc chú trọng thu hút các công ty Mỹ vào đầu tư kinh doanh. Hiệp định thương mại và đầu tư ký năm 1995 giữa Mỹ và Ma-rốc quy định các bên sẽ áp dụng những biện pháp khuyến khích thương mại hàng hóa và dịch vụ, và thiết lập các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ thương mại và đầu tư dài hạn. Các nhóm công tác hỗn hợp gồm các quan chức Mỹ, Ma-rốc và các đại diện khu vực tư nhân đã được lập để xác định các giải pháp cụ thể cho những mục tiêu trên. Tháng 3/2004, một hiệp định tự do mậu dịch đã được ký với Hoa Kỳ sau những cuộc đàm phán khó khăn. Hiệp định này đã có hiệu lực ngày 1/1/2006.

Song song với đó, Ma-rốc đã ký một hiệp định tự do mậu dịch với Thổ Nhĩ Kỳ (cũng có hiệu lực ngày 1/1/2006).

Ma-rốc đóng một vai trò tích cực trong các sáng kiến hội nhập khu vực. Tháng 5/2001, Ma-rốc đã ký Tuyên bố Agadir cùng với Tuynidi, Ai Cập và Jordani hướng tới mục tiêu thành lập một khu thương mại tự do giữa các nước phía nam Địa Trung Hải trước đó đã ký Hiệp định hợp tác với EU. Ma-rốc cũng là thành viên tích cực trong Liên minh Arập Maghreb (UMA).

Ma-rốc ngày càng quan tâm phát triển quan hệ kinh tế thương mại với các nước Châu Á. Với Trung Quốc, Ma-rốc đã ký nhiều hiệp định và thỏa thuận về thương mại, khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật, vận tải hàng không, vận tải đường biển, thanh toán... Với Nhật Bản, Ma-rốc cố gắng tranh thủ vốn vay và đầu tư. Hiệp định thương mại song phương được ký từ năm 1961, với nhiều lần điều chỉnh bổ sung. Ngoài ra hai nước còn ký nhiều thỏa thuận qua đó Nhật Bản cho Ma-rốc vay vốn để phát triển kinh tế xã hội.

Về mở cửa thị trường, phù hợp với các cam kết trong khuôn khổ WTO, Chính phủ Ma-rốc đã từng bước giảm bớt các rào cản thương mại trong thập kỉ qua, tuy nhiên nhìn chung mức độ bảo hộ vẫn còn cao. Mức thuế nhập khẩu trung bình hiện nay là 35%. Thuế nhập khẩu dao động từ 2,5% đối với nguyên liệu thô, máy móc thiết bị lên đến 349% đối với một số mặt hàng thực phẩm. Hàng nhập khẩu còn phải chịu thuế giá trị gia tăng ở mức 0-20%, trong khi hàng sản xuất trong nước thường không phải chịu loại thuế này. Nói chung, hạn chế định lượng đối với các mặt hàng nông sản và thực phẩm đã được thay bằng thuế nhập khẩu ở mức cao, bình quân các loại phí và thuế nhập khẩu gộp lại khoảng 80%.

Hiện nay, 95% các mặt hàng được tự do nhập khẩu vào Ma-rốc. Hầu hết các quy định cấm nhập khẩu hoặc giấy phép nhập khẩu đã được loại bỏ, ngoại trừ vũ khí, chất nổ, quần áo và lốp xe đã qua sử dụng. Như vậy thuế quan là cơ sở duy nhất để điều chỉnh các hoạt động ngoại thương. Tuy nhiên thuế nhập khẩu ở mức cao được coi là cản trở chính đối với hàng hóa nhập khẩu vào Ma-rốc.

Về xuất khẩu, hầu hết các mặt hàng đều được xuất khẩu tự do, trừ các mặt hàng sau phải có giấy phép của Bộ Ngoại thương Ma-rốc: đồ cổ hơn 100 năm tuổi, các sản phẩm khảo cổ, lịch sử, cổ sinh vật học, những mẫu vật về giải phẫu, thực vật, khoáng chất và động vật học, than củi và bột ngũ cốc, ngoại trừ bột gạo.

Ma-rốc dự kiến sẽ giảm thuế nhập khẩu từ mức trung bình 50% hiện nay xuống còn 45% vào năm 2007.

Cho đến nay, Ma-rốc đã ký 11 hiệp định tự do mậu dịch và 7 hiệp định thuế quan có điều kiện.
11 hiệp định tự do mậu dịch Ma-rốc đã ký với các đối tác là:


  1. Đại khu vực tự do mậu dịch A-rập (GAFTA) bao gồm 22 thành viên của Liên đoàn A-rập trong đó mới chỉ có 15 nước phát triển nhất (An-giê-ri, Ba-ranh, Ai Cập, I-rắc, Gioóc-đa-ni, Cô-oét, Li-băng, Li-bi, Ma-rốc, Ô-man, Qua-ta, A-rập Xê-út, Xi-ri, Tuy-ni-di và Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất) thực hiện Hiệp định, 7 nước kém phát triển (Cô-mo, Di-bu-ti, Mô-ri-ta-ni, Nhà nước Palextin, Xô-ma-li, Xu-đăng và Yêmen) chưa áp dụng.

Hiệp định này ký năm 1981 có hiệu lực năm 1998. Giai đoạn chuyển tiếp vào tháng 1/2005.

Nội dung: Giảm 10% thuế mỗi năm giai đoạn 1998-2002 và 20% mỗi năm giai đoạn 2002-2005. Loại bỏ hoàn toàn hàng rào phi thuế nhưng vẫn duy trì giấy phép.

Quy định xuất xứ: Mang tính khu vực: 40%.

Lĩnh vực liên quan: Nông nghiệp



  1. Li ên minh A-rập Mghreb (UMA) bao gồm 4 nước là Angiêri, Tuynidi, Li-bi và Mô-ri-ta-ni.

Hiệp định này ký năm 1991 vẫn chưa có hiệu lực.

Nội dung: Thuế xuất bằng 0 nhưng thuế nhập khẩu bù trừ thống nhất là 17,5%.

Quy định xuất xứ: Xuất xứ khu vực: 60%.

Lĩnh vực liên quan: Nông nghiệp



3. Li ên minh ch âu Âu (EU)

Hiệp định này ký năm 1996 có hiệu lực năm 2000. Giai đoạn chuyển tiếp 12 năm.

Nội dung: 3 chương trình giảm thuế: giảm thuế ngay lập tức ; giảm dần trong thời gian 4 năm đối với các sản phẩm không sản xuất trong nước ; giảm thuế trong thời gian 10 năm kể từ năm 2003 đối với các sản phẩm sản xuất trong nước.

Quy định xuất xứ: Song phương, có thay đổi trong hệ số HS ;

Lĩnh vực liên quan: Nông nghiệp

Đang đàm phán: Dịch vụ



4. Khu vực tự do châu Âu (ZELE)

Hiệp định này ký năm 1997 có hiệu lực năm 2000. Giai đoạn chuyển tiếp 12 năm.

Nội dung: 3 chương trình: giảm thuế ngay lập tức; giảm dần trong thời gian 4 năm đối với các sản phẩm không sản xuất trong nước; giảm dần trong thời gian 10 năm kể từ năm 2003 đối với các sản phẩm sản xuất trong nước.

Quy định xuất xứ: Song phương, có thay đổi trong hệ số HS ; Có tính gộp với An-giê-ri và Tuy-ni-di

Lĩnh vực liên quan: Nông nghiệp (theo hiệp định song phương)

5. Ai Cập

Hiệp định này ký năm 1998 có hiệu lực năm 1999. Giai đoạn chuyển tiếp 12 năm.

Nội dung: Danh sách ưu đãi loại bỏ thuế ngay lập tức; loại bỏ dần trong vòng 5 năm nếu thuế thấp hơn 25% ; ấn định mức thuế 25% nếu hiện nay thuế suất cao hơn 25% ; sau đó loại bỏ thuế trong thời gian 7 năm.

Quy định xuất xứ: Song phương, 40%



6. Gioóc-đa-ni

Hiệp định này ký năm 1998 có hiệu lực năm 1999. Giai đoạn chuyển tiếp 12 năm.

Nội dung: Danh sách ưu đãi loại bỏ thuế ngay lập tức; loại bỏ dần trong vòng 5 năm nếu thuế thấp hơn 25% ; ở mức 25% nếu hiện nay thuế suất cao hơn 25% ; sau đó loại bỏ thuế trong thời gian 7 năm

Quy định xuất xứ: Song phương, 40%



7. Tuy-ni-di

Hiệp định này ký năm 1999 có hiệu lực năm 1999. Giai đoạn chuyển tiếp 10 năm.

Nội dung: 4 danh sách đối với Ma-rốc và 3 danh sách đối với Tuy-ni-di; 3 nhóm sản phẩm: thuế suất bằng 0 ; thuế suất 17,5% ; loại bỏ trong thời gian 8 năm.

Quy định xuất xứ: Song phương, 40%



8. Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất

Hiệp định này ký năm 2001 có hiệu lực năm 2003. Giai đoạn chuyển tiếp 10 năm.

Nội dung: 2 danh sách sản phẩm; loại bỏ thuế của Liên đoàn A-rập 10% mỗi năm.

Quy định xuất xứ: Song phương, 40%

Lĩnh vực liên quan: Nông nghiệp

9. Hiệp định Agadir bao gồm 3 nước Tuy-ni-di, Ai Cập và Gioóc-đa-ni

Hiệp định này ký năm 2004 và chưa có hiệu lực.

Nội dung: Thuế suất bằng 0 khi hiệp định có hiệu lực. Hiệp định này có giá trị hơn các hiệp định song phương đã ký trước đây.

Quy định xuất xứ: Châu Âu

Lĩnh vực liên quan: Nông nghiệp

10. Mỹ

Hiệp định này ký năm 2004 và có hiệu lực năm 2006, giai đoạn chuyển tiếp 12 năm.

Nội dung: Có 21 lịch trình cắt giảm thuế.

Quy định xuất xứ: Song phương

Lĩnh vực liên quan: Nông nghiệp, dịch vụ

11. Thổ Nhĩ Kỳ

Hiệp định này ký năm 2004 và có hiệu lực năm 2006, giai đoạn chuyển tiếp 10 năm.

Nội dung: Có 3 lịch trình cắt giảm thuế.

Quy định xuất xứ: gộp cả An-giê-ri và Tuy-ni-di


7 hiệp định thuế quan có điều kiện Ma-rốc đã ký với các nước:
1. Xê-nê-gan

Hiệp định này ký năm 1963 và có hiệu lực năm 1972.

Nội dung: Miễn thuế với giấy phép, mỗi nước có 1 danh sách

Quy định xuất xứ: Song phương, 40%



2. A-rập Xê-út

Hiệp định này ký năm 1966 và có hiệu lực năm 1988

Nội dung: Miễn thuế với giấy phép

Quy định xuất xứ: Không tính gộp, 40%



3. I-rắc

Hiệp định này ký năm 1976 và có hiệu lực năm 1983

Nội dung: Miễn thuế với giấy phép

Quy định xuất xứ: Không tính gộp, 40%



4. Mô-ri-ta-ni

Hiệp định này ký năm 1986 và có hiệu lực năm 1986

Nội dung: Miễn thuế với giấy phép, mỗi nước có một danh sách

Quy định xuất xứ: Không tính gộp, 40%



5. An-giê-ri

Hiệp định này ký năm 1989 và có hiệu lực năm 1990

Nội dung: Miễn thuế với giấy phép

Quy định xuất xứ: Song phương, 40%

6. Li-bi

Hiệp định này ký năm 1990 và có hiệu lực năm 1990

Nội dung: Miễn thuế với giấy phép

Quy định xuất xứ: Song phương, 40%

7. Ghi-nê

Hiệp định này ký năm 1997 và có hiệu lực năm 2000

Nội dung: Miễn thuế với giấy phép, mỗi nước có 1 danh sách

Quy định xuất xứ: Song phương, 40%


Ma-rốc dự kiến sẽ ký thêm các Hiệp định thương mại tự do với 6 đối tác thương mại khác là Băng-la-đét, Bra-xin, Ga-bông, I-ran, Pakixtan và Pê-ru. Những tiêu chí về kinh tế và địa lý để lựa chọn nhóm đối tác này không rõ ràng nhất là khi trao đổi thương mại của Ma-rốc với 6 nước tập trung vào một số ít sản phẩm với khối lượng tương đối thấp. Tổng cộng, 6 nước này chỉ chiếm 2,6% giá trị xuất nhập khẩu của Ma-rốc năm 2004. Mặt khác, cơ cấu sản xuất và thương mại của Ma-rốc và các đối tác này không mang tính bổ sung cho nhau trừ với Băng-la-đét.

Về đầu tư, Chính phủ Ma-rốc đã có nhiều biện pháp cải thiện môi trường đầu tư trong những năm gần đây, như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia chương trình tư nhân hóa, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước…


Chương 2. Quan hệ thương mại Việt Nam - Ma-rốc

I. Thực trạng quan hệ thương mại thời kỳ 1995-2006

Việt Nam và Ma-rốc thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 27/03/1961. Từ đó, quan hệ chính trị ngoại giao phát triển tốt đẹp. Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn viếng thăm cấp cao trong đó có chuyến thăm chính thức Ma-rốc của Thủ tướng Phan Văn Khải vào cuối năm 2004 và của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cuối năm 2005. Tháp tùng Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội có đông đảo các quan chức và doanh nghiệp Việt Nam. Về phần mình, Ma-rốc cũng đã có một số đoàn sang thăm Việt Nam trong đó có đoàn của Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Ma-rốc Taib Fassi Fihri vào đầu năm 2006. Đến tháng 7/2005 Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam đã chính thức được thành lập tại Ma-rốc. Tháng 4/2006, Ma-rốc cũng đã mở Đại sứ quán tại Hà Nội.

Hai nước cũng đã ký một số văn bản pháp lý quan trọng. Đó là Hiệp định Thương mại Việt Nam – Ma-rốc ký tháng 6/2001 nhân chuyến thăm và làm việc của Thứ trưởng thương mại Đỗ Như Đính tại Ma-rốc. Năm 2004, Bộ Thuỷ sản hai nước cũng đã ký Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, Bộ Ngoại giao hai nước đã ký Thoả thuận miễn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu đặc biệt và hộ chiếu công vụ. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đã ký Biên bản hợp tác với Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ma-rốc, Liên đoàn Giới chủ Ma-rốc (CGEM). Hiện nay hai nước đang đàm phán để tiến tới ký kết Hiệp định chống đánh thuế hai lần và Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư.

Trong lĩnh vực ngoại thương, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ma-rốc còn ở mức thấp chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Thống kê trong giai đoạn 1991-2001 cho thấy trước năm 1995, buôn bán giữa hai nước chưa có gì. Năm 1995, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu sang Ma-rốc và năm 1996 thì bắt đầu nhập khẩu từ Ma-rốc. Từ năm 2000-2003, tổng kim ngạch XNK giữa hai nước dao động trong khoảng từ 3-6 triệu USD/năm. Đến năm 2004, 2005 kim ngạch xuất khẩu của ta đạt trung bình 8,2 triệu USD/năm. Sau khi thành lập Thương vụ vào tháng 7/2005, giá trị xuất khẩu hàng VN sang Marốc tăng lên 11,1 triệu USD năm 2006, tăng 36%. Nhập khẩu từ thị trường này chỉ ở mức 1 triệu USD chủ yếu là mặt hàng sắt vụn và đá xây dựng. Như vậy trong cán cân thương mại song phương, ta xuất siêu gần như tuyệt đối.

Theo kế hoạch Bộ giao, năm 2007, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Ma-rốc phải đạt 14 triệu USD, tăng khoảng 27%. Trong 3 tháng đầu năm 2007, ta đã xuất được 8 triệu USD vào thị trường này.
Bảng 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Ma-rốc (2002-2006)

Đơn vị: USD


Năm

Tổng kim ngạch

VN xuất khẩu

VN nhập khẩu

2002

3.103.000

3.034.000

69.000

2003

3.410.000

3.334.000

76.000

2004

8.554.000

8.230.000

324.000

2005

8.792.000

8.147.000

645.000

2006

12.100.000

11.100.000

1000.000

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Ma-rốc là cà phê, hàng điện tử, săm lốp cao su, hải sản, dệt may, hạt tiêu, giày dép... Mặt hàng nhập khẩu từ Ma-rốc là đá xây dựng, thép phế liệu, sản phẩm gỗ, phân bón... (xem bảng 5).



Tuy nhiên số lượng và giá trị hàng Việt Nam xuất khẩu sang Ma-rốc trong những năm qua còn thấp và thay đổi thất thường, chưa đa dạng. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cho Ma-rốc các mặt hàng nông sản (cà phê, hạt tiêu, hải sản), hàng tiêu dùng (đồ điện tử, dệt may, giày dép...). Số lượng hàng Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Ma-rốc còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng 5-6% so với lượng hàng xuất khẩu.
Bảng 5: Mặt hàng XNK chính giữa Việt Nam và Ma-rốc (2002-2006):

Đơn vị: USD

Stt

Mặt hàng

2002

2003

2004

2005

2006

I

VN xuất khẩu
















1

Cà phê

849.000

1.080.000

1.518.000

3.425.000

6.048.000

2

Đồ điện tử

514.000

321.000

2.007.000

2.712.000

984.000

3

Săm lốp, cao su

402.000

121.000

583.000

660.000

467.000

4

Dệt may

117.000

191.000







355.000

5

Giày dép

67.000

78.000

368.000

251.000

220.000

6

Hạt tiêu




292.000




123.000

81.500

7

Sản phẩm gỗ

29.000










46.700

8

Hải sản







1.245.000




193.000

9

Rau quả




150.000




297.000

22.500

10

Gạo

57.000







126.000




11

Mỳ ăn liền










26.000

70.200

12

Hàng hoá khác

1.168.000

1.177.000

834.000

1.172.000

2.641.000

II

VN nhập khẩu
















1

Thép phế liệu







191.000

556.000

668.000

2

Phân phốt-phát

35.000

34.000










3

Đá xây dựng

26.000

31.000

61.000

45.000




4

Dầu mở động thực vật













86.600

5

Hoá chất













73.000

6

Chất dẻo nguyên liệu













25.500

4

Hàng hoá khác

8000

11.000

72.000

44.000

147.500

Nguồn: Hải quan Việt Nam

* Một điều đáng chú ý là so với thống kê của Hải quan Ma-rốc, kim ngạch xuất khẩu của ta vào thị trường này chỉ bằng một nửa. Cụ thể là:

Bảng 6: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Ma-rốc (2004-2006)

Đơn vị: USD

Năm

Tổng kim ngạch

VN xuất khẩu

VN nhập khẩu

2004

12.264.000

11.981.000

283.000

2005

16.201.000

15.872.000

329.000

2006

20.301.340

20.223.000

78.340

Nguồn: Hải quan Ma-rốc

Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Ma-rốc khoảng 25% mỗi năm.



Bảng 7. Số liệu XK của Việt Nam sang Ma-rốc năm 2006


STT

Mặt hàng

Khối lượng

Giá trị (USD)

1

Cà phê




10.154.000

2

Tivi màu




3.293.305

3

Mủ cao su, săm lốp xe đạp, xe máy




1.502.323

4

Giày dép




1.275.317

5

Máy móc thiết bị khác




1.243.226

6

Quần áo




741.510

7

Lưới đánh cá




551.150

8

Hạt tiêu




284.500

9

Thực phẩm + gia vị




202.366

10

Thuỷ hải sản




153.000

11

Bàn ghế




141.563

12

Đồ chơi trẻ em




103.765

13

Hàng hoá khác




576.975




Tổng




20.223.000

Nguồn: Hải quan Ma-rốc

1. Mặt hàng cà phê ( loại Robusta ): Nhu cầu nhập khẩu của thị trường Ma-rốc khoảng 28.000 tấn / năm . Theo số liệu thống kê của HQ Ma-rốc, năm 2006 Việt Nam đã XK sang Ma-rốc hơn 9400 tấn (chiếm 1/3 nhu cầu nhập khẩu ) với tổng trị giá là 10,154 triệu USD. Tuy nhiên việc XK chủ yếu phải thông qua nước thứ 3 (Italia) do nhà NK Ma-rốc thường có khó khăn về khả năng thanh toán ( phải thanh toán trả chậm). Mặt hàng cà phê nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là cà phê nhân chưa rang xay.

2. Tivi màu: Mỗi năm Ma-rốc nhập khoảng 428 triệu USD ti vi và máy thu phát. Trong năm 2006, Việt Nam xuất vào thị trường này 3,3 triệu USD chiếm 0,7%.

3. Cao su, săm lốp xe đạp xe máy: Nhu cầu của thị trường Ma-rốc khoảng 18 triệu USD các loại mặt hàng này. Năm 2006, ta xuất được 1,5 triệu USD chiếm 8,3% thị phần.

4. Giày dép: Kim ngạch nhập khẩu giày dép của Ma-rốc năm 2006 khoảng 26,6 triệu USD trong đó Việt Nam xuất khẩu 1,3 triệu USD chiếm 4,8%.

5. Quần áo: Năm 2006, Việt Nam xuất sang khoảng 741.000 USD tiền quần áo, chiếm 0,3% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Ma-rốc (226 triệu USD)…

Những mặt hàng nhập khẩu tiềm năng khác của Ma-rốc mà ta có thể khai thác trong những năm tới là:



6. Chè xanh: Năm 2005, Ma-rốc nhập 50.000 tấn chè xanh (chủ yếu từ Trung Quốc) với tổng trị giá 83 triệu USD. Chè của ta chưa thâm nhập được vào thị trường này.

7. Gia vị (quế, hồi, hà tiêu): Năm 2005, kim ngạch nhập khẩu gia vị của Ma-rốc đạt 13,6 triệu USD. Việt Nam đã xuất được 284.500 USD hạt tiêu sang thị trường Ma-rốc năm 2006.

8. Thuốc lá: Năm 2005, Ma-rốc phải nhập 82 triệu USD thuốc lá. Việt Nam chưa xuất được mặt hàng này vào Ma-rốc.

9. Dầu thực vật thô: Năm 2005, nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của Ma-rốc lên tới 200 triệu USD. Việt Nam chưa xuất được dầu thực vật thô vào Ma-rốc.

10. Đồ gốm: Mặc dù Ma-rốc là nước có truyền thống sản xuất gốm song năm 2005 nước này vẫn phải nhập 43 triệu USD mặt hàng gốm trang trí.

11. Chất bán dẫn: Năm 2005, Ma-rốc phải nhập 312 triệu USD chất bán dẫn.

12. Trang thiết bị nông nghiệp thành phẩm: Năm 2005, Ma-rốc nhập 148 triệu USD các loại máy nông nghiệp, máy gặt đập, máy kéo nông nghiệp…

13. Săm lốp xe ôtô: Năm 2005, Ma-rốc đã nhập 62 triệu USD săm lốp ôtô.

14. Máy bơm và máy nén: Năm 2005, Ma-rốc đã mua 103 triệu USD sản phẩm này.

15. Máy phát điện và động cơ điện: Năm 2005, Ma-rốc đã nhập khẩu 36 triệu USD mặt hàng này.

16. Xe đạp xe máy: Năm 2005, Ma-rốc đã nhập khẩu 28,8 triệu USD mặt hàng xe đạp, xe máy. Năm 2004 ta đã từng xuất được mặt hàng này vào Ma-rốc.

17. Dây và cáp điện: Năm 2005, Ma-rốc đã nhập khẩu 229 triệu USD dây cáp điện. Mặt hàng này của ta chưa thâm nhập được vào thị trường Ma-rốc…

Bảng 8: Số liệu NK của Việt Nam từ Ma-rốc năm 2006


STT

Mặt hàng

Giá trị (USD)

1

Máy khâu

48.853

2

Chỉ khâu khử trùng cho phẩu thuật

10.107

3

Giày thể thao nam đế dài

9.990

4

Mũ lưỡi chai, mũ nồi

2.290

5

Thảm

2.046

6

Hàng hoá khác

5.057



Tổng

78.343

Nguồn: Hải quan Ma-rốc
II. Nhận định chung về thị trường

+Thuận lợi:

Ma-rốc là nước Bắc Phi có tình hình chính trị - xã hội khá ổn định, đang đẩy mạnh quá trình mở cửa thị trường, tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế… Ma-rốc đang tiến hành cắt giảm thuế quan theo cam kết với WTO. Với vị trí chiến lược, Ma-rốc còn là cửa ngõ để hàng của ta thâm nhập thị trường Châu Âu và Tây Phi.

Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam và Ma-rốc đã có bước phát triển đáng kể, đặc biệt là sau các chuyến thăm chính thức Vương quốc Ma-rốc của Thủ tướng Phan Văn Khải cuối năm 2004 và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cuối năm 2005.

Việc mở Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc cuối năm 2005, cũng như việc thành lập Đại sứ quán Ma-rốc tai Việt Nam đầu năm 2006 là những tiền đề quan trọng thúc đẩy sự hợp tác về mọi mặt giữa hai nước Việt Nam và Ma-rốc trong tương lai.

Ngoài Hiệp định Thương mại giữa hai nước được ký kết tháng 6/2001, việc Việt Nam và Ma-rốc đang tiến hành đàm phán để ký tiếp các Hiệp định song phương về tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư v.v... sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Ma-rốc trong thời gian tới.



Dự kiến trong những năm tới tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tại thị trường Ma-rốc sẽ đạt mức từ 20-25% / năm).

+ Khó khăn:

Cũng như đa số các nước khu vực Châu Phi, Ma-rốc là thị trường có nhiều khó khăn và thách thức đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam vì những lý do sau đây:

- Bạn hàng thương mại truyền thống của Ma-rốc hiện nay chủ yếu vẫn là các nước thuộc Liên minh EU (chiếm 2/3 tổng kim ngạch XNK của Ma-rốc), tiếp đó là Mỹ và các nước trong khối A Rập. Ở Châu Á hai bạn hàng quan trọng nhất của Ma-rốc là Trung Quốc và Nhật Bản.

- Tuy đã mở cửa thị trường để phù hợp với các cam kết quốc tế trong khuôn khổ WTO song nhìn chung Ma-rốc vẫn áp dụng nhiều rào cản thương mại, cụ thể là biểu thuế hải quan nhập khẩu hàng hoá ở mức khá cao (trung bình khoảng 50%) chưa kể các qui định phi thuế quan khác như giấy phép, cam kết nhập khẩu, tiêu chuẩn kỹ thuật... trừ một số nước đã có các thoả thuận về tự do hoá thương mại riêng với Ma-rốc

- Về mặt địa lý, Ma-rốc là thị trường ở khá xa nên chi phí vận chuyển hàng hoá tăng cao, thêm vào đó môi trường kinh doanh còn nhiều rủi ro phức tạp (thủ tục hành chính khá nặng nề, tệ quan liêu, hối lộ, lừa đảo kinh doanh, chung chi...còn khá phổ biến), cơ chế thanh toán còn nhiều bất cập (phải thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc phải có bảo lãnh của ngân hàng).

- Ngoài ra Ma-rốc đang còn là thị trường mới và xa lạ đối với đa số các doanh nghiệp Việt Nam. Bản thân các DN Việt Nam chưa dám mạo hiểm và chưa thực sự quan tâm đầu tư vào thị trường này. Bên cạnh đó các hoạt động xúc tiến thương mại như quảng bá sản phẩm, tham dự Hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường... chưa được hai bên quan tâm và đầu tư thích đáng.

- Khả năng cạnh tranh cao của hàng hoá Trung Quốc tại thị trường Ma-rốc hiện nay (đặc biệt là cạnh tranh về giá cả) cũng là một trở ngại cho việc xâm nhập hàng hoá nói chung của các nước vào thị trường Ma-rốc.

- Giữa Việt Nam và Ma-rốc chưa phát triển thương mại dịch vụ cũng như hoạt động đầu tư. Hai nước chưa có hợp tác song phương về sở hữu trí tuệ. Nước ta và Ma-rốc đều là thành viên của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), cùng ký kết Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Thỏa ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa quốc tế và Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT).

III. Một số kiến nghị

Ở cấp Chính phủ

Để tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Ma-rốc trong những năm tới, Thương vụ xin nêu một số đề xuất và kiến nghị như sau:


  • Trước mắt cần khẩn trương hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp 2 nước. Chính phủ hai bên cần sớm ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (đã đàm phán xong), Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng v.v... Bên cạnh đó, Cục XTTM (VIETRADE) và Hiệp hội các nhà xuất khẩu Ma-rốc (ASMEX) cần ký Thoả thuận hợp tác nhằm tăng đổi thông tin thương mại, đối tác giữa hai nước (trong các cuộc tiếp xúc phía Ma-rốc luôn thể hiện mong muốn cân bằng cán cân thương mại với Việt Nam khi đưa ra các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của mình như phân phốtphát, dầu ôliu, cam quýt, đồng, sắt vụn, đá xây dựng…)

  • Về lâu dài, có thể xem xét khả năng đặt vấn đề đàm phán và ký Hiệp định tự do mậu dịch (FTA) giữa Việt Nam và Ma-rốc vì thuế nhập khẩu vào nước này rất cao, trung bình là 45%. Hiện nay Marốc đã có FTA với rất nhiều nước và khu vực trên thế giới và đang dự kiến sẽ ký thêm các Hiệp định thương mại tự do với 6 đối tác thương mại khác là Băng-la-đét, Bra-xin, Ga-bông, I-ran, Pakixtan và Pê-ru mặc dù trao đổi thương mại của Marốc với những nước này tập trung vào một số ít sản phẩm với khối lượng tương đối thấp. Tổng cộng, 6 nước này chỉ chiếm 2,6% giá trị xuất nhập khẩu của Marốc năm 2004. Mặt khác, cơ cấu sản xuất và thương mại của Marốc và các nước này không mang tính bổ sung cho nhau trừ với Băng-la-đét.

  • Hai bên cần đẩy nhanh việc hoàn tất các thủ tục thành lập Uỷ ban hợp tác liên Chính phủ nhằm hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, văn hoá ...(Ngày 19/4/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý thành lập Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Marốc và giao cho 1 Thứ trưởng Bộ Ngoại giao làm Chủ tịch phân ban).

  • Tăng cường các chuyến thăm chính thức cấp cao. Thực tế cho thấy sau chuyến thăm Ma-rốc của Thủ tướng Phan Văn Khải (năm 2004), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 3,3 triệu USD năm 2003 lên 8,2 triệu USD năm 2004. Ngoài ra, trong khuôn khổ chương trình XTTM trọng điểm quốc gia, ta nên thường xuyên tổ chức các đoàn khảo sát do 1 Thứ trưởng làm trưởng đoàn, có các doanh nghiệp đi cùng, tổ chức hội thảo, tiếp xúc doanh nghiệp, tham dự triển lãm góp phần tìm hiểu thị trường, thiết lập quan hệ đối tác trực tiếp.

- Chính phủ cần đầu tư tổ chức các hoạt động xúc tiến có qui mô quốc gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau tại địa bàn như tổ chức các lễ hội hoặc các chương trình giao lưu thương mại, du lịch, văn hoá, ẩm thực của Việt Nam tại Maroc nhằm tiếp thị rộng rãi hình ảnh và sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường mới mẻ này.

Ở cấp doanh nghiệp

Thực tế cho thấy từ vài năm nay, số doanh nghiệp VN thường xuyên có mặt tại thị trường Ma-rốc còn rất nhỏ bé (8-10 người), chủ yếu tham gia bán hàng Việt Nam (nông sản, thủ công mỹ nghệ, may mặc) tại các dịp có Hội chợ triển lãm tại Ma-rốc, với lượng hàng hoá trao đổi còn nhỏ bé, trị giá không cao. Bản thân các doanh nghiệp trong nước đã sang khảo sát thị trường Ma-rốc trong năm gần đây cũng đang thăm dò, tính toán, chưa mạnh dạn triển khai các hoạt động thương mại và đầu tư tại thị trường này.

- Để thâm nhập thị trường, ngoài việc hiểu rõ các mặt thuận lợi và khó khăn khi làm ăn tại Châu Phi nói chung và thị trường Ma-rốc nói riêng, doanh nghiệp VN cần phải quan tâm tìm hiểu kỹ về đặc điểm thị trường, tiềm năng, mặt mạnh mặt yếu, chính sách thương mại và đầu tư, chế độ XNK, các qui định về thuế hải quan, tập quán thương mại v.v... đặc biệt doanh nghiệp cần có tính kiên trì, cởi mở, xây dựng lòng tin và sự hợp tác lâu dài trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi.

- Cần tăng cường các chuyến thăm dò trị trường, tham dự các hội chợ triển lãm quốc tế tại mỗi nước. Đối với các đối tác Ma-rốc, việc trao đổi thư từ qua email thường không đem lại nhiều kết quả.

- Bên cạnh việc tìm thị trường xuất khẩu hàng hoá, doanh nghiệp VN cũng cần quan tâm đến việc hợp tác đầu tư tại chỗ (trên một số lĩnh vực chế biến thực phẩm, đánh bắt hải sản, sx đồ gỗ nội thất...) để khai thác nguồn nguyên liệu và nhân công dồi dào tại thị trường Ma-rốc, trên cơ sở đó phát triển hàng XK sang các nước thứ ba.

- Doanh nghiệp nên thiết lập quan hệ đại lý, sử dụng người bản địa để tận dụng những kiến thức thị trường, phong tục tập quán và ngôn ngữ bản địa (tiếng Arập, tiếng Pháp).



IV. Đôi nét về cộng đồng Việt kiều đang sinh sống và làm việc tại Marốc

Những người Việt đầu tiên đến Marốc làm ăn sinh sống là đồng bào di cư từ Pháp trong thời kỳ chiến tranh thế giói lần thứ II. Hiện số này còn dưới 10 người, tuổi đã ngoài 70, đang sinh sống tại các thành phố lớn ở Marốc như Rabat, Casablanca, Marrakech ...

Lớp người Việt sang Marốc sau năm 1970 phần đông là những chị em lấy chồng là tù/hàng binh người Marốc trong kháng chiến chống Pháp, được chính phủ hai nước cho phép theo chồng về Marốc sinh sống từ những năm đầu của thập niên 70.

Theo thông kê sơ bộ, hiện có trên 60 chị em sinh sống và làm ăn cùng gia đình tại các thành phố Rabat, Casablanca, Marrakech, Meknès, Kénitra v.v... Đa số bà con làm nghề nông tại các nông trại hoặc buôn bán nhỏ. Số sống ở thành phố có điều kiện mở nhà hàng ăn uống hoặc kinh doanh buôn bán, dịch vụ … thì cuộc sống khá giả hơn những chị ở vùng nông thôn.

Đa số Việt kiều tại Marốc có đời sống ổn định, dễ chịu nhưng ít người giầu có. Đông con, trình độ văn hoá có hạn, sống cởi mở, hoà nhập, tuân thủ luật pháp và tập quán địa phương, được sở tại nể trọng, luôn hướng về quê hương-đất nước, đó là nét đặc thù của cộng đồng người Việt Nam tại Maroc.

Đại sứ quán Việt Nam tại Marốc đang thăm dò khả năng và thủ tục thành lập Hội người Việt Nam tại Marốc và vận động thành lập Hội hữu nghị Marốc-Việt Nam.



Chương 3. Luật lệ thương mại chung tại Ma-rốc
I. Chính sách thương mại và đầu tư

Để hội nhập tốt hơn vào nền kinh tế thế giới, Ma-rốc đã thông qua chính sách tự do hoá nền kinh tế dựa trên sự năng động của khu vực kinh tế tư nhân, sự minh bạch hoá, tôn trọng Nhà nước pháp quyền và mở cửa ra thế giới bên ngoài.

Các cuộc cải cách tiến hành theo chiếu hướng đó đã giúp Ma-rốc có được sự ổn định kinh tế vĩ mô, bước vào con đường phát triển bền vững theo hướng tự do hoá kinh tế và thương mại.

Bắt đầu tiến hành từ đầu những năm 80, tiến trình tự do hoá vẫn tiếp tục được thực hiện thông qua việc:



  • Điều hoà nhập khẩu bằng cách loại bỏ hàng rào phi thuế

  • Đẩy mạnh xuất khẩu

  • Tự do hoá và đơn giản hoá các thủ tục ngoại thương

  • Đa dạng hoá các đối tác thương mại thông qua việc ký kết một loạt các hiệp định tự do mậu dịch, nhất là với Liên minh châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước A-rập (Tuy-ni-di, Ai Cập, Gioóc-đa-ni) và mới đây là Mỹ.

Song song với những cố gắng mở cửa và đa dạng hoá thị trường thương mại, Ma-rốc đã tiến hành đổi mới thực sự khung pháp lý liên quan đến thương mại và đầu tư, nhất là thực hiện một loạt các cuộc cải cách cơ cấu và khu vực trong đó phải kể đến việc:

  • Hiện đại hoá luật kinh doanh

  • Khuyến khích và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và công nghiệp

  • Cải cách tư pháp, thông qua chế độ chuyển đổi hoàn toàn đồng tiền tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài và tự do hoá các giao dịch về vốn

  • Thông qua Bộ luật đầu tư và Bộ luật doanh nghiệp vừa và nhỏ

  • Thành lập 16 trung tâm đầu tư khu vực

  • Xây dựng các cơ sở hạ tầng tiếp nhận, nhất là các khu công nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế, có đầy đủ các dịch vụ cần thiết.

Nhờ những cố gắng hiện đại hoá và cải thiện môi trường kinh doanh mà giờ đây Ma-rốc mở ra nhiều cơ hội đầu tư không chỉ trong các lĩnh vực truyền thống như công nghiệp mỏ, đánh bắt hải sản, dệt may, chế biến nông sản và du lịch mà còn trong các lĩnh vực mũi nhọn có tiềm năng phát triển mạnh như viễn thông, công nghệ thông tin, thành phần điện tử, ôtô, hàng không.

Chính phủ Ma-rốc đang quyết tâm theo đuổi chương trình tư nhân hoá nền kinh tế, chống độc quyền và mở cửa đầu tư đối với các lĩnh vực áp dụng công nghệ mới, nhất là các ngành: thông tin liên lạc ( viễn thông ), sản xuất và phân phối điện, hàng không, vận tải biển ...

Chính nhờ những cố gắng trong việc thực hiện công cuộc hiện đại hoá và cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, ngày nay nhiều tập đoàn kinh doanh và đầu tư quốc tế có tên tuổi đã có mặt tại thị trường Ma-rốc. Các hoạt động đầu tư có hiệu quả bản thân nó đã có tác dụng hỗ trợ trao đổi thương mại trên cơ sở các thoả thuận về tự do hoá thương mại do các bên đã ký kết, qua đó cho phép Ma-rốc tiếp cận được với các thị trường tiềm năng ở Châu Âu, Châu Mỹ và các quốc gia Ả Rập khác.
II. Chế độ nhập khẩu vào Ma-rốc

Ma-rốc đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực mở cửa thương mại. Về mặt hải quan, điều này được thể hiện nhiều nhất qua việc gia nhập Tổ chức Hải quan thế giới (1968), rồi các công ước quan trọng nhất do Tổ chức này soạn thảo (Công ước về hệ thống hài hoà hoá thuế quan, Công ước Kyoto về đơn giản hoá và hài hoà các chế độ hải quan, Công ước về tạm nhập, vv). Việc mở cửa của Ma-rốc còn được thể hiện thông qua việc gia nhập GATT (1987), rồi WTO (1994) cũng như bằng việc thông qua luật ngoại thương (1989) về trao quyền tự do xuất nhập khẩu. Cuối cùng, nước này cũng ký kết nhiều hiệp định tự do mậu dịch trong đó có Hiệp định hợp tác với Liên minh châu Âu.

Việc giảm thuế hải quan mà Ma-rốc tiến hành cách đây 20 năm đã có những bước tiến đáng kể. Thuế quan đã giảm từ mức cơ bản 400% năm 1982 xuống còn 45% năm 1986, 35% năm 1993 và chỉ còn 33,4% năm 2002. Trong khuôn khổ ưu đãi của Hiệp định Hợp tác với Liên minh Châu Âu, mức thuế quan trung bình không ưu đãi là 17,87% kể từ ngày 1/3/2004 và sẽ giảm xuống còn 0,05% năm 2012. Tuy nhiên vẫn còn những tỷ suất thuế rất cao (lên đến 339%) đối với một số sản phẩm nông nghiệp hay công nghiệp.


Каталог: uploads -> attach -> 197621262192400
attach -> Tri thức 001. Thống kê y tế II. Phân tích số liệu định lượng : Tham khảo môn Xử lý và phân tích số liệu / Đại học y tế công cộng
attach -> TRƯỜng đẠi học tôN ĐỨc thắng phòng đIỆn toáN & thông tin tư liệu danh mục sách mới tháng 06/2013
attach -> TÀi liệu cơ BẢn về BÊ-nanh và quan hệ VỚi việt nam I. Khái quát
attach -> Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia
attach -> Danh sách các công ty Sri Lanka đang có nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
attach -> TÊn công ty nhu cầU ĐỊa chỉ liên hệ
attach -> Nonlinear systems / Hassan K. Khalil
attach -> Thông tư 202/2014/tt-btc
attach -> PHỤ LỤc quy định thành phần hồ sơ thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 250/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ
197621262192400 -> Thương vụ Việt Nam tại Marốc Dự thảo cuốn sách Kinh doanh với thị trường Bénin

tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương