Quyền sở HỮu trí tuệ TÀi liệu bài giảNG



tải về 3.65 Mb.
trang13/35
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.65 Mb.
#35323
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   35

tự, các tên miền www.pwc.com cũng được đăng ký mà chủ sở hữu nhãn hiệu

PWC (tên công ty kiểm toán Price Waterhouse Coopers) không phải là chủ sở

hữu tên miền. Khi phát hiện tên miền của mình bị người khác đăng ký trước,

chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ cân nhắc xem mình có thể đòi lại hay mua lại tên miền

đó được không. Để giải quyết những tranh chấp về tên miền, pháp luật các

nước thông thường quy định rằng nếu người đăng ký tên miền không chứng

minh được lý do chính đáng của việc đăng ký thì tên miền sẽ bị tước bỏ và trao

trả lại cho chủ sở hữu nhãn hiệu. Một thí dụ cho việc tranh chấp dạng này là

nhãn hiệu IKEA, tên một công ty sản xuất đồ gỗ lớn của Thụy Điển. Khi IKEA

định đăng ký tên miền của mình tại Trung Quốc thì phát hiện là tên miền này

đã bị người khác đăng ký. Người đăng ký trước yêu cầu IKEA phải trả 35.000

117

USD để được chuyển nhượng tên miền. IKEA không đồng ý và khởi kiện người



đăng ký trước toà. Toà án Nhân dân TP Bắc Kinh đã xử cho IKEA thắng kiện,

vì công ty đăng ký trước đã đăng ký với dụng ý xấu (nhằm bán lại cho IKEA).76

4.6 Kết luận

Nếu các biện pháp bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu không thể bảo vệ chủ sở hữu

đối tượng sở hữu trí tuệ trước những hành vi xâm phạm tinh vi như bắt chước

màu sắc, cách thức quảng cáo, chủng loại … thì chủ sở hữu có thể khởi kiện

người sử dụng những thành quả đầu tư của mình vào mục đích kinh doanh trên

cơ sở chỉ dẫn địa lý, tên thương mại hay hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Luật về chỉ dẫn địa lý bảo vệ việc độc quyền sử dụng tên địa phương trên sản

phẩm của các chủ thể sản xuất sản phẩm từ địa phương đó, nếu sản phẩm mang

tính chất đặc thù từ địa phương nói trên. Cạnh tranh không lành mạnh được coi

là một trong những biện pháp bảo hộ cuối cùng, nếu các biện pháp bảo hộ khác

không có hiệu quả. Trước toà, việc thỏa mãn các nghĩa vụ phải chứng minh

theo quy định của pháp luật không phải là điều dễ dàng. Trong khi đó, đối với

xâm phạm các quyền sở hữu công nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu

chỉ cần chứng minh quyền của mình bằng văn bằng bảo hộ.

76 Chen, J. (2000) Hearing on the US-China BTA and the Assession of China to WTO. Business

Software Association Publication.

118

Chương 5: Sáng chế (patent) và giải pháp hữu ích



5.1 Khái niệm và đặc điểm sáng chế, giải pháp hữu ích

5.1.1 Khái niệm

Sáng chế (patent) là giải pháp kỹ thuật (GPKT) dưới dạng sản phẩm hoặc quy

trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự

nhiên. Các giải pháp này có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có

trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế xã hội. Thí

dụ như sáng chế của Edison đối với chiếc bóng đèn hay máy hát đầu tiên vào

đầu thế kỷ 20, hay sáng chế của Von Neuman đối với chiếc máy tính cá nhân

đầu tiên trên thế giới. Những sáng chế này đã nâng cấp trình độ kỹ thuật thế

giới và là những bước đột phá trong công nghệ, mở ra kỷ nguyên mới cho loài

người. Ngoài những sáng chế vĩ đại như đã kể trên, còn có những sáng chế

khác ở mức độ thấp hơn, thí dụ sáng chế một chiếc máy tách vỏ hạt điều của

Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, hay sáng chế khung dầm chịu lực

cho chiếc cầu treo ở đồng bằng sông Cửu Long dựa trên ý tưởng một chiếc vó

cần câu. Sáng chế ở khắp nơi xung quanh ta. Thí dụ, những sáng chế xung

quanh chiếc điện thoại di động có thể chia thành các nhóm như sau: sáng chế về

ăng ten, về bộ phận nhập và xử lý tín hiệu, về nguồn cung cấp (pin), về các

mạch chức năng, về bộ phận hiển thị (màn hình). Trong các sáng chế về ăng ten

có các sáng chế về vật liệu làm ăng ten, chi tiết kết cấu, phương tiện hỗ trợ, bộ

điều khiển định hướng. Muốn tạo ra sáng chế, chỉ cần có óc tưởng tượng và

quyết tâm.

Cũng không phải quá khó để tạo ra sáng chế, giải pháp hữu ích (GPHI). Sáng

chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền GPHI nếu không phải là

hiểu biết thông thường, có tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp. Thí dụ

như GPKT về chiếc nút chai có khả năng ngăn vi khuẩn và đóng mở một cách

vệ sinh (có hình dáng giống như nút chai nước rửa chén). Theo đó, chiếc nút

chai có đặc điểm là nó có thể đóng mở dễ dàng, thậm chí có thể điều chỉnh được

lượng nước đi ra từ trong chai. Hơn nữa, khi đóng lại, nó tuyệt đối kín, không

bị bụi bám, đặc biệt thích hợp đối với những người đi du lịch. Khi uống nước,

nước từ trong chai đi ra hình tia, như vậy người uống không phải ghé miệng vào

cổ chai mất vệ sinh. Trước đây loại nút chai như vậy đã được ứng dụng làm nút

chai nước rửa chén hay nước cọ rửa sàn nhà. Giải pháp hữu ích này có tính mới

đối với thế giới, và có khả năng áp dụng. Tuy nhiên, giải pháp này không có

trình độ sáng tạo. Giữa GPHI và sáng chế chỉ khác nhau về trình độ sáng tạo.

119

Có thể nói sáng chế, giải pháp hữu ích là thoả thuận của xã hội đối với các nhà



phát minh. Theo đó, trong một thời hạn nhất định, nhà phát minh được độc

quyền ngăn cấm những người khác không được sao chép, sử dụng và bán một

sáng chế đã được cấp bằng bảo hộ. Đổi lại, nhà phát minh sẽ công bố các chi

tiết của sáng chế cho công chúng biết. Hệ thống cấp bằng sáng chế là phần

thưởng của xã hội dành cho những nỗ lực sáng tạo của nhà phát minh, đồng thời

cũng là kênh quan trọng để cập nhật tri thức nhân loại từ những phát minh đó.

5.1.2 Các đặc điểm của sáng chế, giải pháp hữu ích

Về bản chất, quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế là quyền của chủ sở

hữu sáng chế được độc quyền khai thác sáng chế của họ và ngăn cản người khác

sử dụng sáng chế có tính năng tương tự trong một thời gian nhất định và trên

một lãnh thổ nhất định. Việc công nhận danh hiệu sáng chế được thực hiện

thông qua cấp bằng. Bản thân việc cấp bằng bảo hộ dựa trên nguyên tắc có đi

có lại: chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích phải mô tả đầy đủ sáng chế, giải

pháp hữu ích của mình để thế giới có kiến thức áp dụng sau khi hết thời hạn bảo

hộ. Ngược lại, cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận chủ sở hữu sáng

chế, giải pháp hữu ích được độc quyền khai thác các đối tượng này một thời

gian để có một khoản lợi nhuận từ việc sáng tạo.

Từ những định nghĩa trên, chúng ta cũng có thể suy ra được các yếu tố cấu

thành của quan hệ pháp luật dân sự về sáng chế, giải pháp hữu ích. Chủ thể của

các quan hệ pháp luật dân sự này là tác giả và chủ sở hữu đối tượng sở hữu công

nghiệp là sáng chế, giải pháp hữu ích. Khách thể hay đối tượng của chúng là

thành quả lao động sáng tạo được pháp luật công nhận - cụ thể là các GPKT - và

được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ độc quyền. Nội dung của các quan hệ

pháp luật dân sự này là các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu sáng chế, giải

pháp hữu ích và quyền của tác giả. Quyền của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu

công nghiệp nói trên bao gồm quyền sử dụng (không cho người khác sử dụng)

và quyền chuyển giao, định đoạt các đối tượng sở hữu công nghiệp. Điều quan

trọng là sáng chế, GPHI phải có tính mới so với trình độ kỹ thuật hay mỹ thuật

trên thế giới. Ngày sáng chế, GPHI thể hiện được tính mới gọi là ngày ưu tiên,

và chủ thể nộp đơn lúc đó sẽ có quyền ưu tiên, một khái niệm không có trong

chế định về quyền tác giả.77

5.1.3 Con đường đi đến văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích

Con đường đi đến văn bằng bảo hộ sáng chế bắt đầu từ những bức xúc về trình

độ kỹ thuật hiện tại. Từ bức xúc này sẽ nảy sinh ra ý tưởng để giải quyết vấn đề.

Thí dụ sau về chiếc máy gặt của một nông dân Bình Định cho thấy điều này:

77 Nghị định 63/CP, Điều 15.

120

Anh nông dân Việt Nam cải tiến máy gặt Nhật



Sau nhiều năm mày mò, sáng tạo, công trình

"Máy gặt lúa FUTU cải tiến" của anh Nguyễn

Kim Chính, thôn Đại Ân, xã Cát Nhơn (Phù Cát,

Bình Định) đã đoạt giải "Nhà nông sáng tạo"

năm 2005.

Ngay sau khi đoạt giải, anh liên tục nhận được

những lời đề nghị hợp tác để sản xuất hàng loạt máy

này. Một doanh nghiệp ở Khánh Hoà chính thức đặt

vấn đề lập dự án hợp tác sản xuất với số lượng hàng

nghìn cái. Họ cho anh được quyền chọn vị trí đặt

nhà máy, phương thức hợp tác sản xuất... Thậm chí có doanh nghiệp ở Campuchia còn

đề nghị anh cung cấp máy với số lượng không hạn chế.

Năm 1998, anh Chính bắt tay cải tạo chiếc máy gặt lúa rải hàng FUTU (Nhật Bản).

Anh giải thích: "Nhà tôi đông anh em nên được chia nhiều ruộng. Năm nào lúa chín rộ

lại gặp trời mưa thì đúng là... đại hạn. Lúa nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Xót ruột lắm

nhưng đành chịu mất trắng". Nguyễn Kim Chính góp nhặt từng đồng bạc lẻ từ nghề sửa

xe đạp để mua lại chiếc máy gặt lúa rải hàng của người bạn cũ. Chiếc máy này được

nhập nguyên chiếc từ Nhật Bản về với giá gần 15 triệu đồng. Anh tâm sự: "Sau khi vận

hành một thời gian, tôi nhận ra chiếc máy này không phù hợp với đồng đất ở quê tôi.

Nhưng đã trót bỏ ra cả đống tiền để mua nó, chẳng lẽ lại đắp chiếu bỏ đấy".

Theo lời anh Chính, máy FUTU chỉ vận hành được ở những chân ruộng ít nước và vào

ban ngày nắng ráo. Những ruộng bị mưa uớt, lúa đổ ngã, máy trở nên... bất lực. Máy

cũng không thể hoạt động vào ban đêm vì không có đèn, không có chỗ ngồi cho người

điều khiển... Và nhược điểm lớn nhất là khi cắt lúa thường bị kẹt trong máy, tạo vật cản

ở phía trước, ảnh hưởng đến năng suất công việc và tốn thêm nhân công lao động.

Ngoài ra, do không có bộ phận chắn bùn, lại di chuyển bằng bánh lồng sắt nên khi đi

qua sông suối, bùn đất dính bết vào máy, hơi nóng toả ra làm giảm tuổi thọ của máy và

sức khoẻ của người vận hành.

"Tiếc tiền mua máy, tôi đặt ra quyết tâm phải cải tạo lại các bộ phận để máy có thể hoạt

động 24/24 giờ. Bất cứ địa hình nào ruộng lún, ruộng lầy, trời mưa, lúa nghiêng, lúa

đổ... máy đều gặt được và phải thuận tiện khi di chuyển".

Mất gần tám năm mày mò, nghiên cứu, Nguyễn Kim Chính cũng cải tạo được cái máy

như ý muốn. Anh cho biết: "Chỉ còn khung và sườn máy của hãng FUTU, các bộ phận

còn lại, tôi đều cải tiến theo ý mình". Bộ phận đầu tiên anh cải tạo là hệ thống rút nhau

và dựng lúa. Anh lắp thêm các bánh nhông và sợi xích rút nhau lúa vào phía dưới các

mũi cắt. Có được hệ thống này, máy có thể hoạt động 24/24 giờ. Tuy nhiên, ở những

chân ruộng ướt, máy vẫn chưa cắt được. Mãi đến năm 2003, anh gắn thêm một tay gạt

chen giữa các mắt xích. Cứ ba mắt lại gắn một tay bằng thép hình lá ớt. Nhờ hệ thống

Ảnh: Nông thôn ngày nay.

121


này, cây lúa và nhau lúa được gom đưa hẳn ra ngoài, khắc phục được tình trạng kẹt

dính, đặc biệt ở những chân ướt, ruộng đổ ngã.

Bộ phận thứ hai anh quyết tâm cải tiến là lưỡi cắt. Anh nghĩ ra cách đặt lưỡi cắt nằm

phía trên thay cho kiểu cắt dưới của máy cũ để hạn chế nghẽn bùn đất chống mòn.

Hoàn chỉnh bộ phận này cũng là lúc anh phát hiện ra phương pháp cải tiến bộ phận

bánh lỏng. Anh cho biết: "Bánh lồng của máy cải tiến không còn dấu tích của bánh

lỏng FUTU nguyên bản. Bánh lồng mới có gắn thêm bộ lốp xe môtô để có thể chạy

nhanh trên chân ruộng khô và dễ dàng khi di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Mâm

bánh làm bằng thép liền mạch có gắn tám hình khối tam giác lõm ra mặt ngoài để

chống ruộng lún, ruộng lầy và chống dính".

Anh cho biết: "Hơn sáu năm vừa nghiên cứu, vừa ứng dụng, tôi cải tiến được 30 máy.

Mỗi chiếc giá 18,5 triệu đồng, cao hơn các loại máy hiện nay gần 4 triệu đồng/máy.

Tuy nhiên hiệu suất làm việc của máy cải tiến hơn hẳn các loại máy khác". Cụ thể cùng

tiêu hao nhiên liệu như nhau nhưng máy chưa cải tiến mỗi giờ chỉ cắt được bốn sào lúa

và cần hai người vận hành, trong khi máy đã cải tiến mỗi giờ cắt được hơn sáu sào và

chỉ cần một người điều khiển. Ông Hà Phúc Mạch - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt

Nam cho biết: "Tôi đã tiếp xúc với rất nhiều nông dân sử dụng máy gặt lúa cải tiến của

anh Chính. Tất cả họ đều có chung nhận xét: Hiện nay chưa có máy gặt nào, thậm chí

cả máy nhập ngoại 'qua mặt' máy gặt anh Chính cải tiến.”

Khi giải quyết vấn đề rồi, lại phải hiểu sáng chế của mình một cách thấu đáo.

Có nghĩa là phải đảm bảo những vấn đề cốt lõi của sáng chế (gọi là điểm khác

biệt) khi nộp đơn yêu cầu bảo hộ để có thể có được quyền bảo hộ phạm vi rộng,

đầy đủ và chắc chắn. Thí dụ đối với GPKT dùng vật liệu V để giảm nhiễu trong

máy điện thoại di động, thì chúng ta phải tự hỏi tại sao có thể giảm được nhiễu

bằng cách sử dụng V. Nếu tính chất của V mang lại kết quả như vậy thì tính

chất (X) là điểm khác biệt của sáng chế (chứ không phải vật liệu V). Chúng ta

có thể mở rộng phạm vi bảo hộ cho các vật liệu khác cùng tính chất. Mặt khác

các vật liệu này không chỉ giảm nhiễu cho điện thoại di động, mà còn hữu ích

cho ăng ten các thiết bị viễn thông khác. Như vậy, yêu cầu bảo hộ phải là “sử

dụng các vật liệu có tính chất X giảm nhiễu cho bộ phận thu phát các thiết bị

viễn thông” thì mới đủ và chắc chắn. Nếu chỉ ghi yêu cầu bảo hộ: “vật liệu V để

giảm nhiễu trong máy điện thoại di động” thì một người dùng vật liệu tương

đương V’ để tạo ra hiệu quả tương đương sẽ không bị coi là xâm phạm sáng

chế, vì phạm vi bảo hộ của sáng chế ban đầu quá hẹp.

5.2 Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế, giải pháp hữu ích

5.2.1 Giải pháp kỹ thuật

Trước hết sáng chế, giải pháp hữu ích phải là những GPKT, có nghĩa là tập hợp

cần và đủ các thông tin về cách thức kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật

122

nhằm giải quyết một vấn đề xác định.78 Các giải pháp này có thể thuộc các



dạng như vật thể (dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện); chất thể

(vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm); vật liệu sinh học (gen; thực vật,

động vật biến đổi gen…); và quy trình (quy trình công nghệ; phương pháp chẩn

đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý). Tất cả các GPKT được thể hiện bằng một tập

hợp các thông tin xác định, được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về trình

tự, điều kiện, biện pháp, phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt dược một

mục đích nhất định. Các GPKT chỉ khác nhau bởi chức năng hoặc mục đích sử

dụng cũng được coi là các GPKT khác nhau. Thí dụ dùng aspirin để chữa cảm

và aspirin để chữa bệnh đau dạ dày là những GPKT khác nhau.

Các thông tin chỉ là ý tưởng hoặc ý đồ, chỉ đặt vấn đề mà không phải là cách

giải quyết vấn đề, không trả lời được câu hỏi “bằng cách nào” hoặc/và “bằng

phương tiện gì” thì không được coi là GPKT. Ngoài ra, những cách giải quyết

không phải là vấn đề kỹ thuật và không thể giải quyết được bằng cách thức kỹ

thuật cũng không được coi là GPKT. Thí dụ: các loại luật lệ, trò chơi, các định

luật toán học, vật lý học; phương pháp và hệ thống tổ chức, quản lý, đào tạo,

huấn luyện; hệ thống ngôn ngữ; phương pháp sắp xếp thông tin; sơ đồ quy

hoạch vùng lãnh thổ; hình dáng của sản phẩm chỉ mang đặc tính thẩm mỹ. Các

sản phẩm của tự nhiên hoặc do tự nhiên chi phối, không phải là sản phẩm sáng

tạo của con người cũng không được coi là GPKT (phát minh khoa học, thuật

toán, phương pháp chẩn đoán bệnh, quản lý kinh tế, đào tạo, hệ thống ngôn ngữ,

các giải pháp chỉ đề cập đến hình thức).79 Ngoài ra, luật Việt Nam không bảo

78 Mục 32.2, Thông tư 30/2003/TT-BKHCN.

79 Về các GPKT, chúng ta có ba phương hướng nghiên cứu về cải cách công nghệ. Đó là nghiên

cứu về công cụ, về năng lượng và về phương pháp. Trong các phương hướng nghiên cứu,

nghiên cứu về công cụ có vai trò quan trọng nhất, mỗi khi một công cụ ra đời, nhất là công cụ

lao động có khả năng tạo ra một bước ngoặt về công nghệ (thí dụ như máy điện toán, điện thoại,

v.v.).Nghiên cứu về năng lượng tạo ra các nguồn năng lượng mới. Thí dụ như nghiên cứu chế

tạo tàu điện chạy bằng năng lượng mặt trời hay nghiên cứu tàu điện chạy trên đệm từ hay chế

tạo vật liệu siêu dẫn để tiết kiệm năng lượng điện. Việc nghiên cứu này không kém phần quan

trọng so với nghiên cứu về công cụ và thành quả nghiên cứu cũng được bảo hộ dưới dạng sáng

chế, giải pháp hữu ích.

Hướng nghiên cứu phương pháp (dựa trên các công cụ cũ) là hướng nghiên cứu các

phương pháp tối ưu để sử dụng một công cụ sẵn có, thí dụ như cải tiến phương pháp tính toán

các lưới toạ độ để giảm sai số trong trắc địa. Đó là hướng nghiên cứu của một số nhà khoa học

trước đây. Nó cũng khó khăn, song không tạo ra được bước ngoặt biến đổi về công nghệ. Cũng

với thí dụ trên, sự ra đời của các vệ tinh do thám và thiết bị định vị toàn cầu (GPS) đã làm độ

chính xác của việc xác định toạ độ một mục tiêu trên mặt đất trở nên hầu như tuyệt đối, không

cần phải tính sai số nữa. Như chúng ta thấy, nhờ sự chính xác của hệ thống GPS, mà các máy

bay và tên lửa của Mỹ đã tìm được mục tiêu tấn công trong cuộc chiến với Iraq năm 1990, hay

nhờ có định vị GPS, mà ở Singapore các tài xế lái xe taxi có thể tìm được địa chỉ của khách

hàng cũng như lộ trình xe chạy nhanh nhất đến địa chỉ đã định một cách dễ dàng. Vì trình độ

sáng tạo của hướng nghiên cứu về phương pháp không cao, chúng không được bảo hộ dưới

dạng sáng chế. Song nhà nước khuyến khích cải tiến kỹ thuật và vì vậy các nghiên cứu tạo ra

123


hộ chương trình máy tính, mạch IC, giống thực vật, động vật. Ở một số nước

như Nhật, Hàn Quốc, còn có qui định các sáng chế trái với đạo đức xã hội sẽ

không được bảo hộ, thí dụ như máy in tiền giả hoặc áo dùng để dấu ma tuý.

5.2.2 Tính mới

Điều kiện thứ hai của sáng chế là các GPKT này phải có tính mới. Ở đây “mới”

có nghĩa là không trùng với những GPKT đã nộp đơn hoặc được bảo hộ; chưa

bị bộc lộ công khai ngoài ý muốn của chủ thể, dưới hình thức sử dụng hoặc mô

tả tới mức một người trung bình trong lĩnh vực tương ứng có thể thực hiện được

giải pháp đó. Thời điểm xác định tính mới là ngày ưu tiên (đó là ngày nộp đơn

hợp lệ, hoặc ngày ưu tiên theo Công ước Paris [grace period]). Trình độ kỹ

thuật trên thế giới (state of the arts) là tất cả những gì đã được công bố vào ngày

được hưởng quyền ưu tiên (là ngày nộp đơn hoặc ngày được hưởng quyền ưu

tiên theo yêu cầu của chủ thể).

Để đánh giá tính mới của GPKT nêu trong đơn yêu cầu bảo hộ, Cục SHTT phải

tiến hành tra cứu thông tin từ ba nguồn bắt buộc: (i) tất cả các đơn khác đã được

Cục SHTT tiếp nhận có cùng chỉ số phân loại, tính đến chỉ số phân lớp (chỉ số

hạng thứ ba) và có ngày ưu tiên sớm hơn (xem giải thích dưới đây); (ii) các đơn

sáng chế hoặc/và các patent do các Tổ chức, quốc gia khác công bố/cấp trong

vòng 25 năm trước ngày ưu tiên của Đơn; (iii) trong trường hợp cần thiết và có

thể, việc tra cứu được mở rộng đến các báo cáo khoa học, báo cáo kết quả của

các chương trình, đề tài nghiên cứu…thuộc cùng lĩnh vực kỹ thuật được công

bố và lưu giữ tại Trung tâm Thông tin tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia.80

Mục đích của việc tra cứu thông tin là tìm GPKT có bản chất tương tự hoặc

trùng lặp với GPKT nêu trong đơn (GPKT đối chứng). Hai GPKT trùng nhau

hay tương đương khi có tất cả hoặc phần lớn các dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản

trùng nhau hoặc tương đương (thay thế được cho nhau). Dấu hiệu cơ bản của

GPKT là những đặc điểm tạo thành một tập hợp cần và đủ để xác định bản chất

(nội dung) của đối tượng (bao gồm cả chức năng, công dụng). GPKT nêu trong

Đơn được coi là mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới nếu không tìm thấy

GPKT đối chứng trong quá trình tra cứu thông tin; hoặc có tìm thấy GPKT đối

phương pháp mới sẽ được bảo hộ dưới dạng giải pháp hữu ích. Thí dụ nếu một chiếc nắp chai đã

được ứng dụng để sản xuất nắp chai nước rửa chén, sau đó người ta sử dụng nắp chai đó để làm

nắp chai nước khoáng. Tuy nắp chai này là một cải tiến trong lĩnh vực sản xuất vỏ chai nước

khoáng, song nó chỉ là một cách áp dụng mới đối với một sáng chế đã được bảo hộ từ trước.

Ngoài ra, NĐ 63/CP quy định phương pháp chẩn đoán bệnh, quản lý kinh tế, đào tạo, hệ thống

ngôn ngữ, hay các giải pháp chỉ đề cập đến hình thức không được bảo hộ dưới dạng phần mềm.

Sau cùng, khác với luật của Mỹ hay Phillipines, luật Việt Nam không bảo hộ chương trình máy

tính, mạch IC, giống thực vật, động vật dưới dạng sáng chế, giải pháp hữu ích.

80 Mục 34 của Thông tư 30/2003/TT-BKHCN.

124


chứng nhưng GPKT nêu trong Đơn có ít nhất một dấu hiệu cơ bản không có

trong GPKT đối chứng (và dấu hiệu đó được gọi là dấu hiệu cơ bản khác biệt).

Như đã nêu, một GPKT được coi là có tính mới nếu các dấu hiệu cơ bản của nó

không thuộc về một phần của trình độ kỹ thuật trên thế giới. Trong khái niệm

"trình độ kỹ thuật trên thế giới" có hai vấn đề cần phải giải thích: (1) như thế

nào là "bộc lộ công khai"? và (2) như thế nào là "ngày hưởng quyền ưu tiên"?81

"Bộc lộ công khai" có nghĩa là kiến thức về GPKT đang xin bảo hộ không còn

là điều bí mật đối với những người không liên quan đến chủ thể nộp đơn xin bảo

hộ. Nói như vậy, có nghĩa là một GPKT sẽ không bị coi là bộc lộ công khai nếu

chỉ có một số người biết về chúng, thí dụ các thành viên trong nhóm nghiên

cứu, hay một số cơ sở nghiên cứu không liên quan đến nhau, song chưa ai trong

số họ công bố kết quả nghiên cứu của mình. Như vậy, nếu một nhà khoa học

cho đăng báo một sáng chế, mô tả sáng chế một cách chi tiết và đầy đủ thì ngày

công bố sáng chế trên báo là ngày sáng chế đó bị bộc lộ công khai. Vì vậy, nhà

khoa học ấy không được quyền nộp đơn xin bảo hộ sáng chế nữa (vì sáng chế

nói trên đã mất tính mới). Vì thế ở các nước phương Tây thường có câu

"publish and perish" (nghĩa là "công bố [trên tạp chí] là mất quyền ưu tiên [yêu

cầu bảo hộ sáng chế]"). Việc bộc lộ công khai này phải đầy đủ tới mức mà một

người có trình độ trung bình ở cùng ngành kỹ thuật tương ứng có thể tìm ra

được sáng chế đó. Điều đó có nghĩa là chỉ một thông báo "các nhà khoa học ở

Viện nghiên cứu X đã tìm ra thuốc chữa ung thư" không phải là bộc lộ công

khai, vì các nhà khoa học khác có cùng trình độ cũng không thể căn cứ vào các

thông tin sơ lược đó để tự tạo ra được loại thuốc chữa ung thư nói trên.82

Khái niệm thứ hai mà chúng ta cần phải giải thích là "ngày ưu tiên". Đây là

khái niệm đặc thù trong luật sở hữu công nghiệp. Chúng ta biết rằng luật sở hữu

công nghiệp bảo vệ sự sáng tạo. Vì thế nó được bảo hộ theo nguyên tắc "ai sáng

tạo trước được bảo hộ trước" - hay ai sáng tạo trước sẽ được quyền ưu tiên cấp

bằng bảo hộ. Ngày người đó sáng tạo sẽ được gọi là ngày ưu tiên. Tuy nhiên,

rất khó biết ai là người sáng tạo trước, vì pháp luật không bắt buộc hễ ai sáng

tạo ra được cái gì là phải nộp đơn yêu cầu bảo hộ cái đó. Thí dụ như Enrico

Macconi là người đầu tiên sáng chế ra điện thoại, song ông đã không xin đăng

ký ngay. Chính vì thế mà sau đó nảy sinh ra vấn đề tranh chấp giữa Macconi và

Graham Bell (người sáng chế sau, song đã nộp đơn bảo hộ trước). Phần lớn các

nước đã giải quyết khúc mắc trên theo phương hướng "ai đến nộp đơn yêu cầu

bảo hộ trước sẽ được quyền ưu tiên" (first to file).83 Về vấn đề này vẫn còn



tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương