Quyền sở HỮu trí tuệ TÀi liệu bài giảNG



tải về 3.65 Mb.
trang8/35
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.65 Mb.
#35323
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   35

phạm quyền tác giả, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (các trường hợp

sử dụng hạn chế như mục 2.3.2 dưới đây). Các hành vi xâm phạm phổ biến

nhất bao gồm: sao chép giản đơn, làm giả (nhái) và làm lậu (chuyển thể mà

không xin phép). Ngoài ra, sự phát triển hết sức nhanh chóng của các mạng

truyền thông, đặc biệt là Internet, đã làm cho việc sao chép tác phẩm qua mạng

trở nên hết sức dễ dàng.

Các công cụ sao chép ngày càng nhiều, tốc độ ngày càng nhanh và giá thành

ngày càng giảm làm vấn đề xâm phạm quyền tác giả ngày càng trầm trọng. Xét

về khía cạnh nhân thân, những người sao chép, ăn cắp thành quả lao động sáng

tạo của người khác đã xúc phạm đến uy tín của cá nhân và cả của tổ chức. Xét

về khía cạnh kinh tế, những người sao chép tác phẩm của người khác để kinh

doanh không phải nộp thuế và trả thù lao cũng như phí li-xăng hay quảng cáo.

Vì vậy họ đã được lợi bất chính từ thành quả lao động của người khác. Các

hành vi này xâm hại lợi ích của chủ thể quyền, những người trung gian (phát

hành tác phẩm), người tiêu dùng (vì mua phải sản phẩm kém chất lượng)58 và

Nhà nước (vì bị thất thu thuế).

2.3.2 Các hành vi sử dụng không bị coi là xâm phạm

Hành vi sử dụng với sự đồng ý của của chủ sở hữu quyền tác giả không bị coi là

xâm phạm quyền tác giả. Ngoài ra, việc sử dụng tác phẩm nước ngoài mà nước

đấy không có thỏa thuận, trực tiếp hay gián tiếp, về bảo hộ quyền tác giả với

Việt Nam cũng chưa bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả, vì Việt Nam

chưa tham gia Công ước Berne (cho tới tháng 10 năm 2004). Trên nguyên tắc,

58 Trừ chương trình máy tính và các sản phẩm sao chép dựa trên kỹ thuật số (digital).

70

chủ sở hữu quyền tác giả được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam chống lại hành



vi xâm phạm tại Việt Nam. Đối với hành vi xâm phạm tại nước khác thì được

xử theo luật của nước khác, trừ trường hợp giữa hai nước có thoả thuận khác.

Người nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam đối với tác phẩm lần đầu tiên được

công bố, phổ biến hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức nhất định

tại một nước là thành viên Công ước Berne. Điều này không quá khó, vì hiện

nay tất cả các nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đều là

thành viên Công ước Berne.

Một giới hạn quan trọng của quyền tác giả là các hành vi sử dụng hạn chế (fair

use) – trước đây được qui định tại Điều 760 và 761 BLDS 1995 (không áp dụng

cho tác phẩm tạo hình và phầm mềm máy tính). Theo quy định của Điều 760

BLDS 1995, mọi người đều được sử dụng một tác phẩm mà không phải xin

phép chủ sở hữu quyền tác giả nếu:

1) Tác phẩm đó đã được công bố, phổ biến và không bị cấm sao

chép;


2) Việc sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh;

3) Việc sử dụng không ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường

của chủ sở hữu quyền tác giả; và

4) Người sử dụng nhắc tên tác giả và nguồn gốc tác phẩm.

Các qui định này thực chất là tuân thủ các qui định tại Điều 13 Thỏa ước TRIPS

và Điều 9 khoản 2 Công ước Berne.

Các thí dụ của trường hợp sử dụng hạn chế là việc sao lại tác phẩm để sử dụng

riêng, dùng đầu Video thu lại một bộ phim chiếu trên truyền hình, photocopy

một vài chương trong sách tham khảo để học tập, hay hát các bài hát theo đĩa

Karaoke. Đáng tiếc là các qui định mang tính chất định tính của Điều 760

BLDS 1995 đã không được kế thừa trong Luật SHTT. Điều 25 Luật SHTT nêu

một số hành vi được coi là hành vi sử dụng hạn chế, trong khi đó các điều kiện

của Điều 760 BLDS 1995 chỉ được nhắc ở Khoản 2 Điều 25. Như vậy không

phải hành vi sử dụng nào thoả mãn điều kiện Khoản 2 Điều 25 thì được coi là

sử dụng hạn chế, mà chỉ các hành vi được liệt kê tại Khoản 1 mới được coi như

vậy. Điều này vô hình chung đã ảnh hưởng đến khả năng của công chúng sử

dụng tác phẩm nhằm mục đích sáng tạo. Cũng cần lưu ý là Điều 25 không áp

dụng cho tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình và chương trình máy tính. Vì

thế, hiện nay mọi hành vi sử dụng tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình hay

phần mềm máy tính mà không xin phép đều bị coi là hành vi xâm phạm. Điều

đáng nói là tình trang xâm phạm quyền tác giả đối với phần mềm lại là nghiêm

trọng nhất (trên 90% phần mềm sử dụng không trả tiền bản quyền).

71

Ngoài ra, các quyền của tổ chức phát sóng được sử dụng cuộc biểu diễn đã được



công bố, phổ biến mà không phải xin phép song phải trả thù lao cho chủ thể

quyền liên quan (trong trường hợp sử dụng nhằm mục đích kinh doanh) cũng

được coi là giới hạn của quyền tác giả.

2.4 Quyền liên quan

2.4.1 Mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan

Quyền liên quan là một quyền liên quan mật thiết đến quyền tác giả. Chúng ta

biết theo Điều 19 và 20 Luật SHTT, tác giả là chủ sở hữu quyền tác giả có

quyền trình diễn tác phẩm (thí dụ như nhạc sỹ Trần Tiến trình diễn bài "Chị

tôi"). Song phần lớn nhiệm vụ này được giao cho các nghệ sỹ biểu diễn. Thí dụ

ca sỹ Hồng Nhung thường biểu diễn các tình khúc của Dương Thụ. Người ta

thường ví nhạc sỹ và ca sỹ là cặp bài trùng. Các bài hát của Dương Thụ đã

được sáng tác từ rất lâu, song phải đến khi Hồng Nhung trình diễn thì nó mới

trở thành nổi tiếng và đi vào lòng người nghe.

Nếu tác phẩm chỉ được truyền đạt đến công chúng thông qua trình diễn, thì hiệu

quả của nó cũng sẽ hạn chế. Vì thế vai trò của các nhà sản xuất bản ghi âm, ghi

hình cũng không kém phần quan trọng. Thí dụ, trong vụ kiện về quyền tác giả

của nhạc sỹ Trần Tiến năm 1997, đứng cùng nguyên đơn với Trần Tiến có

Trung tâm Băng nhạc Vafaco, người có quyền và nghĩa vụ liên quan - là chủ thể

của quyền liên quan đối với những tác phẩm âm nhạc của Trần Tiến do Vafaco

thâu băng. Thí dụ khác là Bến Thành Audio đã tổ chức thu băng chương trình ca

nhạc Làn sóng xanh dưới dạng đĩa CD. Bản thân Bến Thành Audio khi đó cũng

là người sử dụng tác phẩm của các nhạc sỹ có bài hát trong đêm diễn. Nếu chỉ

dừng ở thu băng thì khả năng tiếp thu tác phẩm của công chúng cũng sẽ còn

nhiều hạn chế, vì chỉ có ai có tiền mới mua được dàn CD và đĩa CD. Vì thế các

tổ chức phát thanh truyền hình đã đóng vai trò quan trọng trong việc phổ cập tác

phẩm đến quần chúng. Thí dụ như chương trình "Làn sóng xanh" của Đài

Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh FM 99,9 MHz.

Như vậy người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát thanh

truyền hình (gọi chung là các chủ thể kế cận), tuy là những người sử dụng tác

phẩm của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, song là những người sử dụng đặc

biệt. Họ đã đóng vai trò rất lớn giúp cho tác giả truyền đạt được tác phẩm của

mình đến công chúng. Các sản phẩm họ làm ra (tiếng hát, làn sóng) cũng có thể

bị sao chép và làm lậu. Tình hình đó yêu cầu phải có quy định về quyền liên

quan. Các quyền này ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội khi xuất hiện các

hình thức lưu giữ và truyền tải thông tin. Nếu không, những người lao động

72

trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật không kiểm soát nổi quyền khai thác thành



quả lao động của mình - họ là chủ thể của quyền liên quan.

2.4.2 Khái niệm và đặc điểm

a. Khái niệm

Theo Khoản 3 Điều 4 Luật SHTT, quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền

liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi

hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

b. Đặc điểm

Các quyền của ba chủ thể nói trên (người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm ghi

hình, tổ chức phát sóng) được gọi là quyền liên quan vì chúng bổ sung và tồn tại

song song với quyền tác giả, giúp tác giả thể hiện nội dung tác phẩm. Nói cách

khác, đó là quyền của những người trung gian, làm cầu nối giữa tác giả và công

chúng.


Để một tác phẩm đến được với công chúng (thí dụ một bản nhạc) và được công

chúng đánh giá cao, đôi khi cần phải có sự giúp sức của một số người có khả

năng thể hiện tác phẩm (thí dụ ca sỹ) và các nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình,

tổ chức phát sóng. Các chủ thể đó cũng được bảo hộ dưới dạng quyền liên

quan. Quyền liên quan là tổng hợp các quy phạm quy định và bảo vệ quyền

nhân thân, quyền tài sản của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình,

tổ chức phát thanh, truyền hình đối với các chương trình được thực hiện dựa

trên tác phẩm gốc của chủ sở hữu quyền tác giả. Thí dụ, một chương trình ca

nhạc của một ca sỹ, một buổi phát sóng của đài truyền hình là những đối tượng

bảo hộ của quyền liên quan.

Quyền liên quan có hai đặc điểm sau đây:

- Thứ nhất là quyền liên quan được hình thành dựa trên việc sử dụng một

tác phẩm gốc. Thí dụ ca sỹ trình bày một bài hát của nhạc sỹ sáng tác.

Vì thế chủ thể quyền liên quan có nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền

nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả gốc.

Việc công nhận và bảo hộ quyền liên quan không được làm ảnh hưởng

đến quyền tác giả đối với tác phẩm. Thí dụ, trình diễn một tác phẩm

chưa được công bố, phổ biến phải có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền

tác giả và trả thù lao cho tác giả.

73

- Thứ hai là cuộc biểu diễn, ghi âm ghi hình, phát thanh truyền hình cũng



phải có tính nguyên gốc, nghĩa là do chính công sức của người biểu diễn

đầu tư, sáng tạo ra. Thí dụ chương trình ca nhạc "Làn sóng xanh" là do

công sức của Đài Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh và Trung tâm

Băng nhạc Bến Thành Audio dàn dựng. Việc sao chép băng đĩa chương

trình này mà không có sự đồng ý của hai chủ thể quyền liên quan trên là

xâm phạm quyền liên quan.

2.4.3 Nội dung của quyền liên quan và thời hạn bảo hộ

Các chủ thể quyền liên quan có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a. Quyền

- Người biểu diễn có quyền cho hoặc không cho người khác khai thác hay

truyền thông đên công chúng cuộc biểu diễn của mình. Ngoài ra, người

biểu diễn còn có các quyền nhân thân như được giới thiệu tên khi biểu

diễn và ghi âm, ghi hình, được bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn

(Điều 29 Luật SHTT).

- Tổ chức kinh doanh ghi âm, ghi hình có quyền cho hoặc không cho

người khác nhân bản, phát hành bản ghi âm, ghi hình của mình, và được

hưởng các lợi ích vật chất liên quan khi bản ghi âm, ghi hình của mình

được phân phối đến công chúng (Điều 30 Luật SHTT).

- Tổ chức phát sóng có quyền cho hoặc không cho người khác ghi hay

phát lại, phân phối đến công chúng, định hình chương trình phát sóng

của mình và được hưởng quyền lợi vật chất khi chương trình phát sóng

của mình được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng (Điều 31

Luật SHTT).

Theo Điều 34 Luật SHTT, thời hạn bảo hộ quyền liên quan được qui định:

- Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp

theo năm cuộc biểu diễn được định hình.

- Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi

năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm

tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi

hình chưa được công bố.

74

- Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm



tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.

Tuy vậy, cũng có một số trường hợp được phép sử dụng các đối tượng thuộc

quyền bảo hộ của quyền liên quan mà không cần phải xin phép chủ sở hữu

quyền và không phải trả thù lao. Theo Điều 32 Luật SHTT, các trường hợp này

bao gồm: tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá

nhân; tự sao chép một bản nhằm mục đích giảng dạy, trừ trường hợp cuộc biểu

diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được công bố để giảng

dạy; trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin; tổ chức phát sóng tự

làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng. Tuy nhiên,

người sử dụng không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc

biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây phương

hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức

phát sóng.

Ngoài ra, theo Điều 33 Luật SHTT, còn có trường hợp sử dụng quyền liên quan

không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao “theo thoả thuận”,

như sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích kinh doanh.

Thực chất của việc “thoả thuận” là phải xin phép, vì thế các trường hợp không

thể coi là trường hợp ngoại lệ của quyền liên quan được.

b. Nghĩa vụ

Trước đây, theo BLDS 1995, chủ thể quyền liên quan có nghĩa vụ phải xin phép

chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm chưa được công bố, đối với tác phẩm đã

công bố thì phải trả thù lao và bảo vệ quyền nhân thân của tác giả và các chủ thể

quyền liên quan khác (Điều 774, 776, 778 BLDS 1995). Nếu xếp những chủ

thể của quyền liên quan theo một sơ đồ hàng dọc, từ trái sang phải, bắt nguồn từ

tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả đến công chúng, thì chiều mũi tên từ trái sang

là chiều của quyền (cho hay không cho người khác sử dụng thành quả lao động

sáng tạo của mình). Chiều từ phải sang là chiều của nghĩa vụ (phải xin phép

chủ sở hữu quyền tác giả và các chủ thể quyền liên quan xếp bên tay trái).

Khi đề cập đến nghĩa vụ của quyền liên quan, BLDS 1995 đã có một thiếu sót,

đó là việc không nói rõ chủ thể quyền liên quan đối với tác phẩm đã công bố có

quyền sử dụng không phải xin phép song phải trả thù lao, nhưng không nói rõ là

thù lao tính như thế nào là thoả đáng. Chính vì vậy đã gây nên những bản án

không hợp lý như vụ kiện của nhạc sỹ Lê Vinh như đã trình bày ở trên. Thiếu

sót này đã được chỉnh sửa phần nào trong Điều 26 Luật SHTT. Theo đó hành vi

sử dụng này chỉ áp dụng cho tổ chức phát sóng, chứ không áp dụng cho nhà sản

75

xuất bản ghi âm, ghi hình, hoặc người biểu diễn. Điều 26 qui định các điều kiện



sử dụng như sau:

- Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố (trừ tác phẩm điện ảnh)

để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền

thì không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ

sở hữu quyền tác giả theo quy định của Chính phủ; và

- Khi sử dụng tác phẩm không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác

bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả,

chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc,

xuất xứ của tác phẩm.

Ngược lại, cũng có một số trường hợp được phép sử dụng quyền liên quan mà

không phải xin phép song phải trả thù lao cho các chủ sở hữu quyền liên quan.

Điều 33 Luật SHTT qui định việc sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi

âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại không phải xin phép

xong phải trả thù lao. Điều kiện là mức thù lao không được làm ảnh hưởng đến

việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình

phát sóng và không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản

xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

2.5 Hợp đồng sử dụng tác phẩm và hợp đồng chuyển nhượng quyền tác

giả, quyền liên quan

2.5.1 Hợp đồng trong nước

Việc sử dụng của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan có thể do chính chủ

sở hữu tiến hành, hay do người khác thực hiện thông qua một hợp đồng chuyển

nhượng quyền tác giả, quyền liên quan hay hợp đồng sử dụng tác phẩm. Các

quy định này được ghi ở các Điều 45 – 48 Luật SHTT. Quyền tác giả, quyền

liên quan có thể bị hạn chế hoặc không hạn chế. Ngoại trừ các quyền nhân thân

không gắn với tài sản, các quyền còn lại đều có thể chuyển nhượng. Tương tự,

quyền liên quan cũng được phép chuyển nhượng, trừ quyền nhân thân không

gắn với tài sản của người biểu diễn.

Nếu chủ sở hữu quyền tác giả mong muốn chuyển nhượng toàn bộ quyền tác giả

cho chủ thể khác, họ có thể giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả,

quyền liên quan. Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi

hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu (thí dụ, một bản nhạc do hai

nhạc sỹ cùng hợp tác sáng tạo) thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận

của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác

76

phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần



riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập (thí dụ, một bài hát có nhạc và lời của

hai tác giả khác nhau) thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan

có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt

của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Theo Điều 46 Luật SHTT, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên

quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau: tên và địa

chỉ đầy đủ của các bên; căn cứ chuyển nhượng; giá, phương thức thanh toán;

quyền và nghĩa vụ của các bên; và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Về bản

chất, đây là một loại hợp đồng dân sự, có các quyền và nghĩa vụ được Luật

SHTT và BLDS điều chỉnh.

Nếu chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan không muốn chuyển nhượng

toàn bộ mà chỉ muốn chuyển quyền sử dụng một hay một số quyền của mình,

thì họ sẽ ký hợp đồng sử dụng tác phẩm với bên nhận quyền. Hợp đồng sử

dụng tác phẩm là hợp đồng được giao kết bằng văn bản giữa chủ sở hữu quyền

tác giả và bên sử dụng tác phẩm về việc chuyển một hay một số quyền sử dụng

tác phẩm. Các hạn chế về quyền của đồng chủ sở hữu nêu trên cũng áp dụng

cho trường hợp này.

Một hợp đồng sử dụng tác phẩm phải ghi rõ các điều khoản cơ bản sau: tên và

địa chỉ của các bên; căn cứ chuyển quyền; phạm vi chuyển giao quyền; giá,

phương thức thanh toán;q uyền và nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi

phạm hợp đồng. Có hai vấn đề cần quan tâm trong hợp đồng sử dụng tác phẩm.

Thứ nhất là vấn đề thù lao và phương thức thanh toán. Chủ sở hữu quyền tác

giả có thể thu thù lao trực tiếp, hay thù lao gián tiếp thông qua các đại diện:

hiệp hội các tác giả hoặc hiệp hội chủ thể quyền liên quan, công ty dịch vụ bản

quyền, v.v.59 Vấn đề thứ hai cần quan tâm là phạm vi quyền sử dụng của bên

sử dụng tác phẩm: người sử dụng tác phẩm có được độc quyền sử dụng tác

phẩm hay không. Thông thường, chủ sở hữu quyền tác giả được chuyển giao

tác phẩm cho nhiều người sử dụng, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Đối với

bên sử dụng tác phẩm thì quyền và nghĩa vụ của họ khá rõ. Người nhận quyền

sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có thể chuyển lại quyền sử dụng cho tổ

chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở

hữu quyền liên quan.

59 Tuy nhiên, hiện nay mức phí thù lao tối thiểu chưa được quy định cụ thể và là vấn đề tranh cãi

trong nhiều vụ kiện. Một trong những vụ kiện là vụ nhạc sỹ Lê Vinh kiện Trung tâm Băng nhạc

Dihavina. Chỉ vì cơ chế thù lao cho tác giả không hợp lý nên sau khi kiện, ở Toà Sơ thẩm

(1997) Lê Vinh chỉ được công nhận một mức bồi thường thù lao cho nhạc sỹ là 500.000 đ, trong

khi phải chịu án phí là trên 2 triệu đồng. (xem Lê Hương Lan, sđd).

77

2.5.2 Hợp đồng có yếu tố nước ngoài



Kể từ khi Việt Nam tham gia Công ước Berne, toàn bộ việc sử dụng tác phẩm

của các nước thành viên công ước phải được sự đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm

tại nước ngoài hoặc tổ chức đại diện chủ sở hữu ở nước ngoài (nhà xuất bản

hoặc tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả) còn trong thời hạn bảo hộ. Thí dụ,

ca sỹ Mỹ Tâm muốn hát một bài hát nước ngoài còn trong thời gian được bảo

hộ thì phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả và trả lệ phí. Thí dụ, nếu Mỹ

Linh muốn hát bài hát Ngày Xa Anh có nhạc từ vở nhạc kịch opera Hồ Thiên

Nga của Tchaikovsky thì không phải xin phép, vì Tchaikovsky đã qua đời trên

50 năm nay. Tương tự, khi Nhà xuất bản Trẻ muốn dịch tác phẩm Harry Porter

của nhà văn Anh J.K. Rowling ra tiếng Việt để xuất bản thì phải xin phép chủ

sở hữu tác phẩm, là công ty truyền thông và phim ảnh Warner Brothers. Việc

xin phép thông thường được tiến hành thông qua ký kết hợp đồng sử dụng tác

phẩm (hay còn gọi là hợp đồng li–xăng tác phẩm). Riêng trong lĩnh vực văn

học, việc dịch và xuất bản sách còn có thể thực hiện thông qua hợp đồng hợp

tác xuất bản (co-publishing).

Một hợp đồng sử dụng tác phẩm với nước ngoài thường bắt đầu bằng thoả thuận

sơ bộ hay biên bản ghi nhớ. Sau đó, hai bên sẽ thoả thuận về các điều khoản

như tác phẩm sử dụng, ấn bản, tái bản, giá bán lẻ, sách tặng, phí lixăng (thông

thường từ 6-10% giá bán hoặc một mức phí cố định), phương thức thanh toán,

chế độ báo cáo. Khi ký hợp đồng này, bên sử dụng cần lưu ý tránh xung đột với

bên thứ ba như tác giả của các bức tranh trong quyển truyện, các bài báo trích

dẫn trong bài nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, bên sử dụng cần bảo đảm được

quyền ưu tiên in lại trong các lần xuất bản sau.

Đối với hợp đồng hợp tác xuất bản, hai nhà xuất bản trong và ngoài nước cùng

hợp tác với nhau và phân chia lợi nhuận. Đây là hình thức hợp tác khá phổ biến

khi các nhà xuất bản trong nước là những nhà xuất bản lớn. Thông qua việc hợp

tác, nhà xuất bản nước ngoài có thể can thiệp mạnh hơn vào quá trình in, hình

thức trình bày và in lại sách. Hình thức này xuất hiện nhiều trong các ấn phẩm

giáo dục (được xuất bản với số lượng lớn). Thông thường, nhà xuất bản Việt

Nam sẽ chịu chi phí dịch và hiệu đích, nhà xuầt bản nước ngoài sẽ chịu chi phí

in ấn. Hai nhà xuất bản sẽ in logo của mình lên bìa sách. Giá bán sẽ do hai bên

ấn định. Sau khi trừ tất cả các chi phí cho hai bên, lợi nhuận sẽ được chia theo

thoả thuận. Mô hình này đã được thực hiện thành công tại Trung Quốc, Hàn

Quốc, Malaysia và sắp tới có thể là Việt Nam.

78

2.6 Quản lý quyền tác giả và đăng ký quyền tác giả



2.6.1 Tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả

Để giúp tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả thực thi quyền tác giả của mình (thu

tiền bản quyền tác giả, khởi kiện người xâm phạm quyền tác giả ra toà), các tác

giả và chủ sở hữu quyền tác giả có thể tập hợp lại và thành lập tổ chức quản lý

tập thể quyền tác giả. Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc được thành lập

tháng 6 năm 2002 là một thí dụ. Sau 4 năm ra đời, tới năm 2005 Trung tâm Bảo

vệ bản quyền âm nhạc Việt Nam (VCPMC, thuộc Hội Nhạc sỹ Việt Nam) đã ký

hợp đồng uỷ thác quyền với trên 700 nhạc sỹ, thu hơn 2 tỷ đồng từ việc cho

khai thác, sử dụng tác phẩm âm nhạc đề phân phối lại cho các nhạc sỹ. Với sự

hỗ trợ của Liên đoàn quốc tế các nhà soạn nhạc và soạn lời (CISAC), nhạc sỹ

của Việt Nam được thu tiền bản quyền sử dụng tác phẩm tại 14 quốc gia. Đồng

thời, VCPMC cũng có nghĩa vụ thu và thanh toán tiền cho các quốc gia liên

quan. VCPMC còn ký kết bản hợp đồng để nhận được sự hỗ trợ về tài chính, kỹ

thuật, nghiệp vụ từ CISAC. Một trong những nhiệm vụ của trung tâm này là đại

diện cho tác giả thu tiền bản quyền trong giao dịch với các trung tâm băng đĩa

nhạc hay trong các chương trình ca nhạc. Giá bản quyền sẽ do ban điều hành



tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương