Quyền sở HỮu trí tuệ TÀi liệu bài giảNG



tải về 3.65 Mb.
trang9/35
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.65 Mb.
#35323
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   35

trung tâm quyết định chứ không phải do tác giả quy định. Có tổ chức này, tiếng

nói của tác giả sẽ mạnh hơn trong việc thực thi quyền của mình, mức phí bản

quyền sẽ được thống nhất ở mức hợp lý hơn. Tiếp theo Trung tâm bảo vệ quyền

tác giả, các doanh nghiệp băng đĩa nhạc sẽ thành lập hiệp hội băng đĩa nhạc của

mình. Trên thế giới cũng đã có nhiều tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả và

quyền liên quan, như GEMA (Đức), CPA (Anh), CISAC (Pháp, Mỹ), IFPI

(quốc tế).60

Cần lưu ý là tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả khác với các tổ chức xã hội

nghề nghiệp thông thường (như Hội Nhạc sỹ, Hội Tin học). Các hiệp hội này

tuy cũng đại diện cho quyền lợi của hội viên, song không chính thức là người

đại diện theo ủy quyền trong các giao dịch dân sự và cũng không có chức năng

thu tiền bản quyền thay cho hội viên.

2.6.2 Đăng ký quyền tác giả và vai trò của Cục Bản quyền tác giả

Tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng quyền ngay khi viết xong tác

phẩm, không cần phải đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả. Việc

đăng ký tác phẩm tại Cục Bản quyền tác giả là không bắt buộc song khuyến

khích. Trên thực tế, việc đăng ký quyền tác giả rất có lợi, vì chủ thể quyền

được miễn trừ các nghĩa vụ chứng minh trước toà về quyền tác giả của mình,

60 Kreile, R. and Becker, J. (1997) GEMA Yearbook 1996-1997.

79

hay sử dụng như một chứng cứ nhằm ngăn cản các chủ thể khác xâm phạm



quyền tác giả. Thí dụ Công ty T chuyên sản xuất sản phẩm sơn mài với nhiều

sản phẩm. T lo ngại rằng nếu mình xuất khẩu sản phẩm thì các kiểu dáng của

mình chưa chắc được bảo hộ, và rồi các công ty khác cũng sẽ nhái sản phẩm của

mình để xuất khẩu nếu mình thành công. Công ty trong trường hợp này có thể

nộp đơn lên Cục Bản quyền tác giả để xin đăng ký bản quyền một bộ catalogue

các tranh sơn mài và đồ gỗ mỹ nghệ.

Để đăng ký tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả phải điền vào một phiếu đăng

ký tác phẩm theo mẫu của Cục Bản quyền tác giả và nộp bản gốc tại Cục Bản

quyền tác giả. Lệ phí đăng ký hiện nay đối với một tác phẩm viết là 50.000 đ,

tác phẩm âm nhạc là 100.000 đ, tác phẩm điện ảnh, băng hình là 200.000 đ và

cao nhất là chương trình máy tính (400.000 đ). Hiện nay, các tác phẩm thường

được đăng ký nhiều nhất là các tác phẩm nghệ thuật, điện ảnh (ví dụ phim

quảng cáo), tác phẩm âm nhạc. Chương trình máy tính chỉ chiếm một tỷ trọng

nhỏ. Để được đăng ký quyền tác giả, người nộp đơn cần phải cung cấp những

tài liệu sau đây: (i) đơn đăng ký quyền tác giả, (ii) giấy tờ chứng minh mối quan

hệ giữa người nộp đơn và tác giả (nếu tác giả không phải là người nộp đơn), (iii)

mẫu tác phẩm (để lưu tại Cục Bản quyền tác giả, 2 bản).61

2.7 Kết luận

Nói một cách khái quát, luật về quyền tác giả bảo hộ các tác phẩm gốc mà tác

giả đã thể hiện dưới một hình thức nhất định. Đối tượng bảo hộ quyền tác giả là

những tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật. Quyền tác giả phát sinh kể từ

khi ý tưởng của tác giả được thể hiện dưới một hình thức nhất định.

Nội dung quyền tác giả bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản. Trong

đó, quan trọng nhất là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền khai thác

lợi ích vật chất từ việc công bố, phổ biến, cho thuê, dịch, phóng tác, cải biên tác

phẩm. Phạm vi bảo hộ chỉ hạn chế ở hình thức thể hiện tác phẩm chứ không

nằm ở nội dung tác phẩm. Hơn nữa, quyền tác giả chỉ chống lại hành vi sao

chép hay bắt chước tác phẩm. Một người khác độc lập sáng tạo ra tác phẩm có

nội dung tương tự như một tác phẩm khác vẫn được công nhận quyền tác giả.

Mọi hành vi sử dụng tác phẩm trong phạm vi bảo hộ mà không có sự đồng ý của

chủ sở hữu quyền tác giả đều là hành vi xâm phạm quyền tác giả (trừ một số

hành vi sử dụng hạn chế được quy định ở Điều 760 BLDS). Người xâm phạm

có thể bị buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi

61 Thông tư 27/2001/TT-BVHTT.

80

thường thiệt hại theo luật dân sự; bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách



nhiệm hình sự.

Câu hỏi ôn tập:

1. Quyền tác giả có phải là quyền của tác giả hay không?

2. Alexandre Dumas viết tiểu thuyết "Bá tước trên đảo Monte Cristo", Hồ Biểu

Chánh cũng viết một tiểu thuyết giống hệt mang tựa đề "Chuá Tàu Kim

Quy." Hồ Biểu Chánh được coi là tác giả tiểu thuyết của mình không?

3. Một nhạc sỹ viết một tác phẩm âm nhạc piano đặt tựa đề là "bản không tên

số 4". Một người khác đến và gợi ý "sao anh không đặt tên tác phẩm của

mình là bản dòng sông xanh"? Nhạc sỹ đồng ý. Người gợi ý đó có phải là

đồng tác giả của tác phẩm không?

4. Một người đi du lịch trong lúc tình cờ đã quay vidéo được cảnh một chiếc

máy bay đang đâm đầu xuống biển. Anh đã cho một người bạn mượn cuộn

băng vidéo đó xem. Sau đó người bạn đã cung cấp băng vidéo cho đài vô

tuyến truyền hình để phát trong chương trình thời sự (có nhắc tên tác giả

cuộn băng). Khán giả được xem truyền hình miễn phí chương trình này.

Tuy vậy tác giả vẫn yêu cầu đài truyền hình thanh toán thù lao. Yêu cầu của

ông có hợp lý không?

5. Tôi là giáo viên phân phát bài giảng này cho các bạn photocopy. Các bạn có

xâm phạm quyền tác giả của tôi không? Nếu bạn bán lại bản photocopy của

các bạn thì bạn có xâm phạm quyền tác giả của tôi không? Nếu các bạn

muốn trích dẫn một đoạn trong bài giảng của tôi để in trong tập sách sắp

phát hành hay đề tài nghiên cứu khoa học của các bạn thì các bạn phải làm

gì?

6. F. Liszt là tác giả của bản Giấc mơ tình yêu (Liebestraum). L.V. Beethoven



là tác giả của bản sonata Ánh trăng (Sonata số 14 - C minor, Op. 27 No. 2).

Cả hai bản nhạc được R. Clayderman phối hợp liên tục trong cùng một bản

nhạc C do ông trình diễn. Vậy Liszt, Beethoven và Clayderman có phải là

đồng tác giả của bản nhạc C không?

7. Hai lập trình viên máy tính, A và B, đồng ý cùng nhau phát triển một phần

mềm M dùng cho máy tính Apple Macintosh. A làm mảng "động lực", B

làm mảng "giao diện". A cung cấp cho B danh sách các chuỗi lệnh để tiến

hành lập trình. Sau đó, cả hai bất đồng về cách bán sản phẩm phần mềm M.

B nói với A rằng anh sẽ hợp tác với công ty C để bán sản phẩm của mình,

81

mang theo phần "giao diện" mà mình đã sáng tạo trong phần mềm M. A tự



mình hoàn tất phần giao diện và bán sản phẩm của mình với tên N, B dùng

phần giao diện mà mình đã phát triển vào một mảng "động lực" mới của

công ty C, tạo thành phần mềm P. A yêu cầu công ty C trả thù lao cho đóng

góp của mình vào giao diện do B lập, vì A và B trước kia là đồng chủ sở

hữu của phần mềm M, và phầm mềm P chỉ là một bản cải biên của phần

mềm M. Yêu cầu của A có hợp lý không?

8. Phần mềm Windows '98 được công ty Microsoft công bố ra thị trường thế

giới năm 1998. Sau đó ông Nguyễn Văn A đã dựa trên phần mềm này và

viết quyển sách "Tự học sử dụng Windows '98 trong 24 giờ", do Nhà xuất

bản Gíao dục phát hành. ông Nguyễn Văn A và Nhà xuất bản Giáo dục có

xâm phạm quyền tác giả của Microsoft không?

9. Cầu thủ J. Klinsmann trước đây chơi bóng đá cho đội Bayern Munich, mặc

áo quảng cáo cho hãng xe hơi Alfa Roméo. Nay công ty sản xuất TV TBL

ở Việt Nam định quảng cáo cho sản phẩm TV của mình. TBL đã lấy hình

ảnh của Klinsmann trên bìa tạp chí France Football của Pháp, xoá tên Alfa

Roméo trên áo quảng cáo và in chữ ABC thay thế để in trên những tờ bướm

quảng cáo TV do mình sản xuất. TBL có xâm phạm quyền và lợi ích hợp

pháp của ai không?

10. Theo bạn, những câu khẩu hiệu quảng cáo ngắn của các nhà sản xuất như

"OMO - chuyên gia giặt tẩy các vết bẩn" hay "Xong việc rồi - Bivina thôi"

có được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả hay không?

11. Trong chương trình quảng cáo kem làm trắng da Pond's, có hình ảnh một cô

gái có khuôn mặt trắng dần lên (chụp làm 4 lần từ phải sang trái) khi thoa

kem Pond's. Cơ sở sản xuất kem E-100 đã bắt chước ý tưởng trên để sản

xuất bộ phim quảng cáo cho sản phẩm của mình cũng là một cô gái có

khuôn mặt trắng dần lên (chụp làm 4 lần từ trái sang phải). Cơ sở E-100 có

xâm phạm quyền tác giả của công ty Pond's không?

12. Trong chương trình quảng cáo bia Bến Thành có sử dụng nền nhạc của bài

hát "my heart still goes on" của Céline Dion (trong phim Titanic). Anh (chị)

hay cho biết quyền tác giả của ai đã bị chủ thể nào xâm phạm? Vì sao?

13. Công ty sản xuất tập vở V có nhãn sản phẩm là hình chú nai Bambi trong

các phim hoạt hoạ của WD. Việc sử dụng hình ảnh của chú nai Bambi có

phải là một hành vi xâm phạm quyền tác giả hay không? Vì sao?

82

14. Hãy soạn thảo hai hợp đồng sử dụng tác phẩm (độc quyền và không độc



quyền) theo quy định của Điều 768 BLDS.

15. A thấy căn nhà của B có kiến trúc đẹp, nên đã chụp ảnh đem về để xây lại

căn nhà của mình có kiểu dáng tương tự. A định xin phép B để chụp ảnh

nhưng lúc đó B không có nhà nên đã tự chụp. B yêu cầu A phải trả tiền bản

quyền kiến trúc. A không đồng ý, cho rằng việc chụp ảnh là chuyện bình

thường, không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của B cả, và A cũng không sử

dụng hình ảnh đấy vào mục đích kinh tế. Theo anh (chị), A có xâm phạm

quyền tác giả của B không?

16. A và B là bạn thân. Đến kỳ tốt nghiệp, cả hai làm hai đề tài tiểu luận có nội

dung đều liên quan đến quyền tác giả (tuy thể loại tác phẩm đề cập có khác

nhau, A làm về tác phẩm âm nhạc, B làm về tác phẩm viết). A kết thúc tiểu

luận trước, vì thế đã cho B mượn tham khảo. Khi cả hai nộp tiểu luận, giáo

viên chấm điểm thấy hai bài tiểu luận giống nhau đến mức hầu như chắc

chắn một bên đã sao chép của bên kia. Vì thế cả A và B đều bị 3 điểm. A

cho rằng B đã vi phạm quyền tác giả của mình. Trong khi đó B nói, tuy hai

bài có giống nhau, song mình chỉ tham khảo ý tưởng của A thôi, và thể hiện

dưới một cách khác. Hơn nữa, nếu quả thực B có sử dụng tác phẩm của A

theo quan niệm về quyền tác giả, thì đây cũng là hành vi sử dụng hạn chế.

Theo anh (chị), lập luận của B đúng không?

17. Bộ phim "Con bạch tuộc" (La Piovra) của đài truyền hình RAI UNO của

Italia được đài truyền hình trung ương Liên Xô phát hình cuối năm 1986.

Đài truyền hình Việt Nam, qua tiếp sóng của trạm vệ tinh mặt đất Hoa Sen

đã thu lại bộ phim, lồng tiếng và phát lại cho khán giả Việt Nam. RAI UNO

cho rằng Đài truyền hình Việt Nam đã vi phạm quyền liên quan của mình.

Theo anh (chị) lập luận của RAI UNO có đúng không?

18. Ông A là tác giả của tác phẩm kiến trúc "vườn nghệ thuật Việt Nam", tác

phẩm được gửi chọn tham dự triển lãm quốc tế tại Trung Quốc và đoạt huy

chương vàng và tiền thưởng. Sau khi trở về nước, tác phẩm trên đã được

công ty B thi công tại khu vui chơi V với sự đồng ý của ông A. Sau khi khu

vườn đi vào hoạt động, công ty B cũng bỏ ra nhiều chi phí để quảng cáo cho

khu vườn trở thành một điểm tham quan hấp dẫn của du khách TP Hồ Chí

Minh. Ông A yêu cầu công ty B phải trả thù lao quyền tác giả cho ông là

15% doanh số bán vé. Công ty B từ chối, vì cho rằng hai bên chưa có thoả

thuận về tiền thù lao. Anh (chị) giải quyết vướng mắc trên như thế nào?

83

Phụ lục – Công ước WIPO về Quyền tác giả (1996)



Để cải tổ hệ thống bảo hộ quyền tác giả cho phù hợp với sự phát triển của công

nghệ kỹ thuật số và toàn cầu hoá nền kinh tế, cũng như để thoả mãn các quy

định của Thoả ước TRIPS, WIPO đã tiến hành thông qua Công ước WIPO về

quyền tác giả (WIPO Copyright Treaty – gọi tắt là WCT). Các nội dung chính

của WCT như sau:

- Về mục đích bảo hộ của quyền tác giả, Công ước WCT nhấn mạnh

quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện ý tưởng, không bảo hộ nội

dung ý tưởng (Điều 2).

- Về đối tượng bảo hộ, Công ước quy định các tác phẩm được bảo hộ bao

gồm cả chương trình máy tính và cơ sở dữ liệu.

- Về nội dung, một số quyền tác giả như quyền phổ biến tác phẩm, quyền

cho thuê tác phẩm cũng được làm rõ (Điều 6 - 7).

- Các nước thành viên được phép quy định các hành vi sử dụng hạn chế

theo luật của nước mình, miễn không ảnh hưởng đến việc khai thác bình

thường và lợi ích chính đáng của chủ sở hữu quyền tác giả (Điều 10).

- Các nước thành viên còn phải bảo hộ "quyền quản lý thông tin" về tác

giả, thí dụ như mã số băng đĩa nhạc, điều kiện sử dụng tác phẩm, v.v.

(Điều 12). Tên miền trên Internet (domain name) cũng được coi như

một công cụ quản lý thông tin. Mọi hành vi sửa đổi thông tin về tác giả,

hay lưu hành các tác phẩm bị sửa đổi thông tin đều bị coi là trái pháp

luật.

84

Chương 3: Nhãn hiệu



3.1 Khái niệm nhãn hiệu

3.1.1 Nhãn hiệu trong cuộc sống

Nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp phổ biến nhất

trong cuộc sống. Chúng ta có thể gặp rất nhiều nhãn hiệu: Vietnam Airlines,

Bia Sài Gòn, Kem đánh răng P/S, v.v. Nhãn hiệu thiết lập độc quyền sử dụng

các dấu hiệu phân biệt sản phẩm, dịch vụ của chủ thể này với sản phẩm, dịch vụ

của chủ thể khác cùng loại. Nhãn hiệu có thể bao gồm từ ngữ, hình khối, màu

sắc hay là sự kết hợp của những yếu tố đó.

Luật về bảo hộ nhãn hiệu ban đầu bắt nguồn từ luật chống các hành vi cạnh

tranh không lành mạnh, do các chủ thể kinh doanh có uy tín than phiền sản

phẩm của mình bị giả mạo. Để tránh tình trạng này, Anh Quốc là nước đầu tiên

ban hành luật về bảo hộ độc quyền nhãn hiệu. Nhãn hiệu đầu tiên được bảo hộ

cho hãng bia BASS, với hình tam giác màu cam (năm 1777).

Mục đích ban đầu của việc sử dụng nhãn hiệu là để phân biệt sản phẩm, tuy

nhiên khi sản phẩm đã chiếm được thị trường, nhãn hiệu trở thành biểu tượng

của uy tín, chất lượng sản phẩm. Nhãn hiệu càng uy tín, càng dễ bị người khác

lợi dụng để sản xuất hàng giả, hàng nhái. Chính vì thế nảy sinh nhu cầu bảo hộ

nhãn hiệu có uy tín với phạm vi rộng hơn các nhãn hiệu thông thường - đó là

những nhãn hiệu nổi tiếng. Đối với những nhãn hiệu loại này, việc bảo hộ

không chỉ giới hạn ở những sản phẩm cùng loại, mà ở tất cả các loại hình sản

phẩm. Thí dụ đối với nhãn hiệu của công ty sản xuất đồ dùng thể thao

ADIDAS, phạm vi bảo hộ của nó không chỉ giới hạn ở các đồ dùng thể thao, mà

ở tất cả các sản phẩm. Một người sản xuất quẹt gas ADIDAS cũng bị coi là xâm

phạm nhãn hiệu ADIDAS.

Mặc dù tên chính thức của đối tượng là nhãn hiệu, song nó không chỉ sử dụng

cho hàng hoá (như SONY, REE), mà còn được sử dụng cho cả dịch vụ

(VIETNAM AIRLINES), hay cho một hiệp hội (nhãn hiệu tập thể,62 như nhãn

hiệu của hiệp hội của các nhà sản xuất len - WOOLMARK).

Trong mọi trường hợp, mục đích của việc bảo hộ nhãn hiệu không phải là

những dấu hiệu ghi trên nhãn sản phẩm, mà là những thông tin được thể hiện

62 Nhằm thông báo đặc tính của sản phẩm, phải được sử dụng đúng với nội quy và không gây

hiểu lầm cho người tiêu dùng (Ví dụ. Woolmark, American Express, Dinners Club).

85

thông qua nhãn hiệu đó: uy tín, xuất xứ, chất lượng sản phẩm.63 Ở đây vai trò



của sức lao động sáng tạo (hay "trí tuệ") không rõ như quyền tác giả hay các đối

tượng sở hữu công nghiệp khác. Tuy vậy luật về nhãn hiệu vẫn là luật về quyền

sở hữu một tài sản vô hình.

Việc bảo hộ nhãn hiệu phải thoả mãn lợi ích của bốn chủ thể, đó là người tiêu

dùng (không bị nhầm lẫn giữa hàng thật và hàng giả), chủ sở hữu nhãn hiệu

(bảo vệ uy tín sản phẩm), các nhà sản xuất khác (được cạnh tranh bình đẳng) và

Nhà nước (bảo đảm một hệ thống pháp luật công bằng và hiệu quả).

Cần phân biệt giữa nhãn hiệu (trademark) và thương hiệu (brand). Thương

hiệu không phải là một khái niệm pháp lý mà là một khái niệm thương mại.

Thương hiệu bao gồm rất nhiều yếu tố tạo nên hình ảnh của một công ty và các

sản phẩm của nó. Nhãn hiệu chỉ là một trong những hình thức thể hiện ra bên

ngoài của thương hiệu, cùng với các yếu tố khác như kiểu dáng công nghiệp,

quyền tác giả (về mặt pháp lý); truyền thông, quảng cáo hay marketing (về mặt

thương mại). Bên trong của thương hiệu còn có các yếu tố khác như đặc tính

của doanh nghiệp (corporate identity), chiến lược phát triển sản phẩm, khả năng

định vị của sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng. Khi nói “chiến lược xây

dựng thương hiệu” là nói đến những giải pháp tổng thể, chứ không chỉ là việc

thiết kế hay đăng ký nhãn hiệu.

3.1.2 Khả năng phân biệt của nhãn hiệu

Theo Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt

hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Xuất phát từ định nghĩa

nhãn hiệu, các dấu hiệu thể hiện trên nhãn hiệu phải thể hiện tính độc đáo sao

cho có thể phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác. "Độc đáo" ở đây thể

hiện ở hai yếu tố: "khác biệt" và "không thông dụng."64

Theo Điều 74 Luật SHTT, một nhãn hiệu được coi là khác biệt với các dấu hiệu

khác nếu:

- được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc

từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ; và

- không trùng hay "tương tự tới mức gây nhầm lẫn" với (i) một nhãn hiệu

đã đăng ký hay nộp đơn đăng ký bảo hộ hoặc có ngày ưu tiên sớm hơn,

hoặc đang được sử dụng rộng rãi, hay đã hết hiệu lực song không quá 5

63 Id.


64 Ladas, S. (1994) International Law on the Protection of Patents, Trademarks and Industrial

Designs. Harvard Univ. Press.

86

năm, trừ trường hợp bị đình chỉ do không sử dụng, (ii) một nhãn hiệu



nổi tiếng, và (iii) kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý

hiện đang được bảo hộ hay đã nộp đơn yêu cầu bảo hộ, hay một hình

tượng được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả.

Ở đây khái niệm "tương tự tới mức gây nhầm lẫn" không được định nghĩa rõ

ràng và phải căn cứ vào tình hình thực tế, so sánh giữa hai nhãn hiệu để trả lời.

Thông tư 825/2000/TT-BKHCNMT đã tổng kết phương pháp phân biệt giữa hai

nhãn hiệu trong các trường hợp sau đây thì được coi là "tương tự tới mức gây

nhầm lẫn":

- Trùng dấu hiệu, tương tự sản phẩm: dấu hiệu có cấu tạo, cách trình bày,

phát âm, màu sắc, ý nghĩa hoàn toàn trùng với những dấu hiệu tương

ứng ở sản phẩm còn lại (thí dụ nước tương Liên Thành và nước mắm

Liên Thành).

- Tương tự dấu hiệu, trùng sản phẩm: dấu hiệu có cấu tạo, cách trình bày,

phát âm, màu sắc, ý nghĩa tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt

được với các dấu hiệu tương ứng ở sản phẩm còn lại, với điều kiện các

dấu hiệu này được Nhà nước bảo hộ độc quyền. Thí dụ của trường hợp

này là hai nhãn hiệu YSL (của hãng sản xuất quần áo Yves Saint

Laurent) và SLS (của hãng sản xuất quần áo Suco) khi được viết theo

kiểu chữ giống nhau.

Một nhãn hiệu muốn được coi là không thông dụng nếu nó không phải là các

danh từ chung, hình dạng đơn giản (thí dụ hình tam giác, trừ trường hợp các dấu

hiệu đó được sử dụng và thừa nhận rộng rãi như nhãn hiệu bia BASS nêu trên),

hình thức pháp lý của doanh nghiệp, phương pháp đo lường sản phẩm. Nhãn

hiệu đó cũng không được phép là tên sản phẩm hay tính chất sản phẩm (thí dụ

"nước khoáng thiên nhiên" hay "chuyên gia giặt tẩy các vết bẩn"), hay những

dấu hiệu có tính chất lừa đảo ("thần dược" hay "cải lão hoàn đồng" đối với

thuốc chữa bệnh). Các dấu hiệu này cũng không được phép là những dấu hiệu

thuộc về quyền uy của quốc gia như quốc kỳ, quốc huy, ảnh lãnh tụ, tên gọi các

cơ quan nhà nước (Điều 73-74 Luật SHTT). Nhận biết dấu hiệu nào được bảo

hộ và dấu hiệu nào không được bảo hộ rất quan trọng trong việc xin cấp văn

bằng bảo hộ. Chúng ta hãy xem thí dụ sau đây.

Công ty A xin đăng ký nhãn hiệu MONTANA tại Cục SHTT cho sản

phẩm thuốc lá của mình. Có ý kiến cho rằng nhãn hiệu này không thể

được bảo hộ vì Montana là tên 1 tiểu bang Hoa Kỳ, cho đăng ký nhãn hiệu

Montana sẽ làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm. Hơn nữa, Montana là

một địa danh và là dấu hiệu không có khả năng phân biệt vì thế sẽ không

87

được bảo hộ. Trên thực tế pháp luật không cấm sử dụng một địa danh trừ



khi địa danh đó đã được bảo hộ dưới dạng một đối tượng sở hữu công

nghiệp khác (thí dụ chỉ dẫn địa lý). Nhãn hiệu trên vẫn được cấp văn

bằng bảo hộ.

Ngoài khái niệm nhãn hiệu, còn có một số khái niệm về các nhãn hiệu đặc thù,

được qui định tại Điều 4 Luật SHTT như sau:

- Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của

các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá,

dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Thí dụ, nhãn hiệu WOOLMARK là nhãn hiệu tập thể của các doanh

nghiệp sản xuất len tại Anh Quốc.

- Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép

tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá

nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu,

cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ

chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ

mang nhãn hiệu. Thí dụ nhãn hiệu và logo HÀNG VIỆT NAM CHẤT

LƯỢNG CAO của Báo Sài Gòn Tiếp Thị là một loại nhãn hiệu chứng

nhận.


- Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng

hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự

nhau hoặc có liên quan với nhau. Thí dụ nhãn hiệu ACE, ACE-INA hay

ACE LIFE là những nhãn hiệu liên kết của cùng một công ty bảo hiểm

ACE-INA.

- Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi

trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Thí dụ điển hình là nhãn hiệu P/S cho kem

đánh răng P/S, hay nhãn hiệu G7 cho Cà phê G7. Xin lưu ý là có những

nhãn hiệu rất nổi tiếng trên thế giới, như bia BUDWEISER hay phó mát

CHEEDAR, nhưng lại không được biết đến nhiều ở Việt Nam, khi đó

khả năng được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng cũng sẽ bị giảm. Trước

đây, Cục SHTT đã công nhận nhãn hiệu BUDWEISER của công ty

Anheuser-Busch (Hoa Kỳ) là nhãn hiệu nổi tiếng trong khi ở Việt Nam

các nhãn hiệu này chưa được biết đến nhiều. Hiện nay, với qui định của

Luật SHTT, việc công nhận nhãn hiệu nổi tiếng sẽ trở nên đơn giản hơn.

88

3.1.3 Căn cứ phát sinh và thời hạn bảo hộ



Trong cuộc sống, những khái niệm như "nhãn hiệu độc quyền" hay "nhãn hiệu

đã đăng ký" đều có ý nghĩa như nhau. Để được bảo hộ, chủ sở hữu nhãn hiệu

phải đăng ký bảo hộ tại Cục SHTT. Văn bằng bảo hộ được gọi là Giấy chứng

nhận đăng ký nhãn hiệu. Đây là chứng chỉ duy nhất thể hiện quyền sở hữu công

nghiệp đối với nhãn hiệu. Mọi chứng chỉ khác (Giấy chứng nhận đăng ký kinh

doanh, Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm, Bằng khen, v.v.) đều không có

giá trị bảo hộ. Một ngoại lệ duy nhất của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

do Cục SHTT cấp là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu quốc tế do Tổ chức Sở

hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO hay OMPI) cấp theo Thoả ước Madrid cho các

nhãn hiệu nước có đăng ký bảo hộ tại Việt Nam theo quy chế của Thoả ước



tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương