Thực hư CÓ giáo sĩ i-nê-xu lén truyềN giáO Ở ĐẠi việt năM 1533



tải về 60.13 Kb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu23.02.2024
Kích60.13 Kb.
#56610
1   2   3   4   5   6   7
1533-THỰC HƯ CÓ GIÁO SĨ I-nê-xu-f

4. Kết luận:
Với những gì đã nêu trên, xét về phương diện lịch sử, Tây Dương Gia tô Bí Lục đầy dẫy những nhân vật và sự kiện lịch sử không có trong lịch sử truyền giáo của Giáo hội toàn cầu nói chung và Giáo hội Việt Nam nói riêng mà không thể liệt kê dài dòng trong bài viết nầy. Tóm lại, sự kiện và nhân vật mà Tây Dương Gia Tô Bí Lục và Khâm Định Việt Sử viết về mốc điểm truyền giáo ở Việt Nam là một vấn đề tồn nghi lịch sử, thậm chí là sự bịa đặt của Tây Dương Gia Tô Bí lục, không thể tin tưởng.
Để chọn mốc điểm cho việc truyền giáo ở Việt Nam có tính khoa học, lịch sử rõ ràng, nói như thừa sai Linh mục Borri:36 “Trước khi các cha Dòng chúng tôi tới Đàng Trong, người Bồ quen đem theo từ Malacca và từ Macao một vài tuyên úy khi đến buôn bán ở xứ này, để dâng thánh lễ và làm các phép bí tích trong suốt thời gian họ làm việc thương mại, thường là ba hay bốn tháng liền. Cũng giống như trường hợp người Iphanho đem theo từ Manila. Nhưng vì các linh mục tới xứ đó không có nhiệm vụ nào khác ngoài việc phục vụ người Bồ, nên các ông không lo về ích lợi và tiến triển thiêng liêng của dân xứ này và không muốn vất vả học tiếng của họ, không chú tâm truyền ánh sáng Phúc âm cho họ… Chúng tôi chì biết là có một tu sĩ dòng Phanxicô ở Manila và một tu sĩ dòng Augustino khởi hành từ Macao tới Đàng Trong, được đích thực thúc đẩy bởi lòng ao ước muốn chinh phục các linh hồn nhưng không được thành công như ý muốn, vì gặp nhiều khó khăn lớn và khác nhau đã xẩy ra trên đường, họ đành trở về tay không. Thiên Chúa quan phòng đã an bài như vậy để dành việc gieo trồng ruộng vườn này cho công việc và lao khổ của các con cái thánh Inhaxu ”. Thực vậy, Các thừa sai Dòng Tên với sứ mệnh truyền giáo, đã đến Đàng Trong ngày 18.01.1615 tại Cửa Hàn- Đà Nẵng,37 đến Đàng Ngoài ngày 19.3.1627 tại Cửa Bạng – Thanh Hóa.38 Từ đó, các thừa sai Dòng Tên đã đặt được nền móng cho việc Tòa thánh thiết lập hai địa phận Tông tòa ở Đại Việt (Việt Nam) vào ngày 09.9.1659.


Lm. Gioan Võ Đình Đệ
Lễ Hiển Linh 07.01.2024



1 Bộ sách được khởi thảo từ năm 1856 theo lệnh vua Tự Đức. Sau 05 lần thẩm định, sách được khắc in và ban hành năm 1884

2 Xem QUỐC SỬ QUÁN TRIỀU NGUYỄN, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản dịch Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, Khoa học Xã hội –Hà Nội 1993, trang 689.

3 Xem QUỐC SỬ QUÁN TRIỀU NGUYỄN, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Viện sử học dịch, Giáo Dục - Hà Nội, 1998, trang 720.

4 Cũng như Dã sử, sách của tư gia ở dân gian ghi chép, khác với sách của sử quan, nên gọi là Dã Lục. (theo chú thích số 03 của Viện Sử Học ở cuối trang 720, sđd.)

5 Bộ sử này được khắc in toàn bộ và phát hành lần đầu tiên vào năm Chính Hòa thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697.

6 Xem DES PÈRES DE LA MÊME COMPAGNIE, Voyages et travaux des missionnaires de la compagnie de Jésus, Charles Douniol, Paris 1858, trang 197-198.

7 Hiện nay có bản dịch của Nguyễn Huy Thức và Lê Văn Bảy, Nxb, Văn Hóa - Thông Tin, Hà Nội 2006. Hai tác giả dịch từ bản chữ Hán được lưu trũ tại Thư viện Khoa học Xã hội. Có thể đây là bản A.2703 được lưu trữ tại Thư viện Hán Nôm. Bản nầy không đề cập đến có giáo sĩ Y-Nê-Khu…

8 Năm Giáp Dần – 1794, thuộc triều vua Cảnh Thịnh, Nhà Tây Sơn, tuy nhiên không đề triều Cảnh Thịnh mà đề “Thời Nhà Lê suy tàn).

9 Xem Trương Vĩnh Ký, Cours D’Histoire Annamite, Imp. Du Gouvernement, Sài Gòn 1877, 1Édition, 2èr. Volume, trang 139, chú thích số (1). Tác phẩm của Trương Vĩnh Ký ra đời trước Khâm Định Việt Sử. KĐVS được khởi thảo từ 1856, khắc in và ban hành năm 1884.

10 Tác phẩm của Trương Vĩnh Ký ra đời trước Khâm Định Việt Sử. KĐVS được khởi thảo từ 1856, khắc in và ban hành năm 1884.



11 A.BONIFACY, Les Débuts Du Christianisme En Annam- Des origines au 18è siècle, Hà Nội 1930, trang 04

12 Lời tựa trong BAVH. Juillet-Déc 1931, trang 279-280.

13 LM. BÙI ĐỨC SINH, O.P., M.A., Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam, Calgary-Canada, 2002, Q.I, trang 54-56.

14 Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 107, Tháng 2/1968, trang 56-62.

15 Tạp chí Xưa&Nay, Số 530, tháng 4 năm 2002, trang 8-9.

16 Tạp chí Xưa&Nay, Sđd, trang 9, cột 2.

17 Xét về dấu vết Tin Mừng trên đất Đại Việt, Đỗ Quang Chính, sđd, 10, nhắc tới thánh giá được Duarte Coelho khắc tại Cù Lao Chàm vào năm 1523.

18 X. Nguyễn Khắc Thuần, Đại cương lịch sử văn hoá Việt Nam. Tập 4. Hà Nội 2012, 215-218.

19 Để so sánh, chúng tôi sử dụng bản chữ Hán bộ KĐVTGCM tại trang điện tử lib.nomfoundation.org, bản chữ Hán cuốn TDGTBL kí hiệu VHv.2137, hiện được lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm.

20 Cần biết rằng hai bản chữ Hán ghi phiên âm tên một nhân vật người châu Âu không mấy nổi tiếng mà cách ghi giống hệt nhau là điều rất hiếm gặp.

21 Bản dịch của Ngô Đức Thọ dịch đốc chính thành giám mục khâm mạng; xin xem trang điện tử http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10340&rb=08.

22 Chữ bản KĐVTGCM ghi 縷, bản TDGTBL ghi là 屡.

23 Lời giới thiệu cuốn TDGTBL tại trang điện tử http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10257&rb=08, truy cập ngày 13-5-2018, nhắc tới những tài liệu nói tới việc KĐVTGCM có thể lấy nguồn từ TDGTBL.

24 Dẫn theo trang điện tử http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10317&rb=0303, truy cập ngày 13-5-2018.

25 Cuối lời tựa sách : Viết vào tháng Hoa đào [tức tháng Hai] năm Giáp Dần, thời nhà Lê suy tàn. Năm Giáp Dần thời Lê suy tàn là năm 1794.

26 Tây Dương Gia Tô Bí Lục (Quyển IX) - talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10257&rb=08.

27 QUỐC SỬ QUÁN TRIỀU NGUYỄN, Sđd, trang 2.

28 Tây Dương Gia Tô Bí Lục (Quyển IX) - talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10257&rb=08.

29 Tây Dương Gia Tô Bí Lục (Lời giới thiệu) - talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10257&rb=08.

30 Xem GONZALEZ DE MENDOZA, Histoire du grand royaume de la Chine, situé aux Indes orientales…, Paris 1589, trang 304b.

31 Xem QUỐC SỬ QUÁN TRIỀU NGUYỄN, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Viện sử học dịch, Giáo Dục - Hà Nội, 1998, trang 631.

32 Xem thêm Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 107, Tháng 2/1968, trang 58-59.

33 Xem Tây Dương Gia Tô Bí Lục (Quyển IX) - talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10257&rb=08.

34 Xem  http://www.trungtamtongiao.vn/pgs-ts-nguyen-quang-hung-cac-nha-tu-tuong-kito-giao-o-vietnam-va-khu-vuc-trong-boi-canh-xa-hoi-a-dong/699

35 Tây Dương Gia Tô Bí Lục (Quyển II) - talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10257&rb=08.

36 Christoforo Borri, Relatione della nouva Missione delli PP. della Compagnia di Giesu al Regno della Cocincina, Roma 1631, trang 103-105.

37 Xem Alexandre de Rhodes, Divers Voyages et Missions…, Paris 1653, trang 68.

38 Xem Alexandre de Rhodes, Histore Du Royaume De Tunquin…, Lion 1651, trang 128.

tải về 60.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương