Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ


g. Hàn Mặc Tử Nguyễn Trọng Trí (1913-1940)



tải về 2.02 Mb.
trang28/31
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích2.02 Mb.
#9077
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   31

g. Hàn Mặc Tử Nguyễn Trọng Trí (1913-1940)

Trong cuốn “Việt Nam Văn Học Sử Yếu”, khi viết đề mục “ Mấy nhà thi sĩ hiện đại”, Dương Quảng Hàm đã liệt kê hai nhà thơ nổi tiếng trong phái làm “thơ mới”, để phân biệt với thời các vị thi sĩ làm thơ theo”đường luật”. Hai nhà thi sĩ đó đều là những người theo Thiên Chúa giáo: thi sĩ Hàn Mặc Tử Nguyễn Trọng Trí, và Thế Lữ Nguyễn Thứ Lễ (1907-?). Cả hai đều đem lại cho thi giới Việt Nam một nguồn thi hứng mới lạ, thanh thoát, lên cõi huyền bí, trên cảnh tiên giới. Nguồn cảm hứng của thi nhân không chỉ giới hạn vào cõi đời tục lụy này, nhưng còn bắt nguồn từ một niềm Tin của một Đạo Giáo cao siêu, vào Tình Thương vô bờ bến của Thượng Đế. Thi sĩ Thế Lữ chỉ biểu lộ tâm tư hùng mạnh, giầu tình yêu, giầu mộng tưởng lên cõi cực lạc, qua tập “Mấy vần thơ”, như bài thơ “Nhớ rừng”, hoặc “Tiếng sao Thiên thai”, v.v. Riêng thi sĩ Hàn Mặc Tử đã đưa vào thi giới Việt Nam những đề tài huyền bí, mầu nhiệm thấm nhuần một Đức Tin Siêu Việt, và một niềm Hy Vọng cứu thoát trong cơn đau khổ dằn vật, vì bệnh phong. Cho đến lúc từ giã cuộc đời, tâm hồn thi nhân vẫn được tràn ngập Tình Yêu của Chúa. Những đề tài trong thơ Hàn Mặc Tử có thể xa lạ đối với những người ở ngoài đức Tin Thiên Chúa Giáo, như: mầu nhiệm về Bản Thể Siêu Việt của Đấng Thượng Đế là :"Một Chúa Ba Ngôi” : Ngôi Cha, Ngôi Con, tức là Chúa Cứu Thế giáng trần để cứu độ, và Chúa Thánh Thần. Thi sĩ Sảng Đình Nguyễn Văn Thích (1891-1978) đã sáng tác một bài thơ bằng hán văn để tán tụng Mầu Nhiệm Cao Cả đó như sau:( Bài thơ này đã được Thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu khen ngợi, tán thưởng và họa lại)

Duy nhất Thiên Chủ hữu Tam Vị

Thánh Phụ, Thánh Tử, Thánh Thần thị.

Tạo thành vạn vật, Tể càn khôn,

Toàn tri, toàn năng, toàn thiện mỹ”

Dương Quảng Hàm đã bình luận về Thi sĩ Hàn Mặc Tử:” Ông ưa tả cảnh đêm tối, cảnh trăng sao, cảnh sương mù (Đà lạt trong mơ) là những cảnh hợp với tâm hồn thê lương, ảm đạm của ông…



Cái ý nghĩ về sự chết chiếm cả tâm hồn ông, nhiều khi khiến ông như điên như dại, nhưng cũng khiến ông nâng thần trí lên chỗ cao xa, sáng láng (Xuân như ý), ước ao một cuộc đời lý tưởng tốt đẹp, và ca tụng, cầu nguyện Đức Chúa Trời (Say thơ).” Lời nhân định trên của nhà phê bình văn học thời tiền chiến thật xác đáng. Nhờ Đức Tin Thiên Chúa Giáo, thi sĩ đã đi sâu vào mầu nhiệm “Một Chúa Ba Ngôi”, là căn bản giáo lý của Thiên Chúa Giáo. Bản Tính Thiên Chúa được định nghĩa là Tình Yêu Thương Vô Biên. Dầu Ba Ngôi Vị phân biệt nhau, nhưng chỉ có Một Chúa mà thôi, vì Ba Ngôi Vị thương mến nhau vô cùng, không hề có một chút gì bất đồng, hoặc hơn kém, cho nên “dẫu Ba mà Một”. Với một tâm tư nặng tình cảm dân tộc, lại thấm nhuần giáo lý cao siêu về Tình Thương vô cùng của Chúa, thi sĩ Hàn Mặc Tử đã cảm hứng, và sáng tác ra những vần thơ ca tụng “Chúa Trời”, với mầu sắc, âm thanh, hình ảnh rất lạ lùng, chưa hề thấy trong văn đàn Việt Nam từ cổ chí kim. Bởi vậy, dầu thi sĩ là người đau khổ nhất vì mắc bịnh phong, nhưng cũng là một tâm hồn tràn trề hy vọng, phú thác, bình an, nhờ niềm Tin vào Tình Thương vô cùng của “Ba Ngôi Thiên Chúa”, đặc biệt “Ngôi Hai xuống thế làm người “để chia sẻ thân phận hẩm hiu của nhân loại tội lỗi, cần được cứu độ.

“Sáng vô cùng và sáng láng cả mọi miền,

Không u ám như cõi lòng ma quỷ.

Vì có “Đấng” hằng sống hằng ngự trị,

Nhạc thiêng liêng dồn trổi khắp hư linh.”

Đêm Xuân cầu nguyện”

Ta chắp hai tay lại quỳ hoan hảo,

Ngửa trông cao, cầu nguyện trắng không gian.

Để vừa dâng vừa hiệp bốn mùa xuân,

Nở một lượt giầu sang lên Thượng Đế……

Tôi van lơn thầm nguyện Chúa Giêsu,

Ban Ơn xuống cho mùa xuân hôn phối,

Xin tha thứ những câu thơ tội lỗi

Của bàn tay thi sĩ kẻ lên trăng:

Trong bao đêm xao xuyến vũng sông Hằng….

Bài “Ra Đời”, diện tả tâm tư ngày lễ Giáng Sinh của Chúa Cứu Thế:

“Ôi, cao sang khôn ví trọng ai bì!

Trên nước cả có vô vàn châu báu,

Trí rất ngớp bởi chưng xuân hồn hậu,

Đã ra đời, theo lệnh của “Ngôi Hai”.

Ôi thánh tai, thánh tai, và thánh tai!

Cả trời bỗng nổi lên muôn điệu nhạc,

Rất trọng vọng rất thơm tho man mác,

Rất phương phi trên hết cả anh hoa…….

Về mặt văn học, tuy theo tân học, nhưng Hàn Mặc Tử làm thơ Đường luật cũng rất hay, đã được nhà văn lão thành Sào Nam Phan Bội Châu tán thưởng. Trong các bài thơ, thi sĩ thường dùng những danh từ mượn ở các đạo giáo Việt Nam như: “trượng phu lời”, “quân tử ý”, “giầu muôn hậu Từ Bi”,.., nhưng ông đã đem vào một nội dung ý tưởng mới rút ra từ Thánh Kinh, hay giáo lý của Thiên Chúa Giáo.

Trong văn hóa, và văn chương thi phú Việt Nam, do ảnh hưởng của đạo Hiếu, địa vị của người Mẹ, biểu tượng của tình thương, của gia đình, luôn được các văn nhân thi sĩ ca tụng. Riêng đối với đồng bào Thiên Chúa Giáo, Đức Trinh Nữ Maria giữ một địa vị rất quan trọng trong đời sống đức tin, bởi vì Bà là Mẹ Chúa Cứu Thế, và cũng là Mẹ phù trợ các môn đệ theo Chúa. Hơn nữa, Mẹ Maria còn là biểu hiệu của lòng thương xót đối với đoàn con cái còn lưu lạc nơi trần thế, đầy đau khổ. Nhớ lại những năm khói lửa kinh hoàng, tại các xóm Đạo ở ngoại ô như Chí hòa, Trung Chánh, Xóm mới, Gò vấp… (nơi tập trung dân di cư công giáo), mỗi chiều tối, từ trong các gia đình văng vẳng lời cầu kinh Mân Côi, để xin Đức Mẹ phù hộ cho chồng con, cho gia đình được bình an. Theo truyền thống, hằng năm hành hương nơi linh địa “Đức Mẹ LaVang"; trong tháng năm tổ chức rước kiệu và ca vãn dâng hoa. Sinh sống ở Hoa Kỳ, mỗi năm hàng chục ngàn đồng hương Việt Nam lũ lượt kéo nhau về dự Đại Hội Thánh Mẫu tại miền Carthage, Missouri.

Thi sĩ Hàn Mặc Tử đã diễn tả một cách thâm thúy, đầy tâm tình trìu mến, cậy trông vào sự che chở của người Mẹ hiền đối với đoàn con đau khổ. Lời thơ của thi nhân rất thành thật, tao nhã, linh hoạt và cảm động, nhất là khi nghe bài phổ nhạc hòa âm của Hải Linh: âm điệu, âm thanh rất nhẹ nhàng, bay bổng, lung linh, diễm lệ: “AVE MARIA”, Mẹ Sầu Bi! Đây là bản hòa âm tuyệt tác, xứng đáng góp phần vào kho tàng phụng vụ, và nghệ thuật của Giáo Hội hoàn vũ để ca tụng Mẹ Chúa Cứu Thế và cũng là Mẹ các tín hữu:

Lạy Bà là Đấng tinh tuyền thanh vẹn,

Giầu nhân đức, giầu muôn hậu từ bi.

Cho tôi dâng lời cảm tạ phò nguy,

Cơn lâm lụy vừa trải qua dưới thế.

Tôi cảm động rưng rưng hai dòng lệ:

Dòng thao thao bất tuyệt của dòng thơ.

Bút tôi reo như châu ngọc đền vua,

Trí tôi hít bao nhiêu là khí vị…

Và trong miệng ngâm câu ca huyền bí,

Và trong tay nắm một nạm hào quang…

Đây rồi! đây rồi! Chuỗi ngọc vàng kinh,

Thơ cầu nguyện là thơ quân tử ý,

Trượng phu lời và tông đồ triết lý,

Là Nguồn Trăng yêu mến Nữ- đồng- trinh.

Là Nguồn Đau châu lụy Nữ-đồng-trinh.

Thơ Hàn Mặc Tử đã đem vào thi giới Việt Nam một dòng thi tứ mới, rất lạ lùng. Đức Tin vào Một Thiên Chúa yêu thương vô cùng, vào Chúa Cứu Thế tự nguyện chịu khổ hình Thập Giá để đền tội thay cho nhân loại, cùng với Mẹ Sầu Bi…Tất cả nguồn đạo lý cao siêu, “ ân sủng”huyền bí, thật sự đã thấm nhập và cải hóa con người đau khổ nhất đời của thi nhân, thành một con chiên ngoan đạo, vừa nhận biết giá trị hoan lạc, vinh quang của đau khổ, vừa cảm mến những tâm hồn quảng đại hy sinh vì bác ái mà ông gọi là những “Thiên Thần”, chính là các Nữ Tu đang tận tụy săn sóc bịnh nhân. Bởi vậy, trong đau khổ ngút ngàn, ông không tuyệt vọng, nhưng ca tụng “những kỳ công huyền diệu của Đấng Tối Cao”.

“Hỡi những Thiên Thần trên trời,

Những Thiên Thần của Thiên Chúa,

Những Thiên Thần Hòa Bình và Hoan Lạc!

Xin hãy ban xuống cho tôi một vòng hoa.

Tôi muốn tắm trong biển cả hào quang,

Trong tình thương cao cả,

Vì cõi trần gian nhiều phép lạ,

Khiến người người đều im lặng cung chiêm

Những kỳ công huyền diệu của Đấng Tối Cao.

Hỡi những Thiên Thần trên trời

Những Thiên Thần của Thiên Chúa,

Những Thiên Thần Hòa Bình và Hoan lạc!

Hãy tung lên những cánh hoa Hồng,

Những bông hoa Sen với khúc nhạc du dương,

Những điệu nhạc tỏa hương thơm ngát.

Hãy đổ đầy nhân đức, chí can trường,

Niềm hạnh phúc vô biên

Vào tâm hồn các nữ tì của Thiên Chúa.”

4. “Ông Trời” Trong Lễ Tế Nam Giao

Dân chúng Việt nam thờ nhiều thần, cùng với tín đồ của các tôn giáo như Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo, Thiên chúa giáo, đạo thờ Tổ Tiên…tất cả đều tin tưởng vào Một Đấng Linh Thiêng vượt trên hết các thần thánh, mà họ gọi là Ông Trời. Tục lệ “tế Nam Giao” đã biểu dương lòng tín ngưỡng đó, bằng những lễ nghi đầy ý nghĩa linh thiêng, và uy nghiêm kính cẩn. Mục đích của lễ tế Nam Giao là để tôn thờ Vị Chủ Tể càn khôn, có quyền ban ân giáng phước và xua đuổi tà ma khỏi gây ác họa cho dân nước. Ông Trời làm Chủ vũ trụ bao la, nên không đặt bàn thờ để tế Ngài ở trong đền miếu nhỏ bé, nhưng ở ngoài lộ thiên, tượng trưng cho sự quyền năng vô biên bao trùm vạn vật. “Nam” có ý chỉ phía nam, theo địa lý cổ truyền, phía nam là hướng ánh sáng, và phía bắc là hướng tối tăm. “Giao”là tương giao, giao hòa gặp gỡ. Bởi đó, Nam Giao là nơi giao hòa gặp gỡ giữa Trời và dân con Trời, ở phía nam, hướng tốt lành của dân tộc Việt Nam, đầy ánh sáng, thảo mộc xanh tuơi, phong thuận gió hòa (ca dao:” Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam).



Linh mục Đắc Lộ, vào năm 1628, đã được dịp chứng kiến cuộc lễ Tế Nam Giao do vua Lê Thần Tông đóng vai Thiên Tử để làm chủ tế, ngày Tết Nguyên Đán. Ngày 30 tháng chạp, Chúa Trịnh Tráng cùng với đoàn vệ binh đi xuống sông tắm rửa sạch sẽ, một cử chỉ có ý nghĩa “tống cựu nghinh tân”. Nửa đêm đến giờ giao thừa, thì nổ súng thần công, báo hiệu năm cũ đã qua, năm mới bắt đầu. Sáng ngày mồng một Tết, chúa Trịnh cùng với các quan, bốn ngàn lính, ba ngàn ngựa, ba trăm voi tiến vào đền vua Lê Thần Tông, để rước vua ra làm chủ sự lễ Tế Nam Giao. Khi lễ tế đã hoàn tất, thì bắn ba phát súng thần công để báo hiệu cho dân chúng biết. Tiếp theo, chúa Trịnh và đoàn tùy tùng hộ tống nhà vua trở lại đền vua để chúc mừng năm mới.

Linh mục Đắc Lộ đã giải thích ý nghĩa về mặt tôn giáo, tín ngưỡng của lễ Tế Nam Giao như sau: Trong ngày Tết Nguyên Đán là ngày trọng nhất trong năm, người Việt Nam đã tôn kính ba cấp bậc về “Phụ Tính” (fatherhood). Ở cấp bậc dưới, là tôn kính Tổ Tiên đã qua đời, và chúc tuổi cho ông bà cha mẹ còn sống; ở cấp hai, là chúc thọ nhà vua như vị thiên tử, thay Trời để cai trị dân nước, cũng được gọi là” dân chi phụ mẫu” (cha mẹ của dân); ở cấp cao hơn hết, là Tế Trời trong lễ Tế Nam Giao: Trời là Vị “Thượng Phụ” đã tạo dựng nên nhân loại và vũ trụ càn khôn (Catechismus, ngày thứ nhất).(199)

Linh mục Léopold Cadière, một nhà truyền giáo, rất am tường về văn hóa và đạo giáo ở Việt Nam, đã mô tả và giải thích về lễ Tế Nam Giao như sau:

Đền Nam Giao đời nhà Nguyễn được dựng về phía nam Kinh Đô Huế, trên một gò đất cao gồm bốn cấp bậc chồng lên nhau. Bậc cao nhất có hình tròn (hình bánh dày) tượng trưng cho Trời, đo được 42 mét đường kính. Hai cấp thấp hơn có hình vuông (hình bánh chưng), tượng trưng cho Đất (bốn cạnh chỉ bốn phương trời), một nền dài 85 mét, một nền dài 165 mét. Nền thấp nhất ngang bằng với nền đất trồng thông, có hình chữ nhật, dài 390 mét và rộng 265 mét.

Chỉ một mình nhà vua được gọi là Thiên Tử (con Trời) đại diện cho thần dân làm chủ tế, như vị giáo chủ. Trước khi đến tế lễ, nhà vua phải được thanh tẩy tại Trai cung. Khi việc tế tự đã hoàn tất, nhà vua phải trở lại Trai cung để báo cáo về các lễ nghi đã được thực hiện đầy đủ, trang nghiêm kính cẩn.

Tế Nam Giao là một biểu dương sâu xa nhất của dân tộc Việt nam đối với Đấng Tối Cao, đối với Vị Thiên Chủ. Dân chúng tham dự một cách sốt sáng nhiệt tình, lễ nghi diễn ra trang trọng đầy ý nghĩa tượng trưng.

Linh mục Cadière viết lại cảm tưởng như sau: lễ Tế Nam Giao đã mặc một vẻ trang trọng uy nghi tương xứng với sự cao cả của “Đấng” mà dân chúng tôn thờ, tương xứng với sự tin tưởng tinh tuyền đối với Vị Chủ Tể, tương xứng với tâm tình sâu xa nẩy nở trong lòng người Việt Nam.Tin tưởng vào quyền lực vô biên của một Ông Trời, đó là một niềm tin cao quý và tinh tuyền nhất trong các tín ngưỡng Việt Nam. Cũng vậy, Tế Nam Giao chính là biểu lộ long trọng của niềm tin ấy, Tế Nam Giao là một lễ nghi cao cả nhất trong việc phụng tự của người Việt Nam”.(200)

5. Cha Đắc Lộ và Niềm Tin vào “Ông Trời” của Dân Việt

Giá trị cao quí nhất của “bốn ngàn năm văn hiến” của dân tộc Việt Nam là gì?_ Thưa chính là niềm Tin ở Ông Trời và Đạo Hiếu, tức là chết không phải là hết, nhưng Hồn Thiêng của Ông Bà vẫn còn tồn tại với con cháu. Do đó, để “khai quật” kho tàng quí giá còn chôn giấu trong tâm tưởng dân chúng Việt Nam từ bao nhiêu đời, Cha Đắc Lộ đã xếp đặt những bài suy luận về niềm tin tự nhiên vào Ông Trời, và ước vọng trường sinh bất tử của con người “linh ư vạn vật”, là những bài học đầu tiên trong sách Giáo lý. Đây là phương pháp sư phạm để dạy Giáo lý, theo một trật tự “hợp lý”, nghĩa là khởi đầu từ Văn Hóa, Tự nhiên để vươn lên Mặc Khải, Siêu nhiên. Vì lòng ngưỡng mộ nền văn hóa tốt đẹp của dân Việt, và vì lòng nhiệt thành muốn chia sẻ Tin Mừng của Chúa Cứu Thế cho đồng bào, cha Đắc Lộ đã tận tụy nghiên cứu ngôn ngữ và tìm hiểu phong tục tập quán để có thể “dĩ văn tải Đạo”, dùng văn từ thích hợp để truyền bá những chân lý của Đức Tin Thiên Chúa Giáo.



Danh xưng ĐỨC CHÚA TRỜI

Bên Trung quốc, cha Matteo Ricci xuất bản cuốn”Thiên Chủ Thực Nghĩa”. Sách này đã làm chấn động dư luận Trung quốc thời bấy giờ (và cho đến ngày nay). Vua Khang Hy nhà Thanh, các bậc nho gia, quan lại đều đã tìm đọc. Cha Đắc Lộ đã kể một câu truyện hi hữu như sau: Khi cha đang giảng giáo lý cho tân tòng thì có một vị sư đưa cho ngài coi một cuốn sách viết bằng chữ nho. Nhà sư cho biết: cách đây gần 30 năm, cụ thân sinh của nhà sư đã theo phái đoàn Việt nam đi triều cống vua Trung quốc và đã được tặng cuốn sách ấy đem về nước. Khi cụ thân sinh chết thì trối lại cho con cháu, nhưng trong nhà không ai hiểu được các lý lẽ viết trong cuốn sách ấy. Vừa rồi khi nghe cha Đắc Lộ giảng giáo lý thì thấy các lý lẽ mà cha vừa nói, giống như các tư tưởng có trong cuốn sách kia.(201)



Có thể cha Đắc Lộ đã đọc sách “Thiên Chủ Thực Nghĩa” của Cha Ricci, nhưng khi áp dụng vào hoàn cảnh đặc biệt của địa phương, Cha Đắc Lộ đã biến chế, thích nghi, để “hội nhập” vào văn hóa Việt Nam một cách rất tài tình. Trong vấn đề hội nhập văn hóa, ngài đã nghiên cứu tường tận tâm lý, tâm tình, trình độ văn hóa của mọi giới trong xã hội thời bấy giờ để trình bày giáo lý mới một cách thích hợp.

Muốn giảng Tin Mừng cho đại chúng, công việc cấp bách phải làm là tìm những danh từ thích hợp có âm hưởng thuần tuý của Việt ngữ, lại có khả năng chuyên chở được nội dung ý nghĩa thần học của Thiên Chúa Giáo. Do đó, câu hỏi quan trọng là: trong ngôn ngữ Việt nam, danh xưng nào xứng đáng để “đặt tên” cho Đấng Tạo Thành vũ trũ càn khôn? Có vị thừa sai đề nghị dùng chữ “Chúa Dêu”. Chữ “Dêu”phiên âm bởi chữ Latinh “Deus”, có nghĩa là Chúa. Nhưng cha Đắc Lộ và cha Francesco Buzomi đã bác bỏ, vì chữ “dêu”không có nghĩa tốt đẹp trong các tiếng Việt thông dụng. Vả lại, sợ rằng người Việt Nam nghĩ tưởng đó là một vị thần mới từ đâu đem đến chăng? Cha Đắc Lộ biết bên Trung Hoa, thời bấy giờ, đã dùng danh từ Thượng Đế của người Trung Hoa, và danh từ “Thiên Chủ” do cha Ricci ghép hai chữ “Thiên” và “Chủ”. Đối với cha Đắc Lộ, ngài không thích dùng hai từ ngữ này, vì là chữ Nho, không thông dụng, không thuần túy Việt ngữ. Ngài chỉ tạm dùng danh từ “Thiên Chúa” (Thiên Chủ) do cha Ricci sáng tác ra, trong khi đi tìm một chữ vừa có âm điệu Việt ngữ, vừa biểu lộ được niềm tin “sẵn có” của dân tộc Việt Nam: đó là tiếng mà mọi người thường kêu xin:”ÔNG TRỜI”. Danh xưng này dễ hiểu, và quen thuộc với mọi giới đồng bào. Dĩ nhiên, khi dân chúng kêu “Ông Trời”, “Trời ơi!”, thì không có ý chỉ trời xanh mênh mông, nhưng chính là một Vị, một Đấng, một Ông, cao sang làm CHỦ(CHÚA) cả vòm trời xanh. Cha cũng tránh không dùng các danh từ trừu tượng, vô-bản-vị như: Lý, Thái Cực, Đạo, Khí, Vô, Không. Theo Lịch sử Triết học Trung Hoa, những ý niệm kia đã bắt nguồn từ quan niệm “Vạn vật nhất thể”, hoặc của phái Lý-Học (Chu Hi:1130-1200) và Tâm-Học (Vương dương Minh:1472-1528). Để củng cố cho ý niệm “bản vị”, “ngôi vị”, “hữu ngã”, cha Đắc Lộ đã hợp tác với các Thày Giảng thông thái người Việt Nam,( các vị nho sĩ, cựu tu sĩ Phật Giáo) để sáng tác ra danh từ “ĐỨC CHÚA TRỜI”, đầy ý nghĩa tôn giáo và âm hưởng Việt Nam. Tại sao dùng chữ “Trời “? Vì lấy ý nghĩa và thành ngữ ở Kinh Thánh:”Chúa của trời đất (coi:sách Tông đồ Công Vụ 17:24 và Luca 10:21). Tại sao dùng chữ Chúa? Chữ Chúa bởi chữ nho “Chủ”, dùng để chỉ vị nguyên thủ quốc gia như Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn. Còn chữ “Đức”dùng để chỉ tước vị cao trọng. Lúc đầu, cha Đắc Lộ dùng chữ: “Đức Chúa Trời-Đất, theo ý nghĩa câu thành ngữ: “Trời che, Đất chở”. Về sau rút gọn lại thành:ĐỨC CHÚA TRỜI. Đây cũng là một quyết định khôn ngoan, hiểu biết tâm tình mộ đạo của người bình dân Việt nam, thờ kính nhiều thần thánh như thần sông, núi, thiên lôi, hà bá….Cha Đắc Lộ muốn giúp họ chỉ thờ phượng, kính mến Một Chúa Siêu Việt là Đức Chúa Trời mà thôi. Còn toàn thể các loài thụ sinh như các vị thành lập các đạo giáo, các thánh nhân, các bậc hiền nhân quân tử, hồn thiêng của Ông Bà tổ tiên, … (kể cả chín phẩm thiên thần, và ma quỉ (tiếng Phạn là mara).. đều do Đức Chúa Trời tạo dựng nên, vì thế, ta không thể đặt các vị đó ngang hàng bằng Đức Chúa Trời được! Cha Đắc Lộ cũng đã đề cao niềm tin tuyệt đối của dân tộc Việt Nam vào “Ông Trời”, trong lễ Tế Nam Giao. Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên Đán,, một lễ tế đặc biệt của dân Việt do nhà vua, đại diện cho quốc gia làm chủ tế.

Theo giáo lý mặc khải của Thiên Chúa Giáo, các tín hữu phải tin: “Một Đức Chúa Trời Ba Ngôi”. Đây là một mầu nhiệm cao sâu nhất trong đạo, vượt quá sự hiểu biết của trí khôn nhân loại. Nhờ Chúa mặc khải thì ta mới biết có chân lý tuyệt đối đó, nhưng vẫn không thể hiểu rõ yếu tính của mầu nhiệm đó:” Ba Ngôi Vị phân biệt nhau, lại hợp nhất hoàn toàn nên “Một Thiên Chúa” mà thôi!”

Bên Trung Hoa, cha Matteo Ricci trong sách “Thiên Chủ Thực Nghĩa”, và cha Michele Ruggieri trong sách “Thiên Chủ Chân Lục”, đã không đề cập, cũng không diễn giảng về Mầu Nhiệm “Một Chúa Ba Ngôi”cho các độc giả người Trung Hoa, lấy lý do là họ khó hiểu, và công việc trình bày giảng dạy đòi hỏi nhiều công phu nghiên cứu.Ý kiến và lập trường của cha Đắc Lộ thì khác. Theo Ngài, Mầu Nhiệm”Một Chúa Ba Ngôi”, vừa là tâm điểm của Đạo Thiên Chúa, vừa là nòng cốt liên quan mật thiết đến ơn Cứu Độ. Trước khi chịu phép Rửa tội, người tân tòng cần phải được dạy dỗ về mầu nhiệm này, bởi vì ý nghĩa của nhiệm tích này là dâng hiến, thánh hiến người được rửa tội cho “Một Đức Chúa Trời Ba Ngôi”, để họ được sạch mọi tội, trở thành con Chúa và được sống đời đời. Công thức đọc khi rửa tội là: “Tôi rửa bạn (ông bà, anh chị…) Nhân Danh Cha, và Con, và Thánh Thần” (Ego te baptizo in Nomine Patris et Filii et Spiritus Sancti).(202)

Về cách dùng Việt ngữ để diễn tả những quan niệm mới về Thần học, cha Đắc Lộ đã mượn một số danh từ bằng chữ nho do cha Ricci đặt ra trước, chẳng hạn chữ “Tính” (natura, essentia) để chỉ “Bản Tính” của Đức Chúa Trời là phép tắc vô cùng, trọn tốt trọn lành vô cùng, ở khắp mọi nơi…Đặc biệt và tài tình hơn cả là việc cha Đắc Lộ dã dùng chữ nôm “NGÔI” dịch ra từ chữ nho “VỊ” để diễn tả ý niệm “bản vị, nhân vị” (Person) trong thần học Thiên Chúa Giáo. Chữ “Ngôi” rất phổ thông trong ngôn ngữ Việt Nam như: ngôi vua, ngôi báu, ngôi thứ trong làng…. Sách giáo lý dậy rằng: “Hỏi: có mấy Đức Chúa Trời? Thưa: có Một Đức Chúa Trời mà thôi. Hỏi: Đức Chúa Trời có mấy Ngôi? Thưa: Đức Chúa Trời có Ba Ngôi: Ngôi Nhất là Cha, Ngôi Hai là Con, Ngôi Ba là Thánh Thần.”.

Theo thần học Thiên Chúa Giáo dạy: chỉ có Một Đức Chúa Trời mà thôi (không thể có ba Chúa Trời được). Chúa Con, tuy bình đẳng hoàn toàn bằng Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, nhưng có “Ngôi Vị” phân biệt với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Chúa Cha, hoàn toàn bình đẳng với Chúa Thánh Thần và Chúa Con, nhưng có “Ngôi Vị” riêng biệt với hai “Ngôi” kia. Chúa Thánh Thần cũng hoàn toàn bằng hai “Ngôi” kia, nhưng có “Ngôi Vị” khác với Chúa Cha và Chúa Con. Bởi vậy, tuy” Ba Ngôi” phân biệt nhau, nhưng chỉ có” Một Đức Chúa Trời” mà thôi! Bản Tính của Đức Chúa Trời là Tình Thương Yêu vô cùng. Do đó, chính bởi Ba Ngôi Thương Mến nhau vô cùng, nghĩa là không khi nào có sự chia rẽ bất hòa, hoàn toàn bình đẳng, đồng thuận, đồng ý về mọi phương diện…, cho nên dẫu “Ba Ngôi”, nhưng “Một Chúa” mà thôi!

Mầu nhiệm” Một Chúa Ba Ngôi” là mầu nhiệm cao cả nhất, vì vượt quá quá sự hiểu biết của lý trí và kinh nghiệm của nhân loại. Khi dạy giáo lý cho tân tòng, cha Đắc Lộ có cảm tưởng là: dân chúng Việt Nam không khó chấp nhận Mầu Nhiệm”Một Chúa Ba Ngôi” bằng tin Con Thiên Chúa là Đấng phép tắc vô cùng, tốt lành vô cùng, thế mà lại hạ mình xuống mặc lấy xác phàm, làm người yếu hèn như mọi người chúng ta. Chính Mầu Nhiệm”Ngôi Hai xuống thế làm người” mới thật sự lạ lùng, khó tưởng tượng được! Đây là một nhận xét rất tinh tế về tâm tình mộ đạo của người dân Việt, vì họ thường biểu lộ tình cảm sợ hãi, tôn kính đối với những hiện tượng, cảnh vật lạ lùng, kỳ dị hay “linh thiêng”, mà trí khôn nông cạn của loài người không thể hiểu, không thể cắt nghĩa được. Do đó, mặc dầu không thể hiểu được mầu nhiệm thuộc về bản tính cao siêu của Chúa, là mầu nhiệm”Một Đức Chúa Trời Ba Ngôi”, nhưng các tân tòng sẵn sàng tin theo, vì lời Chúa và lời Hội Thánh truyền dạy. Mặt khác, cha Đắc Lộ đã thực hiện một kế hoặch mục vụ tân tiến là :áp dụng giáo lý vào phụng vụ, nghĩa là đem những tín điều đã học được trong giáo thuyết, áp dụng thực hành trong phụng vụ. Đây là một cách “sống đạo” rất linh động. Chẳng hạn, cha Đắc Lộ đã thánh hóa, dâng hiến ba ngày Tết Nguyên Đán để tôn kính mầu nhiệm “Một Chúa Ba Ngôi”



Đàm Đạo

Đấng Tạo Hóa, hay “Ông Trời” có Ngôi Vị không?

Trong Tứ Thư Ngũ Kinh và trong tín ngưỡng dân gian, ta nhận thấy rõ ý niệm về một “Đấng” Tạo Hóa hay “Ông Trời” Siêu Việt, “KHÁC BIỆT”, nhưng cũng gần gũi với tạo vật. “Đấng “đó có một bản vị, ngôi vị khác với các nhân vị khác. Đấng đó cai quản muôn vật muôn loài, và đường lối, tức “Đạo” của Đấng Thượng Đế hay Thiên, gọi là Thiên Mệnh. Muốn được hạnh phúc, con người phải bắt nhân đạo thuận theo thiên đạo. Người bình dân Việt Nam hay Trung Quốc vẫn ôm ấp một niềm tin sâu xa vào Đấng Bề Trên: người Việt gọi là “Ông Trời”, và người Hoa gọi là “Thiên-Lão-Tổ”

Lễ Tế Nam Giao vào dịp đầu Xuân, hay việc dựng bàn thờ “Ông Thiên” ở trước nhà, chứng minh cho niềm tín ngưỡng ấy. Gần đây, những cuộc bách hại tôn giáo ở Trung quốc do phong trào “Cách mạng văn hóa”, cũng không thể dập tắt được truyền thống hữu thần trong Khổng-Mạnh.

Quan niệm “Thiên trị” ngày xưa coi Trời là Đấng cầm quyền sinh tử và thưởng phạt, đã đặt ra “Hồng Phạm Cửu Trù” và “Nguyệt Lệnh” để vua chúa ( Thiên tử, con Trời) phải tuân theo trong việc thay Trời mà cai trị nước. Nếu vị quân vương làm trái Thiên Mệnh, thì sẽ gây ra tai họa cho toàn dân. Đó là quan niệm Trời và Người có tương quan đến nhau:”Thần- Nhân tương dữ”!

Quan niệm “ Trời và người liên hệ với nhau”, trong sách Kinh Thánh Cựu Ước kể truyện vua Đavít phạm tội và Thiên Chúa đã phạt toàn dân phải chết vì dịch tễ (2 Sam 24:10-15)

Khi Thiên Chúa Giáo được truyền sang Trung Hoa và Việt Nam, các vị thừa sai ngoại quốc đã gặp khó khăn trong việc chuyển ý, chuyển ngữ, phiên dịch, tạo những từ ngữ mới trong tiếng bản quốc để có thể diễn tả một cánh xứng hợp với nội dung thần học trong sách giáo lý của Hội thánh. Vì không đủ thời giờ, vì thiếu tài liệu nghiên cứu về văn hóa, ngôn ngữ và các tư tưởng triết lý siêu hình của Trung Hoa và Việt Nam, nên một số các vị giáo sĩ Tây phương đã ngần ngại hoặc lo sợ “rối đạo, lạc đạo”khi dùng các danh từ thuần tuý địa phương, “bản quốc”, để diễn tả các ý niệm trong sách Giáo lý của Thiên Chúa Giáo. Những do dự và ngộ nhận, hiểu lầm trong quá khứ đã gây bất mãn đối với các dân tộc đã có một nền văn hiến kỳ cựu, khả kính. Ngày nay, nhờ “khoa thần học về các tôn giáo” (theology of Religions) phát triển, nhờ sự nghiên cứu tường tận về các nền văn hóa, nên vấn đề “tranh luận về lễ nghi, phong tục”, hay việc phiên dịch các từ ngữ được dễ dàng hơn. Những danh xưng thông dụng nhất để chỉ Đấng Tạo Hóa, là những danh từ như: Thiên Chúa (Chủ), Thượng Đế, hay Đức Chúa Trời, được dùng trong các sách giáo lý và phụng vụ



Những điểm dị biệt

Nếu so sánh quan niệm về Một Đấng tạo thành vũ trụ càn khôn, giữa Thiên Chúa Giáo và Tam Giáo, ta còn thấy một số điểm dị biệt :

1. Theo các sách cổ điển và niềm tín ngưỡng dân gian như Cadao, Tục ngữ…danh từ “Thượng Đế”, “Thiên”, hay “Ông Trời”… thường mang một ý nghĩa cao siêu về một Đấng có bản vị, hữu ngã, “Khác” với mọi loài mọi vật trong trời đất. Chữ “Đế”, khởi thủy là Vị Thần thuộc dòng họ nhà Thương (chừng 1300 B.C). Có thể là một vị tổ tiên đã được thần thánh hóa, và ta nhận thấy “tính chất hữu ngã, nhân vị” của vị thần ấy “khác” với các vị thần khác. Do đó, chữ “Thượng Đế” được dùng để chỉ một vị Chủ Tể tối cao hơn hết mọi vị thần.

Danh từ “Thiên” hay “Trời”, không có ý chỉ trời xanh mênh mông mịt mù, nhưng là ám chỉ một “ÔNG TRỜI”. Đấng Linh Thiêng ẩn náu làm chủ, tạo dựng nên không trung bao la huy hoàng kia. Có thể chữ “Thiên” xuất hiện vào thời nhà Chu (khoảng 1111-249 B.C). Tuy nhiên, nếu so sánh về nguyên tự, ta thấy chữ”Thượng Đế” biểu lộ đặc tính hữu ngã, bản vị, ngôi vị hơn chữ Thiên (Trời). Nhưng chữ “Thiên” đã biến hóa, hoặc là nghiêng về ý nghĩa “Nội Tại” (Immanence) hơn là “Siêu Việt (Transcendence), hoặc mang một ý nghĩa “huyền bí” (mystical) hay “phiếm thần” (pantheism), rồi trở thành một quyền uy về luân lý trong vũ trụ, một Vị Thượng Trí, một Ý Chí định đoạt số phận của nhân loại. Sau này, muốn nhấn mạnh đến tính chất Siêu Việt, Hữu Ngã của “Thiên”, nên thêm chữ “Chủ”, thành ra chữ “Thiên Chủ (Thiên Chúa) như đang thông dụng cho đến ngày nay. Nói tóm lại, hai danh xưng Thượng Đế và Thiên đã được dùng chung thay thế cho nhau, từ thời nhà Chu, để chỉ Đấng Tối Cao,Vị Chủ Tể vũ trụ càn khôn.(203)

2. Quan niệm về “Thiên Mệnh”, “Thiên Tử” trong Nho Giáo cũng khác tín điều về “Ngôi Hai Thiên Chúa” là “Con Thiên Chúa” giáng trần để cứu độ nhân loại. Theo văn hóa cổ truyền, các thánh vương đời xưa được coi là “Thiên Tử” (con Trời) vì lãnh Mệnh Trời để cai trị dân. Vị quân vương là vị trung gian giữa Trời và dân ( ). Nhưng đây chỉ là dã sử, hay truyền tụng, chứ không phải một biến cố lịch sử, nghĩa là không có một vị thánh vương nào dám quả quyết đã được Trời sai đến hoặc được uỷ thác một sứ mệnh đặc biệt, trong một hoàn cảnh lịch sử rõ ràng để cứu nhân độ thế, kể cả vua Nghiêu, vua Thuấn, Đức Khổng Tử, Thày Mạnh Tử, hay Đức Phật Thích Ca.

Theo lịch sử dân tộc Do thái, Thiên Chúa độc nhất “YAHWEH”đã có một Giao Ước với các lãnh tụ của dân như: Abraham, Moses, Davit…Đó là thời Cựu Ước. Đến thời gian đã ấn định, Thiên Chúa đã thiết lập một Giao Ước mới, gọi là Tân Ước. Theo giao ước mới này, Thiên Chúa đã sai chính “Thánh Tử”, tức Ngôi Hai Thiên Chúa “xuống thế làm Người”, “mặc lấy xác phàm” như mọi người chúng ta, trừ tội lỗi.. Ngài đã” Nhập Thể” trong một ngôi vị là Chúa Cứu Thế lịch sử. Vì thế, Ngài mới là Vị “Thiên Tử” chính thực đã giáng trần để cứu độ sinh linh.

3. Nho Giáo chú trọng đến “động thể” của Nguyên Lý Siêu Việt, nghĩa là suy xét về các hành động của Nguyên Lý ấy biểu lộ trong vũ trụ, thiên nhiên. Do đó, các triết gia ít suy luận về bản thể “Tĩnh”, “bất biến”, “hằng hữu”, và các “phẩm tính”của Đấng Tự Hữu. Vì xét theo động thể, nên các nhà hiền triết đã đặt ra nhiều danh xưng để gọi Nguyên Lý Siêu Việt, tùy từng khía cạnh biến hóa như: “Lý Thái Cực, Vô cực, Đạo, Tâm, Chân Như….Ngoài ra, các triết gia cũng không dùng luận lý để chứng minh sự hiện hữu của Đấng Tạo Hóa như các nhà triết học Hy lạp hay Thánh Tôma đã làm.

4. Theo Thần Học và Triết Học, Đấng Tạo Hóa vừa có tính chất Siêu Việt (Transcendent) vừa có tính chất Nội Tại (Immanent). Theo tôn chỉ trên, ta thấy Đông phương nhấn mạnh vào đặc tính Nột Tại hơn là Siêu Việt. Do đó, sự khác biệt giữa Thiên Chúa Giáo và Tam Giáo được nổi bật trong cách kiến trúc các thánh đường. Thiên Chúa Giáo chú trọng đến khía cạnh Siêu Việt của Thiên Chúa, nên xây tháp cao”chọc trời”. Còn Đông phương thì nhấn mạnh vào đặc tính Nội tại, tiềm ẩn của Vị Hóa Công trong vũ trụ, nên xây nền Tế Trời trên một khoảng đất trống rộng giữa thiên nhiên (đền Nam giao về phía nam kinh đô Huế), hoặc xây cất chùa, miếu..lẩn lút dưới vòm cây để hòa hợp với cảnh thiên nhiên như thể giữa thế giới thiêng liêng và nhân thế có sự giao hòa mật thiết với nhau. Cũng vì lẽ đó, triết lý Đông phương thiên về những quan niệm như: Vạn vật nhất thể, Thiên-Nhân hợp nhất, Thần-Nhân tương dữ, Tam tài (Thiên-Địa-Nhân)

5. Về phương diện tế tự, Đông phương không cấm cá nhân cầu nguyện, nhưng thiếu những lễ nghi phụng tự linh đình, trọng thể, sầm uất, và tập họp dân chúng đông đảo, hoặc tổ chức thường xuyên những lễ kỷ niệm. Trong Do thái giáo, toàn dân dành ngày Sabbat để thờ phượng Yahweh. Thiên Chúa Giáo dâng ngày Chúa Nhật (ngày của Chúa) để tham dự Thánh Lễ và làm các việc đạo đức, từ thiện. Sự sùng kính, cúng giỗ của tín đồ các đạo giáo có tính cách cá nhân, ít khi tổ chức những cuộc rước sách, hay lễ nghi có đông đảo quần chúng tham dự. Việc cúng giỗ, lễ chùa là việc của cá nhân hay gia đình. Lễ Tế Nam Giao được tổ chức mỗi năm một lần, dưới sự chủ tế của vị quân vương, đại diện toàn dân, còn đại đa số dân chúng thì dựng bàn thờ”Kính Thiên” ở trước nhà.

6/ Thiên Chúa Giáo hay KyTô Giáo bắt nguồn từ Kinh Thánh Cựu Ước của Do Thái Giáo. Khác với các dân tộc lân bang thờ nhiều thần, dân Do Thái chỉ thờ một Vị Thần độc nhất vô nhị. Vị Thần này vô hình vô tượng, vô cùng cao siêu trên mọi thần thánh khác. Theo Kinh Thánh, dân Do Thái miễn cưỡng gọi Vị Thần Tối Cao đó bằng danh xưng “Yahweh” và “Elohim”. Khi hiện ra với Maisen, Thiên Chúa độc nhất vô nhị đã mặc khải danh hiệu Ngài là Y H W H=YaHWeH, nghĩa là “ehjeh aser ehjeh” được phiên dịch là “Ta là Đấng Tự Hữu”, hay “Ta là Đấng Có” (Ego eimi hoon), hay “Ta có sao Ta có vậy”.(204)

Cũng nên giải thích thêm, các nhà ngữ học cho rằng tiếng Trung Hoa và Việt Nam không có động từ cùng loại với động từ “to be” (Anh ngữ), être (Pháp), sein (Đức), esse (Latinh)…”To be” không phải chỉ có nghĩa “Là” thế này, thế kia, nhưng đặc biệt trong triết học, siêu hình học, còn có nghĩa là “tự lập”, “tự tại”, “tự tồn tại” (self-subsistence). Khi triết gia Descartes viết:” Cogito, ergo sum” (I think, therefore I am), tạm dịch sang tiếng Việt là: “Tôi suy tưởng, nên Tôi hiện hữu”. Mỗi khi phải phiên dịch động từ “to be” theo nghĩa triết học thì mượn động từ “hữu” hay “có”.

Do đó, “Yaheh” được hiểu là “Ta là Đấng Tự Hữu (Tự chủ, Tự Tồn tại), vì bản tính của Thiên Chúa là một bản thể tự lập tuyệt đối, là chính sự Hiện Hữu. Dịch như trên là chú trọng vào phần bản thể “Tịnh” của Thiên Chúa. Ngày nay, nhiều học giả về Kinh Thánh chú ý đến khía cạnh “Động Thể”, nghĩa là Thiên Chúa luôn can thiệp vào lịch sử cứu độ, biểu lộ thánh ý qua các lời tiên tri để giải phóng, phù giúp dân Chúa (coi Sách Xuất Hành 6:6..). Có thể nói danh từ “Yahweh” hàm ẩn ba ý nghĩa: Thiên Chúa can thiệp vào các biến cố lịch sử của nhân loại, nhưng Chúa vẫn là Đấng Siêu Việt, là Chúa Quan Phòng mọi sự, mọi loài; Ngài hiện hữu trong mọi biến cố của Lịch Sử Cứu Độ; Ngài là Chúa của vũ trụ càn khôn. Do đó, thay vì phiên dịch”Ta là Đấng Tự Hữu”, có thể dịch là: “Ta sẽ có sao Ta sẽ có vậy” (I shall be what I shall be). Câu: “Ta là Đấng Tự Hữu” diễn tả sự “Tự lập” Tự thể, tức bản thể “Tịnh” (static ontological) của Chúa, câu: “Ta sẽ có sao Ta sẽ có vậy” diễn tả khía cạnh “Động “ của Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử.

Ngoài danh xưng Yaweh, Kinh Thánh Cựu Ước còn dùng tiếng “Elohim” để chỉ Thiên Chúa độc nhất vô nhị. Theo nguyên tự, tiếng Elohim chỉ các thần (số nhiều). Nhưng được dùng trong Kinh Thánh Cựu Ước để chỉ một Thiên Chúa chính thực và duy nhất. Hai danh xưng này phối hợp trong câu: “Ngươi hãy nhìn nhận Thượng Đế (Yahweh) là Thiên Chúa (Elohim) ngươi, không có Chúa nào khác nữa.” (Dt 4,35). Ở đây ta thấy cả hai Thánh Danh đều chỉ một Thiên Chúa có Ngôi Vị Siêu Việt, khác với mọi loài, mọi vật.

7. Trong Kinh Thánh Tân Ước, chữ hy-lạp “Theos” được dùng để chỉ Thiên Chúa. Theo nguyên tự tối cổ, chữ “Theos” ám chỉ tín ngưỡng đa thần của Hy lạp, trong đó vị thần tối cao là Zeus, cha của các thần khác. Nhờ sự suy luận triết học và siêu hình học của các triết gia Plato và Aristotle, ý niệm và nội dung của chữ “Theos” đã được thanh lọc và biến đổi để xưng hô Một Vị Thần độc nhất trên các thần khác.

Các vị Thánh Ký ghi chép sách Kinh Thánh Tân Ước đã dùng danh xưng “Theos”để chỉ Thiên Chúa trong các tác phẩm. Tuy mượn danh từ trong triết lý Hy Lạp, nhưng các vị thánh ký chỉ chú trọng đến sự kiện lịch sử Chúa đã mặc khải cho Mai sen, và đặc biệt nơi nhân vật lịch sử mới xuất hiện là chính Đấng Cứu Thế. Đối với các tín hữu thời Tân Ước, Đấng Cứu Thế lịch sử chính là hiện thân của Thiên Chúa. Họ không lưu ý đến ý niệm siêu hình, trừu tượng về “Theos” của các triết gia Hy Lạp. Các thánh ký đều viết: “Vị Thiên Chúa mà Đấng Cứu Thế mặc khải cũng chính là Vị Thiên Chúa của dân Do thái và các tổ phụ, Thiên Chúa của Abraham, Isaac, Jacob “ (coi Matt.15:31,22:32, Marc 12:26; Lk 1:68, 20:37;Acts 13: 17, 22:14; 2 Cor.6:16; Heb 11:16). Vị Thiên Chúa đó là “Cha” của Đấng Cứu Thế (coi Rom 15:6; 2 Cor 1:3, 11:31; Eph.1:3). Vị Thiên Chúa đó có phẩm tính siêu việt như một bản vị biệt lập, khác các loài thụ tạo. Ngài là Đấng Tạo Hóa, là Chúa Tể thời gian và can thiệp vào dòng lịch sử của nhân loại. Ngài đối thoại với loài người, lắng nghe lời cầu khẩn và ban truyền các lề luật các giới răn. Bản thể của Thiên Chúa là Tình Thương vô biên đã được tỏ hiện trong thời Cựu Ước, đặc biệt được mặc khải nơi Nhân Vị của Đấng Cứu Thế trong thời Tân Ước.

Nói tóm lại, trong truyền thống thần học và triết học, Thiên Chúa Giáo luôn đề cao sự Siêu Việt Tuyệt Đối của Ngôi Vị Thiên Chúa, khác với mọi loài thụ tạo. Quan niệm về sự sáng tạo từ “Hư Vô” (ex nihilo) chứng minh cho tính chất Siêu Việt Tuyệt Đối đó. Chỉ một mình Đấng Tạo Hóa là “Tự Hữu”, “Vô Thủy vô Chung”. Ngài sáng tạo muôn vật từ “hư không”, nghĩa là vạn vật đã có một khởi thủy rồi sau mới có biến hóa. Đạo giáo Đông Phương cũng nhìn nhận sự Siêu Việt của Vị Chủ Tể càn khôn, nhưng không đề cập đến lý thuyết về sự “tạo dựng từ hư vô” (creatio ex nihilo); vì theo cách suy luận “nhất nguyên luận”, nên không thích “phân biệt” (distinction). Do đó, Đông Phương thường nhấn mạnh tính chất “Nội Tại” của Vị Chủ Tể nơi vạn sự vạn vật, còn Thiên Chúa Giáo và triết lý Tây Phương thì ưa thích luận lý “biện biệt” và đề cao bản tính Siêu Việt Tuyệt Đối của Vị Chủ Tể trên hết mọi sự mọi loài trong vũ trụ.

Chú Thích
và Sách Tham Khảo

Dưới đây là những chú thích rút ra từ một số sách căn bản, dễ đọc và dễ tìm để tham khảo và đọc thêm.



Lời Mở Đầu

(1) Đọc thêm: Tuyên Ngôn về liên lạc của Giáo Hội với các Tôn Giáo ngoài Kitô Giáo, số 2; bản dịch của Giáo Hoàng Học Viện Piô X, Thánh Công Đồng Chung Vaticano II, trang 470; và Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo; sách dẫn chứng trên, trang 577.

(2) Đọc thêm: Tông Huấn của Đức Giáo Hoàng ban bố tại Ấn Độ: Giáo Hội Tại A Châu; bản tóm lược những điểm chính trong “Dân Chúa Âu Châu”, số 206, tháng 12, năm 1999, trang 22-23.

Chương Một: Linh Mục Đắc Lộ

(3) "Thiên Chủ Thực Nghĩa” của Matteo Ricci S.J. Dịch ra Anh Ngữ “The True Meaning of The Lord of Heaven” (T’ien-chu Shih-i) do Douglas Lancashire and Peter Hu Kuo-chen, S.J. The Institute of Jesuit Sources, St Louis, 1985. Cuốn sách dịch này có phần nguyên văn chữ Hán của cha Ricci. Sách trình bày quan điểm của cha Ricci về “Hội Nhập Thiên Chúa Giáo vào Văn Hóa Trung Hoa”, việc sáng chế ra các danh từ mới để diễn giảng các tư tưởng về Thần Học của Thiên Chúa Giáo như danh từ “Thiên Chủ”, và những dư luận phản ứng, phê bình về cuốn sách từ khi xuất bản cho đến ngày nay. Ngoài ra, sách này cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến các vị Truyền giáo thời bấy giờ, nhất là đối với Cha Đắc Lộ về quan niệm “Hội Nhập Văn Hóa”, và cách sáng tác các danh từ mới như Đức Chúa Trời”.

(4) P.C. Phan. Mission And Catechesis: Alexandre de Rhodes and Inculturation in Seventeenth-Century Việt Nam. Orbis Books, Maryknoll, NY. Sách này xuất bản năm 1998, viết bằng Anh ngữ, là cuốn sách nghiên cứu khá đầy đủ về sách “Catechismus” của Cha Đắc Lộ. Sách gồm hai phần:

1. Tình hình chính trị, xã hội, tôn giáo ở Việt nam vào thế kỷ 17; công cuộc Truyền Giáo của Cha Đắc Lộ và Chính sách “Hội Nhập Thiên Chúa Giáo vào Văn Hóa Việt Nam” của Cha Đắc Lộ; phân tích cách bố cục của cuốn “Catechismus" và phương pháp trình bày Đạo Thiên Chúa cho người tân tòng; thẩm định giá trị “Phương Pháp Hội Nhập” của Cha Đắc Lộ.

2. Bản dịch cuốn sách “Catechismus” từ tiếng LaTinh sang Anh ngữ. Đặc điểm của sách này là có nhiều Chú Thích và một Thư Mục khá phong phú về sự nghiệp của Cha Đắc lộ. Tuy nhiên, tác giả chưa nêu ra những vấn đề, và những thách đố mà Giáo Hội Việt Nam, ngày nay cần phải làm để nối tiếp công cuộc Truyền giáo của Cha Đắc Lộ. Một cuốn sách công phu, giá trị bàn về việc Cha Đắc Lộ sáng tác ra chữ Quốc Ngữ mà đặc thù của thứ chữ mới là năm dấu, thì nhà in đã bỏ hết các dấu: sắc, huyền, nặng, hỏi, ngã, khi viết các danh từ tiếng Việt!

Gần đây, một số sách của Cha Đắc Lộ đã được phiên dịch ra Việt ngữ như: Từ Điển Annam-Lusitan-Latinh; Phép Giảng Tám Ngày; Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài; Hành Trình và Truyền Giáo…

Ngoài ra, được biết: Linh Mục Michel Barnouin, thuộc Hội Xuân Bích (Société de Saint Sulpice), đã làm Giáo Sư ở Chủng Viện Huế và Vĩnh Long hơn 30 năm, là tác giả cuốn sách về Cửu Đỉnh, được dịch ra Anh Văn: The Bas-Reliefs of the Dynastic Urns of Hue; hiện nay làm việc tại miền Avignon, quê hương của cha Alexandre de Rhodes, nơi ngài sinh ra, chịu Phép Rửa tội và nguồn gốc tổ tiên. Linh Mục Barnouin đã tìm được những tài liệu mới, đặc biệt đã cải chính những bài viết sai lầm về cha Đắc Lộ. Đọc thêm: Etudes Vauclusiennes de la Faculté des Lettres d’Avignon (rue Violette, F-84000, Avignon, France) .

(5) Cao Thế Dung. Công Giáo Việt Nam Trong Dòng Sinh Mệnh Dân Tộc. Dân Chúa. New Orleans, 1988.

Cao Thế Dung. Việt Nam Huyết Lệ Sử. Đồng Hương, 1996.

Petrus Vũ Đình Trác. Công Giáo Việt Nam Trong Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc. Orange County, CA, 1996.

(6) P.C. Phan, như trên, trang 102.

Chương Hai: Phương Pháp Suy Luận

(7) Ở đây, dùng danh từ “Nhất Quán” để chỉ Triết Lý Đông Phương. Một số học giả, như Nguyễn Duy Cần, trong Nhập Môn Triết Học Đông Phương, Chương 2, và 3, dùng danh từ “Nhất Nguyên”, hay “Tam Nguyên” để chỉ Triết Lý Đông Phương; còn chữ “Nhị Nguyên”, để chỉ Triết Lý Tây Phương. Nhưng Thần Học và Triết Học Tây Phương định nghĩa chữ “Monism” (Nhất Nguyên Luận) và chữ “Dualism” (Nhị Nguyên Luận), một cách khác. Theo Karl Rahner, trong Dictionary of Theology,Monism” là thuyết phiếm thần (pantheism) vô thần, vì không phân biệt Đấng Tạo Hóa Siêu Việt, và thế giới thụ tạo tương đối. Thuyết phiếm thần cho rằng: Nguyên Lý Tuyệt Đối, và thế giới, kể cả con người, là một khối duy nhất. Tinh thần, vật chất, sự sống là một thực thể. Vũ trụ này có giá trị tuyệt đối, và tự biến hóa. Còn chữ “Dualism” cho rằng: từ nguyên thuỷ đã có hai hữu thể tuyệt đối, đối nghịch nhau, hoặc thế giới này chia ra làm hai nguyên lý tương khắc như Ông Thiện/Ông Ác… Thiên Chúa Giáo bác bỏ cả lý thuyết của Nhất Nguyên và Nhị Nguyên.

Chữ “Nhất Quán”, theo nghĩa “Quán Xuyến”, “Thông suốt về mọi mặt”, bao quát mọi khía cạnh, toàn diện (globlal), không loại trừ một trường hợp, một hiện tượng nào, kể cả những cái trái ngược, mâu thuẫn. Một ví dụ điển hình: đây chính là óc quán xuyến của người đàn bà Việt Nam, đảm đang, trong nền văn hóa nông nghiệp:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.” (TX)

Ca dao chứng minh:

“Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời, trông nước, trông mây

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm

Trông cho chân cứng, đá mềm

Trời êm, biển lặng, mới yên tấm lòng…"

Hoặc là bức tranh, miêu tả sự hợp tác của người và súc vật:

“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu

Chồng cầy, vợ cấy, con trâu đi bừa"

Đây là bộ óc TỔNG HỢP biết lợi dụng các hiện tượng thiên nhiên, kể cả các nghịch cảnh, chấp nhận những cặp Am-Dương như: ngày/đêm, sáng/tối, mưa/


nắng…, chúng không loại trừ nhau, tiêu diệt nhau, nhưng bù đắp cho nhau, để giúp mùa màng gặt hái được nhiều hoa lợi. Đây cũng là những Kinh Nghiệm tích lũy từ ngàn năm truyền lại.

Trái ngược với óc Nhất Quán, Tổng Hợp, là óc Biện Biệt, Phân Loại, Tính Toán, Phân Chia ra từng đơn vị riêng rẽ để đánh giá trị từng phần tử, lựa lọc cái này và loại bỏ cái kia. Đó là đầu óc của thương gia, trong nền văn hoá du mục, chăn nuôi luôn di động, và thương nghiệp, công nghiệp của Tây Phương.

Fung Yu-Lan (Phùng Hữu Lan). A Short History of Chinese Philosophy. The Free Press, 1966, trang 25-26. Ông nhận xét rằng: Óc Phân Loại, Biện Biệt, Lý Luận Hình Thức phát xuất từ những dân ở đảo như Hy Lạp hay Anh Quốc, thích mạo hiểm, di động để trao đổi hàng hóa; còn dân nông nghiệp Đông Phương, lập cư ở một nơi cố định, có đời sống trầm tĩnh, gần thiên nhiên, nên ưa thích lối suy luận bao biện, bao quát “Nhất Quán, Tổng Hợp”.

(8) Gerald Runkle. Good Thinking: An Introduction to Logic. Holt, 1981, trang 112, 127.



Hình Vuông những cặp Mâu Thuẫn

A mâu thuẫn với D; nếu A=đúng, thì D=sai, hay ngược lại, B mâu thuẫn với C; nếu B=sai, thì C=đúng, hay ngược lại.

(9) Runkle, như trên, trang 145.

(10) Runkle, như trên, trang 266-273.

(11) Anthony Flew. A Dictionary of Philosophy. Dialectic, trang 88, 129 (Hegel).

(12) Coi hình vẽ về “Phân Tích để Hợp Nhất”, thành một “Biểu Nhất Lãm”.

(13) Heinrich Dumoulin. Christianity Meets Buddhism, trang 79, 160, 167; Augustin Hideshi Kishi, Spiritual Consciousness in Zen, trang 70; Thánh Thomas Aquinas, Summa Theologiae, I, q.1, a. 7, ad 1; Contra Gentiles, I. 1, c. 14; In Boetii De Trinitate, prooem., q.1, a. 2, và ad 2; 1. 2, q. 2, a. 3. Dionysius, Divine Names, c. 1, I.1; 1, n. 7; c. 1, I. 3; 5, n.21; c.7,I.1; 1, n.300; c.13, I.1; 3, n. 452. Vì Thiên Chúa là Đấng Siêu Việt Tuyệt Đối, nên Thánh Thomas cho rằng ta không thể biết đuợc bản thể của Chúa ra thế nào. Dionysius gọi Chúa là Đấng vô hình, vô danh, bất khả ngôn, bất khả tri (incomprehensible), vì ta không thể dùng trí khôn hạn hẹp, hay ngôn từ của loài hữu hạn mà diễn tả được sự Cao Siêu, Nhiệm Mầu vô hạn của Chúa. Theo V. White, O.P. trong God The Unknown (Harvill Press, London, 1955, trang 16-25, thì có sự đồng ý giữa Đông-Tây, trong cách dùng “via negativa”. Coi A.D. Sertillanges, O.P. “Dieu”, t. II., (Desclée, Paris, 1926, trang 379-386.

(14) Karl Rahner, chữ Analogia, trong Sacramentum Fidei, trang 22, và Dictionary of Theology, trang 7-8; Brugge Baker-Walter, trang 10.

(15) Dumoulin, như trên, trang 169-173; Julia Ching, Confucianism and Christinism (Kodansha Inter-national, Tokyo), trang 114.

(16) Trần Ngọc Thêm. Tìm về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam, 1997. Trang 42-58:2.3: Những đặc trưng của hai loại hình văn Hóa. Một số học giả phân chia ra hai loại văn hóa: Văn Hóa gốc Nông Nghiệp (như Việt Nam) trọng TĨNH, và Văn Hóa gốc du mục (như miền Bắc Trung quốc, và Tây Phương) trọng ĐỘNG. Mỗi loại văn hóa có những đặc tính khác nhau về cách “Ứng xử với môi trường tự nhiên”: một bên, sống Hòa Hợp với Thiên Nhiên; bên kia, chế ngự Thiên Nhiên. Về mặt nhận thức, tư duy: một bên, thiên về Tổng hợp, Chủ quan và Kinh Nghiệm; bên kia, thiên về Phân Tích, Khách quan, và Thực nghiệm. Về tổ chức Cộng Đồng: một bên, trọng Tình, trọng Đức, trọng Văn, trọng Phụ Nữ, trọng Tập thể, Dân chủ, và Linh hoạt; bên kia, trọng Lý luận, trọng Võ, trọng Nam, Quân chủ, trọng Cá nhân, và Nguyên tắc. Về ứng xử với môi trường xã hội: một bên, Dung hợp, Dân chủ, mềm dẻo, hiếu hòa; bên kia, chiếm đoạt, độc tài, độc tôn, hiếu thắng.

(17) Fung, như trên, trang 19. Xin lưu ý: Các Hình Vẽ dưới đây như vòng tròn, hình màu trắng, hình màu đen, hoặc các con số chẵn, lẻ, số một, hai. ba, bốn,… hoặc những gạch liền (__) chỉ DƯƠNG hay gạch đứt (_ _) chỉ ÂM… tất cả chỉ là những Biểu Tượng (symbols) dùng để diễn tả những tư tưởng siêu hình như: Nguyên Lý Tuyệt Đối, Bản Thể của Vũ Trụ, sự Điều Hòa, Quân Bình, Trung Hòa của trời đất, vạn vật.

Hình A


(18) Nguyễn Duy Cần. Nhập Môn Triết Học Đông Phương, trang 58-83.

Hình B


(19) N.D. Cần, như trên, trang 41, 104-110.

(20) Fung, như trên, trang 12, 212, 258-259; N.D. Cần, như trên, trang 121, 126-127.

(21) N.D. Cần. Phật Học Tinh Hoa, trang 60-61;
Chatterjee, Satischandra, An Introduction to Indian Philosophy, University of Calcutta, 1968, trang 4.

(22) Fung, như trên, trang 242.

(23) Dumoulin, như trên, trang 114-117, 120.

(24) N.D. Cần, như trên, trang 111-115.

(25) Fung, như trên, trang 341-342.

(26) Thomas Merton. Mystics and Zen Masters, 1986. William Johnston, The Still Point, reflections on Zen and Christian Mysticism, 1986.



Chương Ba: Nhân Tính

(27) Julia Ching. Confucianism and Christianity (Kodansha International, Tokyo, New York and San Francisco), trang 71-72. Tác giả đã so sánh, đối chiếu học thuyết của Khổng giáo và Thiên Chúa Giáo, khá chính xác, nhờ sự hiểu biết uyên bác về Triết học Trung Hoa và về những cách giải thích mới trong khoa thần học Thiên Chúa Giáo, sau Công Đồng Vatican II; ví dụ: Vấn đề Nhân Loại (Chương Ba), Thượng Đế (Chương Bốn), Siêu Việt (Chương Năm).

(28) Fung Yu-Lan. A Short History of Chinese Philosophy, (Free Press, MacMillan Publishing Co., NY), trang 70. Sách này tác giả viết bằng Anh ngữ để giúp các sinh viên ngoại quốc muốn tìm hiểu Triết lý và Văn hóa Trung Hoa; (đã được dịch ra Việt ngữ, Pháp ngữ…). Có thể dùng làm sách giáo khoa để giảng dạy, vì cách bố cục có hệ thống, giảng nghĩa rõ ràng, phân minh, ngắn gọn nhưng đầy đủ về các môn phái triết học; lời văn chính xác, dễ hiểu.

(29) Mạnh Tử, Chu Hi Tạp Chú (Trung Tâm Học Hiệu), Tập Hạ, quyển thứ sáu, thiên XI, chương 6, trang 199.

(30) Trần Trọng Kim. Nho Giáo (quyển thượng, thiên IX, Tuân Tử, Nhạc, trang 319).

(31) T. T. Kim, như trên, quyển hạ, trang 38-39.

(32) Giáo, theo nguyên tự chữ Hán ( ) gồm hai bộ: tay phải cầm roi ( ) quất lên đứa nhỏ ( ): Hội Ý có nghĩa là ảnh hưởng trên đứa nhỏ.

(33) Fung Yu-Lan, như trên, trang 196.

(34) T.T. Kim, như trên, quyển hạ, trang 158.

(35) T.T. Kim, như trên, quyển hạ, trang 157.

(36) Fung Yu-Lan, như trên, trang 298.

(37) T.T. Kim, như trên, quyển hạ, trang 158.

(38) Fung Yu-Lan, như trên, trang 306.

(39) T.T. Kim. Nho Giáo. quyển thượng và quyển hạ, nhà xuất bản Tân Việt, in lần thứ tư, quyển hạ, trang 169. Một bộ sách viết công phu để phác họa lại các môn phái triết học như Khổng Học, Lão Học… làm nền tảng về Triết lý và Đạo Đức, cách tổ chức xã hội, chính trị cho giới sĩ phu Việt Nam. Nhưng tác giả đã không ghi lại những lời giải thích, bình luận của các danh nho Việt Nam như Lê Quý Đôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, v.v… về các triết thuyết trên, khi được ứng dụng, “hội nhập” vào văn hóa Việt Nam. Lại nữa, các nho gia, sĩ phu Việt Nam đã đóng góp vào nền cổ học như thế nào?

(40) Julia Ching, như trên, trang 77-78.

(41) T.T. Kim, như trên, trang 248.

(42) Fung Yu-Lan, như trên, trang 309.

(43) T.T. Kim, như trên, trang 247.

(44) T.T. Kim, như trên, trang 274.

(45) Satischandra, Chatterjee. An Introduction to Indian Philosophy. University of Calcutta, 1968, trang 137.

(46) S. Chatterjee, như trên, trang 118. Theo tác giả, thì có 10 câu hỏi “không trả lời được”, hoặc “không có lợi ích gì":

1) Thế giới này vĩnh cửu, hay 2) không vĩnh cửu, 3) hữu hạn, hay 4) vô hạn? 5) hồn giống như xác, hay 6) hồn, xác khác nhau? 7) người đã tìm được chân lý (Tathagata) còn sống sau khi chết, hay 8) không còn sống sau khi chết? 9) có phải người đó vừa còn sống, vừa không-còn sống sau khi chết? 10) hay người đó cũng chẳng sống cũng chẳng không-sống sau khi chết?

(47) Dương Quảng Hàm. Việt Nam Văn Học Sử Yếu, trang 65.

(48) N.D. Cần. Phật Học Tinh Hoa, trang 102-105.

(49) Antony Fernando, “Buddhism Made Plain”, (Orbis Books, Maryknool, New York) trang 66-69; N.D. Cần, như trên, trang 161.

(50) Heinrich Dumoulin, S.J. “Christianity Meets Buddhism"(Open Court Publishing Co. 1974), trang 83.

(51) Sách Sáng Thế ký (Genesis), 1:27; 2:18-24.

(52) Sách Kinh Thánh, Leviticus, 19:18; Mathêu 22:37-40.

(53) Phúc Âm theo Thánh Marcô, 10:45; Mathêu 5:43, 25:31-46.

(54) Genesis, 2:16, 3-11, 8:21; Thánh Vịnh (Psalms 51 và 143); Thư gửi cho Giáo Đoàn Rôma 8:6-8, 10:3, 2 Cor. 10:5.

(55) Thư của Thánh Gioan, 1 Gioan 1:2-3; 4:9, 14.

(56) Catechism of the Catholic Church, 1994, số 362-366.

(57) Richard P. McBrien. Catholicism, (vol I, trang 158-161) và Catechism of the Catholic Church, số 32-35.

(58) 1 Corinto 8:6; 15:24-28, 44-49; Roma 8:19-23, 29-30; Epheso 1:9-10, 19-23; 3:11; Colossio 1:15-20; 3:4; Philippio 3:21; Hebrêu 1:2-3; Joan 1:3; 12:32; và Roma 1:18-28; Công Vụ Tông Đồ (Acts) 17:24-27.

(59) Công Đồng Vatican II, Gaudium et Spes, số 39.

(60) Karl Rahner, Theological Investigations. The Theo-logical concept of Concupiscence, Baltimore 1960, trang 369.

(61) Julia Ching, như trên, trang 69-70.

(62) Hans Kung and Julia Ching. Christianity and Chinese Religions, Doubleday, New York, 1989, trang 114.

(63) Hans Kung and Julia Ching, như trên, trang 117.

(64) Fung Yu-Lan, như trên, (Ngữ loại, quyển 4), trang 301.

(65) N.D. Cần, như trên, trang 46 và 154-158.

Chương Bốn: Cứu Độ

(66) H. Dumoulin. Christianity Meets Buddhism, trang 80-83.

(67) A. Fernando. Buddhism Made Plain, trang 99-100.

(68) H. Dumoulin, như trên, trang 87, 95.

(69) Thích Mật Thể. Thế Giới Quan Phật Giáo, trang 57, 80.

(70) N.D. Cần. Phật Học Tinh Hoa, trang 45.

(71) Fernando, như trên, trang 23, 27; N.D. Cần, như trên, trang 46.

(72) T.M. Thể, như trên, trang 60; A. Fernando, như trên, trang 37,38.

(73) Satischandra, Chatterjee. An Introduction to Indian Philosophy, trang 15-17; Dumoulin, như trên, trang 152, 153; N.D. Cần, như trên, trang 145; 151-153.

(74) Fernando, như trên, trang 38; Fung, như trên, 243; Julia Ching and Hans Kung, “ Christianity and Chinese Religions”, trang 212, 217.

(75) Fernando, như trên, trang 42-45.

(76) Fernando, như trên, trang 43, 44, 45; N.D. Cần, như trên, trang 78, 111-112.

(77) N.D. Cần, như trên, trang 125-126, 135-136.

(78) Fernando, như trên, trang 33-36.

(79) N.D. Cần, như trên, trang 158-160.

(80) Nguyễn Huy Lai, La Tradition religieuse, spirituelle, sociale au Việt Nam, Beauchesne, 1981, trang 307; Fung, trang 244; Dumoulin, trang 38, 134-135; Chatterjee, trang 123-127; N.D. Cần, trang 221-225.

(81) Phạm Quỳnh. Phật Giáo Lược Khảo, (trong Việt Nam Văn Học Sử Yếu, trang 66-67, Nát Bàn là gì?)

(82) A. Fernando, như trên, trang 54-55.

(83) A. Fernando, như trên, trang 56.

(84) Hans Kung and Julia Ching. Upaya, trang 210; N.D. Cần, trang 111-112 ; Thích Mật Thể, trang 41.

(85) N.D. Cần, như trên, trang 160-162, 225.

(86) Dumoulin, như trên, trang 114-118.

(87) Chatterjee, như trên, trang 158-159; Thích Mật Thể, như trên, trang 41.

(88) Chatterjee, như trên, trang 118.

(89) Fung, như trên, trang 264.

(90) Chatterjee, như trên, trang 13-22.

(91) Dumoulin, như trên, trang 38; Chatterjee, như trên, trang 133-139; Vatican II, “Tuyên Ngôn về liên lạc của Giáo Hội với các Tôn Giáo Ngoài Kitôgiáo” (Nostra Aetate) số 2, trang 470.

(92) A. Fernando, như trên, trang 101.

(93) Karl Rahner. Dictionary of Theology, trang 250, 266, 306, 458, 465. Việt Nam Tự Điển, Khai Trí, trang 197.

(94) K. Rahner, như trên, trang 432.

(95) A. Fernando, trang 116.

(96) "Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội” (Lumen Gentium, bản dịch của G.H.H.V. Pio X): “Giáo Hội và những người không thuộc Kitôgiáo”, số 16, trang 172-173.

(97) "Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay” (Gaudium et Spes). Chương III, Đời sống Kinh Tế, Xã hội, trang 825; Chương IV, Đời Sống Cộng Đoàn Chính Trị, trang 840; Chương V, Cổ võ Hòa Bình và xây dựng Cộng đoàn các dân tộc, trang 849.

(98) Nguyễn Văn Thọ. Khổng Học Tinh Hoa, trang 152; Fung, như trên, trang 131-135; Marcel Granet, La Pensée Chinoise, trang 140-152.

(99) Julia Ching, như trên, trang 145.

(100) Julia Ching, như trên, trang 146; Dumoulin, như trên, trang 117, 119.

(101) N.D. Cần, như trên, trang 226.

(102) Fung, như trên, trang 258.

(103) Dumoulin, như trên, trang 147, 153.

(104) Đối chiếu Cựu Ứơc, Tân Ứơc và Lịch sử thế giới:



Chương Năm: Tình Ai

(105) Luận Ngữ, 12:22.

(106) Julia Ching, như trên, trang 95 ; Nho Giáo, quyển I, trang 132-133.

(107) J. Ching . Luận Ngữ, 4:15, trang 94.

(108) J. Ching, như trên, Ngữ, 15:23; 12:2′ Fung, như trên, trang 43.

(109) J. Ching, như trên, trang 96, 138-139, 165; Fung, như trên, trang 177.

(110) Fung, như trên, trang 310-311.

(111) Fung, như trên, trang 50-59; 122-125.

(112) Fung, như trên, trang 72.

(113) Fung, như trên, trang 113.

(114) Fung, như trên, trang 101.

(115) Fung, như trên, trang 102-103.

(116) Fung, như trên, trang 116.

(117) Nho Giáo, q.I, trang 80.

(118) Nho Giáo, q.II, trang 142; 260-274.

(119) Henri Maspero. Taoism and Chinese Religion, (University of Massachusettes Press, Amherst, 1981), trang 25-37.

(120) Chatterjee, như trên, trang 118.

(121) N.D. Cần, như trên, trang 242.

(122) Dumoulin, như trên, trang 118.

(123) Nguyễn Huy Lai, như trên, trang 487-488.

(124) Winston King. Buddhism and Christianity, trang 77-82.

(125) N.H. Lai, như trên, trang 331.

(126) N.H. Lai, như trên, trang 333.

(127) N.D. Cần, như trên, trang 74, 79.

(128) N.D. Cần, như trên, trang 108-110; Fung, như trên, trang 255-256.

(129) N.D. Cần, như trên, trang 266-268.

(130) N.D. Cần, như trên, trang 198, 218, 227.

(131) Đồ Biểu ở cuối chương Chú Thích.

(132) Richard P. McBrien. Catholicism, volume I, trang 476-477.

(133) J. Ching, như trên, trang 71.

(134) J. Ching, như trên, trang 139-140.

(135) Winston King, như trên, trang 65-68; Đồ Biểu ở cuối chương Chú Thích.

(136) W. King, như trên, trang 69-70.

(137) Dumoulin, như trên, trang 166-169.

(138) W. King, như trên, trang 71.

(139) Dumoulin, như trên, trang 120; N.D. Cần, như trên, trang.20, 111-112; Thích Mật Thể, Thế Giới Quan Phật Giáo, Phật Học Viện Quốc Tế, 1983, trang 33-42.

(140) N.H. Lai, như trên, trang 247.

(141) Trang Tử. Nam Hoa Kinh, Khai Trí, trang 68-69.

(142) Henri de Lubac. Aspects du Bouddhisme, Paris, Ed. du Seuil, 1951, trang 37, 38, 40; Dumoulin, như trên, trang 119-120.

(143) N.D. Cần, như trên, trang 218-219.

(144) Henri de Lubac, như trên, trang 42-43, 52.

(145) W. King, như trên, trang 85-88.

(146) W. King, như trên, trang 90-91.

(147) N.D. Cần, như trên, trang 227.

(148) W. King, như trên, trang 96-97.

Đồ Biểu so sánh Quan Niệm Từ Bi của Phật Giáo, và Quan Niệm Bác Ai của Thiên Chúa Giáo:



Phật Giáo Thiên Chúa Giáo

Chương Sáu: Nguyên Lý Siêu Việt

(149) L. Wieger. Chinese Characters, trang 326, 791; Fung, trang 167.

(150) James Legge. Confucius, trang 168.

(151) Fung, trang 342.

(152) Fung, trang 267.

(153) T.T. Kim, trang 39, 73.

(154) Fung, trang 167-168.

(155) Fung, trang 138-142; Ngô Tất Tố, Kinh Dịch, toàn bộ, Khai Trí, trang 11-14. Quan niệm và triết lý về Am-Dương phối hợp, điều hòa là nòng cốt của tư tưởng Đông Phương. Trước khi có chữ viết, người ta đã dùng những nét vẽ, những hình, rất đơn giản làm Biểu Tượng (symbol) để diễn tả những ý niệm siêu hình về tín ngưỡng, nhân sinh quan, vũ trụ quan... Đi từ quan sát các hiện tượng thiên nhiên, hữu hình để vượt lên cõi siêu nhiên, vô hình. Qua kinh nghiệm hàng ngày, người ta nhận thấy sự khác biệt về thân xác và tính tình giữa người đàn ông/đàn bà, nhưng cả hai lại phối hợp, điều hòa, và bổ túc cho nhau (tuy mộthai, tuy haimột). Bằng một nét vẽ đơn sơ nhất ( _ ) để tượng hình cho “Nam”, tức “Dương"; và bằng nét đứt làm hai (_ _ ) biểu thị cho “Nữ”, tức “Âm”. Tại sao, vẽ một nét (_) chỉ giống đực, hai gạch (_ _) chỉ giống cái? Có thể, vì giống cái mới có khả năng “mang thai”, (mẹ và con), còn giống đực thì không có khả năng đó. Cũng vì thế, số chẵn (2, 4, 6, 8) chỉ Âm; số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) chỉ Dương. (Trời=3=Dương; Đất=2=Âm). Do đó, ý niệm về Am-Dương, để biểu diễn sự tương đối, điều hòa, không tiêu diệt nhau, nhưng bổ túc cho nhau, không rời nhau. Vì trong Am đã có mầm mống Dương; không vật nào, người nào nhất định là Âm hay là Dương, nhưng biến đổi tùy địa vị tương đối với người khác, như : Mẹ là Âm đối với Cha, nhưng lại là Dương đối với con; có Âm là vì có Dương, cũng như có ngày là vì có đêm, có trắng là vì có đen.

Cặp Am-Dương biến dịch không ngừng, phối hợp, điều hòa, giữ quân bình, đã tạo ra những ý nghĩa biểu tượng, những quan niệm về Ngũ Hành, Phương Hướng (cơ cấu của vũ trũ), về Lưỡng Nhi, Tứ Tượng, Bát Quái (quẻ đơn, quẻ kép), về số lẻ (3, 5, 7, 9), số chẵn (2, 4, 6, 8); về cách xếp đặt vị trí các con số trong Hà Đồ, Lạc Thư, Hồng Phạm Cửu Trù, Nguyệt Lệnh, kiến trúc nhà Minh Đường, xếp đặt Tiên Thiên Bát Quái, Hậu Thiên Bát Quái. Nói tóm lại, tư tưởng biểu tượng của triết lý Am-Dương, giúp ta hiểu được tinh thần văn hóa của Đông Phương là: tôn trọng sự Hòa Hợp, Quân Bình, “Không Thái Quá, Chớ Bất Cập; đặc biệt tâm tình của dân Việt, thuộc Phương Nam, Văn Hóa Nông Nghiệp, trọng Tĩnh, Âm tính, tôn trọng phụ nữ; nhưng tinh thần cũng rất linh hoạt,Dương tính”, nên thích suy nghĩ theo cách thức Tổng Hợp, Bao Quát, “Nhất Quán”.

(156) Fung: trang 169-170; T.T. Kim: trang 68-70. Lưu ý: coi Hình Vẽ 1, ở trang 474 về Thái Cực, Âm-Dương, Bát Quái của Phục Hy .

(157) Fung: trang 132-133 về Ngũ Hành.

(158) N.V. Thọ. Khổng Học Tinh Hoa, trang 158, 163-165 về Ngũ Hành. Lưu ý: coi hình vẽ 2, ở trang 475.

(159) N.V. Thọ: trang 152-158; Nhà Minh Đường: trang167; Fung: trang 131-133 về Nguyệt Lệnh; Marcel Granet, La Pensée Chinoise, trang 139-145 159.

(160) M. Granet, trang 148-152 về Hà Đồ, Lạc Thư, Nhà Minh Đường. Lưu ý: coi hình vẽ 3, ở trang 478.

(161) M. Granet, trang 155-156 về Tiên Thiên Bát Quái, Hậu Thiên Bát Quái, Nhà Minh Đường. Lưu ý: coi hình vẽ 4, ở trang 480.

(162) N.H. Lai: trang 214-218; Fung: trang 94-96.

(163) Nghiêm Toản. Đạo Đức Kinh, Khai Trí, trang 2-9.

(164) N.D. Cần. Lão Tử Tinh Hoa, trang 41-47;78-97.

(165) N. Toản, trang 6, 9.

(166) N.Toản, trang 64; N.D. Cần, Tinh Hoa Đạo Học Đông Phương, trang 16, 18; Fung, trang 100-102.

(167) N.D. Cần. Lão Tử Tinh Hoa, trang 48-49.

(168) N.D. Cần, trang 53; N. Toản, trang 116, 157.

(169) N.D. Cần. Nam Hoa Kinh, trang 56-57; Lão Tử Tinh Hoa, trang 47, 77, 86; Fung, trang 100-105.

(170) J. Ching, trang 127,129; Fung, trang 296-298, 316-318; T.T.Kim, q. hạ, trang 117, 157-158,

(171) T.T.Kim, q.hạ:trang 118; 192-193 ; J. Ching, trang 130-131; Fung, trang 269 ("Vô Cực").

(172) Fung, trang 298-299.

(173) T.T. Kim, quyển hạ, trang 159; Fung, trang 301;
H. Kunsand, J. Ching, Christianity and Chinese Religions, Doubleday, trang 79- 80,

(174) T. T. Kim, q. ha,:trang 117, 118, 120.

(175) Fung, trang 306, 314.

(176) T.T.Kim, q. hạ: trang 243, 246-253, 261-265; Fung, trang 308-309.

(177) J.Ching: trang 135-136; Fung: trang 309.

(178) T.T.Kim: q.hạ: trang 260-262; J, Ching: trang 136.

(179) J Ching: trang 133, 138,140; N.V. Thọ: trang 56-60, 63.

(180) T.T. Kim. quyển Hạ, trang 247, 248, 253; J. Ching, trang 135, 137; N.D. Cần, Phật Học Tinh Hoa, trang 102-107.

(181) Satischandra Chatterjee. An Introduction To Indian Philosophy, University of Calcutta, trang 7.

(182) Heinrich Dumoulin. Christianity Meets Buddhism, trang 75, 77, 95.

(183) Augustin Hideshi Kishi. Spiritual Consciousness in Zen from a Thomistic Theological Point of View, trang 20, 21, 22; N D. Cần, Phật Học Tinh Hoa, trang 177-195.

(184) H.Dumoulin: trang 100-104.

(185) Teilhard de Chardin. The Divine Milieu, trang 121-128.

(186) N.D. Cần, Trang Tử Nam Hoa Kinh, trang 65-66.

(187) H. Dumoulin, trang 95-104.

Ý Nghĩa Biểu Tượng của Hình Vẽ

Dưới đây chỉ xin bàn luận về ý nghĩa biểu tượng của một số Hình Ve, đặc biệt nêu lên ý nghĩa siêu hình về sự vận chuyển ĐIỀU HÒA của vũ trụ. Cũng xin miễn bàn về những giả thuyết còn đang tranh luận về ai là tác giả đã sáng chế ra những hình vẽ đó, ví dụ: có giả thiết cho là do “Việt Nho”, Phương Nam; người khác cho là do “Hán Nho”, Phương Bắc; cũng không bàn về cách dùng những hình ảnh đó trong việc bói toán, hoặc nguồn gốc thần thoại… Điều đáng cho hậu thế ngưỡng mộ là: từ những hình ảnh, nét vẽ đơn sơ, cổ nhân đã có thể biểu thị được những tư tưởng trừu tượng siêu hình rất tinh vi về Một Nguyên Lý Tuyệt Đối, Chủ Tể vạn sự vạn vật, và cách thức Nguyên Lý đó biểu lộ ra bên ngoài, tức “THIÊN ĐẠO”, để làm nên cơ cấu và sự xoay vần nhịp nhàng, quân bình, của vũ trụ càn khôn, và do dó, con người, tức “NHÂN ĐẠO” muốn được an vui, an hòa trong cuộc sống thì cũng phải tuân theo mẫu mực lớn ấy, tức “HỒNG PHẠM”.



Hình Vẽ 1. Thái Cực Và Am Dương, Và Bát Quái.

· Vòng tròn ngoài, chỉ THÁI CỰC, tròn đầy, Viên Mãn. “Hoàn Toàn"; vô danh, vô hình vô tượng, vô thanh, vô sú. Ở đây, tạm biểu thị bằng một vòng tròn.

· THÁI CỰC, biểu lộ ra (tức Động Thể) bằng một cặp ÂM- DƯƠNG: hình tròn chia đều làm hai phần bằng nhau: đen là ÂM, trắng là DƯƠNG, ở trong ÂM có một chấm trắng, tức có DƯƠNG; trong DƯƠNG có chấm đen, tức có ÂM. Có ý nói: ÂM-DƯƠNG luôn biến dịch, đối đáp nhau, thay chồ cho nhau, không có vật nào hoàn toàn Âm, hay hoàn toàn Dương.

· BÁT QUÁI (do Phục Hi, gọi là “Tiên Thiên Bát Quái), vây quanh hình THÁI CỰC, cũng được vẽ bằng những gạch Âm-Dương thay đổi nhau để diễn tả sự vận chuyển nhịp nhàng, hòa hợp, cân đối của Thiên Nhiên, của vũ trụ càn khôn. Theo tương truyền, hình Bát Quái này “có trước" (Tiên Thiên) hình “Hậu Thiên Bát Quái”, theo tương truyền, do Chu Văn Vương đặt ra (1185-1135 B.C).

Hình Vẽ 2. Hà Đồ, Đổi Ra Các Con Số, và Ngũ Hành Tương Sinh, Vòng Trong, Vòng Ngoài.

· Hình (a). Trong HÀ ĐỒ: các chấm đen chỉ ÂM, các chấm trắng chỉ DƯƠNG; các số chẵn chỉ ÂM (chấm đen), các số lẻ chỉ DƯƠNG (chấm trắng).

· Hình (b). Đổi ra những con số. Theo hình (b), ở mỗi cánh của hình chữ thập, nếu ta lấy số lớn trừ cho số nhỏ, thì số thành luôn là con số 5 (8-3=5; 7-2=5; 6-1=5; 9-4=5). Con số này, biểu tượng cho sự Quân Bình, Điều Hòa của vũ trụ.

· Coi hình (c), NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH. Ta nhận thấy những tư tưởng về cơ cấu không gian của vũ trụ như: Phương Hướng: NAM (phía trên) BẮC (phía dưới), ĐÔNG (bên trái), TÂY (bên mặt). Hướng NAM chỉ Mùa HẠ, màu ĐỎ, và HỎA (Ngũ Hành); Hướng BẮC chỉ Mùa ĐÔNG, màu Đen, và THỦY (Ngũ Hành); Hướng ĐÔNG, chỉ Mùa XUÂN, màu XANH, và MỘC (Ngũ Hành); Hướng TÂY, chỉ Mùa THU, màu TRẮNG, và KIM (Ngũ Hành) – Ở TRUNG TÂM, số 5 và (10) là hành THỔ: coi hình (c).

· Coi hình (c), gọi là “Ngũ Hành Tương Sinh": vì Hành này trợ giúp cho Hành kia phát triển, theo chiều thuận lợi cho nhau: THỦY>MỘC (nước giúp cây mọc lên); MỘC>HỎA: (Gỗ làm cho lửa cháy); HỎA>THỔ: (tro bụi do lửa đốt cháy, dùng làm phân bón cho đất); THỔ>KIM: (lòng đất là hầm mỏ sinh ra kim loại; KIM>THỦY: (kim loại nung nóng trở về thể lỏng). Mối quan hệ tương sinh này theo chiều thuận (chiều kim đồng hồ).

· Coi hình (d): Theo Triết lý ÂM-DƯƠNG, còn chia ra vòng trong, gồm các con số nho (từ 1-5) gọi là số Sinh, chỉ cuộc đời con người khi còn nhỏ, ở với cha mẹ trong nhà, hoặc là chỉ đời sống Tâm Linh, Tu Thân, Tiềm Thức, “Nội Thánh”, chỉ “VÔ"; vòng ngoài, gồm những con số lớn (từ 6-10) gọi là số thành, chỉ cõi hiện tượng, tức sự vật đã thành hình tượng, chỉ con người trưởng thành ra hoạt động ngoài xã hội, đi vào thế sự, đi vào hiện thực,"NGOẠI VƯƠNG” nhưng vẫn lấy TÂM LINH làm gốc.

· Cách xếp đặt vị trí các con số trong HÀ ĐỒ cho ta thấy địa vị trọng yếu của con người đối với vũ trụ, vì hành THỔ, biểu tượng bằng số 5 (10), nằm ở chính giữa, trung tâm. Do đó, con số 5, gọi là số “Tham thiên lưỡng địa" (trời=dương=3; đất=âm=2). Trong văn hóa nông nghiệp, thì “Đất” giữ một địa vị trọng yếu.

· Trong văn hóa Việt Nam, người ta ưa thích các con số lẻ như : 1,3,5,7,9, đặt biệt số 5 như các thành ngữ: Ngũ Phúc, Ngũ cung, Ngũ vị…, hoặc các câu nói như: 5 liệu 7 lo; tụm 5 tụm 3; 5 bè 7 mối; 5 lần 7 lượt; 5 cha 3 mẹ; 1 lời nói dối sám hối 7 ngày; 1 câu nhịn 9 câu lành…



Hình Vẽ 3 . Lạc Thư, Đặt Ra Con Số, Hình Vuông, Tròn, Hình Thập Tự, Ngũ Hành Tương Khắc

· Coi hình (a): Cách xếp đặt của LẠC THƯ, biểu thị nhiều điều bí ẩn, sẽ được trình bày như sau:

· Coi hình (b): Các chấm đen (chỉ Âm), trắng (chỉ Dương) đã được đổi thành những con số (1-9): khởi đầu bằng số (1) phương BẮC và kết thúc là số (9) phương NAM. Cách xếp các con số như thế, khác với HÀ ĐỒ, bao giờ cũng kết thúc ở số (5, 10) ở giữa.

· Hình (b): Bên Âu châu gọi là “Hình Vuông ma thuật" (carré magique, hay carré de Saturne), vì vào thế kỷ 17, mới được khám phá ra. Nếu ta cộng chéo, hay cộng ngang, dọc các con số, ta vẫn được số thành là 15: (4, 5, 6=15); (2, 5, 8=15); (3, 5, 7=15); (1, 5, 9=15).

· Coi hình (c): Nếu ta rút ra con số 5 ở giữa, là số “Khởi Thủy Vận Chuyển” (Motus Initium), thì ta được hình “Thập Tự Hi Lạp” (gồm các con số lẻ, 1+9=10, và 3+7=10); và hình “Thập Tự chéo Thánh ANRÊ(gồm các con số chẵn, 4+6=10 và 2+8=10). Số 10 là số chỉ sự toàn thể của thực tại, viên mãn, đầy đủ, hoàn toàn. (Tại sao gọi là “Thập Tự chéo Thánh An Rê (croix de Saint André)? Vì Chúa GIÊSU chịu chết trên Thập Tự, dựng thẳng; vì lòng tôn kính Thầy mình, Thánh ANRÊ, đã yêu cầu lý hình đóng đinh Ngài trên thập tự nằm chéo).

· Coi hình (d): Các số le (1, 3, 5, 7, 9) có thể kết thành vòng tròn, có số 5 ở giữa; các số chẵn(2, 4, 6, 8) hợp lại thành hình vuông. Có người cho rằng: trong Lạc thư, các số chẵn, tức ÂM bao vây các số lẻ, tức DƯƠNG.

· Coi hình (e) NGŨ HÀNH TƯƠNG KHẮC. Ta thấy các hành chạy ngược lại kim đồng hồ, hành này gây trở ngại cho hành kia: THỦY


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 2.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương