Thực hư CÓ giáo sĩ i-nê-xu lén truyềN giáO Ở ĐẠi việt năM 1533



tải về 60.13 Kb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu23.02.2024
Kích60.13 Kb.
#56610
1   2   3   4   5   6   7
1533-THỰC HƯ CÓ GIÁO SĨ I-nê-xu-f

1.2- Lê Triều Dã Sử, hiện nay được lưu trữ tại Thư viện Hán Nôm với ký hiệu A.17/1-2 và A.2703. Hai bản nầy có nội dung khác nhau. Phần cuối trang [5b] quyển A.17/1-2 có chép dở dang: Tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ nhất đời Lê Trang Tông (1533-1548) người Hòa Lan bên Tây Dương, tên là Y-Nê-Khu trộm đến Nam Chân …
Lê Triều Dã Sử không đề tên tác giả và niên đại.7 Tuy nhiên căn cứ vào những chữ húy trong bản văn có thể dự đoán bản văn này được soạn vào thời điểm trong hoặc sau thời Tự Đức, vì trong văn bản có kiêng các chữ húy như “Nhân”, “Thì”…Qua văn phong, lối dùng các danh từ, đại từ chỉ định đều có nét thể hiện khuynh hướng hoài Lê, và xem Tây Sơn như tặc khấu. Dùng danh từ “Đế帝” để gọi vua Lê, còn đối với nhà Tây Sơn, hoặc chỉ dùng riêng từ Tây Sơn, hoặc chỉ gọi riêng tên của Nguyễn Huệ là Huệ; Nguyễn Nhạc là Nhạc …; hoặc với cuộc khởi nghĩa của nhà Tây Sơn thì thường gọi là “Tây Sơn chi loạn 西山之亂” hoặc với ý hằn học, miêu tả những lần công phá của nhà Tây Sơn bằng những động từ cướp bóc, khấu tặc…
1.3-Tây Dương Gia Tô Bí Lục
- Tác giả: Phạm Ngộ Hiên, Nguyễn Hoà Đường, Nguyễn Bá Am và Trần Đình Hiên.
- Tây Dương Gia Tô Bí lục là ấn bản Việt ngữ do Ngô Đức Thọ dịch từ bản tiếng Hán và dịch giả viết lời giới thiệu do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội phát hành năm 1981.
- Tây Dương Gia Tô bí lục được dịch giả cho biết trong lời giới thiệu là một truyện ký dã sử bằng tiếng Hán, được khởi thảo từ năm 1794. Sách in xong năm Gia Long 11 (1812). Quyển sách hiện lưu giữ tại Thư viện khoa Sử Trường đại học Tổng hợp Hà Nội mang ký hiệu HV26. Bản HV26 là một cuốn sách chép tay có nguồn gốc trong dân gian. Được Nguyễn Bá Am – Trần Trình Hiên Kính cẩn vái đề ở cuối lời tựa “Viết vào tháng Hoa đào [tức tháng Hai] năm Giáp Dần [1794], thời nhà Lê suy tàn”.8
- Tây Dương Gia Tô Bí Lục viết: Nước ta về thời Hậu Lê đời vua Trang Tông Dụ hoàng đế, năm Quý Tị niên hiệu Nguyên Hòa thứ I (1533), giặc Tây sai giám mục khâm mạng là Ingatiô [I-nê-Xu, I-ni-khu, Y-nê-khu] lẻn vào lén lút truyền đạo ở làng Ninh Cường, huyện Nam Chân. Trước đó giám mục khâm mạng ở Ma Cao, qua dò la thăm hỏi người Tàu đã biết rõ phong tục và hiện tình nước Nam ta, bèn gửi thư về mật tâu với Giáo hoàng rằng: Nước Nam giáp với nước Thanh, có hai nơi thuận tiện cho việc truyền đạo: một là Gia Định, dân chúng hung hãn, cứng đầu; hai là Nam Chân, phong tục quê mùa cổ lậu. Vả lại ở nước ấy không có lệnh cấm dị ngôn dị phục, mà hiện nay thì hai họ Lê, Mạc đang tranh giành với nhau, trong nước nhiều việc, không ai rỗi mà soát xét những việc nhỏ nhặt. Xin sai giám mục Ingatiô làm khâm mạng, theo thuyền biển mà sang, bảo viên ấy rằng: Nam Chân là nơi phong tục cổ xưa thô lậu, nên đến đó trước. Ingatiô sang đến nước ta bèn lẻ vào cư ngụ ở các làng Quần Anh, Trà Lũ, Ninh Cường, đến đâu đều cho tiền, phát thuốc, khiến cho những kẻ ngu khờ phải mang ơn mà chịu nghe giảng đạo. Từ đó đạo Gia Tô mới bắt đầu lan đến nước ta. Về sau môn đồ của Ingatiô đều được phong làm giám mục, xin được lấy tên thánh của thầy làm tên của dòng đạo. Nhưng Ingatiô khiêm tốn không dám nghe theo, chỉ lấy tên Jêsu làm tên gọi của dòng. Từ đó nước ta bắt đầu có giặc Tây Dương lẻn vào cai quản”. (Quyển IX)

tải về 60.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương