Quyền sở HỮu trí tuệ TÀi liệu bài giảNG



tải về 3.65 Mb.
trang14/35
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.65 Mb.
#35323
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   35

tranh cãi giữa hai trường phái luật: luật của Mỹ và luật của các nước khác.

81 WIPO (1988) Background … (sđd).

82 European Patent Office (1997) What is Patentable?

83 Ladas, S. (sđd).

125


Theo luật của Mỹ, ai sáng tạo trước sẽ được ưu tiên cấp văn bằng bảo hộ, bất kể

người đó có nộp đơn yêu cầu bảo hộ trước hay không (first to invent). Theo

luật của Việt Nam, ngày ưu tiên là ngày được Cục SHTT công nhận là ngày nộp

đơn hợp lệ tại Cục hay tại một nước thành viên khác của Công ước Paris trong

vòng 12 tháng đối với sáng chế, 6 tháng đối với giải pháp hữu ích, kiểu dáng

công nghiệp - trước khi nộp đơn tại Cục. Trường hợp sau được gọi là ngày ưu

tiên theo Công ước Paris.

Ngày nộp đơn hợp lệ tại Cục SHTT là ngày mà Cục công nhận là chủ thể nộp

đơn đã thoả mãn các điều kiện về hình thức của đơn (đơn phải viết bằng tiếng

Việt, đã đóng lệ phí, thể hiện tính thống nhất trong yêu cầu bảo hộ, khai đầy đủ

các mục cần khai trong mẫu đơn và có đầy đủ các hồ sơ đi kèm). Như vậy ngày

nộp đơn hợp lệ có thể là ngày chủ thể nộp đơn, hay ngày sửa chữa, bổ sung đơn

lần cuối cùng (nếu trong quá trình xét đơn Cục SHTT thấy hồ sơ nộp lên chưa

đầy đủ). Để xác định ngày nộp đơn, Cục SHTT phải tiến hành xét nghiệm về

hình thức. Việc xét nghiệm hình thức sẽ được trình bày ở mục 5.5 dưới đây.

Muốn được hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris, chủ thể nộp đơn phải

cung cấp bằng chứng là mình đã nộp đơn trong thời hạn cho phép tại một nước

thành viên Công ước Paris. Thí dụ: vào ngày 1/3/1998, công dân A của Mỹ nộp

đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế S tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Pháp.

Ngày 1/5/1998, công dân B nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế S' (tương tự sáng

chế S) tại Cục SHTT của Việt Nam. Khi tra cứu, nếu Cục SHTT Việt Nam xác

định đã có một sáng chế tương tự nộp đơn yêu cầu bảo hộ tại Pháp, Cục sẽ bác

đơn của công dân B vì yêu cầu bảo hộ không có tính mới. Nếu không phát hiện

ra sự tương đồng giữa sáng chế S và S' thì nếu ngày 1/10/1999 công dân A đến

nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế S tại Việt Nam, có đưa bằng chứng về ngày

ưu tiên tại Pháp, thì Cục SHTT vẫn công nhận quyền ưu tiên của công dân A so

với công dân B. Tuy vậy nếu trong quá trình xét yêu cầu bảo hộ, sáng chế S tại

Việt Nam không đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ sáng tạo thì đơn của công dân

A sẽ bị bác và không được chuyển thành đơn giải pháp hữu ích vì thời hạn 6

tháng đối với giải pháp hữu ích (tính từ ngày 1/3/1998) đã trôi qua (tính đến

ngày 1/10/1998). Lúc này đơn của công dân B sẽ được xét.

5.2.3 Khả năng áp dụng

Theo Điều 62 Luật SHTT, sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công

nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm

hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết

quả ổn định. Để thoả mãn các điều kiện này, các thông tin về bản chất của giải

pháp cùng với các chỉ dẫn về điều kiện kỹ thuật cần thiết phải được trình bày

một cách rõ ràng đầy đủ đến mức cho phép người có trình độ hiểu biết trung

126

bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể tạo ra, sản xuất ra và có thể sử



dụng, khai thác giải pháp đó nhiều lần với kết quả như nhau và giống với kết

quả nêu trong đơn. 84

Như vậy, GPKT bị coi là không có khả năng áp dụng nếu chúng đi ngược lại

các nguyên lý cơ bản của khoa học (ví dụ GPKT về động cơ vĩnh cửu không

tuân theo nguyên lý bảo toàn năng lượng); đối tượng có chứa mâu thuẫn nội tại;

để có thể thực hiện được giải pháp, người thực hiện phải có kỹ năng đặc biệt và

kỹ năng đó không thể truyền thụ hoặc chỉ dẫn được cho người khác; hay thiếu

các chỉ dẫn quan trọng nhất để thực hiện giải pháp.

5.2.4 Trình độ sáng tạo – tính không hiển nhiên

Theo Điều 61 Luật SHTT, sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ

vào các GPKT đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng

văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài

trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong

trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một

bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có

hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Sáng tạo được hiểu là kết quả của một ý tưởng (có thể bắt nguồn từ những sáng

chế khác), nhưng không nảy sinh một cách hiển nhiên từ trình độ kỹ thuật hiện

tại đối với một người có kỹ năng thông thường (trình độ trung bình) trong lĩnh

vực kỹ thuật tương ứng. Những gì mà một người có trình độ trung bình ở cùng

ngành kỹ thuật tương ứng có thể tự tìm ra được mà không cần phải có bản mô tả

sáng chế của người yêu cầu nộp đơn được coi như "hiển nhiên". Sau nữa, đây

phải là một sự sáng tạo có trình độ, nghĩa là phải có sự khác biệt cơ bản giữa

trình độ kỹ thuật vào ngày ưu tiên và sáng chế được yêu cầu bảo hộ (phải nêu

được ví dụ về tính sáng tạo). Việc đánh giá trình độ sáng tạo của GPKT nêu

trong Đơn được thực hiện bằng cách đánh giá yêu cầu bảo hộ để đưa ra kết

luận: dấu hiệu cơ bản khác biệt có bị coi là đã bộc lộ vào ngày ưu tiên hay

không, và có bị coi là có tính hiển nhiên hay không (xem Mục 5.3.2).

5.3 Xác lập văn bằng bảo hộ đối với sáng chế và giải pháp hữu ích

Việc xác lập văn bằng bảo hộ bất đầu từ việc soạn thảo đơn yêu cầu bảo hộ.

Đây là một công việc khó khăn. Ở các nước người ta thường quy định đơn yêu

cầu bảo hộ sáng chế nếu nộp nhân danh người khác phải do luật sư về sáng chế

(patent attorney) soạn thảo. Việc soạn thảo yêu cầu bảo hộ khó khăn vì phạm vi

84 Mục 33, Thông tư 30/2003/TT-BKHCN.

127

yêu cầu càng rộng, khả năng không được bảo hộ càng lớn do không có tính mới



hoặc có liên quan đến những chi tiết không có khả năng áp dụng. Việc soạn

thảo yêu cầu phải đi đôi với soạn thảo bản mô tả, vì phạm vi yêu cầu không thể

lớn hơn những gì đã được mô tả. Thông thường, người ta soạn thảo một yêu cầu

có phạm vi bảo hộ rộng, tiếp theo là một loạt những yêu cầu có phạm vi hẹp

hơn, dựa trên phạm vi bảo hộ ban đầu.85

5.3.1 Đơn trong nước

a. Thời hạn xử lý đơn

Theo Điều 118 Luật SHTT, đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không thuộc các

trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ theo Luật SHTT, không bị ra văn bản

từ chối và người nộp đơn nộp lệ phí thì Cục SHTT quyết định cấp văn bằng bảo

hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp. Thời hạn xử lý

đơn được qui định tại Điều 119 Luật SHTT (không tính thời gian dành cho việc

sửa đổi, bổ sung đơn) như sau:

- Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định hình thức trong thời

hạn một tháng kể từ ngày nộp đơn.

- Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định nội dung trong thời

hạn sau đây:

a) Đối với sáng chế là mười hai tháng kể từ ngày công bố đơn nếu yêu

cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ

ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được

nộp sau ngày công bố đơn; và

b) Đối với kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý là sáu tháng

kể từ ngày công bố đơn.

- Thời hạn thẩm định lại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bằng hai phần

ba thời hạn thẩm định lần đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì có thể

kéo dài nhưng không vượt quá thời hạn thẩm định lần đầu.

b. Quyền nộp đơn

Cũng giống như trong trường hợp nhãn hiệu, chủ thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ

sáng chế phải có quyền nộp đơn. Nghị định 63/CP quy định các chủ thể sau đây

có quyền nộp đơn đối với sáng chế, giải pháp hữu ích. Thứ nhất là những người

(cá nhân, tổ chức) thuê tác giả hay được tác giả chuyển giao quyền nộp đơn.

85 European Patent Office (1992) How to Get a European Patent - Guide for Applicant.

128

Thí dụ người sử dụng lao động được quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế



chứ không phải người lao động. Đối với những người chuyển giao quyền, việc

chuyển giao phải được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản. Thứ hai là

những tác giả trực tiếp sáng tạo ra sáng chế hay giải pháp hữu ích. Việc sáng tạo

phải được thực hiện bằng công sức và chi phí riêng của mình. Loại người thứ

ba được quyền nộp đơn là người thừa kế của chủ văn bằng bảo hộ. Có thể có

nhiều người thừa kế, việc thừa kế phải được đăng ký và tất cả những người có

quyền nộp đơn phải thống nhất với nhau về quyền nộp đơn. Nếu không thống

nhất, Cục SHTT sẽ từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Trong trường hợp văn bằng đã

được cấp mà không có sự thống nhất ý chỉ giữa các đồng chủ sở hữu về việc có

nộp đơn hay không, văn bằng bảo hộ sẽ bị huỷ bỏ.86

c. Đơn yêu cầu bảo hộ

Việc xác lập văn bằng bảo hộ đối với sáng chế và giải pháp hữu ích cũng bao

gồm hai bước, giống như việc xác lập văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu: xét

nghiệm hình thức và xét nghiệm nội dung. Hiện nay, các chủ thể phải tuân thủ

hình thức nộp đơn như trong quy định tại Công văn 308/ĐK ngày 11/6/1997 của

Cục SHTT, và nay là Thông tư 30/2003/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công

nghệ. Đơn phải có yêu cầu bảo hộ, bản tóm tắt và bản mô tả sáng chế, giải pháp

hữu ích (xem Phụ lục 2 đi kèm). Yêu cầu bảo hộ phải nhất quán và làm rõ được

các tiêu chuẩn bảo hộ. Các dấu hiệu cơ bản của GPKT nêu trong đơn được thể

hiện tại yêu cầu bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích. Các dấu hiệu cơ bản của

GPKT nêu trong các tài liệu khác được thể hiện và phát hiện theo tài liệu mô tả

hoặc dạng thể hiện hiện thực tế của GPKT đó.

i. Bản mô tả và bản tóm tắt

Sáng chế được giải thích thông qua bản mô tả. Các nội dung phải ghi rõ trong

bản mô tả bao gồm: lĩnh vực áp dụng GPKT, các GPKT đã biết, bản chất của

GPKT yêu cầu bảo hộ, hình vẽ (nếu có), thí dụ thực hiện GPKT, lợi ích của việc

áp dụng GPKT (Điều 6.3 Thông tư 3055/TT-SHCN và Mục 5 của Thông tư

30/2003/TT-BKHCN).

Phần mô tả thuộc bản mô tả phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của GPKT cần được

bảo hộ. Trong phần mô tả phải có đầy đủ các thông tin đến mức bất kỳ người

nào có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực

hiện được giải pháp xin bảo hô. Ngoài ra, phần mô tả phải làm rõ tính mới, tính

không hiển nhiên và khả năng áp dụng của GPKT cần được bảo hộ.

86 Điều 14 Nghị định 63/CP.

129

Phần mô tả bao gồm: tên đối tượng cần được bảo hộ hoặc các đối tượng chính,



lĩnh vực kỹ thuật, tình trạng kỹ thuật tại thời điểm nộp đơn, bản chất của đối

tượng (nêu rõ các đặc điểm tạo nên đối tượng và phải chỉ ra các điểm mới so với

các GPKT tương tự đã biết), mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo, mô tả chi tiết

các phương án thực hiện đối tượng, khả năng áp dụng và hiệu quả.87

Thí dụ sau đây là bản mô tả được nêu trên công báo SHCN về GPHI “vòi

nước”:88


Mô tả: Sáng chế đề cập đến vòi nước có một vòng đỡ được bố trí như một ổ đỡ

trượt giữa thân và ống bọc đỡ. Vòng đỡ này bị kín một rãnh xung quanh chứa

các vòng làm kín từ ống bọc đỡ và bản thân nó được bịt kín khỏi ống bọc đỡ

nhờ một vòng làm kín ngoài được đặt trên vòng đỡ. Vòng đỡ này tiếp giáp với

một lỗ dẫn nước nằm giữa kênh lưu thông nước và đoạn vòi quay ở phần kéo

dài theo trục của nó.

Điểm mới: Ưu tiên của vòi nước theo sáng chế là dòng nước chảy trong kênh

lưu thông nước và về phía đoạn vòi quay được điều chỉnh theo cách sao cho sự

hình thành các cặn lắng vôi trong khu vực các vòng làm kín được hạn chế một

cách đáng kể ngay cả sau một thời gian hoạt động tương đối dài, hoặc thậm chí

được ngăn chặn hoàn toàn.

Khả năng áp dụng: Vì nước không còn có thể lọt vào giữa các bộ phận chuyển

động tương đối với nhau và chính vòng đỡ có thể bảo vệ các vòng làm kín, nên

không còn khả năng hình thành các cặn lắng vôi ở mức độ làm nghiêm trọng

trong khu vực nhạy cảm này.

Riêng đối với sáng chế về vật liệu sinh học không thể mô tả được hoặc không

thể mô tả đầy đủ đến mức người có trình độ trung bình trong lĩnh vực công nghệ

sinh học có thể thực hiện được thì chỉ được coi là được bộc lộ đầy đủ nếu nộp

mẫu vật liệu sinh học tại cơ quan lưu giữ có thẩm quyền trước ngày nộp đơn, và

trong phần mô tả có nêu rõ các thông tin cần thiết về đặc tính của vật liệu sinh

học mà người nộp đơn có thể có được; và trong Tờ khai có nêu rõ cơ quan lưu

giữ vật liệu sinh học và số hiệu lưu giữ trong thời hạn 16 tháng kể từ ngày ưu

tiên, hoặc không muộn hơn ngày nộp yêu cầu công bố đơn.

Ngoài bản mô tả, trong hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ còn có bản tóm tắt, dùng

để công bố một cách vắn tắt về bản chất của sáng chế/giải pháp hữu ích để đăng

Công báo SHCN (không quá 150 từ đơn). Bản tóm tắt phải bộc lộ những nội

dung chủ yếu về bản chất của GPKT nhằm mục đích thông tin. Bản tóm tắt có

87 Ngoài yêu cầu chung, đối với đơn sáng chế/giải pháp hữu ích về trình tự gen hoặc một phần

trình tự gen, trong phần mô tả phải có danh mục trình tự gen được thể hiện theo tiêu chuẩn

WIPO ST.25 mục 2(ii) (Tiêu chuẩn thể hiện danh mục trình tự nucleotit và trình tự axit amin

trong Đơn sáng chế).

88 No.1960064 10.01.96 US, nộp đơn PCT và được chuyển đến VN ngày 07/01/1997, cấp bằng

tại VN ngày 27/08/2001, chủ sở hữu văn bằng là công ty American Standard Inc. (Mỹ).

130


thể có hình vẽ, công thức đặc trưng. Thí dụ sau đây cho thấy hình thức của bản

tóm tắt được nêu trên công báo SHCN về GPHI “xử lý tóc đen của người Việt

Nam để làm ẩm kế”:89

Giải pháp hữu ích thuộc lĩnh vực chế tạo ẩm kế, cụ thể đề cập đến phương

pháp xử lý tóc đen của người Việt làm ẩm kế. Phương pháp bao gồm chọn tóc

với đường kính 50-63mm có cấu trúc trẻ khoẻ, không bị sâu bệnh, sau đó rửa

sạch, tẩy dầu mỡ bằng cách ngâm trong nước chanh quả, rửa trong nước đã khử

ion nhiều lần, sau đó ngâm tóc trong dung dịch dẫn xuất của ete để làm suy

giảm lớp sừng trong thời gian 90 phút để tạo các lỗ hút ẩm, tiếp đó tóc được

luyện trong môi trường thăng giáng độ ẩm từ 20% đến 100% RH trong thời

gian 5 ngày ở nhiệt độ môi trường để tạo tính ổn định khi dùng để đo độ ẩm.

ii. Yêu cầu bảo hộ

Yêu cầu bảo hộ dùng để xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ đối với sáng

chế/giải pháp hữu ích. Yêu cầu bảo hộ phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng,

phù hợp với phần mô tả và hình vẽ. Cụ thể là:

a) Yêu cầu bảo hộ phải liệt kê các dấu hiệu nêu trong phần mô tả, cần

và đủ để xác định được đối tượng và để phân biệt đối tượng với đối

tượng đã biết.

b) Yêu cầu bảo hộ không được viện dẫn đến Phần mô tả và hình vẽ, trừ

các trường hợp viện dẫn đến những phần không thể mô tả chính xác

bằng lời, như trình tự nucleotit và trình tự axit amin, nhiễu xạ đồ,

giản đồ trạng thái.

c) Yêu cầu bảo hộ phải được viết thành một câu và nên được thể hiện

thành hai phần: “phần giới hạn” và “phần khác biệt”, trong đó:

(i) “Phần giới hạn” bao gồm tên đối tượng và những dấu hiệu của

đối tượng đó trùng với các dấu hiệu của đối tượng đã biết gần

nhất và được nối với “phần khác biệt” bởi cụm từ “khác biệt ở

chỗ” hoặc “đặc trưng ở chỗ” hoặc các từ tương đương; và

(ii) “Phần khác biệt” bao gồm các dấu hiệu khác biệt của đối tượng

so với đối tượng đã biết gần nhất và các dấu hiệu này kết hợp

với các dấu hiệu của “phần giới hạn” cấu thành đối tượng yêu

cầu bảo hộ.

89 nộp đơn 22/04/1994, chủ sở hữu văn bằng là Viện Khoa họcVật liệu, Trung tâm KHTN và

CN Quốc gia, Hà nội.

131

d) Yêu cầu bảo hộ có thể bao gồm một hoặc nhiều điểm, trong đó Yêu



cầu bảo hộ nhiều điểm có thể được dùng để:

(i) Thể hiện một đối tượng cần được bảo hộ, với điểm đầu tiên

(gọi là điểm độc lập), điểm (các điểm) tiếp theo dùng để bổ

sung, làm rõ, phát triển điểm độc lập (gọi là điểm phụ thuộc);

(ii) Thể hiện một nhóm đối tượng cần được bảo hộ, với một số

điểm độc lập, mỗi điểm độc lập thể hiện một đối tượng cần

được bảo hộ trong nhóm đó, mỗi điểm độc lập này có thể có

điểm (các điểm) phụ thuộc.

e) Yêu cầu bảo hộ nhiều điểm dùng để thể hiện một nhóm đối tượng

phải đáp ứng các yêu cầu sau:

(i) Các điểm độc lập, thể hiện các đối tượng riêng biệt, không

được viện dẫn đến các điểm khác của Yêu cầu bảo hộ, trừ

trường hợp việc viện dẫn đó cho phép tránh được việc lặp lại

hoàn toàn nội dung của điểm khác;

(ii) Các điểm phụ thuộc phải được thể hiện ngay sau điểm độc lập

mà chúng phụ thuộc.

Để soạn thảo được yêu cầu bảo hộ, cần nắm chắc được bản chất của sáng chế.

Có nghĩa là sản phẩm bạn tạo ra chỉ là “hiện tượng”, còn “bản chất” chính là

động lực tạo ra hiện tượng đó. Từ bản chất suy ra được các điểm khác biệt. Thí

dụ tại mục 5.1.3 về vật liệu giảm nhiễu của điện thoại di động cho thấy điều

này. Các điểm khác biệt này lại được phân loại thành điểm độc lập và điểm phụ

thuộc. Các điểm này có thể kết hợp dựa trên những nghiên cứu đã biết, song cái

quan trọng là bản chất kết hợp này chưa được ai tìm ra từ trước. Thí dụ, kết hợp

bánh xe với bàn là ý tưởng có từ trước đối với GPKT “ghế có gắn bánh xe”,

song việc kết hợp mắc áo với chiếc giác hút để trở thành mắc áo treo trên mặt

phẳng có bản chất chưa được bộc lộ từ trước và có thể trở thành sáng chế. Khi

đó, điểm độc lập là ý tưởng kết hợp, điểm phụ thuộc là các thành phần tạo nên

(giác hút và mắc áo). Chỉ có điểm khác biệt cơ bản mới có thể được bảo hộ.

iii. Sửa đổi, bổ sung, tách, chuyển đổi đơn

Đơn chỉ có thể được sửa đổi mà không làm thay đổi phạm vi và khối lượng bảo

hộ, trừ trường hợp sửa đổi theo yêu cầu của Cục SHTT. Trên thực tế, khi nhận

được văn bản từ chối, đơn có thể được sửa đổi trong phạm vi các dấu hiệu nêu

trong bản mô tả và hình vẽ mà không bổ sung thêm các dấu hiệu mới. Khi có

thông báo cuối cùng về lý do từ chối, người nộp đơn được quyền sửa đổi trong

phạm vi các dấu hiệu nêu trong bản mô tả và hình vẽ mà không bổ sung thêm

dấu hiệu mới. Yêu cầu bảo hộ chỉ được sửa chữa cho các mục đích sau: loại bỏ

bớt một số điểm yêu cầu bảo hộ; hạn chế phạm vi của yêu cầu bảo hộ. Khoản 3

132


Điều 115 Luật SHTT qui định: việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công

nghiệp không được mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn và

không được làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký nêu trong đơn,

đồng thời phải bảo đảm tính thống nhất của đơn.

Đơn có thể được tách từ một đơn có nhiều sáng chế thành nhiều đơn khác nhau.

Tách đơn được sử dụng khi người nộp đơn muốn mở rộng phạm vi bảo hộ của

đơn, muốn sửa đổi đơn để tránh bị từ chối hay muốn tách một sáng chế đã được

mô tả trong bản mô tả để được bảo hộ riêng. Một đơn tách chỉ được chấp nhận

cho nộp trong giai đoạn sửa đổi bản mô tả hoặc hình vẽ. Lợi điểm của việc

tách đơn so với việc nộp đơn mới là ngày nộp đơn được coi như ngày nộp đơn

gốc và các phần tách ra không bị mất quyền ưu tiên liên quan đến tính mới hay

trình độ sáng tạo (Khoản 4 Điều 115 Luật SHTT).

Đơn có thể được chuyển đổi từ đơn sáng chế sang đơn GPHI khi không đủ tiêu

chuẩn bảo hộ về sự sáng tạo đối với sáng chế, hoặc ngược lại.

d. Xét nghiệm hình thức

Sau khi nhận đơn, công việc đầu tiên mà Cục SHTT tiến hành là xét nghiệm

hình thức. Việc xét nghiệm hình thức cũng tiến hành giống như trong trường

hợp của đơn nhãn hiệu. Thời hạn xét nghiệm hình thức là 1 tháng kể từ khi nộp

đơn hợp lệ.90 Sau khi xét nghiệm hình thức, Cục SHTT ra thông báo chấp nhận

đơn và xác định ngày ưu tiên. Các đơn được chấp nhận sẽ được đăng trên Công

báo Sở hữu công nghiệp (trong vòng 19 tháng kể từ ngày ưu tiên). Kể từ thời

điểm đó, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến về việc cho/không

cho chủ thể nộp đơn được cấp văn bằng bảo hộ (gọi là thời hạn phản đối -

opposition period). Cùng thời điểm đó, người nộp đơn có quyền thông báo cho

người đang sử dụng đối tượng tương đương với đối tượng nộp đơn về việc nộp

đơn của mình. Nếu sau ngày đơn được chấp nhận cấp văn bằng bảo hộ, các chủ

thể sau vẫn tiếp tục sử dụng, chủ sở hữu văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu

những người đang dụng đối tượng phải thanh toán một khoản phí cho việc sử

dụng của mình (trừ sử dụng trước – nêu ở phần sau).

e. Xét nghiệm nội dung

Phạm vi xét nghiệm nội dung đối với đơn sáng chế, giải pháp hữu ích cũng

giống như đối với đơn nhãn hiệu (xem xét các tiêu chuẩn bảo hộ). Tuy nhiên,

khi này xét nghiệm nội dung được dựa trên cơ sở tự nguyện. Mục 21.1 của

Thông tư 30/2003/TT-BKHCN quy định:

90 Mục 16 Thông tư 30/2003/TT-BKHCN.

133


“Trong thời hạn 42 tháng tính từ ngày ưu tiên của Đơn sáng chế, 36 tháng từ

ngày ưu tiên của Đơn giải pháp hữu ích, Người nộp đơn hoặc bất kỳ người

thứ ba nào đều có thể yêu cầu Cục SHTT tiến hành xét nghiệm nội dung

sáng chế, giải pháp hữu ích tương ứng. Nếu có lý do thỏa đáng, thời hạn nộp

Yêu cầu xét nghiệm nội dung có thể kéo dài, nhưng không quá 6 tháng.”

Thời hạn xét nghiệm nội dung là 12 tháng kể từ ngày nộp đơn xin xét nghiệm

nội dung (Mục 30.1 Thông tư 30/2003/TT-BKHCN). Nếu người nộp đơn

không yêu cầu xét nghiệp nội dung, đơn sẽ bị coi như rút và không được cấp

bằng.

Việc xét nghiệm nội dung sáng chế, giải pháp hữu ích khó khăn hơn xét nghiệm



hình thức vì chúng ta không có đủ khả năng xét nghiệm nội dung cho tất cả các

loại sáng chế, nhất là các ngành công nghệ cao như điện tử, hoá chất. Để xét

nghiệm nội dung đối tượng này cần phải có các chuyên gia tầm cỡ “một người

trung bình trong cùng ngành kỹ thuật tương ứng.” Hiện nay trên thế giới chỉ có

vài chục cơ quan patent (sáng chế) có đủ các chuyên gia như vậy (thí dụ

USPTO của Hoa Kỳ, EPO của Châu Âu, JPO của Nhật Bản).

Ứng với một điểm thuộc yêu cầu bảo hộ, GPKT được coi là có trình độ sáng tạo

nếu việc đưa dấu hiệu cơ bản khác biệt vào tập hợp các dấu hiệu cơ bản của

GPKT là kết quả của hoạt động sáng tạo và không phải là kết quả hiển nhiên

của hiểu biết thông thường trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. GPKT bị coi là

không có trình độ sáng tạo nếu các dấu hiệu cơ bản khác biệt mang tính hiển

nhiên. Có nghĩa là bất kỳ một người nào có hiểu biết trung bình thuộc lĩnh vực

tương ứng cũng biết rằng để thực hiện chức năng đã định hoặc để đạt được mục

đích đã định tất yếu phải sử dụng tập hợp các dấu hiệu đó và ngược lại khi sử

dụng tập hợp các dấu hiệu đó thì tất yếu phải đạt được mục đích hoặc thực hiện

được chức năng tương ứng. Thí dụ, một cục phấn kết hợp với giẻ lau sẽ ra được

“dụng cụ vừa viết vừa xoá.” GPKT cũng không có tính sáng tạo nếu là sự kết

hợp đơn giản của các GPKT đã biết với chức năng, mục đích và hiệu quả cũng

là sự kết hợp đơn giản chức năng, mục đích và hiệu quả của từng GPKT đã biết.

Thí dụ sự kết hợp giữa dao và kéo để trở thành dao đa năng (Swiss Army

Knife).

Trường hợp phổ biến bị tự chối nhất của GPKT là các dấu hiệu cơ bản đồng



nhất hoặc tương đương dấu hiệu cơ bản của GPKT nào đó đã biết. Ở đây, hai



tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương