Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ



tải về 2.02 Mb.
trang31/31
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích2.02 Mb.
#9077
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   31

B. Trời Mới, Đất Mới

Ngoài ý nghĩa thần thiêng kể trên, Tết Nguyên Đán còn mang nặng một ý nghĩa nhân về sinh cao siêu nữa. Thật vậy, thân phận con người là lệ thuộc vào thời gian, chi phối bởi luật Tuần Hoàn của trời đất. Do đó, nhân ngày Tết, ngày đầu Xuân, ngày ca tụng sự Sống, con nguời tự nhiên xúc cảm, nên tìm về cội nguồn gốc rễ của mình. Đã làm người ai cũng đều có giấy “khai sinh “, và giấy” khai tử” rõ ràng. Nhìn lại năm cũ, ta thấy thời gian bay biến vùn vụt, như tên bay, ngựa phi, hỏa tiễn! Thời gian trôi đi như dòng nước chảy liên tiếp ra biển khơi không bao giờ trở lai, như câu thơ bất hủ: “Quân bất kiến Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai, bôn lưu đáo hải bất phục hồi?( Bạn không thấy nước sông Hoàng từ trên cao chảy xuống, nó chảy ra biển, mà không bao giờ trở lại?). Nhân sinh, vạn vật, khí hậu, nóng lạnh, luôn biến đổi, vận chuyển theo luật Tuần Hoàn của trời đất: bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông:"Tre già, măng mọc”,” Không ai giầu ba họ, không ai khó ba đời”..

Tết chỉ là khởi điểm của một chu kỳ mới trong thời gian. Vì Nhân Tâm, Nhân Đạo phải thuận theo Thiên Lý, Thiên Đạo, cho nên, sau một mùa đông ảm đạm tiêu điều, khi vạn vật cỏ cây bắt đầu lột xác để sống lại xanh tươi, mới mẻ, thì con người cũng phải “tống cựu nghinh tân”, nghĩa là trút bỏ những cái cũ, để sửa soạn đón nhận những cái mới. Do đó, để đón Xuân mới, người ta dọn dẹp nhà cửa cho mới mẻ, trang hoàng bàn thờ, trưng bày bông hoa, đặc biệt hoa Đào, hay Mai vàng, hoặc chậu Thuỷ tiên, Phong lan..Thỉnh các “Thầy đồ”, văn hay, chữ tốt, viết dùm câu đối trang trí trên cột, trên tường để đọc và ngắm nghía! Thường các câu đối là những vần thơ tán tụng các đức hạnh cao quý, sự nghiệp hiển hách, hoặc ca ngợi cảnh sắc tuyệt vời của quê hương. Mua sắm các tranh Tết phác họa một cách dí dỏm, ngộ nghĩnh nếp sống mộc mạc nơi thôn dã với bầy gia súc: trâu, lợn, gà, mèo, chuột ..Đừng quên tắm rửa sạch sẽ, bận quần áo mới, đầu tóc chải chuốt! Bao nhiêu nợ nần năm cũ phải thanh toán cho hết( Ngày nay thời buổi văn minh, chỉ dám hứa với “Ông Bà chủ nhà Băng”, sẽ xin trả góp mỗi tháng!). Để chuẩn bị tâm hồn với nét mặt vui vẻ, tươi cười, mọi người phải tha thứ, xóa bỏ xích mích, và làm hòa với nhau trong năm mới:” Ăn cơm mới, chớ nói chuyện cũ"! Điều tối ky là nóng giận, chửa rủa, la hét, hay nói những lời cay đắng độc ác! Trong ba ngày Tết, chỉ nên nói toàn lời êm dịu dễ nghe, làm cho người ta mát ruột, mát gan để cầu may! Do đó, nên tìm những lời chúc Tết hay ho, đẹp đẽ nhất và chúc cho thích hợp vói địa vị, tuổi tác, chức nghiệp, và hoàn cảnh của người mình chúc. Ví dụ, đối với Ông Bà, hay những vị cao niên, thì chúc câu “thọ tỉ cao sơn"‘ đối với nhà buôn: “ phát tài sai lộc"; đối với công chức: “thăng quan tiến chức"’ dối với thư sinh: “công thành danh toại”, v, v. Ngày xưa, cách thức chúc Tết hay dùng nhất là chúc: Tam đa( đa thọ, đa nam(con trai!), đa phú quí), hoặc chúc: Ngũ Phúc ( Phú, Quí, Thọ, Khang, Ninh).

Tóm tắt, năm mới, tâm hồn và thể xác con người cũng đổi mới để hòa hợp cùng Thiên Nhiên, như người nghệ sĩ rung cảm trước vẻ nhiệm mầu của Chân-Thiện-Mỹ.

Tết đến giúp ta nhớ lại lời tiên tri của Thánh Gioan trong Sách Khải Huyền,Rev.21,1-3 :” Tôi thấy TRỜI MỚI, ĐẤT MỚI, trời, đất, biển xưa đã biến đi! Tôi thấy Thành Thánh Giêrusalem mới từ Thiên Chúa xuống, trang điểm lộng lẫy như tân giai nhân đi đón đức lang quân”.

C. Chim Có Tổ, Người Có Tông

Bất cứ người dân Việt nào, dầu tha phương cầu thực ở đâu, hoặc làm ăn buôn bán xa nhà, dầu thành công hay thất bại, đến ngày Tết, mọi người đều tìm về quê cha đất tổ để đoàn tụ với gia đình, làng nước!

Trước hết, Tết là ngày tưởng niệm đến ông bà tổ tiên đã khuất bóng, nhưng hồn thiêng như vẫn còn lẩn khuất đâu đây, vì “chết không phải là hết”, nhưng “sự tử như sự sinh” ( chết cũng như hãy còn sống) để phù hộ cho con cháu trong năm mới được mạnh khoẻ và làm ăn tấn tới. Không có biên giới giữa người sống và kẻ chết! Nhờ lòng tín ngưỡng vào Hồn thiêng bất tử của Tổ Tiên mà gia đình Việt Nam được nối kết bền chặt qua nhiều thế hệ. Ngày Tết, đoàn con cháu đến chúc tuổi ông bà, cha mẹ, cô bác, bên nội cũng như bên ngoại. “Mồng một chúc Tết mẹ cha(bên nội), Mồng hai Tết vợ (bên ngoại), Mồng ba Tết thày”. Con cháu chúc tuổi ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, anh chị; con rể chúc Tết gia đình bên vợ (thường vào mồng hai), và học trò chúc Tết thày ( thường vào mồng ba). Do đó, ngày Tết cũng là ngày mừng Sinh Nhật của mọi người. Việc chúc Tết, chúc tuổi là một cách biểu lộ tình nghĩa, tình hữu nghị đối với các vị ân nhân, cũng như đối với bạn bè, tương tự như việc tặng quà dịp lễ Giáng Sinh. Trong việc chúc tuổi tặng quà thì bậc đàn em con cháu được chú ý hơn cả. Vì mong cho"Tre già, măng mọc”, nên các bậc phụ huynh thường cầu chúc cho con cháu được mau lớn, học giỏi, đậu đạt thành tài. Tiền"lì xì"( do chữ “lợi sự”, đọc theo giọng Quảng đông?) đặt trong bao đỏ, với đôi lời cầu chúc, nhắn nhủ lớp hậu sinh hăng say xây dựng sự nghiệp, làm vẻ vang cho gia đình, và dòng họ. Trong thực tế, đối với con cháu còn nhờ vả cha mẹ để ăn học, tiền “lì xì” mang lại nhiều lợi ích như để dành trong băng, trả tiền học phí, may sắm quần áo, đồ dùng, v, v, .Bởi vậy, ước mong quí vị bậc đàn anh đàn chị mở rộng “hầu bao”, túi tiền “lì xì”, để bọn em út được nhờ, “gọi là ngày Tết, ngày Nhất!”

Ngày Tết cũng là dịp để người dân Việt bộc lộ tình tự dân tộc. Suốt năm, đầu tắt mặt tối làm lụng vất vả, không có ngày nghỉ cuối tuần. Do đó, Tết là ngày hoàn toàn nghỉ ngơi, vui chơi, hội hè đình đám:"Tháng giêng là tháng ăn chơi” Trong nhà ngoài phố, nơi công sở, nhất là nơi đình làng: trẻ già, trai gái, đều dự các trò chơi ngoạn mục thích thú, để mọi người thưởng ngoạn cảnh vui thú, thân tình và bình an, trong những ngày đầu Xuân.

Tạm Kết

Dầu ở phương trời nào, trong giây phút linh thiêng của Thánh Lễ Giao Thừa, mỗi người con dân đất Việt hãy dâng lời cầu nguyện, cảm tạ lên Thiên Chúa, Đấng tạo thành vũ trụ, đã ban muôn hồng ân cho gia đình và tổ quốc Việt Nam mến yêu. Dầu ở góc biển chân trời nào, ngày đầu Xuân, mỗi người hãy thề hứa sẽ giữ gìn những giá trị cao quí của gia đình Việt Nam, nơi nương tựa cho ta trong cảnh cô đơn, hiu quạnh nơi đất khách quê người. Tết Nguyên Đán cũng là dịp để ta bộc lộ hào khí của dân tộc đã thấm nhuần một nền đạo lý, kỷ cương cao siêu. Ta hãy ước nguyện sẽ bảo toàn truyền thống, tinh hoa của dân tộc, và lưu truyền cho thế hệ tương lai. Nhân ngày đầu Xuân, đặc biệt cầu chúc cho giới trẻ Việt Nam luôn thăng tiến về mọi mặt, để làm rạng rỡ cho giống nòi, xứng đáng là con cháu các Thánh Tử Đạo Việt Nam.



Chết Đi Để Sống Lại

(Bài giảng thuyết và suy niệm về cái “Chết Oai Hùng” của các THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM và đặc biệt của một thanh niên 19 tuổi, Thầy Giảng ANRÊ PHÚ YÊN, Tử Đạo năm 26/7/1644, đã được phong Chân Phước, ngày 5/ 3/2000. Các Vị Thánh Anh Hùng đã hiểu ý nghĩa chính thực về “SỐNG” và “CHẾT” và đã noi gương Chúa Cứu Thế, chết trên Thập giá, nhưng ngày thứ ba Ngài đã sống lại vinh hiển đời đời).

Nếu ta Chết làm một với Chúa Kitô, thì ta tin rằng: ta sẽ cùng Sống với Ngài” (Rom 6:8).

SỐNG, CHẾT là thực tại hiển nhiên, vẫn thường xẩy ra mỗi giây phút chung quanh chúng ta. Do đó, người đời rất quen thuộc với những biến cố đó, dầu đôi khi cũng gây xúc động, nhất là đối với cái chết đột ngột của người thân yêu!

Nhưng khi bàn đến Ý NGHĨA của Sống, Chết, thì từ thời thượng cổ cho đến ngày nay, mỗi tín ngưỡng, tôn giáo, mỗi dân tộc, văn hóa, triết lý…đều có những cách giải thích khác nhau. Sau đây, xin trình bày Ý Nghĩa và Đức Tin của các tín hữu Thiên Chúa Giáo đối với Sống, Chết, đặc biệt của các Thánh Tử Đạo. Nhờ thấu hiểu Ý Nghĩa và nhờ Niềm Tin sắt đá, các Môn Đệ của Chúa Cứu Thế đã can đảm, hiên ngang, hy sinh mạng sống để làm chứng tá, noi gương Thầy Chí Thánh. Có thể nói, trong lịch sử các tôn giáo, qua mọi thời đại, không có tín đồ của một đạo giáo nào, mà một số đông đảo các Tu sĩ, nam hay nữ, (như Mẹ TÊRÊSA), các Vị Thánh Nhân, luôn sẵn sàng Sống, Chết cho Lý Tưởng cao cả của mình.

Vì cần phải giải nghĩa nhiều thành ngữ, tuy quen thuộc nhưng khó hiểu, nên sẽ trình bày những điểm như: 1) Ý Nghĩa chữ Sống, Chết theo Kinh Thánh, Giáo Lý; 2) Tại sao Chết? Chết là làm sao? 3) “Chết cho tội”, “Chết với Chúa KITÔ”, nghĩa là gì? 4) Các Vị Thánh Nhân, các Thánh Tử Đạo đã “Chết với Chúa KITÔ” như thế nào? 5) Sống Lại với Chúa KITÔ và Sống Kết Hợp với Chúa, ngay ở đời này.



A. Tìm Hiểu Y Nghĩa Của Chữ: Sống, Chết

Trước khi tìm hiểu ý nghĩa đoạn thơ của Thánh PhaoLô ở trên, thiết tưởng nên giải thích ý nghĩa của chữ “CHẾT”, và “SỐNG”, vì hai danh từ này có nhiều nghĩa khác nhau. Theo nghĩa thông thường, “sống” là khi thân xác còn hoạt động như tim còn đập, còn hơi thở..; “chết” là khi thân xác bất động, tim ngưng đập…và bác sĩ tuyên bố đã chết! Nhưng theo nghĩa Giáo Lý, Kinh Thánh thì có phần khác. Trong sách Giáo Lý, có những thành ngữ quen dùng như : “ chết phần linh hồn” phân biệt với"chết phần xác"; “chết cho tội lỗi"; “chết đời đời"; “chết đời đời trong hỏa ngục”, Hoặc là” sống phần linh hồn” khác với"sống phần xác"; “sống kết hợp với Chúa"; “sống kết hợp với Chúa ở đời này"; “sống đời đời cùng Chúa trên Thiên đàng”…



1. Theo Giáo lý và Kinh Thánh, mỗi người vừa có đời sống thể xác, như ăn uống, ngủ nghỉ.., vừa có đời sống “ phần linh hồn”, nghĩa là nhận biết, kết hợp và yêu mến Chúa.

Bởi vậy, một người nào, dầu vẫn còn đang “sống phần xác”, nhưng phạm tội trọng, chống lại giới răn Chúa dạy, không còn mến Chúa, kết hợp với Chúa nữa, thì phải kể người ấy là đã “chết phần linh hồn” rồi, vì đã mất Ơn nghĩa, Tình nghĩa với Chúa; và nếu người ấy, chẳng may phải “chết phần xác”, mà chưa từ bỏ tội lỗi, nghĩa là chưa"chết cho tội lỗi”, thì phải “chết đời đời trong hỏa ngục”, không được hưởng Tôn Nhan Chúa. Ví dụ: một ông chủ hay bà chủ, khoẻ mạnh, ăn mặc bảnh bao, ăn uống cao lương mỹ vị, quyền cao chức trọng, giầu có..nhưng “về phần hồn”, tức đời sống đạo đức, luân lý rất bê bối, phạm nhiều tội ác, thì phải kể người ấy đã"chết phần linh hồn “rồi! vì mất Ơn Nghĩa cùng Chúa.



2. Cũng theo quan niệm luân lý tu đức như trên, một người môn đệ của Chúa gồm có hai đời sống: “đời sống phần xác”, như : làm việc, ăn uống, có gia đình, chức tước, địa vị trong xã hội như mọi người khác. Nhưng trong nội tâm,( không ai thấy được), họ còn “đời sống thiêng liêng"nữa, nghĩa là họ làm mọi việc vì lòng mến yêu Chúa, theo ý nghĩa của câu Kinh Thánh: “Chúa sống trong tôi”. Họ “sống kết hợp với Chúa”, luôn tuân giữ lề luật Chúa dạy, nghĩa là từ bỏ tội lỗi, “chết cho tội lỗi"thì ngay ở đời này, họ còn “sống phần linh hồn” nữa, vì được kết nghĩa cùng Chúa; và giả như Chúa định cho họ phải “chết phần xác”, thì họ sẽ được “sống đời đời cùng Chúa trên Thiên Đàng”. Đây chính là trường hợp của các Thánh Tử Đạo. Dầu các Ngài bị giết chết về phần xác, nhưng các Thánh tin chắc chắn sẽ được cùng Chúa hưởng vinh quang bất diệt trên Nước Hằng Sống!

3. Ngoài ý nghĩa sống, chết như trên, còn có hai quan niệm, hay hai lý tưởng về mục đích của cuộc đời. Một quan niệm cho rằng: Chết là Hết!, như kiểu nói"Chó chết, hết truyện”. Người theo chủ trương này thì không tin có Chúa sẽ thưởng kẻ lành, phạt kẻ dữ. Do đó, trong đời sống này, họ tìm mọi cách để hưởng thụ, ăn chơi thỏa thích, dầu phạm rất nhiều tội ác, vì họ cho rằng:"chết là hết”. Nhưng đa số nhân loại, từ thượng cổ tới ngày nay, đặc biệt, Đạo Hiếu trong văn hóa Việt Nam, dạy rằng:"sự tử như sự sinh”, nghĩa là dầu đã chết, nhưng Hồn Thiêng của Ông Bà như vẫn còn tồn tại với con cháu. “ Sinh ký Tử qui” (Sống gởi, Thác về), nghĩa là con người chỉ sống tạm một thời gian ở đời này; và sau khi chết lại được về đoàn tụ cùng Chúa và Tổ Tiên.

4. Theo Giáo Lý và Kinh Thánh, Chết đi-Sống lại là hai nhịp của một động tác. Chết đi chỉ là bước đầu, nhịp đầu của nhịp thứ hai: Sống lại. Kinh nghiệm này ta vẫn nhận thấy qua hình ảnh của thiên nhiên và nhân sự. Thật vậy, theo luật tuần hoàn của trời đất, âm- dương điều hòa, hết ngày đến đêm, hết đêm tới ngày; vì thế, có câu:"bĩ cực thái lai”,"không ai giầu ba họ”,"không ai khó ba đời”,"hết cơn mưa trời lại nắng”. Bốn mùa vận chuyển: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Sau một mùa đông ảm đạm tiêu điều, tuyết phủ, khi mùa Xuân tới, cảnh vật như “Sống lại” tưng bừng, cỏ cây xanh tươi, hoa muôn mầu rực rỡ. Đó là hình ảnh “Phục Sinh”, “Phục Hoạt” của Thiên Nhiên. Một hột thóc, hột đậu gieo xuống đất, mục nát đi, nhưng rồi lại trổ sinh trăm hột khác. Người chiến sĩ vào sinh ra tử, chiến đấu cam go, thì cuộc chiến thắng càng vinh quang… Trong Kinh Thánh Cựu Ước, những sự tích như Lụt Đại Hồng Thủy tiêu diệt loài người tội lỗi, trừ gia đình của Noe biết kính sợ Chúa, nên được Chúa cứu vớt và cho “Cầu Vồng” xuất hiện báo trước niềm hy vọng “phục sinh” cho nhân loại. Nhà lãnh đạo Maisen đã vâng lệnh Chúa, đưa dân Dothái từ cảnh chết chóc nô lệ tù đầy, vượt qua Biển Đỏ tiến đến cuộc Sống Mới trong Tự do. Đêm Vọng lễ Phụch Sinh, thánh đường tắt hết đèn nến để diễn tả sự tối tăm, chết chóc của tội lỗi, nhưng khi ánh lửa của cây nến Phục sinh, tượng trưng cho Chúa Giêsu sống lại, bừng cháy thì mọi người đều hớn hở vui mừng như được sống lại với Chúa.

B. Tại sao chết? Chết là gì? Chết là mâu thuẫn ghê gớm nhất.

Con người là sự hợp nhất của thiên nhiên và nhân vị tự do, nghĩa là con người phải gồm cả ,"xác với hồn"; con người là” con vật có trí khôn"(Aristotle) hay là” cây sậy biết tư tuởng “ (Pascal). Con người “không có hồn” thì chỉ là con vật; “không có xác"thì là thiên thần. Thân xác thuộc thế giới vật chất, bị chi phối bởi luật của thiên nhiên. Hồn thiêng hay trí khôn là ý chí tự do có thể định đoạt lấy số phận của mình. Khoa sinh vật học chưa biết rõ tại sao các tế bào trong cơ thể lại chết! Nhưng Chết là một thực tại hiển nhiên, đêm ngày hằng ám ảnh ta, vì ta biết chắc mình sẽ chết, chỉ không biết giờ nào và lúc nào sẽ"tới số” mà thôi! Do dó, để giải tỏa thắc mắc luôn dày vò ám ảnh tâm trí nhân loại, người ta đã tìm đến sách Kinh Thánh để dạy cho biết lý do tại sao loài người phải chết :” Vì thế, cũng như chỉ vì một người(Adong) mà sự tội đã đột nhập thế gian; và vì tội, thì sự Chết nữa; như vậy, sự chết đã lan qua hết mọi người, một khi mọi người đều đã phạm tội...(Rom 5:12). Bởi vậy, đó là sự thực hiển nhiên: chỉ vì Tội mà mọi người phải Chết!!



C. Chết Là Làm Sao ?

Trong đoạn này, ta sẽ bàn về yếu tính của sự chết là gì? Có phải chết là hết, là hoàn toàn hư vô như câu nói:"chó chết hết chuyện"không? Chết là biến cố xẩy đến cho cả thân xác lẫn hồn thiêng; khi chết rồi, xác và hồn sẽ ra sao? Câu nói thông thường là: “Chết là linh hồn lìa khỏi xác.” Như ta đã nhận định ở trên, con người là một toàn thể đơn nhất (unity) cả xác lẫn hồn. Xác thuộc thế giới vật chất như xương thịt, máu nước, hơi thở v.v.. Xác là một thành phần của toàn thể khối vũ trụ vật chất. Cho nên, hồn kết hiệp với xác cũng là hiệp thông tự trong bản thể với toàn khối vũ trụ đó. Khối này, tự căn bản là một toàn thể đơn nhất (radical unity), trong đó các sự vật hiệp thông và ảnh hưởng lẫn nhau. Bởi vậy, khi hồn “lìa” xác, thì hồn không thể đứng chơi vơi,” vô thế giới"(soul acosmic), nhưng càng kết hợp mật thiết với cái toàn thể đơn nhất của vũ trụ hơn vì không còn bị thân xác hạn chế. Ngay trước khi hồn “lìa” xác, thì hồn cũng vẫn hiệp thông với vũ trụ này qua thân xác, nhưng sau khi lìa xác thì càng tự do hành động mạnh hơn vì không còn bị cản trở. Do đó, hồn thiêng là “Bất Tử"(immortal) vì luôn luôn hoạt động, không bao giờ ngừng. Cũng do nguyên lý đó mà người ta thường nói” sự tử như sự sinh"( chết cũng như còn sự sống) . Theo Giáo lý, người tín hữu tin rằng:"Các Thánh cùng thông công”, nghĩa là các Linh Hồn nơi Luyện Tội, các Thánh trên Thiên Đàng và các bổn đạo dưới đất đều thông hiệp với nhau bằng kinh nguyện.



D. Chết Là Mảu Thuẫn Ghê Gớm Nhất

Triết lý và Tôn giáo dạy ta:"chết không hết”, nhưng chết là “Cửa Ngõ” đi vào Cõi Đời Đời . Dầu vậy, đối với chúng ta, chết vẫn là một huyền nhiệm rất khó hiểu, tối tăm, và đầy mâu thuẫn. Luôn luôn ta nhận thấy sự đối nghịch lưỡng tính (duality) nơi sự chết. Thật vậy, một mặt, ta biết được cái chết đang đón chờ ta từng giây từng phút, nhưng không biết lúc nào bất chợt nó đến! Chết chứng tỏ con người vừa hữu hạn vừa bất lực. Nhưng mặt khác, vì biết trước sẽ phải chết, nên ta cần lợi dụng thời cơ thuận tiện để làm việc phước thiện, cần dọn mình chết lành. Nhờ vậy, ta có thể sống “vượt” cái chết. Ai cũng sợ chết, vì là biến cố ghê gớm kết liễu đời sống, bỏ lại công việc dang dở, nhưng cũng hy vọng được giải thoát khỏi làm nô lệ thân xác, của cải dễ hư nát, để được hưởng hạnh phước bất diệt (Jn 9:4; Lc: 16:26; 2Cor 5:10). Chết là chấm dứt đời sống thân thể, là thái độ thụ động cam chịu cái chết đến vì số phận, vì Chúa muốn như vậy, nhưng chết cũng là hoàn thành sự nghiệp, công lao của một người. Chết là cao độ của những cặp mâu thuẫn như: ý muốn hoàn tất công việc, nhưng bất lực hoàn toàn; tự gây dựng sự nghiệp, nhưng số kiếp dở dang; viên mãn nhưng trống rỗng. Cái lưỡng tính mâu thuẫn đó càng tối tăm, bi thảm vì ta không bao giờ có thể quả quyết chắc chắn: chết là đầy tràn công đức, là giải thoát con nguời, hoặc chết là hư vô, trống rỗng! Vì tính chất mập mờ tối tăm của sự mâu thuẫn đó, cho nên Chết là một hình phạt ghê gớm nhất do ác quả của Tội mà Tổ Tiên loài người là Adong đã phạm và truyền lại cho nhân loại: chính Tội đó khiến ta phải chết vì mất sự bất tử là một Ân Huệ Chúa ban “nhưng không” cho nhân loại.



E. Chết Cho Tội. Chết Với Chúa Kitô.

Để đối phó với tình trạng đau khổ dày vo, mâu thuẫn của chết, nguời ta có hai thái độ: một là, cậy vào sức mình có thể hiểu biết và làm chủ được cái” án tử” do tội Nguyên tổ gây nên. Nhưng sự thực, chết vượt tầm tay kiểm soát của con người. Do đó, cái chết của một người là một trọng tội, vì nó lập lại tội Nguyên Tổ và công nhận tình trạng bất trung bất nghĩa với Chúa. Hai là, tin tưởng, phú thác mình tùy theo Chúa định liệu, mặc dầu không hiểu biết, nhưng muốn thông phần vào cái “Chết vâng phục Thánh Ý Chúa” của Chúa Giêsu, để được Chúa ban cho sự Sống Thần Linh (Phil 2:8).

Thánh Phaolô Tông Đồ, trong thơ gửi tín hữu, (Rôma 6:2-6) viết: “Ta là những người đã Chết cho Tội…Ta đã được thanh tẩy trong Chúa Giêsu Kitô, chính trong sự Chết của Ngài mà ta được thanh tẩy. Nhờ thanh tẩy(Phép Rửa Tội), ta đã được mai táng với Ngài trong sự chết, để như Chúa Giêsu Kitô, nhờ bởi vinh quang Chúa Cha, đã được sống lại từ cõi chết, thì cả ta nữa, ta cũng sống trong đời sống mới..con người cũ của ta đã cùng bị đóng đinh với Chúa Giêsu, để thân xác tội lỗi bị hủy diệt, hầu ta hết làm nô lệ cho tội lỗi nữa “. Qua bản văn trên, ta thấy hai chữ “chết”, “sống “ đều có hai nghĩa. Theo nghĩa đen, chết là gì? Chết là không còn đời sống thể lý, giác quan nữa. Chết là kết liểu cuộc đời trần gian, là đoạn tuyệt, là bỏ lại hết mọi sự: người thân yêu, của cải danh vọng chức quyền.. Do đó, “chết cho tội” nghĩa là từ bỏ hoàn toàn đời sống(luân lý) cũ tội lỗi, xấu xa và đoạn tuyệt với dĩ vãng đầy dục vọng đê hèn. Dầu vẫn sống về thể xác, nhưng đã"chết cho tội lỗi”, nghĩa là quyết chí dốc lòng chừa cải tội lỗi, và"trở lại” cùng Chúa. Việc “cải tà qui chính”, canh tân đời sống, Kinh thánh gọi là “Metanoia”, nghĩa là sửa đổi lại tâm trí, và cách ăn ở cho ngay thẳng, ăn chay, đền tội, xưng tội, và” chịu phép rửa thống hối” (Mk 1:4). Chúa Giêsu cũng dùng quan niệm Metanoia, nhưng nhấn mạnh vào niềm tin nơi Chúa hơn là đe dọa luận phạt (Mk 1:15). Sự thay đổi, từ bỏ quyết liệt đó cũng được gọi là sự “Trở lại"(conversion). Thánh Phaolô đã được “Ơn Trở lại”, vì trước kia theo Đạo Dothái, Ông đã bắt bớ người theo Chúa Kitô, nhưng trên đường đi Damascô, nhờ phép lạ, Ông đã hoàn toàn đổi mới, đã “trở lại” với Chúa và trở nên vị Tông Đồ nhiệt thành (Act 1:1-19). Danh từ “trở lại” cũng áp dụng cho các tân tòng mới gia nhập Đạo Chúa, cũng dùng để chỉ người tín hữu bỏ Đạo một thời gian, hoặc bê trễ, nguội lạnh, bỏ xưng tội, rước lễ lâu năm..nay “ăn năn trở lại”, sốt sáng giữ Đạo.

F. Chết Với Chúa Kitô

Trong đời sống của người tín hữu, nếu ta không “chết cho tội”, không thật sự “trở lại” với Chúa, biến đổi tâm hồn và nếp sống cho hợp với Phúc Âm Chúa, thì ta không thể hưởng Ơn Cứu Độ được. Chúa cần lòng thành thực sám hối, chứ không cần lễ nghi bề ngoài. Nhờ đời sống Đức Tin và Bí Tích, qua việc chịu Phép Rửa Tội, Phép Thánh Thể và Phép Giải Tội.., ta được tham dự vào cái “chết vâng phục “ của Chúa Giêsu: “Ngài đã hạ mình thấp hèn, trở nên vâng phục cho đến chết, và chết trên thập giá!(Phil 2:8). Sách Khải Huyền của Thánh Gioan cũng viết: “Phúc cho những kẻ chết mà đã Chết trong Chúa, ngay từ bây giờ, họ sẽ được nghỉ ngơi khỏi các nỗi gian lao, vì các việc họ làm đi theo họ"(Rev 14:13). Công Đồng Vatican II, trong Gaudium et Spes(Vui Mừng và Hy vọng) cũng viết: …Nhờ sự chết với Chúa mà ta cảm nghiệm thấy “ sự chung kết, cuối hết trở nên bình minh của sung mãn"(Vat II:Vui Mừng và Hy vọng,18).. Nếu ta không từ bỏ tội lỗi, thì không thể sống đẹp lòng Chúa được, vì tội là tự ý từ bỏ Chúa Tốt Lành, Yêu Thương vô cùng. Con người không thể tự mình chuộc lại trọng tội ấy được. Do đó, cần phải có chính Con Thiên Chúa đền tội thay thì mới hết tội. Có nhiều cách thức để đền tội cho nhân loại, tại sao Chúa Giêsu lại chọn cái Chết để chuộc tội? Chết ở đây là một hành vi (act) tự do hoàn toàn vâng phục Thánh Ý Chúa Cha đã định, dầu phải hy sinh mạng sống. Chính hành vi “tự ý hạ mình vâng lời cho đến chết” đã đền tội phản nghịch cho nhân loại. Bởi vậy, nếu ta không từ bỏ tội lỗi bằng cách tham dự vào “Cái Chết của Chúa Kitô”, nghĩa là luôn vâng phục Thánh Ý Chúa, dầu phải chết, thì ta không thể được Cứu Độ.



G. Các Thánh Tử Đạo Đã Hy Sinh Mạng Sống Vì Chúa, Đã Tham Dự Vào Cái Chết Của Chúa.

Theo lịch sử và các bản án tử hình của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, và của Vị Tử Đạo Tiên Khởi là ANRÊ PHÚ YÊN, thì các Ngài đã hy sinh tính mệnh vì ĐỨC TIN, vì muốn TRUNG TÍN cùng Chúa! Các Vị Anh Hùng đó, thà “chết phần xác”, chẳng thà phạm tội bất TRUNG với Chúa. Các Ngài sẵn sàng chịu tra tấn, gông cùm, phân sáp, voi giày, đao phủ lăng trì.., nhưng không bao giờ phạm tội chối bỏ Chúa. Vì các Ngài tự ý muốn noi gương Thày Chí Thánh đã tự ý hiến thân, chịu chết trên Thập Giá, làm của Lễ Hy Sinh đền tội cho nhân loại để mọi người được hưởng Ơn Cứu Độ.

Theo lài liệu lịch sử, tức là cuốn sách do Cha Đắc Lộ đã viết và in năm 1653, Paris, nhan đề “La Glorieuse Mort”. Cha đã rửa tội cho một thiếu niên Việt Nam mới 15 tuổi, đặt tên thánh là “ANRÊ”, cùng với bà mẹ góa và các anh chị. Một năm sau, vì cậu rất thông minh, tiến triển vượt bậc trong việc học hỏi sách Giáo lý, Kinh Thánh và các sách về văn hóa Việt Nam, nên được tuyển chọn gia nhập “Hội Thầy Giảng, do Cha sáng lập.

Trước tòa án của viên quan đầu tỉnh Quảng Nam, Thầy ANRÊ đã tuyên xưng Đức Tin với một lòng dũng cảm phi thường: “Ước chi tôi có được ngàn mạng sống của tôi để hiến dâng cho Chúa hầu đền đáp ơn Ngài.” Thầy ANRÊ chết do nhiều nhát dao đâm, rồi bị chặt đầu, miệng không ngớt lời kêu danh thánh Chúa GIÊSU. Ngày ấy là 26 tháng 7 năm 1644. Cha Đắc Lộ vẫn đứng bên cạnh người con thiêng liêng của Ngài. Rất đông đồng bào ngoài Công Giáo, và các tín hữu Công Giáo Việt Nam cũng như ngoại quốc chứng kiến cái chết oai hùng của một thanh niên Việt Nam, quả cảm, hy sinh để bảo vệ niềm Tin vào Chúa Cứu Thế.

Niềm Tin sắt đá đó được hun đúc một phần nhờ nền văn hiến, văn hóa trọng Nhân, Nghĩa, Lễ. Trí, Tín, đặc biệt chữ “TRUNG":Trung thần bất sự nhị quân"(tôi trung không làm tôi hai chúa). Nhưng trước hết và trên hết, là nhờ Hồng Ân, và Sức Mạnh thiêng liêng của Chúa luôn nâng đỡ, phù hộ để Thầy ANRÊ được can đảm, tự do và hân hoan đón nhận cái “chết vì Chúa và theo chân Chúa”.

H. Sống Lại Với Chúa Kitô. Sống Kết Hợp Với Chúa

Chết chỉ là nhịp đầu của nhịp hai kế tiếp: SỐNG LẠI. Cũng như hình ảnh vạn vật thiên nhiên biểu tượng: hột lúa gieo xuống đất, có mục nát đi, thì mới trổ sinh trăm ngàn hột lúa mới! Vì con người “linh ư vạn vật “, nên không thể như “ chó chết hết chuyện” được! Thánh Phaolô dạy: “ Cũng như nơi Adong mọi người đều phải chết, thì mọi người sẽ được sống lại trong Chúa Kitô “ (I Cor 15:22). Sau đây, ta sẽ suy nghĩ về ý nghĩa: “Sống thật” là gì? Thế nào là “Sống lại với Chúa"?” Sống hiệp nhất với Chúa ngay ở đời này” là làm sao?



I. Sống Lại Với Chúa.

Trước tiên ta hãy tiếp tục lắng nghe Thánh Phaolô dạy ta về ý nghĩa chữ Chết, Sống với Chúa:” Nhưng nếu ta chết với Chúa Kitô, thì ta tin rằng: ta sẽ cùng Sống với Ngài, bởi biết rằng: Chúa Kitô một khi đã sống lại từ cõi chết, thì không còn chết nữa, sự chết không còn quyền hành gì trên Ngài nữa. Cái chết của Ngài là cái chết cho tội, chỉ một lần thôi, nhưng Ngài sống là sống cho Thiên Chúa. Tất cả anh chị em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội và đang sống cho Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô. Ước gì tội lỗi không còn ngự trị trong thân xác hư nát, khiến anh chị em chiều theo những ham muốn dục vọng của nó. Anh chị em đừng hiến thân thể mình làm khí giới bất chính cho tội, nhưng hãy hiến dâng cho Thiên Chúa chính mình anh chị em, như những kẻ đã thoát cõi chết mà được sống, và chi thể anh chị em làm khí giới công chính cho Thiên Chúa"(Rom 6:8-13).. Theo nghĩa thiêng liêng, câu:” Chúa Kitô một khi đã sống lại từ cõi chết, thì không còn chết nữa”. Chữ Sống ở câu trên ám chỉ sự Sống bất tử của Thân Thể Vinh Hiển của Chúa Giêsu sau khi đã sống lại. Ngày Tận thế, ngày Chung thẩm( Phán xét chung), thì thân xác của những người lành thánh cũng được Chúa cho sống lại đời đời vinh hiển như Chúa! Chữ Sống còn có thêm nghĩa là: “sống cuộc đời trần gian này”, nhưng phải sạch tội, thánh thiện thì mới kể là “sống thật"’ bởi vì, sống cuộc đời tội lỗi thì dầu có"sống về thể xác”, nhưng kỳ thực đã “chết về phần linh hồn” rồi, nên không kể là “sống thật “ nữa. Ta biết rằng:"chết không hết”. Nhưng khi chết mà mất nghĩa cùng Chúa, thì ta vẫn phải sống đời đời, không phải để được thưởng nhưng để chịu phạt! Nếu quả thật như vậy, thì không còn gọi là “sống thật” nữa! Vì sống xa cách Chúa đời đời, không còn hy vọng được “kết hiệp” với Chúa, và được “đoàn tụ” với ông bà tổ tiên trên Nước Hằng Sống, thì phải kể là “chết đời đời” mà thôi!!



J. Sống Hiệp Nhất Với Chúa Ngay Ơ Đời Này.

"Sống thật” ngay ở đời này là gì? Đó là ý nghĩa của câu:” nhưng hãy hiến dâng Chúa chính mình anh chị em, như những kẻ đã thoát cõi chết mà được Sống”.Sống thật” là kết hợp mật thiết với Chúa, ngay khi còn sống ở thế gian này. “Sống thật” là, dầu bên ngoài vẫn làm lụng, ăn uống, nghỉ ngơi, xử sự….như mọi người khác, nhưng ý nghĩa cuộc đời và lý tưởng đời sống thì khác hẳn. Vì trong nội tâm, còn đời sống thiêng liêng, tức đời sống kết hiệp với Chúa, và VÌ CHÚA. Bởi vậy, theo Thánh Phaolô Tông Đồ đã được"Ơn Trở lại”, thì “Sống thật” là sống hiệp nhất với Chúa Kitô, sống theo tinh thần Phúc Âm như câu:” Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, chính Chúa Kitô Sống Trong Tôi” (Gal 2:20). Hoặc câu:” Và tất cả những gì anh chị em làm, trong lời nói cũng như trong hành động, tất cả mọi chuyện anh chị em hãy làm vì Danh Chúa GiêSu KiTô, nhờ Ngài mà tạ ơn Thiên Chúa là Cha chúng ta(1Co l 3:12-17)



Thay Lời Kết.

Quan niệm Sống, Chết theo Kinh Thánh thì khác với ý nghĩ, và sự khôn ngoan của thế gian. Đối với đa số người đời, sống là vội vã vơ vét bạc tiền, hăm hở đắm chìm vào khoái lạc, cướp đoạt tranh giành quyền cao chức trọng, mặc dầu phạm rất nhiều tội ác! Thế rồi, “chết là hết” như họ nghĩ tưởng! Nhưng, nếu “Chết không hết” thì làm sao bây giờ ? Thật là một sự thiệt hại mất mát lớn lao cho cuộc đời, ăn chơi trụy lạc, tội lỗi của họ, không còn làm cách nào để có thể “gỡ” lại được! Đối với những ai Tin Chúa, thì sống là sống cho Chúa ngay khi còn sống ở đời tạm này, nhất là Hy vọng được sống Hạnh Phúc vô cùng với Chúa trên Thiên Đàng. Chết là chết cho tội lỗi, là hoàn toàn từ bỏ tội lỗi, qua việc lãnh nhận Phép Rửa Tội và Tin vào Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Bởi vậy, từ lâu đời, đã có lễ nghi Rửa Tội cho tân tòng trong Đêm Vọng Phục Sinh, để các tín hữu “ chết với Chúa và sống lại với Ngài”. Trong Mùa Chay, Mùa Thương Khó, ước mong mọi người chúng ta dọn mình Xưng tội để Hòa Giải cùng Chúa và cùng mọi người. Bởi vì, muốn “Sống thật”, muốn được Cứu Độ, ta phải sống đồng hóa, hiệp nhất với Chúa Giêsu như Thánh Gioan viết:” Hãy ở lại với Thầy, như Thầy ở lại với các con” (Jn 15:4). Tình nghĩa keo sơn gắn bó này là nguồn mạch phát sinh Hồng Ân Cứu Độ cho đời tạm này và đời sau vô cùng, và là động lực duy nhất khiến các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã dũng cảm Hy Sinh mạng sống để giữ vững lòng Trung Nghĩa với Chúa cho đến hơi thở cuối cùng! Bởi vậy, theo truyền thống trong Hội Thánh, khi các bậc Thánh Nhân “chết”, thì gọi là lúc các Ngài “SINH THÌ".



Đây cũng là một huyền nhiệm: dầu những công việc hèn mọn như : làm việc, ăn, ngủ..nhưng nếu ta làm vì lòng mến Chúa, thì lại có giá trị Vĩnh Cửu. Và các bậc Thánh Nhân đã khởi sự sống đời Sống Thiên Đàng, ngay khi còn đang sống ở trần thế này!

Linh Mục Đường Thi

"
Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 2.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương