Thực hư CÓ giáo sĩ i-nê-xu lén truyềN giáO Ở ĐẠi việt năM 1533



tải về 60.13 Kb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu23.02.2024
Kích60.13 Kb.
#56610
  1   2   3   4   5   6   7
1533-THỰC HƯ CÓ GIÁO SĨ I-nê-xu-f


THỰC HƯ CÓ GIÁO SĨ I-NÊ-XU LÉN TRUYỀN GIÁO Ở ĐẠI VIỆT
NĂM 1533
Xưa nay nhiều tài liệu giáo sử cho rằng năm 1533 có giáo sĩ I-nê-xu (hay I-nê-khu, I-ni-khu) đến truyền giáo tại Ninh Cường, Quần Anh huyện Nam Chân, và Trà Lũ huyện Giao Thủy, thuộc tỉnh Nam Định ngày nay. Từ đó, năm 1533 được nhiều nhà sử học Công giáo Việt Nam chọn là năm khởi đầu lịch sử truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Giáo sĩ I-nê-xu thuộc dòng tu nào ? Thực hư việc ông đến Đại việt truyền giáo vào năm 1533 ?.
1. CÁC NGUỒN SỬ CÓ NỘI DUNG VIỆC GIÁO SĨ I-NÊ-XU ĐẾN ĐẠI VIỆT TRUYỀN GIÁO VÀO NĂM 1533.
1.1- Bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục1 nhắc lại thông tin của Đại Việt Sử Ký Toàn Thư về việc Lê Huyền Tông (Cảnh Trị) cấm đạo Hoa Lang năm 1663,2 đồng thời còn thêm lời chua (giải thích) về mốc điểm đạo Hoa Lang được truyền vào Đại Việt:
Tháng 10, mùa đông [1663]. Nhắc rõ lệnh cấm người theo tả đạo Gia tô : “Trước đây, có người Tây Dương gọi là Hoa lang di, vào ở trong nước ta đem đạo dị đoan của Gia tô lừa dối dụ dỗ làm ngu muội dân chúng, những người quê mùa nông nổi phần nhiều tin mộ đạo ấy, họ lập tòa giảng nghe giảng đạo, sự mê hoặc đắm đuối mỗi ngày càng sâu rộng. Trước đã hạ lệnh đuổi người truyền đạo ấy đi, nhưng còn bọn tiểu nhân thấm sâu vào tập tục ấy chưa thay đổi được, nên đến nay lại hạ lệnh cấm. Lời chua: Gia - tô: Theo sách Dã Lục, thì ngày tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ nhất (1533) đời Lê Trang Tông, người Tây Dương tên là Y-nê-xu lén lút đến xã Ninh Cường, xã Quần Anh huyện Nam Chân và xã Trà Lũ huyện Giao Thủy, ngấm ngầm truyền giáo về tả đạo Gia tô.” 3 Theo Lời chua (chú thích), thì Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục cho biết thông tin này được trích từ dã lục, nghĩa là từ những nguồn tin của tư nhân trong dân gian, không phải nguồn tin chính thống được các sử quan biên soạn.4
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (ĐVSK)5 có nói đến việc cấm đạo vào năm 1663. ĐVSK viết sự kiện như thế vào lúc Đại Việt bị chia đôi: Đàng Ngoài và Đàng Trong, cả hai Đàng đều phục nhận vua Lê là vua của Đại Việt nhưng quyền hành đều nằm trong tay của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đúng là năm 1663, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài cũng như chúa Nguyễn ở Đàng Trong đều ra lệnh cấm đạo. Tưởng cần nhắc lại ở đây, thời điểm cấm đạo 1663, giáo phận Đàng Trong và giáo phận Đàng Ngoài đã được thành lập từ năm 1659 và được hai Giám mục Hội thừa sai hải ngoại (MEP) đảm nhiệm. Tuy nhiên, lúc bấy giờ các thừa sai Dòng Tên vẫn còn làm việc ở cánh đồng truyền giáo nầy. Cha Joseph Tissanier, thừa sai Dòng Tên ở Đàng Ngoài, người phải chịu lệnh cấm đạo của chúa Trịnh, bị trục xuất ngày 12.11.1663, kể tình hình truyền giáo ở Đàng Ngoài vào năm 1663: Trên 350 ngàn tín hữu, 06 Cư sở, 386 nhà thờ.6 Sự kiện cấm đạo nầy xảy ra trước khi ĐVSK được khởi viết chỉ có 34 năm, được xem như ai cũng biết đạo Hoa Lang do các thừa sai Dòng Tên (người nước Hoa Lang) đang truyền giảng mà không cần phải chú thích gì thêm. Thật vậy, trước lệnh cấm đạo năm 1663, Thời chúa Trịnh Tráng (1627-1658) đã có 5 sắc lệnh cấm đạo: năm 1629 là sắc lệnh lần đầu tiên tại Đàng Ngoài và các năm 1632, 1635, 1638, 1643. (Các thừa sai Dòng Tên đã vào Đàng Ngoài ngày 19.3.1627). Thời chúa Trịnh Tạc (1658-1682) có 3 sắc lệnh: năm 1658, 1663, 1669. Ở Đàng Trong các chúa Nguyễn có các sắc lệnh cấm đạo vào các năm trước 1663: 1625, 1639, 1644.
Như vậy chữ “trước” mà ĐVSK viết ở đây nhằm xác định trước năm 1663, đã có những lệnh cấm đạo vừa kê ở trên. Do đó ngoài lời chua ở Khâm Định Việt Sử (KĐVS), các bộ chính sử khác được viết trước và sau thời Lê Trang Tông và nhà Mạc không hề có một chi tiết nào về năm 1533 có nhân vật I-nê-xu lén vào truyền giáo ở Đại Việt. KĐVS cũng chỉ phải căn cứ vào dã lục.

tải về 60.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương