Thực hư CÓ giáo sĩ i-nê-xu lén truyềN giáO Ở ĐẠi việt năM 1533



tải về 60.13 Kb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu23.02.2024
Kích60.13 Kb.
#56610
1   2   3   4   5   6   7
1533-THỰC HƯ CÓ GIÁO SĨ I-nê-xu-f

3.3. Về mốc điểm năm 1533:
Căn cứ vào các sự kiện trong Tây Dương Gia tô Bí Lục như:
* Tây Dương Gia Tô Bí Lục viết: “Nước ta về thời Hậu Lê đời vua Trang Tông Dụ hoàng đế, năm Quý Tị niên hiệu Nguyên Hòa thứ I (1533), giặc Tây sai giám mục khâm mạng là Ingatiô lẻn vào lén lút truyền đạo ở làng Ninh Cường, huyện Nam Chân”. Thực ra năm 1533, Nguyễn Kim, một cựu võ tướng của nhà Lê không thần phục nhà Mạc, đã đưa Lê Ninh lên ngôi trên đất Ai Lao (Lào), tức là vua Lê Trang Tông, niên hiệu là Nguyên Hòa.31 Lúc bấy giờ vua Lê Trang Tông ở bên đất Lào, toàn bộ đất Đại Việt thuộc quyền cai trị của nhà Mạc, cụ thể là thời Thái-tông Văn hoàng đế Mạc Đăng Doanh, năm Đại-chính thứ 4. Tuy nhiên tác giả không đề niên hiệu Đại Chính của vua Mạc mà đề niên hiệu Nguyên Hòa của vua Lê.
Với những chứng từ nêu trên cho thấy tác giả Tây Dương Gia Tô Bí Lục là những nho sĩ tôn Lê, chịu ảnh hưởng Nho giáo rất sâu đậm.32 Tác giả Tây Dương Gia Tô Bí Lục chọn năm Quý Tỵ 1533, mở đầu thời Lê Trung Hưng (Hậu Lê), để đưa một nhân vật ngoại quốc mà lịch sử không chứng minh được và gán cho việc lén lút vào truyền giáo ở nước ta giữa lúc mà hai họ Lê - Mạc đang tranh giành với nhau, trong nước nhiều việc, không ai rỗi mà soát xét những việc nhỏ nhặt.33
3.4. Về những địa danh Nam Chân, Quần Anh, Trà Lũ, Ninh Cường
Tác giả Tây Dương Gia Tô Bí Lục đã viết: “Nam Chân là nơi phong tục cổ xưa thô lậu, nên đến đó trước. Ingatiô sang đến nước ta bèn lẻ vào cư ngụ ở các làng Quần Anh, Trà Lũ, Ninh Cường, đến đâu đều cho tiền, phát thuốc, khiến cho những kẻ ngu khờ phải mang ơn mà chịu nghe giảng đạo. Từ đó đạo Gia Tô mới bắt đầu lan đến nước ta”. Thời điểm khởi viết Tây dương Gia Tô Bí Lục (1794), lúc bấy giờ những địa danh mà Tây dương Gia Tô Bí Lục vừa kể trên là vùng đất Công giáo rất sầm uất, thuộc Giáo phận Đông Đàng Ngoài, nay thuộc Giáo phận Bùi Chu. Phải chăng tác giả Tây Dương Gia Tô Bí Lục mượn những địa danh nầy để ngầm nói các tín hữu Công giáo là những kẻ ngu khờ, phong tục cổ xưa thô lậu ?
3.5. Nội dung Tây Dương Gia Tô Bí Lục là sự bịa đặt, xuyên tạc bĩ ổi về nhân thân Chúa Giêsu, về giáo lý, về việc thực hành đạo…một Đấng sáng lập đạo, một giáo lý của đạo như Gia Tô Bí Lục trình bày làm sao có thể tồn tại, làm sao có thể có số tín đồ đông đảo gồm những khoa học gia, những nhà trí thức từ bao đời nay trên toàn thế giới ? Cách riêng những trí thức Kitô giáo có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển xã hội và nền văn hóa nước nhà, như phát biểu của PGS. TS. Nguyễn Quang Hưng trong cuộc Hội thảo Quốc tế được tổ chức tai Hà Nội ngày 7-8.12.2017 với đề tài Các Nhà Tư Tưởng Kitô Giáo Ở Việt Nam và Khu Vực: Một số Nghiên cứu và So sánh: “Để có được những đóng góp to lớn của Ki tô giáo đối với văn hóa các nước trong khu vực, trước hết chúng ta phải kể tới đóng góp vô cùng to lớn của những con người, những nhân vật tiêu biểu trong tầng lớp trí thức Ki tô giáo. Thửa đầu là những thừa sai châu Âu, từ Fransesco de Pina, Alexandre de Rhodes tới L. Cadiere, mỗi người một lĩnh vực đều để lại những dấu ấn trong sự phát triển xã hội và văn hóa Việt Nam. Dân tộc Việt Nam không thể quên những người châu Âu đã cống hiến cả cuộc đời mình vì sự phát triển văn hóa xứ sở này như L. Cadiere (1869-1955), người được coi là một trong những cha đẻ ngành dân tộc học và tôn giáo học ở Việt Nam, Alexander Yersin (1863-1943), bác sĩ Y khoa, nhà vi khuẩn học,… Ở tầm khu vực phải kể tới Francis Xavier (1506-1552), Matteo Ricci (1552-1610) và nhiều tên tuổi khác có công lớn trong việc mang ánh sáng Phúc âm cũng như đóng góp đáng kể về phương diện văn hóa của các nước trong khu vực. Càng về sau, vai trò của các nhà trí thức Ki tô giáo bản địa càng gia tăng, như ở Việt Nam phải kể tới tên tuổi của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch đóng vai trò trụ cột đối với trào lưu tư tưởng cải cách nửa sau thế kỷ XIX, Paulus Huỳnh Tịnh Của, người khởi đầu ngành báo chí ở Việt Nam, Petrus Trương Vĩnh Ký, nhà khoa học lớn, vị sứ giả giao lưu văn hóa Việt Nam và phương Tây, Nguyễn Văn Vĩnh, người có công lớn trong việc truyền bá chữ quốc ngữ, vv… Thêm vào đó cũng phải kể tới các nhà trí thức Tin Lành, tuy được du nhập vào Việt Nam muộn hơn, chiếm một tỷ lệ dân số khiêm tốn hơn nhiều so với người anh em Công giáo, nhưng không vì thế mà không có những đóng góp đáng kể đối với văn hóa Việt Nam hiện đại. Tất cả họ có những cống hiến to lớn trong việc tạo ra tầng lớp trí thức mới trong xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng của nền giáo dục phương Tây bên cạnh tầng lớp Nho học truyền thống”.34
- Bốn tác giả của Tây Dương Gia Tô Bí Lục không rõ ràng, không có nhân thân, lại còn có sự đóng góp của những ngòi bút khuyết danh. Một tác phẩm như vậy, có giá trị gì không?
- Tác giả Tây Dương Gia tô Bí Lục tạo ra nhân vật Ingatiô vào thời Chúa Giêsu ở Thế kỷ thứ I và bịa đặt hoang đường câu chuyện khi viết: “Một hôm con chúa Trời đến làng SaNa kê bục giảng đạo, lời lẽ lưu loát. Dân làng trông tướng mạo Jêsu, ai cũng cho là lạ, những người có học thức trong làng cũng đến nhìn lén xem y là người thế nào. Lúc ấy Jêsu đang thao thao thuyết giáo xưng tao xưng mày với dân làng, nhiều lần nêu tên những người tài giỏi các nơi mà chê bai, cho là còn kém mình. Bốn mươi năm trước, ở làng SaNa có Ingatiô và 8 người khác có công đức, được dân làng lập miếu thờ phụng. Mấy người có học nhân đó hỏi Jêsu: “Thầy có biết tiên thánh làng chúng tôi là Ingatô không?” Jêsu đáp: “Các ngươi chẳng hiểu ta chút nào! Nay ta bảo các ngươi: Từ khi chưa có Ingatiô thì đã có ta rồi, sao ta lại chẳng biết?” Nghe Jêsu trả lời như vậy, mấy người kia bừng giận mắng rằng: “Gã yêu tà điên rồ kia, người mới ba mươi tuổi, sao dám bảo là sinh trước Ingatiô của chúng ta?” Nói đoạn bèn gióng trống hô người vây bắt. Thầy trò Jêsu tháo thân bỏ chạy tán loạn. Dân chúng nhặt gạch đá tới tấp ném theo”.35 Đây chỉ là một trích đoạn nhỏ của toàn bộ quyển sách toàn những chuyện bịa đặt hoang đường.
- Những nhân vật và những sự kiện mà Tây Dương Gia Tô bí lục viết trong tác phẩm về các Giáo Hoàng, Giám mục và Linh mục, không thể tìm thấy trong lịch sử Giáo hội. Chẳng hạn, Dòng Tên được Thánh Ignatio sáng lập và được Đức Giáo Hoàng Phaolô III phê chuẩn vào năm 1540, vậy mà Tây Dương Gia Tô Bí Lục viết: “Nước ta về thời Hậu Lê đời vua Trang Tông Dụ hoàng đế, năm Quý Tị niên hiệu Nguyên Hòa thứ I (1533)… Ingatiô sang đến nước ta bèn lẻ vào cư ngụ ở các làng Quần Anh, Trà Lũ, Ninh Cường, đến đâu đều cho tiền, phát thuốc, khiến cho những kẻ ngu khờ phải mang ơn mà chịu nghe giảng đạo. Từ đó đạo Gia Tô mới bắt đầu lan đến nước ta. Về sau môn đồ của Ingatiô đều được phong làm giám mục, xin được lấy tên thánh của thầy làm tên của dòng đạo. Nhưng Ingatiô khiêm tốn không dám nghe theo, chỉ lấy tên Jêsu làm tên gọi của dòng” (Quyển IX).
Năm 1933, Việt Nam mới có Giám mục người Việt tiên khởi là Giám mục Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng, vậy mà Tây Dương Gia Tô Bí Lục đã cho Việt Nam có các Giám mục người Việt Nam cai quản các giáo phận từ nhiều thế kỷ trước… Thật vậy, không thể kể hết ra đây những lỗ hổng kiến thức lịch sử và sự bịa đặt lịch sử của Tây Dương Gia Tô Bí Lục. Đã rõ, những câu chuyện, những sự kiện, những nhân vật trong lịch sử truyền giáo ở Việt Nam trong tác phẩm Tây Dương Gia Tô Bí Lục là do hoang tưởng bịa đặt, không một chút giá trị lịch sử.

tải về 60.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương