Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ



tải về 2.02 Mb.
trang30/31
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích2.02 Mb.
#9077
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   31

Đôi Lời Tạm Kết

Trong tình thế hiện nay, tại quê nhà cũng như ở nước ngoài, mối quan tâm của các bậc phụ huynh là làm sao giúp giới trẻ hấp thụ, và duy trì được nền Đạo Đức quí giá của Tổ Tiên để lại. Đó là công cuộc lớn lao, cần sự góp sức, góp ý kiến của nhiều người. Do đó, để tạm kết những dòng này, xin chân thành đề nghị một vài điều kiện nên thực hiện như:

· Giúp giới trẻ bồng bột, thiếu kinh nghiệm, biết phân biệt, biết CHỌN những cái TỐT, và BỎ những cái XẤU của mọi nền văn hóa. Nên có tinh thần Dung Hòa, và Khai Phóng.

· Muốn thực hiện điều trên, đặc biệt tại hải ngoại, người Việt chúng ta nên ngồi lại với nhau để trao đổi ý kiến, và giúp đỡ lẫn nhau. Nhất là tổ chức những buổi HỘI THẢO để hướng dẫn giới trẻ. Nhưng muốn hội họp, chúng ta cần có HỘI TRƯỜNG, hay TRUNG TÂM riêng, tượng trưng cho ĐÌNH LÀNG của Việt Nam, nơi đó, ta có thể chia sẻ tin tức, giải trí, huấn luyện, sinh hoạt của các Đoàn thể, và đặc biệt để tổ chức các ngày Tết…, để tiếp đón các giới đồng hương, không phân biệt tôn giáo.

· Sau hết, chúng ta nên khuyến khích con cháu chúng ta luôn nói tiếng Việt trong gia đình. Bởi vì, “Tiếng Việt còn, Nước ta còn, Tiếng Việt mất, Nước ta mất!”

Tìm Nguồn Hạnh Phước Chân Thật
hay Có Phải “Đời Là Bể Khổ” Không?


(Tóm lược bài giảng thuyết, nhân dịp Tết Nguyên Đán do Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Hawaii tổ chức mỗi năm, trên bờ biển Sand Island, Honolulu, để hướng về Quê Hương. Đoàn THIẾU NHI DŨNG LẠC dựng cổng trại, dựng lều, thi đua các trò chơi, thi đua dựng Bàn Thờ Tổ Tiên, các đoàn thể tham gia giờ trình diễn văn nghệ, ca vũ dân tộc, đặc biệt các chị trong Phong Trào Cursillo. Các giới đồng hương được mời tham dự Thánh Lễ Đầu Xuân và dùng các món ăn thuần tuý quê hương. Trên Bàn Thờ dựng ở dưới hàng thông reo, có trưng bày lư hương, Hài Cốt các Thánh Tử Đạo, và mâm bánh trái, các bô lão dâng huơng, bái lậy theo nhịp chiêng trống. Nhân dịp này, tôi có sáng tác hai câu đối, viết chữ nho vàng, trên nền vải điều đỏ, treo hai bên BÀN THỜ:

Thái bình tiên cảnh duy hạ đảo

Nam á bồng lai chỉ việt hà)

Tìm Hạnh Phước là nguyện vọng sâu xa nhất của con người. Từ buổi sơ khai, các tôn giáo, các triết lý, văn chương nghệ thuật, hội họa, điêu khắc, khiêu vũ đều nhằm biểu lộ khát vọng thầm kín đó. Các văn gia, nghệ sĩ đã cố gắng đem lại an vui Hạnh Phước cho cuộc đời đầy đau khổ và lo âu này! “Thiên thai”, “Bồng lai Tiên cảnh”, “Thiên đàng địa giới". (Vào thế kỷ trước, một số nhà thám hiểm mơ ước đi tìm ở Hải Đảo Hawaii!)… cũng chỉ là những giấc mơ Hạnh Phước không bao giờ thành tựu được. Nhân dịp đầu Xuân, ngày Tết, người ta quen vẽ ba chữ Phước- Lộc- Thọ để dán trên cửa nhà. Trong lễ hôn nhân, cô dâu chú rể được tặng câu:Trăm năm Hạnh Phước. Chữ Phước còn được chạm trổ trên vàng, ngọc thạch làm đồ nữ trang để đeo trên ngực, như bùa hộ mệnh ước mong người mình yêu được tràn trề Hạnh Phước.

Nhưng thử hỏi: nhân loại đã tìm thấy Hạnh Phước thật chưa? Các tôn giáo, triết lý, nghệ thuật có đem lại giải đáp nào không ? Nếu có, tại sao con người vẫn còn đầy bất hạnh, xao xuyến ? Vậy ý nghĩa chân thật của Hạnh Phước là gì ? Làm sao để đạt được ? Đấng Cứu Thế, khi xuống trần, có đem lại giải đáp nào không ? Thực ra, khi bắt đầu rao giảng Tin Mừng, Ngài đã long trọng công bố bản Tuyên Ngôn Nước Trời, ta quen gọi là “Tám mối Phước Thật” .Vậy ý nghĩa Hạnh Phước theo Đấng Cứu Thế là làm sao ? Chúng ta sẽ tìm hiểu.

Nhưng trước khi so sánh sự khác biệt giữa hai ý niệm của Đấng Cứu Thế và của thế gian về vấn đề Hạnh Phước, thiết tưởng ta nên tìm hiểu bản tính nhân loại là gì, thân phận con người hiện sinh, hiện hữu bị chi phối bởi những yếu tố nào. Bởi vì chỉ quan niệm chân chính về Hạnh Phước mới đáp ứng đúng với nguyện vọng sâu xa của kiếp người; trái lại, Hạnh Phước giả hiệu chỉ làm ta lặn lội triền miên trong bể khổ.



A. Thân Phận Con Người

Khi phản tỉnh và suy tư về thân phận làm người, mỗi người chúng ta thấy mình bị chi phối và lệ thuộc vào nhiều yếu tố như sau:



_ Lệ thuộc vào không gian và thời gian: không ai biết trước, không được hỏi ý kiến trước, mỗi người chúng ta ra chào đời bằng tiếng khóc oe oe! Ta có giấy khai sinh hẳn hòi, có ngày, tháng, năm sinh rõ rệt!. Thế rồi, sau một thời gian dài ngắn không ai biết trước được, nhưng chắc chắn ta phải chết! Mỗi người lại có giấy khai tử đàng hoàng! Do đó, có người nói rằng: mọi chuyện xẩy ra cho tương lai, ta không thể dự đoán trúng hoàn toàn được, trừ ra một điều ta biết chắc chắn phải xẩy ra 100%: đó là ta phải chết! Bị giới hạn vào một không gian nhất định- nếu ở nơi này thì không ở chỗ khác- cũng là căn cớ gây nên đau khổ vì xa cách, biệt ly, nhớ thương những người thân yêu, đặc biệt trong ngày Tết!

_ Lệ thuộc vào luật tuần hoàn vận chuyển của vũ trụ : trời đất thay đổi liên miên không ngừng"bốn mùa xuân, hạ, thu, đông’ “Tre già, măng mọc”. Thời giờ qua đi rất mau lẹ như “ngựa bay qua cửa sổ”, như “thoi đưa”, nhanh hơn “hỏa tiễn bay"! Thường vẫn nghe than thở: mới hồi nào còn là một cô bé, thế mà nay đã con bồng con bế ! Dòng thời gian qua đi rất mau lẹ, nhưng không bao giờ trở lại như xưa.

Quân bất kiến Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai,

Bôn lưu đáo hải bất phục hồi"

( Bạn không thấy sao, nước sông Hoàng từ trên cao đổ xuống; nước chảy ra biển và không bao giờ trở lai!)

Do đó, tương lai sự nghiệp sẽ tiêu tan, nếu bỏ bê học hành và lãng phí tuổi trẻ vào những cuộc ăn chơi trụy lạc.

_ Lệ thuộc vào thiên nhiên : con người sống được là nhờ thiên nhiên cung cấp cho những nhu cầu căn bản như khí thở, nước, mặt trời, đất sản xuất thực phẩm . Chính bản thân ta cũng không phải do ta làm ra: đầu, mình, chân tay AI cho ta dùng? tại sao sinh ra có đàn ông, đàn bà ? Do đó, sự hiện hữu của ta trên cõi đời này hoàn toàn lệ thuộc vào một ĐẤNG BỀ TRÊN đã ban cho ta. Vì kiếp người lệ thuộc vào không-thời gian, luật tuần hoàn, nên đời sống con người rất mỏng manh, chóng tàn như” bông hoa sớm nở tối tàn”.

_ Không phải chủ nhân ông, nhưng là viên quản lý: Vì những lý do kể trên, nên con người không làm chủ vũ trụ, nhưng là viên quản lý của đời sống . Khi mỗi người chúng ta nằm xuống, từ giã cuộc đời này, ta phải bỏ lại hết : thân nhân, vợ chồng, con cái, của cải, danh vọng, quyền thế…Ta ra đi, nhưng vũ trụ này vẫn tồn tại, cỏ cây vẫn xanh tươi như trước khi ta có mặt ỏ thế gian này! Sóng biển vẫn kêu dạt dào, ngày đêm, như không có sự gì xảy ra trên đời này! Con người sinh ra đời, tùy gia cảnh khác nhau: trong gia đình giầu hay nghèo; tùy tài năng khác nhau . Ta không có quyền lựa chọn. Nhưng điều quan trọng là ta có biết quản lý đời sống để lập công nghiệp, sinh ích lợi, tùy với khả năng ta đã lãnh nhận hay ta đã thất bại, vì đã hủy diệt cuộc sống. Sau khi đã phân tích và nhận định về những đặc điểm của bản tính nhân loại như trên, bây giờ ta có thể phán đoán được thế nào là quan niệm chân chính về Hạnh Phước, thế nào là quan niệm giả hiệu về Hạnh Phước .



B. Hạnh Phước Giả Hiệu

Chỉ xây dựng Hạnh Phước trên vật chất mà thôi, thì chẳng những không thỏa mãn được ước vọng của con người, mà còn gây ra nhiều ác quả tai hại nữa.

_ Hạnh Phước dựa trên tiền bạc. Người đời hay nói: “có tiền mua tiên cũng được”. Thực ra, tiền tài của cải giúp bảo đảm một đời sống vật chất sung túc, thỏa mãn những nhu yếu căn bản của con người như thức ăn, nhà ở, thuốc men.. Nghèo đói, bệnh tật, thiếu thuốc chữa bệnh, vô gia cư, thất nghiệp… không phải là điều lành. Nhưng quả quyết chỉ có tiền bạc mới tạo ra Hạnh Phước thì không đúng. Bởi vì ta thường thấy nhiều nhà tỷ phú, ông hoàng bà chúa giầu sang nhưng đời sống thiếu Hạnh Phước . Cho nên Hạnh Phước là một ước vọng sâu xa vượt trên những thỏa mãn vật chất . Mặt khác, nếu ta không biết dùng tiền bạc một cách chính đáng thì nó sẽ gây ra nhiều ác quả tai hại. “Tiền bạc là đầy tớ tốt, nhưng là ông chủ xấu”. Ông chủ tham lam, hà tiện coi tiền bạc hơn nhân phẩm sẽ gây cảnh bất công, bóc lột thợ thuyền. Phung phí tiền bạc, xa xỉ vô ích, không giúp đỡ những nước nghèo, những người chết đói, bệnh tật, đó là một trọng tội đối với nhân loại.

_ Hạnh Phước dựa trên khoái lạc . Những khoái lạc vật chất dễ quyến dũ người ta sa ngã vào con đường trụy lạc, hủy hoại thân xác và đời sống. Nhiều người đang lo lắng cho xã hội hiện nay sẽ bị diệt vong vì nạn dâm đãng, ma túy, nghiện rượu hoành hành dữ dội, nhất là trong giới thanh thiếu niên. Ăn biết ngon, nhìn bông hoa đẹp thấy thích, đó là những khoái cảm tự nhiên chính đáng. Đối với những nhu yếu căn bản của thể xác như đói thì ăn, khát thì uống, hoặc thỏa mãn sinh lý, đó cũng là những đòi hỏi tự nhiên của loài người cũng như loài cầm thú. Những nhu yếu căn bản này có tính cách giới hạn, vì khi được thỏa mãn rồi thì ngừng lại, như loài cầm thú, con trống con mái chỉ tìm nhau tùy mùa, sư tử chỉ đi tìm mồi khi đói.. Nhưng về vấn đề này, con người khác loài cầm thú, vì lòng tham vô đáy, “no bụng đói con mắt”. Bởi vậy, nếu không có ý chí mạnh mẽ để kiềm hãm dục vọng, con người sẽ gây ra những ác quả tai hại cho chính bản thân và cho tha nhân. Như ta thấy ngày nay, sự dâm đãng vô độ, hay đồng tính luyến ái, đã là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nan y (AIDS), gia đình tan vỡ vì ly dị (gần 50% các đôi hôn nhân tại Hoa kỳ), thiếu niên chửa hoang (chừng một triệu mỗi năm tại Hoa kỳ), phụ nữ và trẻ vị thành niên bị hãm hiếp, hàng triệu vụ phá thai mỗi năm. Sức người có hạn, nếu ăn uống, nhậu nhẹt vô độ sẽ sinh bệnh tật cho cơ thể. Tại Hoa kỳ, người ta đã tốn mỗi năm hằng tỷ đôla làm cho “bớt mập”“ , trong khi thế giới từng giây phút không biết bao nhiêu người chết đói chết khát. Để được những khoái cảm trong giây lát, một số người đã đốt sự nghiệp trong khói thuốc cần sa ma tuý. Nói tóm lại, Hạnh Phước chân thật không thể dựa trên những khoái cảm nhất thời, chóng qua mau hết được. Ước vọng Hạnh Phước của con người lớn lao và sâu xa hơn thỏa mãn vật chất. Không thể uống rượi để “tiêu sầu” được, vì khi hết say thì “sầu lại sầu”. Vì buông thả theo thú tính trong ít giây phút mà phạm trọng tội hiếp dâm, giết người, mang án tử hình!

_ Hạnh Phước dựa trên danh vọng, quyền thế. Quyền hành là để phục vụ, đem lại Hạnh Phước cho con người, cho gia đình, cho quốc gia đân tộc. Do đó, những người ra gánh việc nước được gọi là"công bộc” (đầy tớ của mọi người). Địa vị, tài năng ta có cũng là để mưu ích cho nhân quần xã hội. Nhưng vì tham vọng cá nhân, vì tính kiêu căng, người ta đã lạm dụng quyền hành để củng cố thế lực riêng cho mình. Vì thế, danh vọng, quyền thế đã trở thành mục tiêu phải đạt được với bất cứ gía nào, dầu phải dùng đến những phương cách xấu xa, trái luân lý. Đối với những người hay chế độ độc tài đảng trị thì “mục tiêu biện minh cho phương tiện”, nghĩa là họ có thể đàn áp, giết chết những ai chống đối, miễn là họ nắm được chính quyền, củng cố được đảng phái của họ. Trong lịch sử nhân loại, những chế độ độc tài, phát xít, đã gây ra chiến tranh tang tóc, chà đạp nhân quyền ..cũng chỉ vì ham danh vọng quyền thế. Nhưng lịch sử cũng cho ta thấy, danh vọng quyền thế là cái gì mỏng manh dễ tan vỡ! Bao nhiêu bạo chúa, bạo vương, độc tài quân phiệt khét tiếng đã sụp đổ, nhục nhã, ê chề!

C. Hạnh Phước Chân Thật

Như trên ta vừa nhận định, Hạnh Phước không thể đặt nền tảng trên tiền bạc, khoái lạc, danh vọng được, vì những thứ đó có khi còn gây thêm nhiều đau khổ, lo âu cho ta nữa. Trái lại, Hạnh Phước chân thật, vì đáp lại đúng những nguyện vọng của con người, ít ra cũng đem lại một niềm an vui, Hạnh Phước tương đối cho ta và cho tha nhân. Nói rằng “tương đối”, vì không thể có Hạnh Phước hoàn toàn viên mãn ở trần gian này được. Ta hy vọng chỉ có Hạnh Phước hoàn toàn trên cõi trường sinh bất diệt.

Căn cứ vào kinh nghiệm và đời sống của các vị thánh nhân, hiền triết đông tây, kim cổ, ta tin rằng mỗi người có thể tạo cho mình một nếp sống an vui, lành mạnh, một Hạnh Phước tương đối cho mình và cho người khác, nếu ta can đảm chấp nhận những đặc điểm của Hạnh Phước chân thật như sau:

_ Đời là phù vân giả trá, biến đổi không ngừng. Đây không phải là một quan niệm chán đời, bi quan yếm thế. Nhưng trái lại, ta phải bình thản, giầu nghị lực tinh thần, can đảm dám nhìn thẳng vào thực tế và vào chính bản thân ta. Bao lâu ta chưa tỉnh ngộ,vẫn cố sức bám lấy cuộc đời này, vì cho tiền tài, nhan sắc, danh vọng là những thứ bền vững, bất di bất dịch, thì ta luôn luôn lo lắng để vơ vét tích trữ . Nhưng khi bắt buộc phải từ bỏ những thứ đó thì đâm ra tuyệt vọng hối tiếc. Do đó, các nhà đạo đức thường khuyên ta phải biết “tiết dục”, nghĩa là bớt lòng tham lam vô độ. Đối với những nhu yếu căn bản trong đời sống, ta chỉ cầu mong được “Hàng ngày dùng đủ” (Kinh Lạy Cha). Nếu dư dật, ta sẽ phân phát giúp đỡ những người thiếu thốn. Muốn sống Hạnh Phước Thật, điều cần thiết là ta phải phá tan ảo tưởng về sự bền vững, bất biến của thế giới này. Ta hãy bình tĩnh nhìn vào bản thân và lắng nghe lời Kinh Thánh:

“Giảng viên đã nói: Phù vân trên mọi phù vân:
phù vân trên mọi phù vân, và mọi sự đều là phù vân.
Ích lợi gì cho con người làm lụng vất vả dưới mặt trời
?
Một thế hệ qua đi, một thế hệ khác lại đến:
nhưng địa cầu vẫn đứng vững muôn đời.”

(Sách Giảng viên, Qohelet, I, 1-5)

Trong Phúc Âm, Đấng Cứu thế đã nói về sự bấp bênh, trôi nổi, biến đổi của kiếp sống : “Hãy coi chừng, đừng tham lam vô độ, vì sự giầu sang phú quí của cải không bảo đảm mạng sống của con người…” Rồi Ngài dùng dụ ngôn sau đây để giảng nghĩa: “Một nhà phú hộ, ruộng đất đem lại nhiều lợi tức. Ông ta tự nhủ: Ta phải làm sao đây, vì thiếu chỗ chứa hoa màu. Phải rồi! Ta sẽ phá những cái cũ và xây cất những kho lẫm mới lớn hơn, ta sẽ chứa tất cả lúa thóc, của cải vào đó. Rồi ông ta thầm nghĩ: Hồn ta ơi! Ta đã tích trữ biết bao của cải trong nhiều năm: hãy nghỉ ngơi, ăn uống, tiệc tùng! Nhưng Chúa phán: tên ngu dốt, chính đêm nay, ta đòi hồn ngươi lại. Những của cải ngươi đã gom góp thì để cho ai ? Số kiếp kẻ tích trữ giầu sang cho mình như vậy đó, đáng lý ra nó phải làm giầu cho Chúa thì tốt hơn.” ( Lc.12:15-21)

_ Người Quản lý tốt lành : Quan niệm coi đời sống, nhan sắc, danh vọng, tiện nghi vật chất, của cải là di chuyển không ngừng, nay còn mai mất như “mây nổi” (phù vân), như gió thổi, như chiêm bao, không có nghĩa ta khinh chê cuộc đời này là vô giá trị. Trái lại, nó giúp ta nhận rõ chân tướng đời sống, biết dùng thì giờ chóng qua mau hết này để xây dựng Hạnh Phước Chân Thật Vĩnh Cửu, như những lời cầu chúc trong dịp Đầu Xuân. Mọi sự đều tan biến, nhưng Thiện Nghiệp, tức Công Việc Phước Thiện ta làm vẫn tồn tại mãi mãi. Đó là một huyền nhiệm, một điều lạ lùng ! Vật chất hư hoại, nếu biết dùng vào việc Phước Đức, sẽ có giá trị đời đời . Nếu ta biết dùng của cải hay hư nát như phương tiện, để làm việc từ thiện, bác ái ; nếu ta biết dùng tài năng, sức khỏe để mưu ích cho nhân quần xã hội, thì ta đã tạo dựng công nghiệp để dành đời sau vô cùng. Đó là ý nghĩa câu nói: Tiền bạc là đầy tớ tốt, nhưng là ông chủ xấu! Do đó, muốn tạo Hạnh Phước chân thật, thì ngay bây giờ ở đời này, ta phải biết dùng những ân huệ Chúa ban để sinh lợi lộc là làm các việc lành phước đức, để dành đời sau vô cùng!

Đấng Cứu Thế, trong Phúc Âm đã dạy cách dùng tiền bạc như sau: “Hãy dùng tiền bạc giả dối mà kiếm thêm bạn hữu, để khi thiếu thốn, chúng sẽ rước vào cõi trường sinh… Không có đầy tớ nào lại hầu hạ hai ông chủ được: hoặc nó ghét ông này mà thích ông kia, hoặc quyến luyến ông này mà khinh chê ông kia. Cũng vậy, bạn không thể vừa phụng sự Chúa và tiền bạc (như Chúa) được (Lc.16,9-13). Quan niệm về cách dùng cuộc đời để làm việc Phước Thiện được diễn tả rõ rệt trong dụ ngôn những nén bạc: “Ông Chủ trao cho các đầy tớ, người năm nén bạc, người hai nén, ngưòi một nén. Người lãnh năm nén, hai nén, đều sinh lợi gấp đôi, nên được ông chủ thưởng công, còn người lãnh một nén không sinh lợi gì, đã bị chủ phạt” (Lc. 19:11-28)

_ Chúa là nguyên thủy và cứu cánh của mọi loài. Tất cả mọi vật hiện hữu đều do Chúa tạo dựng. Mỗi người chúng ta bởi Chúa mà có. Do đó, muốn được Hạnh Phước thật, ta phải tìm về với Chúa là nguồn mọi Ơn Phước. Bao lâu con người còn xa Chúa, “con người vẫn còn xao xuyến lo âu khắc khoải cho đến khi tìm gặp được Chúa” như lời Thánh Augustine viết trong cuốn “Tự Thuật” (The Confessions). Sách Gương Phước cũng nhắc lại lời sách Giảng viên Qohelet 1:2, và thêm: “Mọi sự đều là phù vân, giả dối, trừ ra việc yêu mến và phụng sự Chúa!

Mỗi độ Xuân về, người dân Việt không quên cảm tả Vị Chúa Tể vũ trụ càn khôn, vì Ngài là nguồn gốc của sự sống muôn loài. Ngài là một Mùa Xuân Hạnh Phước Trường Cửu Bất Diệt. Ngài là “Đấng hằng hữu, hiện hữu, và sẽ đến (Khải Huyền 1, 4). Con người và vũ trụ đều lệ thuộc hoàn toàn vào Ngài để được ban mọi Phước Lộc: “Trời sinh voi, Trời sinh cỏ”, “Trăm sự nhờ Trời” !! Nhân dịp Đầu Xuân, chúng ta hãy cầu chúc cho mọi người được hưởng một Mùa Xuân Hạnh Phước chân thật, nhất là nguyện xin Ơn Trên phù hộ cho giới trẻ Việt nam, trên bước đường lưu vong, biết dùng đời sống, sức lực, tài năng, xây dựng sự nghiệp, để làm rạng rỡ, vẻ vang giống nòi, xứng đáng là con cháu các Vị Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam.

Cộng Đồng chúng ta được may mắn sinh sống gần Quê Hương Việt Nam nhất, chỉ cách bờ biển Việt Nam chừng năm ngàn dậm, (và cách bờ biển California ba ngàn dậm). Hải đảo Hawaii, nằm trên vĩ tuyến 20, tức ngang tỉnh Thanh Hóa; do đo, cỏ cây hoa quả giống hệt như bên quê nhà.

Mọi người chúng ta, hãy quay mặt nhìn về phái biển, hướng tây, để thả hồn bay về thẳng quê hương bên kia bờ Thái Bình Dương. Xin mượn câu thơ cổ, để tưởng nhớ đến bà con và những người thân yêu xa cách ngàn trùng:

Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vỹ
Tương Tư, bất tương kiến
Đồng ẩm Tương giang thủy

(Chàng ở đầu Sông Tương (Nhớ), Thiếp ở cuối Sông Tương; Cùng Thương Nhớ nhau, mà chẳng đặng thấy mặt nhau, (Thôi đành!) Cùng nhau Uống nước Sông Tương).

Chiều nay, bà con chúng ta cùng tham dự Thánh Lễ Đầu Xuân để Tạ Ơn Trên và cầu nguyện cho Quê Hương. Dầu xa cách hai bờ Đại Dương, nhưng chúng ta cùng chung một Đức Tin, cùng ăn chung Một Bánh Thánh và cùng uống chung Một Chén Thánh. Âu cũng là cách thế tuyệt diệu để cảm thông và hiệp nhất với người thân yêu xa xôi, cách biệt, trong ngày Linh Thiêng nhất trong năm.

Ý Nghĩa Linh Thiêng Ngày Tết Nguyên Đán

(Bài giảng thuyết này đã đọc nhân dịp Tết Nguyên Đán, năm 1992, do Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam San Jose, California, tổ chức tại rạp hát Center for Performing Arts. Đức Giám Mục Giáo Phận chủ tọa, Thánh Lễ do Cha Quản Nhiệm chủ tế với các Linh Mục đồng tế. Số giáo dân và quan khách tham dự hơn năm ngàn. Sau Thánh Lễ, Cha Quản Nhiệm đại diện Cộng Đồng chúc Tết Đức Cha. Tiếp theo là phần trình diễn văn nghệ. ĐOÀN VĂN NGHỆ DÂN TỘC do các Sư Huynh Dòng LaSan luyện tập, đã trình diễn những vũ điệu dân tộc.)

Đối với dân tộc Việt nam, Tết Nguyên Đán là một Đại Lễ, vì bao gồm tất cả các ý nghĩa và tâm tình của các lễ Giáng Sinh, lễ Tân Niên theo Dương lịch, lễ Tạ Ơn, lễ Chiến sĩ Trận Vong, ngày Giỗ, và tiệc mừng Sinh Nhật của mỗi người.

Mỗi khi Tết đến trên giang sơn Việt Nam, từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu, hoa đào đỏ, hoa mai vàng, hoa mận trắng, thêu dệt nên một bức thảm thiên nhiên sặc sỡ muôn mầu sắc rực rỡ, khiến lòng người tưng bừng phấn khởi mở hội hè đình đám để thuởng Xuân.



Thật vậy, Tết đã mang một ý nghĩa thiêng liêng rất cao siêu, vì là ngày giao cảm giữa Trời-Đất, Thần Thánh và con người, ngày không phân biệt biên giới giữa kẻ sống và người chết. Do đó, mọi người dân Việt đều kính cẩn tham dự các nghi lễ như Trừ tịch, lễ Giao thừa, lễ tế Nam giao, v, v.

Từ khi Ánh Sáng của Chúa Cứu Thế chiếu tỏa trên quê hương Việt nam, đúng như lời Ngài dạy:” Ta đến đến để hoàn thiện chứ không phải để phá đổ"(Mat.5,17), Hội Thánh đã tìm cách “thánh hóa” những tập quán tốt, bằng cách thanh lọc các yếu tố dị đoan mê tín, rồi mặc cho chúng một ý nghĩa linh thiêng cao siêu. Ngày nay, Hội Thánh vẫn chủ trương đường lối thích nghi, và tôn trọng giá trị văn hóa, bản sắc các dân tộc :” Hội Thánh Công Giáo không hề phủ nhận những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo. Với lòng kính trọng chân thành, HộiThánh xét thấy những phương thức hành động và lối sống, những huấn giới và giáo thuyết kia, tuy có nhiều điểm khác với chủ trương mà Hội Thánh duy trì, nhưng cũng thường đem lại ánh sáng của Chân Lý, Chân Lý chiếu soi cho hết mọi người.."(Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo Hội với các tôn giáo ngoài-Kitô giáo).

Theo nguyên tắc trên, ta thử suy nghĩ về ý nghĩa linh thiêng, cao siêu của ngày Tết Nguyên Đán, qua các đoạn sau đây: Thiên Chúa là Mùa Xuân bất diệt; Trời mới Đất mới; Chim có tổ, Người có tông.

A. Chúa Là Mùa Xuân Bất Diệt

Mỗi độ Xuân về, người dân Việt không quên cảm tạ Vị Chúa Tể Càn Khôn, vì Ngài là căn nguyên của vũ trụ và là nguồn sống của muôn loài. Ngài là một Mùa Xuân trường cửu, bất diệt. Ngài là “Đấng hằng hữu, hiện hữu, và sẽ đến (Khải Huyền 1,4). Con người và vũ trụ đều phải lệ thuộc hoàn toàn vào Ngài để được ban ơn Phước-Lộc-Thọ.



1. Tết Là Ngày Lễ Tạ Ơn

Từ xa xưa, truyền thống dân tộc Lạc Hồng là luôn luôn nhớ ơn Đấng đã sinh thành, chở che, và nuôi dưỡng mình, qua câu ngạn ngữ “Trời sinh, Trời dưỡng”, “Trời che đất chở” hay: “Trời sinh voi, Trời sinh cỏ” (câu này có thể đã được truyền tụng từ thời Hai Bà Trưng, cưỡi voi đánh quân Tô Định, thời kỳ voi còn là một con vật rất gần gũi, và đông đảo trên giải đất Việt). Theo dã sử, từ đời vua Hùng Vương thứ ba, đã có tập tục dùng gạo nếp nấu thứ bánh, biểu tượng cho ngày Tết, là Bánh Dày và Bánh Chưng. Bánh Dày, hình tròn dày dặn, chỉ vòm trời. Cũng có nơi làm Bánh Tét (do chữ Tết?), hoặc Bánh Tày, Bánh Ống (miền Hà nam, Phủ Lý, có hình tròn và dài như giò lụa). Bánh Chưng, hình vuông, chỉ bốn phương trái đất:” Vuông như bánh chưng tám góc"( Việt Nam Tự Điển). Vuông-Tròn chỉ sự hoàn hảo, trọn vẹn như câu thành ngữ:” Mẹ tròn, con vuông”. Do đó, ý nghĩa cao siêu của bánh Dày, (bánh Tét), bánh Chưng, dùng trong việc cúng tế hay biếu tặng trong ngày Tết, là chỉ sự Hòa Hợp giữa Trời và Đất, giữa Con người và Vị Chúa Tể, như câu:” Thiên Nhân tương dữ"( Trời và Người có liên hệ tương quan với nhau). Trong ngày lễ Tạ Ơn, dân Hoa kỳ có thói quen dâng hoa, hoặc bắp ngô, trái bí đỏ, làm lễ vật để tỏ lòng tri ân đối với Thượng Đế đã ưu đãi họ. Từ xa xưa, người dân Việt đã biết dùng gạo nếp để nấu bánh Chưng, bánh Dày, làm lễ vật đặt trên Bàn Thờ để Tạ Ơn Trời đã cho mưa thuận gió hòa:

Lạy Trời mưa xuống,

lấy nước tôi uống,

lấy ruộng tôi cầy,

lấy chén cơm đầy,

lấy khúc cá to"

“ Uống nước nhớ nguồn”, để tỏ lòng nhớ ơn ông bà cha mẹ đã đổ mồ hôi trên thửa ruộng, nương khoai, làm lụng vất vả để nuôi sống con cháu, như câu ca dao:

chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa"

Trong Thánh Lễ cũng có lời nguyện lúc dâng bánh ruợu, như sau “Chúng con tạ ơn Chúa đã cho chúng con bánh này là hoa quả từ ruộng đất và lao công của con người…”. (Xin phân biệt: “lao công” khác nghĩa với “công lao”. “Lao công" (labor) là vất vả khó nhọc làm việc mới có miếng ăn; còn “công lao” (merit) là phần thưởng, công nghiệp).

Bởi vậy, muốn được Trường Sinh Bất Tử, muốn được Phước-Lộc-Thọ, con người phải phụng sự Chúa, Nhân đạo phải phù hợp với Thiên đạo. Giữa Thiên Chúa và nhân loại phải có sự Giao Hòa mật thiết, như lời nguyện của Kinh Lạy Cha “Ý Cha thể hiện dưới Đất cũng như trên Trời”.

2. Thánh Lễ Giao Thừa

Cũng vì thấu suốt ý nghĩa về nguồn gốc của vũ trụ, nhân sinh: chính lúc nửa đêm 30 tháng chạp, năm cũ hết, bước sang năm mới, mỗi người được thêm một tuổi, nên lễ Giao Thừa là giây phút rất cảm động và linh thiêng. Theo cổ tục, sau khi làm lễ Trừ Tịch để xua đuổi tà ma ác quỷ ra khỏi nhà thì khởi sự làm lễ Giao Thừa. Người ta tin rằng vào lúc năm cũ, năm mới giao nhau, vị Thần năm cũ ra đi để tiếp đón một vị Thần năm mới đến. Đối với tín đồ Công giáo, vị Thần đó chẳng phải vị nào khác, ngoài Thiên Chúa là Chúa Tể càn khôn. Vì Chúa đã phán:” Ta là Nguyên Thủy (Alpha), và Cứu Cánh(Omega) của mọi loài”. Để thánh hóa tập tục này, các Cộng Đồng Công Giáo thường cử hành Thánh Lễ Giao Thừa rất trọng thể, để mọi người con Chúa, con Hội Thánh, cùng tham dự vào một Tiệc Thánh, cùng được ăn và uống Mình và Máu Thánh Chúa. Mọi người cùng hòa hợp với nhau, với thiên nhiên, với dân tộc để dâng lời cảm tạ Chúa là Chúa Tể của Mùa Xuân Bất Diệt và Trường Cửu.

Ngoài Thánh Lễ Giao thừa cử hành đúng nửa đêm, các tín đồ còn tổ chức Thánh lễ Tất Niên, cũng gọi là Ngày Tạ Ơn, vào chiều ngày 30, để cảm đội ơn Chúa đã ban cho nhiều hồng ân trong năm qua. Theo tập tục vẫn có từ đời cha Đắc Lộ, để thánh hóa ba ngày Tết Nguyên Đán, Hội Thánh đã chỉ định Ngày mồng một Tết Nguyên Đán, là Ngày cầu Hòa Bình cho gia đình, dân nước và thế giới. Ngày mồng hai Tết, cầu nguyện cho Tiên Nhân, cho ông bà, cha mẹ, thân bằng quyến thuộc đã qua đời, theo tinh thần của Đạo Hiếu. Ngày mồng ba Tết, Ngày Cầu Mùa, để xin Chúa chúc lành cho công việc làm ăn được phát đạt. Hoặc dâng ba ngày Tết để tôn thờ “Mầu Nhiệm “Một Đức Chúa Trời Ba Ngôi”.


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 2.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương