Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ



tải về 2.02 Mb.
trang29/31
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích2.02 Mb.
#9077
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   31
Ngũ Hành Tương Sinh, chạy thuận theo kim đồng hồ (coi hình (c), ở trang 461).

· Coi hình (g): Ngũ Hành được diễn tả vừa Tương sinh vừa Tương khắc. Nếu ta kéo hành Thổ ra ngoài làm thành một hình chu vi, ta có Ngũ Hành Tương Sinh, chiều thuận; kéo các đường bên trong thành hình Ngôi Sao, ta được hình Ngũ Hành Tương Khắc.



Hình Vẽ 4. Tiên Thiên Bát Quái, Hậu Thiên Bát Quái, Hồng Phạm Cửu Trù, Nhà Minh Đường

· Theo hình (a), khi so sánh, ta thấy trong Tiên Thiên Bát Quái, cách xếp đặt 8 Quái, khác với Hậu Thiên Bát Quái.

· Coi hình (b) Đồ Biểu (graphic), thì ta thấy rõ sự khác biệt về vị trí của các"Quái”. Hình “Tiên Thiên Bát Quái” có vẻ cân đối về “ÂM-DƯƠNG” xoay vần.

Nhưng cổ nhân đã dùng câu thành ngữ sau đây để chỉ sự tương quan liên hệ giũa “THỂ” và “DỤNG”:

HÀ ĐỒ…vi Hậu Thiên Âm Dương chi THỂ

LẠC THƯ…vi Tiên Thiên Âm Dương chi DỤNG"

Nghĩa là: cái THỂ của ÂM/DƯƠNG trong HẬU THIÊN được đặt vào trong HÀ ĐỒ; cái DỤNG của ÂM/DƯƠNG trong TIÊN THIÊN được đặt vào trong LẠC THƯ.

· Theo hình (c), HẬU THIÊN BÁT QUÁI đã được đặt thành 9 “Cung”, (từ 1-9), biểu thị (9) “công việc lớn lao” phải làm trong cuộc sống, chín việc đó gọi là CỬU TRÙ. Vì đó là mẫu mực lớn lao, tức “HỒNG PHẠM” mà vị quân vương phải noi theo, để “ TRỜI” ban phước lộc cho nhà vua và cho toàn dân.

· Cũng trong hình (c), 9 con số được thay thế bằng 9 “TRÙ": như trù số (1) là NGŨ HÀNH, nghĩa là vị quân vương phải am tường về vật lý, phương hướng, thời tiết… để biết cách hướng dẫn dân trong việc nông nghiệp…

· Coi hình (d): NHÀ VŨ TRỤ hay NHÀ MINH ĐƯỜNG. Triết lý, siêu hình của Lạc Thư chứng minh: con người muốn sống an hòa hạnh phúc, thì phải theo “Thiên Đạo”, phải “Thuận Thiên”. Do đó, theo tương truyền, đời Hán, thì Thái Nhất, (Unité Suprême) đặt mỗi “QUÁI” (trong 8 Quái) ở một “Cung”, ví dụ: Khảm (cung số 1); Khôn (cung số 2); Chấn (cung số 3)… Coi các mũi tên chỉ đường hướng Thái Nhất di chuyển; mỗi khi đi hết 4 cung (1, 2, 3, 4) thì về nghỉ ở cung số 5, tức Trung Tâm; rồi lại tiếp tục ra đi từ số 6, 7, 8, 9, rồi trở về số 10=5, ở Trung Tâm. Chính cách vận hành này tạo ra cách xếp đặt những con số trong “Hình Vuông Ma Thuật” và cũng theo tương truyền, Chu Văn Vương đã căn cứ vào cách xếp đặt của Lạc Thư, để chia trái đất (hình vuông) ra 9 Miền (hình vuông). Chu Văn Vương đã rảo qua khắp Thế giới để tổ chức mọi công việc cai trị cho hợp với “THIÊN ĐẠO”. Vì trong việc tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, thì vị Quân Vương phải bắt “nhân đạo” rập theo khuôn mẫu phép tắc của” Thiên Đạo”. Cũng theo tương truyền, Văn Vương đã sáng chế ra “Nhà Minh Đường”, như “hình ảnh của Thế giới" (Image du Monde) để các Vua không cần đi đâu xa, chỉ cần đi trong “Nhà Minh Đường”, gọi là để “diễn lại tấn tuồng vũ trụ” mà thôi!

· Khi diễn lại tấn tuồng ấy, thì luôn phải ‘Thuận Thiên”, nghĩa là tùy mùa thay đổi mầu sắc, phương hướng cho thích hợp với thiên nhiên như mùa Xuân: phương Đông, số 3, phẩm phục, cờ xí xanh, ngự cung Thanh dương; mùa Hạ:phẩm phục cờ xí đỏ, ngự cung Minh Đường, phía Nam.

· Nói tóm lại, hình dáng, hành động, phương vị của vị Thiên Tử có thể thay đổi cho thích hợp với thời gian và không gian, tùy hoàn cảnh, nhưng lúc nào cũng phải thuận theo Thiên Đạo, như ý nghĩa của Kinh Dịch: “THỂ duy nhất, DỤNG vạn thù”.



Chương Bảy : Thiên Chúa, Thượng Đế, Ông Trời

(188) H. Dumoulin: trang 172-173.

(189) Catechism of the Catholic Church, Chương Một, “Tôi tin Một Thiên Chúa là Cha”, số 202.

(190) Catechism, số 2096, 2097, 2132.

(191) A. Kishi: trang 70-83; Karl Rahner, Dictionary of Theology, coi các chữ: act, actus purus.

(192) A. Kishi: trang 86-95. Nguyên văn bằng tiếng Latinh của Thánh Bonaventura về “Quả cầu tròn”, (soạn giả sách này đã dịch ở trên): “Itinerarium Mentis in Deum, c.5, Oper Omnia, t. XII, p.18: Quia simplicissimum et maximum, ideo totum intra omnia, et totum extra omnia, ac per hoc est sphaera intelligibilis, cujus centrum est ubique, et circumferentia nusquam. Quia actualissimum et immutabilissimum, ideo, stabile manens, moveri dat universa. Quia perfectissimum et immensum, ideo est intra omnia non ex inclusum; extra omnia, non exclusum, supra omnia, non elatum; infra omnia, non prostratum. Quia vero est summe unum et omnimodum, ideo est omnia in omnibus: quamvis omnia sint multa, et ipsum non sit nisi unum: et hoc quia per simplicissimam unitatem, serenissimam veritatem, et sincerissimam bonitatem, est in eo omnis communicabilitas, ac per hoc” ex ipso, et per ipsum, et in ipso sunt omnia" (Rom.11:36); Richard McBrien, Catholicism, volume I, trang 128-133; 158-161;


K. Rarl Rahner, coi chữ Potentia.

(193) H. Dumoulin, trang 174-183; 148, 150, 178,181.

(194) Ngô Kinh Hùng, Nguyên Bản Hán Văn Phúc Âm, Tông Đồ Đại Sự Ký, Công Giáo Chân Lý Học Hội xuất bản, ĐGH PIÔ XII đề tựa, 12/28/1948.

(195) J. Ching, trang 116-118; Nguyễn Văn Thọ, trang 19;


L. Wieger, trang 281 (chữ Đế) và trang 26 (chữ Thiên); T.T. Kim, trang 37-46.

(196) T.T. Kim. Nho Giáo, quyển I, trang 85-87.

(197) Nguyễn Văn Ngọc. Tục Ngữ Phong Dao. Bảo Vân. Tục Ngữ Ca Dao và Dân Ca, Quê Hương.

(198) Lĩnh Nam Chích Quái, Trần Thế Pháp, Lê Hữu Mục dịch, Khai Trí, trang 60.

(199) P. C. Phan. Mission and Catechesis, trang 215-223.

(200) N.H. Lai. La Tradition Religieuse Spirituelle Sociale au Viet Nam”, Beauchesne, trang 116-119.

(201) P.C. Phan, trang 116-117.

(202) P.C. Phan, trang 177-178.

(203) J. Ching. Confucianism & Christianity, trang 143-144.

(204) J. Ching, trang 113-115; 143-147.

Phụ Trương

Đạo Đức Trong Gia Đình Việt Nam
hay Dung Hòa Hai Nền Văn Hóa Đông-Tây

(Tóm lược bài giảng thuyết và hội thảo tại Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, Charlotte, N. Carolina, tuần Lễ Phục Sinh o4/ 16/2000. Cộng Đồng đã tậu mãi được 12 mẫu đất và một nhà nguyện nhỏ, đang gây qũy để mổ rộng Nhà Thờ, xây Hội Trường mới, và các lớp dạy Giáo lý, Việt ngữ. Trong Tuần Thánh, vì có Nhà Thờ riêng, nên đã cử hành theo truyền thống Việt Nam, một vài nghi thức như: Ngắm đứng, Dâng Hạt, Đọc đoạn, và đoàn thanh niên, thanh nữ diễn hoạt cảnh khi toàn thể dân chúng đi Chặng Đàng Thánh Giá chung quanh khuôn viên Nhà Thờ.)



Chủ Đề: Noi gương Chúa Cứu Thế đã tự ý hiến thân chịu chết để chuộc tội cho nhân loại; nhưng sau ba ngày, Chúa đã sống lại, vinh hiển. Các Thánh Tử Đạo cũng đã hy sinh mạng sống, giữ vững Đức Tin, nên được hưởng hạnh phước vĩnh cửu cùng Chúa trên Thiên đàng.

Ưu tư lớn lao nhất hiện nay của các bậc phụ huynh, là làm thế nào giúp giới trẻ giữ vững Đức Tin, và những Tinh Hoa của Truyền Thống Dân Tộc?

Trong bài này chỉ xin bàn luận về nền Đạo Lý thông thường, mà một con người, một gia đình hay một dân tộc văn minh, văn hiến, cần xây đắp như nền tảng tự nhiên để vươn lên cõi Siêu Việt, Thần Linh . Kim chỉ nam cho nền giáo dục cổ truyền có câu: “Tiên học Lễ, hậu học văn”, hoặc “Tài-Đức kiêm toàn”. Đó là khuôn vàng thước ngọc để rèn luyện đứa trẻ trở thành con người hữu dụng cho gia đình, xã hội. Ngày nay, vì vận nước đổi thay, tại quốc nội cũng như quốc ngoại, người dân Việt còn thiết tha với truyền thống ngàn năm của giống nòi Lạc Hồng, phải đau lòng chứng kiến cảnh đổ vỡ tan hoang của lâu đài giá trị về Luân thường Đạo lý ngàn xưa.

Ngày nay, các người lãnh đạo quốc gia, không cần phải là người đức độ nữa! Một người ra tranh cử chức vụ nguyên thủ quốc gia, dầu có quá khứ là bất liêm chính, ngoại tình, phóng đãng, nhưng có tài ăn nói, giỏi về kinh tế, thì vẫn có thể đắc cử. Thần tượng của giới trẻ là các minh tinh màn bạc, các thể thao gia, mặc dầu đời sống luân lý của họ rất bê bối.

Ngày xưa tại quê nhà, khi học sinh cắp sách đến trường, từ lớp mẫu giáo đã được học sách “Luân Lý Giáo Khoa Thư”. Khi lên bậc Trung Học, các sách giáo khoa trong Văn Học Sử Việt Nam, đều tích trữ những triết lý, đạo lý của các bậc hiền nhân quân tử. Do đó, khi bình luận về văn chương, đồng thời học sinh cũng được thấm nhuần đạo đức của các vị Thánh Hiền. Trái lại, ngày nay tại các trường công lập, người ta triệt để giữ thái độ “tục hóa”, nghĩa là hoàn toàn “trung lập” đối với các giá trị đạo đức, luân lý, tôn giáo như cấm đọc kinh, treo ảnh Chúa.. Khi đề cập đến vấn đề “tính dục” (sex), người ta chỉ giảng giải theo khoa học để các học sinh biết đề phòng tránh bịnh tật hoặc để ngừa thai, nhưng tuyệt dối không đả động gì đến giá trị của tính dục đối với hôn nhân và gia đình.

Vì sự xáo trộn, khủng hoảng về luân lý, đạo đức hiện nay, nên qua nhiều cuộc bàn cãi sôi nổi trong các buổi hội họp, đã phát sinh hai khuynh hướng cực đoan đối với vấn đề rèn luyện nhân cách, luân lý đạo đức cho giới trẻ. Lập trường thứ nhất cho rằng: cần “Bài Ngoại”, vì văn minh Âu-Mỹ hiện nay, nhất là nền tảng đạo đức của gia đình, đang thời kỳ thoái hoá trụy lạc. Trái ngược lại, khuynh hướng thứ hai, vì thất vọng, cơ cực đối với hiện tình đất nước, nên có thái độ hoàn toàn “Đoạn Tuyệt” với quá khứ dĩ vãng.

Sau đây, ta thử phân tách những ưu điểm và những khuyết điểm của hai lập trường trên, rồi tìm cách dung hòa, kết nạp những điều tốt, những tinh hoa, để giúp giới trẻ phát triển đầy đủ về mọi phương diện, nhất là về Luân Lý, Đạo Đức.

Lập Trường Bài Ngoại

Theo khuynh hướng này, văn minh và văn hóa Âu-Mỹ là vật chất, ham lợi, đồi bại, thực dân, đế quốc, vì những sự xấu xa phô bày chung quanh người ty nạn Việt nam, lần đầu tiên đặt chân lên đất ngoại quốc, khiến họ bất mãn, như:



1. Chối Bỏ Chân Lý Khách Quan Tuyệt Đối về Luân Lý.

Đối với người dân lương thiện, xưa nay vẫn tuân giữ “Mười Giới Răn” (Thiên Chúa Giáo), hoặc tu theo “Ngũ Giới” (Phật Giáo), họ cảm thấy niềm tin bị xúc phạm khi chủ nghĩa tự do cá nhân vô độ tung hoành khắp nơi. Tội hay không tội đều do cá nhân quyết định, chứ không do lề luật Chúa, hay luật tự nhiên, hay lương tri, lương tâm hướng dẫn. Không công nhận có Chân lý Khách quan, vượt không-thời gian, nhưng các huấn lệnh luân lý đều thay đổi tuỳ nơi và tuỳ thời gian. Chẳng hạn, tại Hội Nghị quốc tế về dân số ở Cairo, những nuớc chủ trương cho việc phá thai “hợp pháp”, vì hành vi luân lý này tuỳ thuộc vào sự định đoạt, hay yêu cầu (request) của mỗi cá nhân, bất cứ vì lý do gì. Chính phủ của những nước như Pháp, Ý, Hoa kỳ đã đi ngược lại lập trường của Tòa Thánh Roma. Trái lại, những quốc gia ở Phi châu như Congo, Ethiopia, các nước theo Hồi giáo như Bangladesh, Indonesia, các nước theo Phật giáo như Cambodia, Laos, Thailand, v, v, chỉ cho phép phá thai khi tính mạng, hoặc sức khoẻ của người mẹ bị lâm nguy. Chính trào lưu “tục hóa"(secularism) đã xui khiến một số quốc gia, theo Thiên Chúa Giáo, lìa xa Hội Thánh và Thánh Truyền. Chủ thuyết tự do cá nhân độc tôn, đã làm cho gia đình và xã hội bất ổn vì thiếu Chân lý khách quan để mọi người cùng công nhận. Theo chủ thuyết tự do cá nhân, mỗi người, mạnh ai nấy làm, không cần phân biệt Phải/Trái, bất chấp tôn trọng quyền lợi của kẻ khác. Giới răn thứ năm dạy :” Chớ giết người”, nên chính hành vi phá thai, tự nó (per se) là trái luân lý. Do đó, người ta không thể hạn chế dân số bằng cách phá thai, vì phá thai là giết người, là xâm phạm sự sống của một hài nhi, cũng là một nhân vị độc lập, biệt lập, khác với người mẹ.



2. Văn Minh Tiêu Thụ

Tiền bạc, hưởng thụ những khoái lạc, và tiện nghi vật chất là chủ đích duy nhất của đời người và của mọi việc kinh doanh. Vì coi tiền bạc là cứu cánh, nên người ta tìm hết mọi phương thế để làm ra tiền, mặc dầu những phương tiện đó, theo luân lý, là tội lỗi, như bóc lột những nước nghèo, buôn bán bạch phiến, cổ động phá thai, ngừa thai nhân tạo để bán thuốc. Văn minh tiêu thụ dùng quảng cáo rầm rộ để kích động và triệt để khai thác thị hiếu, dục vọng của con người. Vì cần tiền để ăn chơi thỏa thích, nên phát sinh nhiều tội ác như cướp của giết người. Vì thế, Hoa kỳ phải tốn mỗi năm hàng tỷ đôla để chống tội ác! Xu hướng hưởng thụ khiến con người ham mê cờ bạc, nghiện rượu, ma tuý, và buông thả vô độ theo tình dục.



3. Gia Đình Sa Đọa

Tại Hoa kỳ, giá trị truyền thống về gia đình đã xuống dốc một cách thê thảm, khiến các nhà lãnh đạo quốc gia, bảo thủ hay cấp tiến (liberal) đều phải lên tiếng báo động. Theo lịch sử xã hội loài người, gia đình vẫn được coi là đơn vị căn bản của xã hội. Gia đình xáo trộn thì xã hội loạn lạc, mất an vui. Một số đông các nhà xã hội học cho rằng thủ phạm chính đã gây nên khủng hoảng trong các gia đình Âu-Mỹ hiện nay là chủ thuyết tự do cá nhân vô độ, và những yêu sách quá đáng của phong trào phụ nữ đòi bình quyền. Thêm vào hai nguyên nhân đó, còn phải kể đến việc chính phủ chèn ép trường tư, và hỗ trợ trường công để nhồi sọ giới trẻ những tư tưởng phóng túng, tự do, vô thần, vô luân lý, khiến đứa trẻ càng lớn lên càng xa cách cha mẹ, và tổ ấm gia đình. Người ta “tục hóa” nhà trường bằng cách cấm cầu nguyện, cấm hát những khúc ca mùa Giáng sinh, cấm sách giáo khoa trình bày quan điểm Kinh Thánh về việc Sáng Tạo thế giới, nhưng cổ động lý thuyết tiến hóa vô thần,"người bởi khỉ”. Trong gia đình, vợ chồng cần hỗ trợ, và chia sẻ nhiệm vụ để hợp tác với nhau trong việc giáo dục con cái. Vợ hay chồng đều cần sự giúp đỡ lẫn nhau, đều tôn trọng quyền lợi riêng của nhau. Nếu vai trò và khả năng của nguời đàn ông chuyên về tính toán, suy nghĩ để làm ăn, thì được bổ túc bởi vai trò của người phụ nữ nặng về tâm linh, tình cảm, yêu thương, an ủi, và dạy dỗ con cái.

Từ thập niên 1960, “cuộc cách mạng tính dục"(sex revo lution), tại Hoa kỳ đã phá hoại giá trị truyền thống đạo đức về gia đình tới mức cần báo động! Thật vậy, những con số thống kê cho thấy: cứ 5 đứa trẻ sinh ra thì một đứa là con hoang; trong các đôi hôn nhân, gần một nửa đi đến ly dị; năm 1990, có 683.000 vụ hiếp dâm. Những cha hay mẹ độc thân (single parent), làm thiệt hại công quỹ hàng tỷ đôla về tiền trợ cấp!

Lập Trường: Đoạn Tuyệt Với Dĩ Vãng

Hoàn toàn trái ngược với lập trường “Bài Ngoại”, là lập trường của một số người muốn con cái “Đoạn tuyệt với quá khứ”. Vì suốt cuộc đời sống trong chiến tranh, bom đạn, tù đày, vì cơ cực, đói khát, chạy ăn từng bữa, vì làm nô lệ hết chế độ này tới chế độ kia, nên khi được cơ hội hưởng tự do, họ đã muốn trút bỏ và quên hẳn dĩ vãng đen tối. Do đó, gia tài của tổ tiên để lại, đối với họ, không còn gì đáng quyến luyến. Họ cấm con cái nói tiếng Việt, đi lễ Mỹ, xa lánh Cộng đồng Việt Nam. Qua các buổi bàn cãi, có thể tóm lược một vài ý kiến như sau:



1. Óc Địa Phương, Chia Rẽ

Từ hơn một thế kỷ, tinh thần quốc gia thống nhất của dân Việt đã bị chính sách “chia để trị” phân hóa. Tuy sống trong một nước đã dành lại quyền độc lập, nhưng óc bộ lạc, óc địa phương, chia rẽ Bắc-Trung-Nam, vẫn còn dày đặc, không sao gột rửa được. Các đảng phái chính trị tiêu diệt lẫn nhau. Ngay trong các tôn giáo cũng có sự tranh chấp. Trong các cộng đồng, các đoàn thể hay phân bì, ganh ty nhau, tuy cùng hoạt động để mở mang nước Chúa! Có người cho rằng: vì óc chia rẽ, ganh ty, nên người Việt nam khó thành công trong những công cuộc đại sự, cần sự hợp lực lớn lao như việc phục quốc, hoặc tạo lập một hợp đồng kinh doanh lớn đủ sức canh tranh với người nước khác. Có thể một số người Việt thành công trong những dịch vụ có tính cách gia đình như hợp tác với bà con họ hàng để mở quán cơm,v,v. Nhưng thường thất bại trong những công ty lớn, vì óc chia rẽ, ganh ty. Kết quả mà mọi người đều nhìn nhận là: Những siêu thị lớn, những nhà hàng lớn để đãi tiệc đám cưới ba bốn trăm thực khách, chi phí hàng chục ngàn đô la, đều vào túi người ngoại quốc hết! Óc kỳ thị đối với đồng bào cùng một chủng tộc, cùng một ngôn ngữ, (chỉ khác giọng nói), óc địa phương, phân bì, khiến đời sống xã hội căng thẳng và bất ổn. Óc bè phái thường gây cảnh bất công, thiếu Bác Ái, vì đối bà con thân thuộc, hay với người cùng địa phương… thì điều trái cũng cho là phải, còn đối với người khác thì dầu phải cũng cho là sai quấy.



2. Ít Tôn Trọng Luật Pháp, thiếu tinh thần Dân Chủ

Quốc gia là một thể chế chính trị được thành lập do nhiều bộ lạc, nhiều chủng tộc cùng đồng ý với nhau chấp nhận một Hiến pháp, một bộ luật, chẳng hạn như Hiệp Chúng Quốc. Do đó, mọi công dân đều phải tôn trọng luật pháp quốc gia. Câu tục ngữ: “Phép vua, thua lệ làng”, được giải thích theo óc phong kiến, nghĩa là, mặc dầu vua đại diện cho luật pháp quốc gia, nhưng vẫn có dân làng không theo, vì tập tục riêng của họ Do đó, người dân thiếu tinh thần tôn trọng luật pháp, hoặc theo “luật rừng”, hay luật lệ thay đổi tuỳ địa phương. Không tôn trọng Luật Pháp là nguyên do phát sinh nạn hối lộ, hối mại quyền thế, cản trở pháp luật, và luồn cúi nịnh bợ. “ Dân chủ” hiểu theo nghĩa là: bất cứ ai trong cộng đồng hay trong đoàn thể cũng được phát biểu ý kiến, cũng có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Theo phương pháp dân chủ, khi bỏ phiếu thì đa số thắng thiểu số. Do đó, người thiếu đầu óc dân chủ là người kiêu căng, độc tài, bướng bỉnh, ương ngạnh, tự cho mình là tốt nhất, không lắng nghe và tôn trọng ý kiến của đa số. Nhiều cộng đồng đã tan vỡ vì thiếu tinh thần dân chủ, vì một thiểu số tham quyền cố vị, “không ăn thì đạp đổ”. Dầu thất cử, hoặc hết nhiệm kỳ, họ cũng không từ chức, nhưng kéo bè, kéo cánh để đả phá. Theo dân chủ cũng là chấp nhận có đối lập, và chịu bàn luận để đi đến một kết luận dung hòa các quan điểm khác biệt.



3. Ít Tôn Trọng Tự Do và Trách Nhiệm Cá Nhân

Ngày nay, đối với giới trẻ, nếp sống tôn ti trật tự, trên kính dưới nhường, gọi dạ bảo vâng,v,v, là hạn chế tự do cá nhân. Trong gia đình cổ, uy quyền của người chồng quá lớn, lấn át người vợ. Trong việc hôn nhân, mọi việc “gả bán"đều do “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, nhất là đối với con gái. Do đó, đã gây nhiều thảm cảnh éo le, đầy tủi buồn! Trong việc giáo dục, cha mẹ thường rất nghiêm ngặt, ít khi con cái được góp ý kiến. Khi con cái đã trưởng thành, có gia đình riêng, nhưng vẫn còn lệ thuộc vào cha mẹ. Chế độ Đại gia đình, gia tộc, đôi khi cũng tạo ra những ràng buộc phiền phức, rắc rối.

Trên đây là những lý lẽ chính của hai lập trường cực đoan. Dĩ nhiên, “nhân vô thập toàn”, xã hội nào, đoàn thể nào cũng có những khuyết điểm cần sửa chữa. Nhưng thiết tưởng cũng nên suy nghĩ cẩn thận để tìm ra những ưu điểm để duy trì. Sau đây, sẽ thử nêu lên một số những điểm son trong hai nền văn hóa Đông-Tây.

Những Ưu Điểm Cần Duy Trì

Xã hội, hay văn hóa nào cũng có những cái hay và những cái dở. Do đó, cần phải có óc quan sát và nhận định, phê phán để chọn lọc cái tốt mà theo, cái xấu thì loại bỏ. Nhiều bậc thức giả phàn nàn rằng: phần lớn giói trẻ mù quáng chỉ bắt chước một cách nhanh chóng những cái đồi tệ của xứ người, còn những cái hay, cái tốt thì không học được. Sau đây xin kê khai một vài phương diện tích cực trong xã hội Hoa Kỳ, nơi định cư của hơn hai triệu người Việt:



4. Những Điểm Tốt Đẹp Cần Bắt Chước

_ Tôn Trọng Luật Pháp, và Dân Chủ Tự Do. Hiện nay, Hoa kỳ là cường quốc độc nhất lãnh đạo thế giới về nền dân chủ tự do. Hoa kỳ đã dẫn đầu thế giới chiến thắng các chế độ độc tài, quân phiệt, phát xít. Người dân Mỹ được hoàn toàn hưởng tự do về mọi mặt, để an cư lạc nghiệp, nhất là được Hiến Pháp bảo vệ những quyền tự do căn bản như: tự do tôn giáo, tự do ngôn luận..Trước Pháp Luật, mọi công dân được đối xử một cách Công bằng. Ta thường thấy, vị Tổng Thống thất cử, cũng là người thứ nhất chúc mừng vị tân Tổng Thống, và hứa sẽ hợp tác để bảo vệ quyền lợi quốc gia. Nhưng nếu vị Tổng thống nào phạm pháp, sẽ bị Quốc hội điều tra, truy tố và truất phế.

_ Cơ Hội Tiến Thân, Tinh Thần Cầu Tiến. Người dân Mỹ được hưởng các tiện nghi, và kỹ thuật tân tiến nhất thế giới, nhờ tinh thần cầu tiến. Các trường học rất nhiều, cưỡng bách giáo dục cho hết bậc trung học. Đặc biệt, các truờng chuyên nghiệp cấp Đại Học được xây cất khắp nơi, vừa công lập, vừa tư thục, đủ các ngành khoa học, để giúp cơ hội tiến thân cho những người hiếu học. Những sinh viên nghèo, thì có học bổng, hoặc được mượn tiền với lãi xuất thấp. Do đó, từ năm 75, một số học sinh Việt nam đã thành công trong lãnh vực học vấn, và nghề nghiệp, chẳng hạn, ba bốn anh chị em đều đậu đạt, người kỹ sư, người bác sĩ. Nhưng tiếc thay! ngoài sự dự đoán của nhiều người, một số đông học sinh, vì a dua theo đòi bắt chước những tệ đoan của xã hội Mỹ, nên đã rơi vào các băng đảng, bỏ mất cơ hội tiến thân, xây dựng sự nghiệp, và giúp đỡ bà con bên nhà. Ngoài ra, Hoa kỳ là nước tiến bộ về mọi ngành khoa học kỹ thuật, nhiều phát minh mới lạ, nhiều chương trình nghiên cứu, để nâng cao đời sống về thực phẩm, canh nông, y tế, và kỹ nghệ cho tất cả thế giới. Hằng năm, Hoa kỳ là nuớc chiếm giải Nobel nhiều nhất trong các nước tiền tiến.

_ Giáo Dục Nhấn Mạnh Sự Trưởng Thành, Tự lập. Mặc dầu có những lạm dụng, nhưng xét chung, nền giáo dục trong gia đình, hay ngoài học đường, các vị hữu trách đều nhấn mạnh đế sự trưởng thành của con em học sinh, để tạo cho chúng biết sống tự lực, tự cường. Do đó, các phụ huynh thường lắng nghe ý kiến của con cái, tập cho chúng tự làm lấy những việc chúng có thể làm được. Đặc biệt, các bậc cha mẹ có cử chỉ thân tình, chia sẻ, thông cảm những khó khăn của tuổi trẻ, giúp chúng tự trách nhiệm lấy đời mình.

_ Nghĩa Cử Hào Hiệp, Tinh Thần Bác Ai Vị Tha. Người ta có thể chỉ trích Hoa kỳ về một số sai lầm về chính trị, nhưng thế giới đều khen ngợi tinh thần hào hiệp của nhân dân Mỹ đối với công cuộc viện trợ các nước nghèo, khi gặp nạn đói, lụt… Chẳng những chính phủ có các chương trình viện trợ mà còn rất nhiều đoàn thể tư nhân như các hội từ thiện, như Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo Hoa Kỳ, giúp định cư người ty nạn tại Mỹ, không phân biệt tôn giáo. Đồng bào Việt Nam ty nạn, nhờ lòng quảng đại của nhân dân, và chính phủ Hoa Kỳ mà được bảo đảm về y tế, và trợ cấp hàng tháng. Thật ra, ít thấy những nước trên thế giới có một nghĩa cử cao quí như vậy!

_ Tín Ngưỡng Mạnh. Tự Do Tôn Giáo. Hiến Pháp Hiệp Chúng Quốc tôn trọng và bảo vệ quyền Tự Do Tín Ngưỡng của người dân. Chính Quyền và Tôn Giáo phân biệt: Chính Quyền không can thiệp vào nội bộ của các Tôn Giáo. Hơn nữa, các Vị Sáng lập ra quốc gia này đã chủ tâm đặt nền tảng Hiến Pháp trên Tinh Thần của Thiên Chúa Giáo. Do đó, ngày Lễ Tạ Ơn (Thiên Chúa), là Đại Lễ của toàn dân. Khi một vị Tân Tổng Thống lên nhậm chức, thì đặt tay trên Sách Kinh Thánh mà thề. Trên đồng tiền cũng in câu: “In God we trust” (ta tin cậy vào Chúa). Các Thánh Đường xây cất khắp đường phố, và theo thống kê, hơn 90% dân Mỹ tin có Chúa là Vị Chủ Tể của vũ trụ.

Trên đây là một vài nhận xét tích cực mà bất cứ ai muốn tìm hiểu cũng có thể nhận thấy được. Tiếc thay! một số người đã vì thành kiến, thiển cận hay thiếu người hướng dẫn, nên không nhìn thấy những điều tốt để học hỏi. và bắt chước. Sau đây, ta cũng tìm hiểu những nét vàng son trong lâu đài văn hóa của dân tộc Việt Nam.

5. Tinh Hoa của Dân Tộc Việt Nam

Chủ trương “Đoạn Tuyệt với Quá Khứ”, là điều tại hại và khó có thể thực hiện được. Kinh nghiệm hơn hai trăm năm lập quốc của Hoa Kỳ cho thấy: chính sách “melting pot” ( trộn lẫn các sắc tộc) của thế kỷ trước, có thể đã thành công đối với các chủng tộc “da trắng” (caucasians), từ các nước Âu châu tới như Anh, Đức, Ái Nhĩ Lan….vì cùng chung một văn minh Thiên Chúa Giáo. Nhưng các nhà xã hội học cho biết, công việc “hội nhập” đối với các chủng tộc “da vàng” như Trung Hoa, Nhật Bản,v,v, hoặc “da đen”, thì rất chậm và khó khăn. Mặc dầu đã định cư gần hai trăm năm trên đất này, dân Mỹ vẫn phân biệt và thường gọi người gốc “Tàu” là Chinese, hoặc Chinese-American, không chỉ gọi một tiếng “American” như đối với người gốc Thuy điển, NaUy….. Gần đây, vì nạn kỳ thị chủng tộc đã gây nên những cuộc xáo trộn trong nước (Los Angeles, Miami), nên nguời ta có khuynh hướng “Hòa Hợp”, nhưng tôn trọng sắc thái văn hóa của mỗi chủng tộc, được sánh ví như “Rainbow” (cầu vồng năm sắc) hay “Tapestry” (bức thảm). Do đó, ta nên tìm hiểu, và duy trì những tinh hoa của dân tộc để truyền lại cho con cháu. Như thế, ta cũng góp phần tô điểm cho văn hoá Hiệp Chúng Quốc thêm phong phú.

_ Đề Cao Nhân-Nghĩa. Không phải chỉ riêng các Nho Sĩ, nhưng hầu hết các tầng lớp nhân dân, trong mọi cơ cấu của xã hội, đã thấm nhuần những nguyên lý Đạo Đức của Thánh Hiền. Theo nguyên tắc giáo huấn “Dĩ Văn Tải Đạo”, (nghĩa là dùng văn chuơng, sách truyện, ca dao tục ngữ để giảng giải Đạo lý), giúp người bình dân biết phân biệt Phải/Trái, Ác/Thiện, Chân/Giả, v.v. Người ta dùng “Ngũ Thường” (năm điều thường xẩy ra hằng ngày, không thay đổi) là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, để phán đoán về tư cách của một người. Từ mấy ngàn năm lịch sử, nhờ “Ngũ Thường” và đặc biệt đối với phụ nữ có “Tứ Đức” Công, Dung, Ngôn, Hạnh, dân tộc Việt Nam đã đào tạo được nhiều vị anh hùng liệt nữ. Bởi vậy, người tài giỏi, giầu có, quyền thế, nhưng thiếu Đức Hạnh, đều bị người đời chê cười, khinh bỉ. Do đó, lý tưởng của một người là: “Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ”, nghĩa là trước tiên cần tu thân tích đức đã, rồi mới có thể thu xếp công việc nhà cho ổn thỏa, sau đó, dùng tài năng để giúp nước và đem an vui cho trăm họ.

_ Thờ Kính Tổ Tiên, hay Đạo Hiếu. Xã hội cổ Việt Nam xây dựng trên ba mối tương quan, liên hệ căn bản gọi là “Tam Cương” như: Quân/Thần, Phu/Phụ, Phụ/Tử. Đối với tương quan Quân/Thần, có thể hiểu là mối liên hệ giữa Nước và Dân (vì trong chế độ quân chủ, vua đại diện cho Nước). Còn hai tương quan Phu/Phụ(chồng/vợ), Phụ/Tử (cha mẹ/con cái) là những liên hệ thuộc gia đình. Có thể nói, tương quan Quân/Thần cũng thuộc luân lý gia đình nữa, vì coi nước là một Đại Gia Đình, trong đó vua, quan được gọi là “dân chi phụ mẫu” (cha/mẹ của dân). Do đó, ta nhận thấy dân tộc Việt Nam rất tôn trọng gia đình, đến nỗi đặt lên hàng tôn giáo, tức là Đạo Hiếu. Cũng vì lòng Hiếu Thảo đối với Tổ Tiên mà người dân Việt yêu mến làng xóm, quê hương, nơi chôn cất phần mộ của ông bà, cha mẹ. Đức Hiếu Thảo còn bao trùm ra họ hàng, cô bác, anh chị em, bên nội, bên ngoại, gọi là Đại Gia Đình.

_ Tiếng Việt Còn, Nước Ta Còn. Ngôn ngữ Việt nam cũng là một kho tàng quí giá, phong phú, vì có thể diễn đạt một cách sâu xa, súc tích những tư tưởng trừu tượng, cao siêu của triết lý, thần học, siêu hình, cũng như đủ khả năng để giảng giải các bộ môn của khoa học như y khoa, vật lý, vạn vật học, toán học,v,v, Nhưng đặc biệt trong văn chương, tiếng Việt rất tinh vi để diễn tả những tâm tư, tình cảm tế nhị. Hơn nữa, tiếng Việt còn là phương thế cần thiết để duy trì, và lưu truyền văn hóa cho thế hệ trẻ nơi hải ngoại. Con cháu không biết tiếng Việt sẽ gây chia rẽ, phân hóa trong gia đình, vì ông bà không còn dạy bảo con cháu được nữa, mẹ không còn chỉ bảo cho con gái khi lớn lên. Không biết tiếng Việt, đứa trẻ Việt Nam sẽ bơ vơ lạc lõng, vì bị cắt đứt khỏi nguồn gốc, trong khi nó chưa được đón nhận hoàn toàn vào các cộng đồng của các chủng tộc khác.

_ Lòng Sùng Đạo. Đây cũng là cao điểm của tâm tình Đạo Đức của người Việt Nam đã được các dân tộc bạn ngưỡng mộ. Mặc dầu sống trong nước giầu có, vật chất sa hoa, nhưng nơi các Cộng đồng Công giáo tại hải ngoại, sinh hoạt tôn giáo rất sầm uất, các Hội Đoàn được thành lập, các Nhà Thờ Giáo Xứ Việt Nam xây cất khắp nơi trong những điều kiện khó khăn. Đây là đời sống Đức Tin để noi gương các Vị Tiền Bối Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam. Hơn nữa, một số đáng kể những thanh niên thiếu nữ đã tự hiến thân để phục vụ Giáo Hội, trong đời sống tu trì, trong các Dòng Tu và các Chủng Viện địa phương.



Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 2.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương