Thực hư CÓ giáo sĩ i-nê-xu lén truyềN giáO Ở ĐẠi việt năM 1533



tải về 60.13 Kb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu23.02.2024
Kích60.13 Kb.
#56610
1   2   3   4   5   6   7
1533-THỰC HƯ CÓ GIÁO SĨ I-nê-xu-f

1.4- P. J.B. Trương Vĩnh Ký:
Học giả Trương Vĩnh Ký viết về lịch sử Việt Nam, trong đó ông viết sự kiện cấm đạo năm 1663 cùng với lời chú thích về nguồn gốc việc truyền giáo tại Đại Việt ở cuối trang: “Tháng 3 năm Nguyên Hòa (vua Lê Trang Tông), một người châu Âu tên là I-nê-xu (Ignatio, Ignace) đến các làng Ninh Cường, Quần Anh, Nam Chơn, và ở các làng Trà Lũ, Giao Thủy, lén truyền giáo lý của tả đạo Giatô (Giêsu)”. Nguồn chú thích này, Trương Vĩnh Ký cho biết đã tìm thấy trong Biên niên sử (Note trouvée dans les annales). 9
Chú thích của Trương Vĩnh Ký giống như lời chua ở Khâm Định Việt Sử. Tuy nhiên sách của Trương Vĩnh Ký xuất bản năm 1877, sau Đại Việt Sử Ký và trước Khâm Định Việt Sử. 10 Vậy tài liệu mà Trương Vĩnh Ký dùng ở chú thích và nguồn của Khâm Định Việt Sử dùng để chua có phải cùng một nguồn ? Nếu vậy, nguồn này là nguồn nào mà Trương Vĩnh Ký nêu nguồn trong Biên Niên Sử chứ không phải dã sử ?. Vậy phải chăng bản khởi thảo của Khâm Định Việt Sử (1856) hoặc các bản nhuận chính sau bản thảo trước khi được khắc in và ban hành (1884) đã được Trương Vĩnh Ký tiếp cận?. Dù gì đi nữa, Trương Vĩnh Ký không đặt ở chính văn, ông đặt ở chú thích và ông chỉ cho biết chú thích ấy “Được tìm thấy trong Biên niên sử”. Tuy nhiên, “Biên niên sử” nào ?, một nguồn gốc không xác định rõ ràng.
2. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VIỆC NHÂN VẬT I-NÊ-XU (I-NI-KHU, I-NÊ-KHU) VÀ MỐC ĐIỂM NĂM 1533.
2.1. Gs. A. Bonifacy:
a. Trong quyển sách “Les Débuts du Christianisme en Annam – Des origines au 18è siècle, Hà Nội 1937”, Bonifacy viết:
“Nhưng, trước thời điểm đó rất lâu, một nhà truyền giáo châu Âu đã ở An Nam. Thật ra, ông Deloustal đã đọc thấy trong quyển Gia lục hoặc những ký sự không chính thức, về tên gọi của Gia-tô (Giêsu) đoạn văn như sau: Vào tháng 3 năm Nguyên Hoà thứ nhất đời vua Lê Trang Tông (1533), một Dương nhân, tên là I-Ni-Khu, lén lút đến các làng Ninh Cường và Quần Anh của Huyện Nam Chân, và Giao Thủy ở Trà Lũ, và bí mật truyền dạy giáo lý sai lầm của Gia Tô.
Thế nhưng, vào năm ấy, Lê Trang Tông vừa được xưng vương ở Lào, Mạc Đăng Doanh, con trai của kẻ cướp ngôi, trị vì toàn cõi Bắc Kỳ.
I-ni-khu dường như là phiên âm của Inigo hoặc Ignace, và đó là tất cả những gì tôi có thể nói được về nhân vật tiền trạm này, chứ tôi không có thói quen trưng dẫn những giả thuyết ít nhiều có giá trị như những sự kiện lịch sử ”. 11
b. A. Bonifacy viết ở Lời tựa bản dịch của ông về tác phẩm của Borri “Relation de la nouvelle Misssion au Royaume de Cochinchine: “Năm thứ nhất triều Nguyên Hòa (vua Lê Trang Tông, 1533), có chiếu vào tháng thứ 3 cấm một Dương nhân danh Chúa Giê-su (Gia - tô) truyền đạo tại các làng Ninh Cường, Quần Anh, huyện Nam Chân, nay là Nam Trực và ở làng Trà Lũ huyện Giao Thủy, tỉnh Sơn Nam, nay là Nam Định. Theo sắc chỉ, người này tên là I-ni-khu, tức là Inigo (Ignatius), Có lẽ là một tu sĩ đến từ Malacca”. 12 Bonifacy dè dặt, ông dùng cách nói “Có lẽ”.
Từ hai bản văn nêu trên, Gs. A.Bonfacy dè dặt khi viết về nhân vật Inikhu (I-nê-xu). Bonifacy không xác nhận, không phủ nhận nhân vật này. Cách viết cho thấy lập trường của A. Bonifacy về nhân vật I-nê-xu đó là một nhật vật tồn nghi. Đó chính là điều ông đã thể hiện uy tín và thế giá của ông, một giáo sư làm việc có khoa học.

tải về 60.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương