Quyền sở HỮu trí tuệ TÀi liệu bài giảNG



tải về 3.65 Mb.
trang6/35
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.65 Mb.
#35323
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   35

Luật Xuất bản, Nghị định 21/CP ngày 05/03/1997 về sử dụng thông tin trên

Internet, và cũng là một tội hình sự trong Bộ Luật Hình sự. Một số nước khác

(Cuba, CHDCND Triều Tiên, v.v.) cũng có những quy định tương tự.48 Vì có

sự trùng lắp trong Điều 749 BLDS 1995 trước đây với các qui định của các luật

khác như đã nêu, nên Điều này đã bị bãi bỏ trong BLDS 2005 cũng như Luật

SHTT. Tuy nhiên, không nên hiều rằng một tác phẩm có nội dung thế nào cũng

được bảo hộ tại Việt Nam.

Theo BLDS 1995, một số tác phẩm được bảo hộ theo quy chế riêng, đó là tin

tức thời sự thuần túy đưa tin, tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, văn bản

pháp luật và bản dịch của những văn bản đó. Theo Luật SHTT, trong các tác

phẩm trên chỉ có tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là được bảo hộ theo qui

chế riêng (Điều 23 Luật SHTT). Các tin tức thời sự thuần túy đưa tin hoặc văn

bản pháp luật đều không được bảo hộ (Điều 15 Luật SHTT).

Hiện nay một số luật gia tập hợp các văn bản pháp luật vào một tuyển tập để

phát hành. Thí dụ "Những văn bản pháp luật thương mại", hay "Hệ thống văn

bản pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam". Những tuyển tập này có được

bảo hộ theo quyền tác giả hay không? Có người cho rằng bản thân từng văn bản

một thì không được bảo hộ, song toàn bộ tuyển tập, cách sắp xếp của chúng

dưới dạng một tổng thể cũng là thành quả của sức lao động và óc suy xét và vì

thế cũng được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả. Trên thực tế, việc họ in lại văn

bản pháp luật thì không vi phạm luật về quyền tác giả, song họ cũng không

được bảo hộ khi có người in lại các văn bản pháp luật trên sách mà họ in ra.

Câu hỏi thú vị mà hiện chưa có lời giải đáp là: liệu việc sao chép văn bản pháp

48 WIPO (1988) Background … (sđd).

53

luật trên các cơ sở dữ liệu như Luật Việt Nam (www.luatvietnam.com.vn) hay



Khai Trí nhằm mục đích kinh doanh có xâm phạm quyền lợi chính đáng gì của

chủ các cơ sở dữ liệu đó hay không. Tin tức thời sự thuần túy đưa tin, thí dụ

như bản tin ngắn trên báo Sài Gòn Giải phóng, tuy không được bảo hộ dưới

dạng quyền tác giả; song một bài xã luận hay phóng sự, có kèm nhận định, chọn

lọc tin tức lại được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả.

Vì sao có những đối tượng được bảo hộ theo quy định riêng của pháp luật? Đó

là vì quyền tác giả cũng là một dạng độc quyền, và độc quyền có những mặt hạn

chế của nó. Đối với quyền tác giả, độc quyền sẽ làm cho các nội dung chuyển

tải trong tác phẩm không đến được đối tượng người đọc. Có một số tác phẩm,

văn bản, tài liệu cần phải được phổ biến cho công chúng càng nhanh càng tốt.

Thí dụ như tin về một cơn bão, một vụ cháy rừng, về những thành tựu kinh tế,

xã hội của Đảng và Nhà nước, các văn bản pháp luật của các cơ quan có thẩm

quyền. Nếu những tác phẩm, tài liệu, văn bản nói trên được bảo hộ dưới dạng

quyền tác giả, thì công chúng sẽ bị hạn chế trong việc đón nhận thông tin, đi

ngược lại mục đích của các văn bản, tài liệu nói trên. Vì thế cần phải có một

quy định riêng để bảo hộ.

Một vấn đề hiện đang được quan tâm là các tác phẩm văn học nghệ thuật dân

gian. Đây là những sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm

hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng

đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền.

Các thể loại văn học nghệ thuật dân gian rất phong phú, đa dạng, bao gồm:

truyện, thơ, câu đố; điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vở diễn, nghi lễ và

các trò chơi; sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu

kiến trúc, v.v. Việc bảo hộ quyền tác giả của các tác phẩm này còn khó khăn.

Trước tiên là vì khó xác định được tác giả của những tác phẩm đó. Hơn nữa nếu

tác giả tác phẩm chết không có người thừa kế, các tác phẩm nghệ thuật dân gian

có thể bị thất truyền. Ngoài ra, bảo hộ độc quyền những tác phẩm dân gian

cũng có những mặt hạn chế của nó. Trước tiên, nghệ thuật dân gian thường

xuất phát từ một địa phương hơn là từ một cá nhân hay giòng họ. Thí dụ sắc

thái tranh Đông Hồ, hay múa Hội Lim xuất phát từ những địa phương ấy chứ

không phải từ một dòng họ. Rất nhiều nghệ nhân đã tham gia đóng góp tạo nên

sắc thái và tính nguyên gốc của những tác phẩm dân gian. Vì vậy, việc công

nhận quyền tác giả cho một nghệ nhân hay một dòng họ là không công bằng, có

thể làm cho truyền thống văn hóa dân gian ở địa phương nói trên bị mai một.

Chính vì vậy, tại Điều 23 Luật SHTT có qui định người sử dụng tác phẩm văn

học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và

bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

Điều luật này tuy vậy vẫn còn một số điểm chưa rõ như “thế nào là giá trị đích

thực” , nhạc sỹ Trần Tiến sử dụng các làn điệu dân ca như lý qua cầu, lý ngựa ô

54

để sáng tác bài hát có ảnh hưởng đến “giá trị đích thực” của các làn điệu dân ca



đó không, v.v.

b. Tác phẩm do người nước ngoài sáng tạo

Hiện tại Việt Nam đã gia nhập Công ước Berne, nên các tác phẩm nước ngoài

(là thành viên của Công ước Berne) sẽ được bảo hộ tại Việt Nam theo các quy

định của Nghị định số 60/CP ngày 6/6/1997 của Chính phủ hướng dẫn thi hành

các quy định của BLDS về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ("Nghị định

60"). Ngoài ra, theo Điều 12 của Nghị định 60, Nhà nước CHXHCN Việt Nam

còn bảo hộ các tác phẩm của người nước ngoài lần đầu tiên được hình thành,

công bố, phổ biến tại Việt Nam, với điều kiện là chúng phải thoả mãn các điều

kiện về nội dung (không phải là tác phẩm phản động, văn hoá đồi trụy, v.v.).

Đối với các tác phẩm được hình thành tại một nước có Hiệp định tương trợ về

bảo hộ bản quyền (như Mỹ), hay do công dân các nước đó sáng tạo, thì các tác

phẩm này cũng được bảo hộ tại Việt Nam như các tác phẩm Việt Nam, thí dụ

như Hiệp định với Hoa Kỳ (có hiệu lực từ ngày 23/11/1998) và với Thụy Sỹ.

c. Điểm chưa rõ: các tác phẩm lập thể và mỹ thuật ứng dụng

Rất nhiều các tác phẩm lập thể (tác phẩm hình khối hay tác phẩm trên không

gian ba chiều) hiện nay đã được qui định bảo hộ, thí dụ như tác phẩm điêu khắc,

hay tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Tuy nhiên các qui định pháp luật vẫn chưa

nêu ra được tiêu chí rõ ràng xem các tác phẩm nào thì nên bảo hộ, tác phẩm nào

thì không được bảo hộ. Thí dụ, chiếc xe DREAM II có được bảo hộ quyền tác

giả như một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng không? Nếu có, thì đây là cơ hội để

Công ty TNHH Honda Việt Nam có thể ngăn cản các hãng xe máy Trung Quốc

hay Hàn Quốc sản xuất xe theo kiểu dáng của mình (xem thí dụ ở Chương 1).

Tuy nhiên, nếu kiểu dáng xe DREAM II được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả,

thì điều này sẽ tạo ra kẽ hở trong pháp luật: nghĩa là Honda Việt Nam sau khi

không thể đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp lại có thể quay sang đăng ký

bảo hộ quyền tác giả. Lại có người lập luận: khi Công ty nhựa Chợ Lớn sản

xuất ra chiếc xe điện cho trẻ em chạy có kiểu dáng giống xe DREAM II, những

chiếc xe này có thể được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả hay kiểu dáng công

nghiệp, vậy thì tại sao kiểu dáng xe DREAM II lại không được bảo hộ? Quyền

tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một vấn đề hiện nay pháp luật

Việt Nam chưa giải thích rõ ràng được.

Trong lĩnh vực này, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của Hoa Kỳ. Vụ kiện

đầu tiên về tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là vụ Mazer v. Stein, 347 US 201

(1954). Trong vụ này, Mazer đã tạo một chân đèn bàn theo hình khuôn mặt

55

người. Stein đã sao chép kiểu dáng chân đèn của Mazer. Mazer kiện Stein.



Stein cho rằng chân đèn là một sản phẩm mang tính chất hữu dụng thì không thể

được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả. Nếu không thì không ai có thể sáng tạo ra

những sản phẩm hữu dụng được nữa. Toà án Tối cao bác bỏ luận điểm này, cho

rằng một tác phẩm mỹ thuật “ứng dụng” vẫn có thể được bảo hộ, tuy nhiên

quyền tác giả chỉ bảo hộ những đặc tính “mỹ thuật” (khuôn mặt người trên chân

đèn) chứ không bảo hộ những đặc tính “ứng dụng” (khung để tạo ra chân đèn).

Toà án cũng cho rằng một tác phẩm vừa có thể được bảo hộ dưới dạng quyền

tác giả, vừa có thể được bảo hộ dưới dạng kiểu dáng công nghiệp. Điều này

không có gì là mâu thuẫn. Toà án nêu rõ: “Khác với kiểu dáng công nghiệp,

quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức chứ không phải nội dung sáng tạo. Những gì

có giá trị nghệ thuật đều có thể được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả.” Tuy vậy,

trên thực tế, Văn phòng Quyền tác giả Hoa Kỳ chỉ bảo hộ những tác phẩm mỹ

thuật ứng dụng có phần “mỹ thuật” có thể tách ra để sử dụng riêng so với phần

“ứng dụng”. Thí dụ, một chiếc xe DREAM II có thể không được bảo hộ tổng

thể dưới dạng quyền tác giả, nhưng những phần có giá trị mỹ thuật của nó, như

choá đèn, bửng xe, tem, v.v. có thể được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả. Đối

với đồ chơi, Toà phúc thẩm Liên Bang Hoa Kỳ trong vụ Gay Toys v. Buddy L

Corp 703 F.2d 970 (1983) cho rằng đồ chơi không phải là tác phẩm mỹ thuật

ứng dụng. Đó là vì mục đích chính của đồ chơi là để thoả mãn nhu cầu nghệ

thuật và giải trí hơn là nhu cầu tiêu dùng. Nếu đồ chơi nhắm đến mục đích giải

trí và nghệ thuật là chính thì khả năng được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả sẽ

cao hơn. Tuy nhiên, câu trả lời sẽ khó hơn nếu chúng ta gặp những đồ chơi có

tính giáo dục và phục vụ khả năng suy luận của trẻ em.

Đối với tác phẩm kiến trúc, Bộ Văn hoá Thông tin Việt Nam đã có qui định rõ:

tác phẩm kiến trúc là các bản vẽ kiến trúc, chứ không phải là một toà nhà có

hình khối kiến trúc. Theo qui định hiện tại, thì việc sao chép một bản vẽ kiến

trúc để xây dựng một toà nhà không phải là hành vi xâm phạm quyền tác giả,

cũng tương tự như việc đọc một quyển sách nấu ăn và chế biến được món phở

tái. Đây là hành vi sao chép nội dung chứ không phải sao chép hình thức thể

hiện tác phẩm, và vì vậy không thể là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Tuy

nhiên, việc sao chép bản vẽ thành nhiều bản để nộp lên cơ quan xin phép xây

dựng, đưa cho nhà thầu xây dựng, đưa cho nhà cung cấp v.v. lại bị coi là xâm

phạm quyền tác giả. Chủ sở hữu quyền tác giả có quyền cấm sao chụp bản vẽ

và cấm sử dụng các bản vẽ sao chép từ bản vẽ của mình (dù là chép tay hay

photocopy). Điều này sẽ dẫn đến cùng một hệ quả là người sao chép không thể

xây dựng một ngôi nhà giống với ngôi nhà của chủ sở hữu bản vẽ kiến trúc.49

Việc chụp ảnh một toà nhà, sau đó căn cứ vào đấy để xây dựng một toà nhà

khác giống hệt chưa phải là cơ sở để kết luận hành vi xâm phạm quyền tác giả,

49 Xem vụ Demetriades v. Kaufman, 680 F.Supp. 658 (19878).

56

trước khi trả lời câu hỏi: toà nhà là tác phẩm thể loại gì và có thể được bảo hộ



dưới dạng quyền tác giả không.

Thiết nghĩ, qui định hiện tại của Bộ Văn hoá Thông tin (tác phẩm kiến trúc chỉ

là bản vẽ kiến trúc chứ không phải là toà nhà) là chưa đúng với qui định của

Công ước Berne. Sau khi gia nhập Công ước Berne, Hoa Kỳ đã phải sửa định

nghĩa về tác phẩm kiến trúc trong Luật về Quyền tác giả Tác phẩm Kiến trúc

1990. Điều 102(a) định nghĩa “tác phẩm kiến trúc bao gồm kiểu dáng toà nhà

được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả toà nhà, bản vẽ kiến trúc hay

thiết kế.” Tất nhiên, không phải mọi chi tiết trong toà nhà đều được bảo hộ dưới

dạng quyền tác giả, mà chỉ những chi tiết mang tính nguyên gốc có tính trang trí

nhiều hơn tính ứng dụng mới được bảo hộ mà thôi. Ngoài ra, việc bảo hộ quyền

tác giả đối với những phần có tính nguyên gốc của toà nhà không có nghĩa là

khách du lịch không có quyền chụp ảnh toà nhà đó, hay hoạ sỹ không có quyền

vẽ và trưng bày tranh vẽ toà nhà này (trừ những công trình bí mật hay bị cấm

chụp ảnh). Các hành vi trên không ảnh hưởng đến quyền tác giả đối với tác

phẩm kiến trúc. Ngoài ra, việc một toà nhà cổ do một kiến trúc sư nổi tiếng thiết

kế không phải là lý do để chủ nhà không được phép sửa đổi, đập phá hay nâng

cấp toà nhà theo ý muốn của mình. Đó là vì chủ nhà đương nhiên được coi như

chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc là toà nhà. Câu hỏi thú vị

được đặt ra là: nếu trong hợp đồng thiết kế, chủ nhà do không hiểu luật, đã chấp

nhận để công ty thiết kế được làm chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc thì chủ nhà sau

này có quyền sửa chữa nhà không? Vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác

phẩm kiến trúc hiện nay vẫn còn nhiều điều cần phải nghiên cứu thêm.

Như đã nêu, “ứng dụng” càng lớn và phần “mỹ thuật” càng nhỏ thì khả năng

bảo hộ dưới dạng quyền tác giả càng thấp. Vậy quần áo thời trang có được bảo

hộ dưới dạng quyền tác giả hay không? Nếu có thì việc đăng ký kiểu dáng công

nghiệp cho quần áo thời gian có ý nghĩa gì?50 Mục đích của pháp luật là tuy

không cấm việc một đối tượng có thể được bảo hộ dưới hai dạng – quyền tác giả

và kiểu dáng công nghiệp, song cũng hết sức tránh việc một đối tượng được bảo

hộ dưới dạng quyền khác nhau, dẫn đến tranh chấp sau này. Sau đây là một thí

dụ được nêu trên Vietnamnet ngày 20/11/2005:

Một vụ việc nhỏ nhưng có thể được xem là điển hình về việc chồng chéo và thiếu hiệu

quả trong thực thi bảo hộ SHTT của các cơ quan chức năng là vụ "Gấu Misa" diễn ra

cách đây không lâu. Vụ việc này đã có xung đột pháp luật giữa Cục SHTT - Bộ Khoa

học Công nghệ và Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hoá thông tin.

Công ty dược phẩm Quang Minh và Công ty Đông Nam dược Trường Sơn tranh chấp

nhau về kiểu dáng bao bì và cách thể hiện nhãn mác kem xoa bóp gấu Misa. Công ty

50 Xem các qui định về kiểu dáng công nghiệp tại chương 4 sau đây.

57

Quang Minh đăng ký bảo hộ quyền tác giả Mỹ thuật ứng dụng tại Cục Bản quyền tác



giả và được cơ quan này bảo vệ; ngược lại. Công ty Trường Sơn đăng ký bảo hộ tại

Cục SHTT - Bộ Khoa học Công nghệ về nhãn hiệu và kiểu dáng nên cũng được cơ

quan này cho là đúng.

Khi lực lượng quản lý thị trường xử lý, hai cơ quan ra hai quyết định mà văn bản nào

cũng có hiệu lực, không văn bản nào phủ quyết được văn bản nào. Hậu quả là cơ quan

bắt giữ không tài nào xử lý được, doanh nghiệp thì vướng vào kiện cáo, kinh doanh bị

ảnh hưởng. Cũng may, tình huống xấu nhất là doanh nghiệp kiện cơ quan bắt giữ do xử

lý vụ việc quá lâu đã không xảy ra.

Ông Vương Tiến Dũng - Chi cục phó, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho rằng, đây

là một kẽ hở pháp luật cần được xóa bỏ ngay để tránh các trường hợp tương tự. Theo

ông Dũng, hệ thống văn bản pháp luật về SHTT hiện tại có khá nhiều quy định cùng

chung một vấn đề, song ranh giới không rõ ràng, minh bạch lại thiếu chế tài nên việc

xử lý đã khó lại càng thêm khó. Bên cạnh đó, việc quy định chất lượng tối thiểu như thế

nào để xác định là hàng kém chất lượng, hàng giả; vi phạm nhãn hiệu trùng đến bao

nhiêu phần trăm bị coi là hàng giả… đều chưa có quy định rõ ràng.

Trở lại với vấn đề khả năng bảo hộ quyền tác giả đối với quần áo thời trang,

quan điểm của phần lớn các nước là các bản thiết kể thời trang trên giấy thì có

thể được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả, trong khi bản thân bộ quần áo thì phải

được đăng ký bảo hộ dưới dạng kiểu dáng công nghiệp.51 Có người cho rằng

quan điểm trên đây vẫn chưa rõ ràng ở chỗ: một bộ quần áo đương nhiên phải

xuất phát từ thiết kế. Nếu hai bộ quần áo giống nhau thì hẳn là thiết kế của

chúng cũng giống nhau. Điều đó đúng, song hai thiết kế giống nhau chưa chắc

đã sao chép của nhau và vì vậy có xâm phạm quyền tác giả. Chỉ khi nguyên đơn

chứng minh được rằng một bên sao chép của bên kia thì khả năng bị coi là xâm

phạm quyền tác giả mới xuất hiện (xem mục 2.1 trên đây).

2.2.2 Chủ thể của quyền tác giả

a. Tác giả

Các chủ thể tham gia vào QHPLDS về quyền tác giả bao gồm tác giả (đồng tác

giả) và chủ sở hữu quyền tác giả. Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ

hay một phần tác phẩm (Khoản 1 Điều 13 Luật SHTT). Tuy vậy, Luật SHTT

không quy định rõ như thế nào gọi là sáng tạo. Theo một số tài liệu khoa học,

sáng tạo trong QHPLDS về quyền tác giả được coi là việc sử dụng sức lao động

và khả năng suy xét để tạo ra tác phẩm.52 Như vậy, sáng tạo là việc tạo ra tác

51 Chisum, D. and Jacobs. M. (1999) Understanding Intellectual Property Law, Mathew Bender,

trang 4-76.

52 Cornish, W. (sđd).

58

phẩm từ lao động trí óc. Sao chép lại một quyển sách không gọi là sáng tạo.



Các nhân viên công ty Điện thoại đã lập danh bạ Điện thoại "Những trang

trắng", sắp xếp số thuê bao theo thứ tự chữ cái đầu tiên của chủ thuê bao. Đó

không phải là sáng tạo, vì công việc sắp xếp là do máy vi tính tạo nên. Tuy

nhiên, đối với "Những trang vàng" (sắp xếp theo chủ đề) thì rõ ràng những nhân

viên của Công ty Điện thoại đã chọn lọc và sắp xếp số điện thoại theo chủ đề.

Vì họ đã dùng đến "khả năng suy xét", họ là tác giả của tác phẩm là danh bạ

điện thoại "Những trang vàng".53

Tác giả không nhất thiết phải sáng tạo ra toàn bộ tác phẩm, họ có thể chỉ sáng

tạo ra một phần tác phẩm. Thí dụ như trong "Giáo trình Luật Dân sự Việt

Nam", các giảng viên của Đại học Luật Hà Nội được phân công mỗi người viết

một phần, thì mỗi người sẽ là tác giả của phần viết đó. Sau cùng xin lưu ý là

mức độ sáng tạo để phát sinh quyền tác giả khác với mức độ sáng tạo để phát

sinh quyền sở hữu công nghiệp (sẽ trình bày ở phần sau). Tương tự, mức độ

sáng tạo để tạo ra từng loại tác phẩm có khác nhau. Thí dụ để ra đời chương

trình máy tính "Windows '95", công ty Microsoft đã phải huy động gần 2500 lập

trình viên tham gia làm việc. Tuy nhiên, vai trò của họ không như nhau. Một

số lập trình viên hoạch định các thuật toán để giải quyết vấn đề, một số các lập

trình viên khác chỉ làm những công việc đã được vạch sẵn với những phép

thử/sai, không cần sáng tạo gì thêm. Trong trường hợp đó, chỉ những lập trình

viên đóng vai trò quan trọng và có sáng tạo mới được coi là tác giả của phần

mềm Microsoft.

Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hay một phần tác phẩm. "Sáng

tạo" trong quan hệ pháp luật dân sự về quyền tác giả được coi là việc "sử dụng

sức lao động và khả năng suy xét" để tạo ra tác phẩm. Như vậy, sáng tạo là việc

tạo ra tác phẩm từ lao động trí óc. Sao chép lại một quyển sách không gọi là

sáng tạo. Một người chỉ được bảo hộ quyền tác giả trong phạm vi mà người đó

trực tiếp sáng tạo. "Trực tiếp" có nghĩa là chính tác giả đóng vai trò quyết định

trong việc thể hiện ý tưởng và tạo nên tác phẩm. Vì thế, một người cung cấp

thông tin cho phóng viên viết bài không phải là tác giả của bài báo.

Như đã nêu ở trên, điểm mấu chốt để xác định quyền tác giả là tác phẩm phải

mang tính nguyên gốc. Các khái niệm “nguyên gốc” và “trực tiếp sáng tạo” có

liên quan đến nhau. Khi tác giả sáng tạo một tác phẩm, thì đương nhiên tác

phẩm được sáng tạo đó mang tính nguyên gốc, trừ khi tác giả sao chép từ một

tác phẩm khác.

53 Ginsburg, J. (1992) "No 'Sweat'? Copyright and Other Protection of Works of Information

After Feist v. Rural Telephone." 92 Columbia Law Review: 344.

59

Nói rằng tác giả phải trực tiếp sáng tạo không có nghĩa là tác giả không có



quyền kế thừa sự sáng tạo của người khác. Luật Việt Nam cũng công nhận

người dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, sưu tầm, tuyển chọn từ những tác

phẩm khác cũng được coi là tác giả. Thí dụ nhạc sỹ Lê Giang đi sưu tầm

những bài dân ca Nam Bộ để viết thành tuyển tập, thì nhạc sỹ là tác giả của

tuyển tập của công trình nghiên cứu của mình, chứ không phải những người đã

ca lại những bài dân ca cho nhạc sỹ Lê Giang. Tuy vậy, Lê Giang chỉ là tác giả

của tuyển tập mà chị in, chứ không phải là tác giả của các bài dân ca, vì chị

không trực tiếp sáng tạo ra chúng. Như vậy, một người chỉ được bảo hộ quyền

tác giả trong phạm vi mà người đó trực tiếp sáng tạo. Để đánh giá một tác phẩm

có phải là nguyên gốc hay không cần phải xem có phần nào của tác phẩm đã

được sáng tạo. Trong tác phẩm dịch, việc thể hiện, cách đặt câu của dịch giả là

một sự sáng tạo - mang tính nguyên gốc. Trong tác phẩm tuyển chọn, cách sắp

xếp các tác phẩm khác nhau vào một tổng thể mang tính logic là một sáng tạo

mang tính nguyên gốc.

Sáng tạo hay nguyên gốc trong khái niệm về quyền tác giả không có nghĩa là

phải mới (như trong các khái niệm về sở hữu công nghiệp sẽ nói ở phần sau).

Hai bài thi viết của sinh viên, trả lời cùng một câu hỏi, mang nội dung giống

nhau, đều được coi là hai tác phẩm nguyên gốc, miễn là các sinh viên làm bài

thi "độc lập tác chiến". Như vậy khi thấy hai tác phẩm giống nhau, chúng ta

chưa thể xác định được ngay là chúng có sao chép của nhau hay không. Có thể

đó là trường hợp ngẫu nhiên. Vì thế cho nên khi xảy ra tranh chấp trong các vụ

kiện về quyền tác giả, việc đầu tiên nguyên đơn phải chứng minh được tác phẩm

của mình manh tính nguyên gốc, và chứng minh được rằng tác phẩm của bị đơn

sao chép toàn bộ hay phần lớn từ tác phẩm của mình.

Bên cạnh khái niệm tác giả chúng ta còn có khái niệm đồng tác giả. Đó là

những người cùng trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm. Có hai loại đồng tác giả.

Loại thứ nhất là những người cùng sáng tạo một tác phẩm thống nhất mà phần

sáng tác của mỗi người không thể tách ra để sử dụng riêng. Trong trường hợp

này vị trí của các đồng tác giả gần giống như vị trí của những chủ sở hữu chung

hợp nhất. Thí dụ như ban đầu Bill Gates và Paul Allen là đồng tác giả của phần

mềm DOS.54 Như vậy để chuyển giao quyền tác giả, cần phải có sự đồng ý của

tất cả các đồng tác giả. Loại thứ hai là những người cùng sáng tác ra một tác

phẩm thống nhất mà phần sáng tác của mỗi người có thể tách ra để sử dụng

riêng. Vị trí của các đồng tác giả lúc này sẽ giống như vị trí của những sở hữu

chung theo phần. Thí dụ như bài hát: "Quê hương" có hai đồng tác giả: tác giả

bài thơ của Đỗ Trung Quân và tác giả bài nhạc của Gíap Văn Thạch.

54 Heileman, (2000) “The Truth, The Whole Truth, and Nothing But The Truth - The untold

story of the Microsoft antitrust case and what it means for the future of Bill Gates and his

company.” Wired 8.11. Harvard Univ. Press.

60

Trong số những tác phẩm có đồng tác giả, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân



khấu có số lượng đồng tác giả lớn nhất. Theo Điều 21 Luật SHTT, tác giả của

các tác phẩm điện ảnh là những người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay

phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh

sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có

tính sáng tạo. Tác giả của tác phẩm sân khấu là người làm công việc đạo diễn,

biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh,

ánh sáng, mỹ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có

tính sáng tạo. Quy định quá rộng như vậy có thể tạo ra những kẽ hở về tranh

chấp quyền tác giả sau này, nhất là khi chúng ta biết rằng tác giả, cho dù không



tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương