Quyền sở HỮu trí tuệ TÀi liệu bài giảNG



tải về 3.65 Mb.
trang3/35
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.65 Mb.
#35323
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   35

Quyền sở hữu công nghiệp khác với quyền tác giả, và một đối tượng có thể vừa

được bảo hộ dưới dạng quyền sở hữu công nghiệp, vừa được bảo hộ dưới dạng

quyền tác giả. Thí dụ một bộ quần áo thời trang vừa có thể được bảo hộ dưới

dạng quyền tác giả (đối với một tác phẩm tạo hình), vừa được bảo hộ dưới dạng

kiểu dáng công nghiệp (nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn

bằng độc quyền bảo hộ). Hai quyền này bổ sung cho nhau, tuy khía cạnh bảo

hộ có khác nhau (như đã trình bày ở trên). Ở Pháp và Đức, người ta công nhận

chủ thể quyền được khởi kiện chủ thể có hành vi xâm phạm cùng một lúc dưới

góc độ quyền tác giả và dưới góc độ quyền sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, ở

phần lớn các nước khác người ta chỉ cho phép lựa chọn một trong hai quyền

khởi kiện mà thôi.

Qua các khái niệm, chúng ta có thể thấy quyền sở hữu công nghiệp có thể phân

biệt với quyền tác giả dựa vào một số tính chất như sau:

Thứ nhất là quyền sở hữu công nghiệp chỉ bảo vệ nội dung sáng tạo và uy tín

kinh doanh, không bảo vệ hình thức sáng tạo (khác với quyền tác giả).

26

Thứ hai là một trong những tiêu chuẩn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là tính



mới so với thế giới, khác với quyền tác giả bảo vệ tính nguyên gốc của tác

phẩm. Chính vì thế mà trong khái niệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có

ngày ưu tiên và quyền ưu tiên (trong khi quyền tác giả không đề cập đến vấn đề

này).


Thứ ba là đối với một số đối tượng sở hữu công nghiệp (sáng chế, giải pháp hữu

ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá), chủ

sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp cần phải được cấp văn bằng bảo bộ.

Văn bằng bảo hộ là cơ sở pháp lý duy nhất xác định quyền sở hữu công nghiệp

của chủ sở hữu. Nó còn được gọi dưới các tên như patent, giấy chứng nhận

đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, v.v. Trừ trường hợp của Liên minh Châu Âu, các

văn bằng bảo hộ do cơ quan sở hữu công nghiệp (hay cơ quan patent) của các

nước cấp. Văn bằng của cơ quan nước nào chỉ có giá trị trên lãnh thổ nước đó.

Một chủ thể muốn được bảo hộ tại nhiều nước phải xin cấp nhiều văn bằng bảo

hộ. Về thời hạn có hiệu lực của văn bằng bảo hộ, Điều 93 Luật SHTT qui định

như sau:

- Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết

hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.

- Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài

đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.

- Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và

kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần

liên tiếp, mỗi lần năm năm.

- Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp có hiệu lực từ

ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số các ngày:

o Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;

o Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có

quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác

thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;

o Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.

- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết

mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi

lần mười năm.

- Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn.

1.1.6 Tính chất của quyền sở hữu trí tuệ

Để xem xét vai trò của sở hữu trí tuệ trong cuộc sống, chúng ta có thể xem thí

dụ dưới đây:

27

Bánh Trung thu ĐK do nhiều cơ sở sản xuất, tuy nhiên chỉ có Trung tâm



Thương mại ĐK đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Cục SHCN. Cửa hàng X

được UBND Quận N. cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với chức

năng sản xuất bánh trung thu tên là ĐK. Cơ quan quản lý thị trường

(QLTT) nhận được khiếu nại của Trung tâm Thương mại ĐK về Cửa hàng

X sản xuất bánh trung thu ĐK, đến xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu

hàng hoá nhưng không giải quyết được vì Cửa hàng có giấy phép của

UBND Quận. QLTT cho rằng các cơ quan nhà nước không phối hợp chặt

chẽ với nhau gây tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.”

Đây không phải là tình trạng "trống đánh xuôi kèn thổi ngược" như chúng ta

nghĩ. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá là văn bằng bảo hộ duy nhất

thể hiện độc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu. Giấy chứng nhận đăng ký kinh

doanh của Cửa hàng X không phải là căn cứ phát sinh quyền sở hữu công

nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá. Mỗi loại giấy tờ được sử dụng vào một mục

đích khác nhau, và vì thế không hề có sự chồng chéo giữa các cơ quan cấp phép

hay cấp giấy chứng nhận.

Thí dụ vừa nêu cũng cho thấy sự cần thiết nhận biết các tính chất và đặc điểm

của quyền sở hữu trí tuệ để không lẫn lộn giữa quyền sở hữu trí tuệ với quyền

kinh doanh hay các quyền khác. Các đặc điểm nhận biết này bao gồm: căn cứ

phát sinh, bản chất bảo hộ, và phạm vi bảo hộ độc quyền.

Căn cứ phát sinh quyền sở hữu trí tuệ có thể từ hành vi pháp lý (thí dụ quyền tác

giả phát sinh từ khi tác phẩm được hình thành) hay quyết định của cơ quan nhà

nước có thẩm quyền (thí dụ quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá phát sinh từ khi

chủ sở hữu nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ).

Về bản chất, quyền SHTT bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ thể

quyền đối với các thành quả lao động sáng tạo hay uy tín thương mại. Việc

đánh giá khả năng bảo hộ SHTT thông qua các tiêu chuẩn tương đối trừu tượng

(trình độ sáng tạo, khả năng gây nhầm lẫn, yếu tố đặc thù, v.v.). Vì vậy, ở mỗi

bước nghiên cứu, chúng ta luôn vấp phải những khó khăn về các khái niệm và

phải nhận biết nó thông qua áp dụng luật vào từng trường hợp cụ thể.

Ở các đối tượng sở hữu trí tuệ chúng ta có thể thấy một số điểm mà ở các hình

thức sở hữu khác trước đây không có. Thứ nhất, đối với sở hữu thông thường,

chủ sở hữu có đủ ba quyền: quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Trong khi

đó, quyền sở hữu trí tuệ không quy định gì về quyền chiếm hữu. Điều đó cũng

phát sinh từ đặc tính vô hình của các đối tượng sở hữu trí tuệ. Chúng ta không

thể nắm bắt, chiếm hữu được các kiến thức về một GPKT hay một kiểu dáng

công nghiệp. Chỉ có một cách duy nhất để chiếm hữu chúng là giữ bí mật kiến

28

thức đó (thí dụ công thức pha chế hương liệu nước hoa Chanel No. 5, hay nước



coca-cola được giữ kín hàng trăm năm nay). Một khi kiến thức được công bố,

phổ biến thì bất cứ ai cũng có khả năng sử dụng và bắt chước theo. Nó trở

thành tài sản công cộng. Nếu các kiến thức đó không được pháp luật bảo hộ, thì

sẽ dẫn đến hậu quả là không ai chịu phổ biến các bí quyết mà mình biết, và hậu

quả là trình độ khoa học kỹ thuật không phát triển lên được. Thí dụ người châu

Á biết dệt vải trước người châu Âu, song do giữ kín bí quyết mà không công bố

để mọi người cùng nghiên cứu phát triển nên đến thế kỷ 18 thì công nghiệp dệt

của châu Âu đã tiến bộ hơn hẳn của châu Á. Đó cũng là do ở châu Âu người ta

đã khắc phục được khó khăn: làm sao khuyến khích nhà sáng chế chia sẻ kiến

thức của mình cho nhiều người cùng sử dụng, đồng thời vẫn bảo đảm để quyền

lợi của nhà sáng chế không bị ảnh hưởng. Đó là do pháp luật bảo hộ quyền sở

hữu trí tuệ dưới dạng độc quyền.

Các bạn cần đặc biệt lưu ý từ "độc quyền". Đó là nội dung mấu chốt của toàn

bộ chế định về quyền sở hữu công nghiệp nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung.

Chỉ có chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ (hay còn gọi là chủ thể quyền) mới

có quyền ứng dụng các kiến thức của mình vào cuộc sống, chỉ có họ mới có

quyền chuyển giao, phổ biến kiến thức của mình, chỉ có họ mới được phép bán

những sản phẩm hình thành từ thành quả lao động sáng tạo của họ. Nếu thiếu từ

"độc quyền" thì toàn bộ chế định về sở hữu trí tuệ sẽ mất hết ý nghĩa. Những

người lao động sáng tạo không cần phải chờ đến khi có luật về sở hữu trí tuệ

mới biết cách sử dụng và bán các kiến thức của mình, nhưng nếu không có luật

về sở hữu trí tuệ thì bất cứ ai cũng có thể ăn cắp sáng kiến của các chủ thể

quyền và làm giàu trên công sức của những người lao động sáng tạo. Đến một

lúc nào đó sẽ không còn ai có ý định sáng tạo để phục vụ xã hội nữa.

Bản thân từ "độc quyền" cũng có sức hút rất lớn. Nó khuyến khích mọi người

thi đua sáng tạo để được cấp bằng "độc quyền", vì trong kinh doanh, được bảo

hộ độc quyền là đã đạt được một ưu thế lớn đối với các đối thủ cạnh tranh của

mình. Chính vì vậy, để đánh giá luật sở hữu công nghiệp có đáp ứng được nhu

cầu của xã hội hay không chính là ở chỗ nó có đảm bảo được chủ sở hữu đối

tượng sở hữu công nghiệp được độc quyền sử dụng, định đoạt đối tượng mình

sở hữu hay không.

Mặc dù quyền sở hữu trí tuệ là một dạng độc quyền, song đây không hẳn là một

sự độc quyền mang tính tuyệt đối (xem phần giải thích về mối liên hệ giữa kinh

tế và sở hữu trí tuệ). Hơn nữa, độc quyền của sở hữu trí tuệ là độc quyền được

thực hiện thông qua cơ chế bảo hộ của pháp luật và được các cơ quan nhà nước

có thẩm quyền thực thi. Cơ chế bảo hộ được thực hiện theo quan điểm:

29

- Bảo hộ có mục đích: bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để làm cơ sở thúc



đẩy tính năng động sáng tạo của các chủ thể sản xuất kinh doanh;

- Bảo hộ có chọn lọc: Nhà nước đặt ra các tiêu chuẩn bảo hộ, dựa trên

lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Chỉ các đối tượng thoả mãn các

tiêu chuẩn do pháp luật nêu ra mới được bảo hộ, chứ không phải cứ

"thành quả lao động sáng tạo" là được bảo hộ;

- Bảo hộ có thời hạn: các quyền tài sản trong sở hữu trí tuệ chỉ được

bảo hộ tối đa trong một thời hạn do pháp luật quy định (chúng ta sẽ

xem xét trong các chương sau); và

- Bảo hộ có điều kiện: việc bảo hộ phải được tiến hành đồng bộ với

các giải pháp lạm dụng bảo hộ. Ngoài ra, việc sử dụng quyền sở hữu

công nghiệp không đi ngược lại lợi ích xã hội hay cản trở không

chính đáng các chủ thể sản xuất kinh doanh khác.

1.2 Quá trình hình thành luật sở hữu trí tuệ trên thế giới

1.2.1 Các quốc gia tiên phong trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ

Vai trò của nhà nước trong việc bảo hộ quyền tác giả nói riêng, và quyền sở hữu

trí tuệ nói chung rất quan trọng. Thông qua việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,

nhà nước khuyến khích mọi người không ngừng lao động sáng tạo, và tạo điều

kiện để họ được hưởng thành quả lao động sáng tạo của mình. Thứ hai là nhờ

có sự phong phú đa dạng về tác phẩm hay các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,

mà nền văn hoá, khoa học, nghệ thuật của một quốc gia mới phát triển. Các

quốc gia bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mạnh mẽ nhất (Mỹ, Nhật và Tây Âu) là

các quốc gia có nền văn hoá, khoa học, nghệ thuật phát triển nhất.

Quyền tác giả trên thế giới phát sinh cùng với sự phát triển của công nghệ in ấn.

Trước khi công nghệ in ra đời, các quyển sách thường được chép tay, vì thế khả

năng người khác sao chép tác phẩm gốc không nhiều. Khi công nghệ in ra đời,

một quyển sách có thể được nhân thành nhiều bản. Tác giả không thể kiểm

soát, quản lý được bao nhiêu người đang đọc quyển sách của mình, và trong số

đó bao nhiêu người đã bỏ tiền ra mua sách do mình in, còn bao nhiêu người đã

mua sách từ những nhà in lậu. Chính vì vậy mà các tác giả và các nhà in đã

kiến nghị nhà nước của mình bảo hộ quyền được in ấn và quản lý việc xuất bản,

in ấn. Nước đầu tiên ban hành luật về quyền tác giả là Anh, nơi khởi đầu cuộc

cách mạng công nghiệp (theo luật của nữ hoàng Anne năm 1709). Sau đó đến

lượt Mỹ (1790), Pháp (1791) và Đức. Như vậy, quyền tác giả phát sinh tại

những nước theo hệ thống luật Anh-Mỹ trước, rồi mới đến các nước theo hệ

30

thống luật lục địa. Mối quan tâm ban đầu của quyền tác giả là việc nhân bản,



sao chép các tác phẩm. Chính vì thế mà ở các nước theo luật Anh-Mỹ, luật về

quyền tác giả được gọi là luật về sao chép (copyright, hay bản quyền). Tại các

nước theo luật lục địa, luật về quyền tác giả từ khi hình thành đã nhắm đến các

giá trị nhân thân của tác giả, chính vì thế mà ở các nước này đã sử dụng danh từ

"quyền tác giả" (theo tiếng Pháp là droit d'auteur).31

Kể từ khi luật về quyền tác giả ra đời, các loại hình tác phẩm được bảo hộ dưới

dạng quyền tác giả ngày một tăng, cùng với sự phát triển của các phương tiện

lưu trữ, truyền thông. Ban đầu là các tác phẩm viết, tác phẩm sân khấu, rồi đến

tác phẩm điện ảnh, video, chương trình máy tính và gần đây là các phương tiện

truyền thông đa phương diện (multimedia) và Internet. Điều đó có nghĩa là các

loại hình tác phẩm được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả sẽ còn tiếp tục được gia

tăng trong tương lai.

Luật về sở hữu công nghiệp lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới năm 1640 tại

Anh (Đạo luật Elizabeth I về sáng chế). Nhãn hiệu hàng hoá đầu tiên trên thế

giới cũng được cấp tại Anh. Điều này dễ hiểu vì Anh là nước đi đầu trong cuộc

cách mạng công nghiệp thời bấy giờ. Các luật này chủ yếu nhằm vào việc bảo

hộ việc khai thác các lợi ích kinh tế của thành quả sáng tạo mang lại. Các công

ty nắm bằng độc quyền sáng chế mau chóng trở thành các đại công ty, là cơ hội

phát triển mau chóng của những người đi tiên phong và luôn năng động, sáng

tạo. Thí dụ điển hình là bằng độc quyền công nghệ cao su lưu hoá được cấp cho

Goodyear, là nhà sản xuất vỏ xe lớn nhất thế giới hiện nay. Bằng độc quyền sản

xuất bóng đèn điện được cấp cho nhà bác học Edison, người sáng lập ra công ty

General Electric (GE). Bằng độc quyền sản xuất điện thoại được cấp cho

Alexander G. Bell, người sáng lập công ty AT&T, một trong những công ty

viễn thông lớn nhất thế giới hiện nay. 32

1.2.2 Các công ước đầu tiên về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Khác với các chế định khác trong luật dân sự, được phát triển từ các nguyên tắc

hình thành từ luật La Mã, luật về sở hữu trí tuệ hình thành từ thực tiễn phát triển

của công cuộc cách mạnh công nghiệp, mà trước sau gì các nước tiếp cận với

khoa học kỹ thuật sẽ phải quy định. Các luật này chủ yếu nhằm vào việc bảo hộ

việc khai thác các lợi ích kinh tế của thành quả sáng tạo mang lại.33 Sau đó, các

31 Joos, U. and Moufang, R. (1989): "Report on the Second Ringberg-Symposium." IIC Studies

Vol. 11 - GATT or WIPO? New Ways in the International Protection of Intellectual Property

(F-K. Beier and G. Schricker (ed.), Munich.

32 Davies, G. (sđd).

33 Cornish, W. (1996) (3rd ed.) Intellectual Property - Patents, Copyrights, Trademarks and

Allied Rights. Sweet & Maxwell, London.

31

nước đã công nghiệp hoá nhận thấy nhu cầu cần phải chuẩn hoá các qui định về



bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ hữu hiệu tài sản lao động sáng tạo ở

nước mình và thúc đẩy trao đổi thương mại giữa các nước.

Hai công ước đầu tiên về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là Công ước Paris về

quyền sở hữu công nghiệp năm 1883 và Công ước Berne và quyền tác giả năm

1886. Nguyên nhân hình thành hai Công ước đó gần giống nhau - đó là mối lo

ngại về nạn làm hàng giả, sao chép lậu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nhu

cầu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp xuất hiện lần đầu tiên

được đề cập vào năm 1873 tại Hội chợ sáng chế quốc tế ở Vienne. Sau đó ngày

20 tháng 3 năm 1883, 14 nước thành viên đã ký kết Công ước Paris về sở hữu

công nghiệp, đồng thời thành lập văn phòng quốc tế bảo hộ sở hữu công nghiệp

(BIRPI). Tiếp đó, các công ước về sở hữu công nghiệp liên tiếp ra đời, cùng với

sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thí dụ Công ước Madrid 1891 và Công ước

Washington 1970.

Dưới thời Pháp thuộc, Việt Nam đã từng là thành viên của Công ước Berne, tuy

nhiên đã ra khỏi Công ước này sau khi giành được độc lập. Ngày 26/10/2004,

Việt Nam gia nhập trở lại Công ước Berne. Nguyên tắc chủ yếu của Công ước

này là nguyên tắc đối xử quốc gia: Mỗi nước thành viên của Công ước phải bảo

hộ quyền tác giả đối với tác phẩm của công dân các nước thành viên khác như

bảo hộ quyền tác giả cho chính công dân nước mình. Như vậy các tác phẩm ra

đời tại Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật, v.v. đếu được bảo hộ ở

Việt Nam như các tác phẩm Việt Nam mà không cần phải đăng ký.

Đối với Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp, Việt Nam trở thành

thành viên kể từ ngày 08/03/1949 dưới thời Chính phủ Bảo Đại, và được Chính

phủ CHXHCN Việt Nam năm 1976 kế thừa. Theo Công ước này, văn bằng bảo

hộ quyền sở hữu công nghiệp do nước nào cấp thì chỉ có giá trị tại nước đó

(điều này khác với qui định của Công ước Berne, vốn không coi việc đăng ký

bảo hộ là bắt buộc). Tuy nhiên để tại điều kiện cho công dân các nước thành

viên, Công ước Paris qui định về một vấn đề quan trọng, đó là quyền ưu tiên:

Nếu người nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nộp đơn đầu tiên

của mình ở một nước thành viên của Công ước thì trong thời hạn nhất định sau

ngày nộp đơn đầu tiên (12 tháng đối với sáng chế và mẫu hữu ích, 6 tháng đối

với nhãn hiệu hàng hoá và kiểu dáng công nghiệp) có thể nộp đơn yêu cầu bảo

hộ ở bất kỳ nước thành viên nào và những đơn nộp sau được xem như có ngày

nộp đơn cùng với ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.

1.2.3 Thành lập Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO)

32

Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (tiếng Anh là World Intellectual Property



Organisation - viết tắt là WIPO) được thành lập từ tiền thân là Văn phòng Quốc

tế về Quản lý Quyền đối với Sáng chế (viết tắt tiếng Pháp là BIRPI), thành lập

năm 1883 theo Công ước Paris về Sở hữu Công nghiệp, với thành viên ban đầu

là 14 nước. Sau đó đến Công ước Berne, BIRPI cũng chịu trách nhiệm quản lý

quốc tế về quyền tác giả. Trụ sở BIRPI ban đầu đặt tại Berne, năm 1960 chuyển

về Geneve, Thụy Sỹ (gần các tổ chức khác của Liên hiệp quốc). Năm 1970, các

nước thành viên của hai Công ước Berne và Paris ký kết hiệp ước thành lập Tổ

chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới và đổi tên BIRPI thành WIPO, trên cơ sở Công

ước ký tại Stockholm này 14.07.1967 gọi là Công ước về việc thành lập "Tổ

chức Sở hữu trí tuệ Thế giới". Năm 1974, WIPO chính thức trở thành một trong

16 cơ quan của Liên hiệp quốc. WIPO có trách nhiệm thúc đẩy việc bảo hộ

quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn thế giới thông qua sự hợp tác giữa các

quốc gia và quản lý các hiệp định, hiệp ước khác nhau liên quan đến các khía

cạnh luật pháp và quản lý sở hữu trí tuệ.

Đến năm 1996, sau thỏa ước bảo hộ các khía cạnh thương mại liên quan đến

quyền sở hữu trí tuệ (Agreement on Trade Related Intellectual Properties, gọi

tắt là TRIPS), WIPO và Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade

Organization - WTO) ký hiệp ước hợp tác. Hiện nay WIPO có 171 nước thành

viên. Việt Nam là thành viên của WIPO từ ngày 02/07/1976.

Vào năm 1898, BIRPI chỉ quản lý bốn công ước. Hiện nay, WIPO đang quản lý

21 công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ với các chức năng sau đây:

- Thống nhất hoá pháp luật của các quốc gia thành viên về sở hữu trí tuệ;

- Nhận đăng ký đơn sở hữu công nghiệp quốc tế;

- Trao đổi thông tin về sở hữu trí tuệ;

- Đào tạo và hỗ trợ pháp lý hay kỹ thuật về sở hữu trí tuệ;

- Tạo điều kiện giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ; và

- Quản lý các thông tin khoa học công nghệ.34

Các công ước này được phân thành ba nhóm như sau:

- Nhóm các công ước quy định về tiêu chuẩn bảo hộ quốc tế, như Công

ước Paris, Thoả ước Lisbon;

- Nhóm các công ước hỗ trợ việc bảo hộ sở hữu trí tuệ quốc tế, như Công

ước PCT, Thoả ước Madrid;

34 Xem "General Information on the World Intellectual Property Organization", do WIPO xuất

bản năm 1999 và phát hành trên Internet theo địa chỉ http://www.wipo.int. Tại website này có

nội dung của tất cả 21 công ước quốc tế mà WIPO đang giám sát.

33

- Nhóm các công ước quy định về nhóm sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá



được bảo hộ, như Thoả ước Strassbourg, Thoả ước Nice.

Cùng với các tổ chức quốc tế khác, WIPO đã và đang tiến hành các dự án giúp

đỡ Việt Nam xây dựng hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ, cũng như xây dựng

hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ có hiệu quả.35

1.2.4 WTO và sở hữu trí tuệ

Tổ chức Thương mại Thế giới (Workd Trade Organization, gọi tắt là WTO)

được hình thành năm 1995 từ các nước thành viên Hiệp định chung về Thuế

quan và Thương mại (General Agreement on Tariff and Trade, gọi tắt là

GATT), ra đời vào năm 1947. Cho đến nay, số thành viên của WTO bao gồm

hơn 130 nước, trong đó có đa số thành viên các nước ASEAN. Việt Nam đang

trong quá trình gia nhập WTO. Vì thế hiểu biết về WTO là điều rất cần thiết.

Mục đích của GATT là: tự do hoá thương mại, cắt giảm thuế quan, bãi bỏ hạn

chế về nhập khẩu và loại trừ các biểu hiện phân biệt đối xử về kinh tế. Kết thúc

vòng đàm phán Urugoay, năm 1994, tại hội nghị Marrakech, các nước thành

viên đã ký văn kiện thành lập WTO nhằm giám sát việc thực thi ba hiệp định

thương mại đa biên: GATT, Hiệp định chung về Thương mại và Dịch vụ

(General Agreement on Trade and Services, gọi tắt là GATS) và Thoả ước về

các Khía cạnh Sở hữu Trí tuệ Liên quan đến Thương mại (Trade Related

Aspects of Intellectual Property Rights, gọi tắt là TRIPS).36

1.3 Các nước đang phát triển và sở hữu trí tuệ

1.3.1 Các nước đang phát triển và quyền tiếp cận kiến thức

Phần lớn các nước đang phát triển đều đã từng là thuộc địa của các nước Âu Mỹ

vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Vì thế khi các nước thực dân tham gia vào các

công ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ, các thuộc địa cũng nghiễm nhiên trở

thành thành viên của các công ước này. Khi các thuộc địa dành được độc lập,

nhiều nước vẫn tiếp tục là thành viên của các công ước, nhiều nước từ chối

không tham gia các công ước trên, bởi vì mình không có đại diện tham gia đàm

phán và phát biểu ý kiến của mình khi các công ước trên được ký kết. Việt

35 Xem thêm "Background Reading Material on Intellectual Property" do WIPO xuất bản năm

1988, tr. 40.

36 Fitkentscher, W. (1996) "Historical Origin and Opportunities for Development of an

International Competition Law in the TRIPS Agreement of WTO and Beyond." In Beier, F-K,

and Schricker, G. (Eds.) (1996) From GATT to TRIPs - The Agreement on Trade-Related

Aspects of Intellectual Property Rights. IIC Studies Vol. 18. VCH Munchen

34

Nam là một thí dụ điển hình. Vào cuối thế kỷ 19 khi Pháp tham gia Công ước



Paris và Berne, hiệu lực của các công ước trên được mở rộng cho các thuộc địa

của Pháp, trong đó có Đông Dương. Khi Việt Nam dành được độc lập, Chính

quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã rút khỏi Công ước Berne.37 Trong khi

đó công ước Paris và Thoả ước Madrid lại được phê chuẩn từ 1949. Sau khi đất

nước thống nhất, Nhà nước CHXHCN Việt Nam vẫn tiếp tục công nhận Công

ước Paris và Thoả ước Madrid, trong khi đó gần đây chúng ta mới tiến hành

thảo luận để tham gia Công ước Berne và gia nhập công ước này tháng 10/2004.

Đối với các nước đang phát triển, bên cạnh việc coi trọng vai trò của sở hữu trí

tuệ, họ cũng nhận thấy quyền sở hữu trí tuệ mang lại một số bất lợi nhất định



tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương