Thực hư CÓ giáo sĩ i-nê-xu lén truyềN giáO Ở ĐẠi việt năM 1533



tải về 60.13 Kb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu23.02.2024
Kích60.13 Kb.
#56610
1   2   3   4   5   6   7
1533-THỰC HƯ CÓ GIÁO SĨ I-nê-xu-f

3. Nhận Định:
3.1. Việc Khâm Định Việt Sử đã lấy nguồn từ Tây Dương Gia Tô Bí Lục ?
Một trong những lý do mà các nhà nghiên cứu nại vào để đưa ra quan điểm Khâm Định Việt Sử đã lấy nguồn từ Tây Dương Gia Tô Bí Lục về sự kiện I-nê-xu lén vào truyền giáo ở Đại Việt vào năm 1533 là dựa vào mốc điểm ra đời của hai tác phẩm và sự trùng hợp về chi tiết sự kiện. Tây Dương Gia Tô Bí Lục ra đời trước, được khởi thảo từ năm 179425 và được in năm Nhâm Thân, Gia Long 11 (1812).26 Khâm Định Việt Sử được bắt đầu biên soạn theo lệnh vua Tự Đức từ năm 1856, viết xong 1881, khắc in 1884.27
Tuy nhiên, nếu Tây Dương Gia Tô Bí Lục được khởi thảo năm 1794 và được in năm 1812, thì tại sao trong bản Tây Dương Gia Tô Bí Lục được lưu giữ hiện nay, được dịch, được xuất bản, có những sự kiện lịch sử xảy ra sau khi tác phẩm ra đời ?. Chẳng hạn, sự kiện chiến tranh nha phiến giữa Anh và Trung Quốc xảy ra giữa thế kỷ 19 (1840 – 18431856 – 1860) được Tây Dương Gia Tô Bí Lục đề cập đến: “Năm thứ 20 (1840), vua Đạo Quang hạ lệnh cấm, kẻ nào hút trộm thì xử chém, tịch thu gia sản”.28
Vấn nạn nầy được Ngô Đức Thọ, dịch giả tác phẩm lý giải trong phần giới thiệu: “Ngoài phần chính văn, trong sách còn có nhiều ghi chú viết chữ nhỏ lưỡng cước… Điều đó cho thấy rằng trước đây Tây Dương Gia Tô bí lục đã được dư luận chú ý và từng có một vài người khác tham gia vào việc chú thích bình luận tác phẩm. Hơn thế, phải chăng trong định bản hiện nay phần nào còn có vai trò nhuận sắc, bổ sung của một trong những người khuyết danh, chẳng hạn ở đoạn nói về sự kiện chiến tranh thuốc phiện ở Trung Quốc? Điều đó hiện còn chưa rõ. Dẫu sao thì việc có một vài người khác đã tham gia bình luận, chú thích, một bộ phận hợp thành của tác phẩm, là điều đã rõ. Vì vậy, chúng tôi cho rằng về tác giả Tây Dương Gia Tô bí lục, ngoài bốn bốn tác giả: [Phạm Ngộ Hiên, Nguyễn Hoà Đường, Nguyễn Bá Am, Trần Trình Hiên], nên kể thêm sự đóng góp của một vài người khuyết danh ở nửa cuối thế kỷ XIX nữa”.29
3.2. Về tên gọi thừa sai Ingatio (I-Nê-Khu, Y-Nê-Khu, I-Nê-Xu):
Các Dòng Đaminh, Dòng Phan sinh Bồ Đào Nha, Dòng Tên, Dòng Phan sinh Tây Ban Nha là những Dòng có liên quan trực tiếp đến việc truyền giáo ở Á Đông từ thế kỷ XVI. Trong số các Dòng nầy có những thừa sai có tên gọi Ingatio. Chẳng hạn, Biên niên sử của Tỉnh dòng Phanxicô Tây Ban Nha và các tài liệu sử liên quan có nhắc đến thành viên của Tỉnh dòng là Linh mục Martin-Ignatio de Loyola, cháu thánh Ingatio de Loyola, trên chuyến hải trình khởi hành từ Macao đi Malacca vào ngày 31.12.1582, có ghé vào bờ biển Đại Việt nhưng không thể ở lâu vì phải đi Malacca. Trong thời gian ngắn lưu lại Đại Việt, cha ghi nhận người dân ở đây sẵn sàng đón nhận Tin Mừng và tha thiết xin được đón nhận Phép rửa… 30 Tuy nhiên, hành trạng của thừa sai Ingatio có liên quan đến sự kiện năm 1533 mà Tây Dương Gia tô Bí Lục và Khâm Định Việt Sử nói đến, hiện chưa được tìm thấy trong các nguồn sử của các Dòng. Các tác giả viết sau này cũng chỉ căn cứ vào Khâm Định Việt Sử để nói về mốc điểm Kitô giáo được du nhập vào Việt Nam.

tải về 60.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương