Quyền sở HỮu trí tuệ TÀi liệu bài giảNG



tải về 3.65 Mb.
trang15/35
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.65 Mb.
#35323
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   35

dấu hiệu được coi là đồng nhất nếu có cùng bản chất. Hai dấu hiệu được coi là

tương đương nếu có bản chất tương tự nhau, có cùng mục đích và cách thức đạt

được mục đích cơ bản là giống nhau. Thí dụ GPKT “bàn gắn bánh xe” có dấu

hiệu cơ bản khác biệt là “bánh xe”. Dấu hiệu này trùng với dấu hiệu “bánh xe”

134


của GPKT “ghế gắn bánh xe”. Như vậy GPKT về chiếc bàn gắn bánh xe sẽ

không được bảo hộ dưới dạng sáng chế.

Khi xét nghiệm đơn sáng chế, nếu thấy đơn không đủ tiêu chuẩn bảo hộ, Cục

SHTT sẽ yêu cầu chủ thể nộp đơn sửa thành đơn giải pháp hữu ích và ngược lại,

người làm đơn cũng có thể sửa đổi đơn của mình thành đơn sáng chế nếu thấy

đủ điều kiện.

Trong quá trình xét nghiệm, các chủ thể có thể sửa đổi nội dung của đơn, nhưng

không được làm thay đổi nội dung và khối lượng bảo hộ. Quy định như vậy là

để tránh tình trạng “nộp đơn giữ chỗ”, rồi sau đó sẽ bổ sung cho đủ điều kiện để

cấp bằng. Một vài nước trên thế giới (như Hoa Kỳ) vẫn cho phép tình trạng

“nộp đơn giữ chỗ” như vậy.91

f. Thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Việc thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ, thủ tục khiếu nại, khởi kiện đối với

thông báo này cũng tương tự như trường hợp của nhãn hiệu. Nếu không có cơ

sở để từ chối bảo hộ và sau thời hạn thông báo mà không có ai phản đối gì, Cục

SHTT ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, giải pháp hữu ích.

5.3.2 Xác lập văn bằng bảo hộ đối với đơn quốc tế

Hiệp ước Washington năm 1970 về hợp tác trong lĩnh vực đăng ký sáng chế

(Patent Co-operation Treaty, gọi tắt là PCT) là hiệp ước thành công nhất trong

các Công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ. Hiệp ước Hợp tác Patent được ký tại

Washington năm 1970. Việt Nam tham gia Hiệp ước từ ngày 10/03/1993.

PCT áp dụng nguyên tắc chỉ cần nộp đơn một lần (gọi là đơn quốc tế) tại một

nước thành viên cho một sáng chế xin được cấp bằng tại nhiều nước. Đơn quốc

tế có thể được nộp tại tại Cơ quan Sở hữu công nghiệp quốc gia của nước thành

viên Hiệp ước mà người nộp đơn là công dân hoặc có chỗ ở thường trú hoặc

nộp đơn cho Văn phòng quốc tế của WIPO tại Geneva. Cơ chế này giảm được

rất nhiều chi phí và vì vậy phát triển rất nhanh: năm 1978 mới có 459 đơn trên

toàn thế giới nộp theo phương thức này, 20 năm sau (riêng năm 1998) đã có tới

67000 đơn nộp. Vì các đơn PCT có giá trị ở nhiều nước, nên 67000 đơn tương

đương với gần 4,8 triệu đơn quốc gia. Hiện nay phần lớn đơn đăng ký sáng chế

của nước ngoài nộp vào Việt Nam là thông qua Hiệp ước Hợp tác Patent.

91 Ladas, S. (sđd).

135

Hiệp ước Hợp tác Patent còn quy định chi tiết các yêu cầu đối với đơn quốc tế,



tra cứu đơn quốc tế và thủ tục xử lý những đơn này ở Cơ quan Sở hữu công

nghiệp của nước thành viên. Quy trình nộp đơn yêu cầu bảo hộ theo PCT bắt

đầu từ việc nộp đơn từ một trong các nước thành viên. Người nộp đơn có quyền

chỉ định một số nước ("Nước Chỉ định") để các nước này cấp văn bằng bảo hộ

cho mình. Nước thành viên nhận đơn trước tiên sẽ kiểm tra tính hợp lệ của đơn

và tiến hành xét nghiệm quốc tế. Cơ quan xét nghiệm quốc tế (International

Searching Authority) sẽ kiểm tra xem đơn có bảo đảm tính mới hay không. Sau

đó đơn sẽ được chuyển đến cơ quan patent của Nước Chỉ định. Để xem xét

trình độ sáng tạo, cơ quan patent của Nước Chỉ định có thể tự xét nghiệm, hay

thông qua việc "xét nghiệm sơ bộ" tại một số cơ quan tiên tiến trên thế giới có

khả năng (thí dụ cơ quan patent Châu Âu, Mỹ và Nhật). Sau khi xét nghiệm nội

dung, cơ quan patent của từng nước sẽ cấp/từ chối văn bằng bảo hộ có hiệu lực

trên lãnh thổ của từng nước.

Công ước PCT đã đơn giản hoá việc nộp đơn cấp patent đối với sáng chế, giúp

chủ thể thông qua xét nghiệm quốc tế biết được sáng chế của mình có thể được

bảo hộ hay không, và giúp cơ quan patent của các nước đang phát triển xét

nghiệm nội dung những sáng chế phức tạp mà bản thân các cơ quan này không

thể tiến hành. hay chủ thể quyền có thể bị Bộ Khoa học và Công Nghệ ra quyết

định chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó cho người

khác (gọi là li-xăng bắt buộc - Điều 145 – 146 Luật SHTT).

5.4 Chủ văn bằng bảo hộ và phạm vi độc quyền bảo hộ

5.4.1 Phạm vi độc quyền bảo hộ đối với sáng chế, giải pháp hữu ích

Chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích được độc quyền sử dụng và định đoạt

sản phẩm có sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp văn bằng bảo hộ. Quyền sử

dụng bao gồm các quyền sau đây:

Quyền thứ nhất là quyền sản xuất sản phẩm được bảo hộ: sản xuất có nghĩa là

áp dụng GPKT theo bản mô tả để tạo ra sản phẩm. Sản phẩm bảo hộ có thể là

sản phẩm được nêu trong bản mô tả hay sản phẩm có tính chất tương tự. Vấn

đề sản phẩm nào là sản phẩm tương tự tuỳ thuộc vào việc giải thích yêu cầu bảo

hộ (claim interpretation) và việc phân tích bản mô tả. Thí dụ, có thể tạo ra sản

phẩm tương tự bằng nguyên liệu khác, sản phẩm có kích cỡ khác, hay sản phẩm

Cục


SHTT

Tra cứu


QT

Công


bố QT

USPTO


(Mỹ)

EPO (Châu

Âu)

WI

PO



136

được dùng vào mục đích khác, tuy nhiên phương pháp sản xuất đều như đã

được mô tả trong đơn yêu cầu bảo hộ thì sản phẩm đó vẫn được coi là sản phẩm

được bảo hộ.

Quyền thứ hai là quyền khai thác sản phẩm, áp dụng quy trình được bảo hộ.

Nếu đối tượng bảo hộ là quy trình, và quy trình này không nhằm sản xuất sản

phẩm, thì quyền sử dụng chỉ bao gồm quyền này thôi (thí dụ quy trình sản xuất

vật liệu siêu dẫn ở – 100 độ C). Tuy nhiên, phạm vi bảo hộ quy trình thường

rộng hơn phạm vi bảo hộ sản phẩm, bao gồm các phương án khác nhau của

cùng một quy trình. Việc áp dụng quy trình nếu trực tiếp tạo ra sản phẩm, thì

sản phẩm đó cũng được bảo hộ.

Quyền thứ ba là quyền đưa vào lưu thông để bán, nhập khẩu sản phẩm được bảo

hộ.92 Như vậy chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích có quyền không cho

người khác nhập khẩu sản phẩm đã được bảo hộ tại Việt Nam vào thị trường

Việt Nam. Tuy nhiên, quyền nhập khẩu và bán này có một ngoại lệ tương tự

như trường hợp của nhãn hiệu trong mục 3.2.2 – đó là hành vi sử dụng hạn chế

sản phẩm được bảo hộ do chính chủ sở hữu đưa ra thị trường.

Quyền định đoạt của chủ sở hữu sáng chế bao gồm các quyền chuyển giao

quyền sở hữu công nghiệp thông qua hợp đồng bằng văn bản (đăng ký tại Cục

SHTT - gọi là hợp đồng li-xăng). Trong hợp đồng này, các bên có thể thỏa

thuận về việc sử dụng độc quyền hay không độc quyền, có giới hạn về mục

đích, thời gian, lãnh thổ và khối lượng sử dụng).

Đối tượng của sáng chế, giải pháp hữu ích có thể có nhiều người thừa kế, việc

thừa kế phải được đăng ký tại Cục SHTT.

Tất cả các quyền trên phải được thực hiện dựa trên nguyên tắc của Điều 49

Nghị định 63/CP: không trái với pháp luật, đạo đức xã hội, không xâm phạm

quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Việc sử dụng quyền trái với

các nguyên tắc trên được coi là hành vi lạm dụng quyền sở hữu công nghiệp.

5.4.2 Nghĩa vụ sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích phù hợp với nhu cầu

xã hội


Một số sáng chế, giải pháp hữu ích có vai trò quan trọng đối với nhu cầu xã hội

(thí dụ thuốc chữa bệnh AIDS). Nếu các sáng chế này được cấp cho những

công ty chỉ quan tâm đến lợi nhuận (bán giá thuốc quá cao) mà không quan tâm

đến lợi ích xã hội (số phận của các bệnh nhân), thì luật bảo hộ quyền sở hữu trí

92 Điều này không phụ thuộc vào việc tại nước sản xuất sản phẩm đó có được bảo hộ hay không.

Lưu ý Nghị định 63/CP chỉ nhắc đến nhập khẩu, không nhắc đến xuất khẩu.

137

tuệ không đem lại lợi ích cho đất nước. Chính vì thế mà ở các nước thường có



quy định, rằng chủ thể được cấp văn bằng sáng chế, giải pháp hữu ích có vai trò

quan trọng đối với xã hội (về an ninh quốc phòng, sức khỏe, lương thực và môi

trường), có nghĩa vụ phải sử dụng chúng sao cho phù hợp với nhu cầu xã hội.

Trường hợp ngược lại sẽ bị cơ quan patent buộc phải giao quyền sử dụng sáng

chế, giải pháp hữu ích đó cho các chủ thể khác (gọi là "li-xăng bắt buộc").93

Thủ tục cấp li-xăng bắt buộc được trình bày ở Nghị định 06/2001/NĐ-CP. Theo

tinh thần của nghị định, người xin cấp li-xăng bắt buộc cần phải chứng tỏ rằng

mình có khả năng sử dụng sáng chế phù hợp với lợi ích xã hội, và phải trả cho

chủ sở hữu sáng chế một khoản phí li-xăng hợp lý. Hiện tại ở Việt Nam chưa

có trường hợp cấp li-xăng bắt buộc nào xảy ra.

5.4.4 Nghĩa vụ khác

Chủ văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích có nghĩa vụ phải nộp lệ phí

bảo hộ theo quy định của pháp luật. Theo quy định, chủ sở hữu sáng chế hàng

năm phải nộp một khoản lệ phí duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ. Đối với chủ

thể nước ngoài, lệ phí bảo hộ năm đầu là 100 USD, và năm thứ 20 là 1000 USD.

5.4.5 Quyền của tác giả

Tác giả của sáng chế và giải pháp hữu ích được quyền ghi tên mình là tác giả

trên văn bằng bảo hộ (được quy định ở Điều 4ter Công ước Paris), và được trả

thù lao, giải thưởng cho những ý tưởng sáng tạo của mình. Một số nước quy

định (trong đó có Việt Nam) rằng nếu văn bằng bảo hộ không ghi đúng tên tác

giả, thì tác giả có quyền yêu cầu hủy bỏ văn bằng bảo hộ. Một số nước khác

quy định cơ quan patent có nghĩa vụ phải kiểm tra kỹ trước khi cấp bằng ai là

tác giả của ý tưởng sáng tạo. Một vài nước (trong đó có Hoa Kỳ) quy định chủ

thể nộp đơn phải là tác giả của sáng chế.

5.5 Xâm phạm sáng chế, giải pháp hữu ích

5.5.1 Hành vi xâm phạm

Hành vi xâm phạm sáng chế, giải pháp hữu ích là các hành vi sử dụng các đối

tượng được bảo hộ trong phạm vi và thời hạn bảo hộ mà không có sự đồng ý

của chủ sở hữu văn bằng bảo hộ, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

Thông tư 825/2000/TT-BKHCNMT cũng giải thích yếu tố vi phạm đối với sáng

chế/giải pháp hữu ích có thể thuộc một trong hai dạng sau đây:

93 Về các quan điểm liên quan đến li-xăng bắt buộc – xem Lê Nết (1996) Striking the Balance

on Compulsory Licensing. KU Leuven seminar paper.

138


- Sản phẩm hoặc bộ phận (một phần) của sản phẩm đồng nhất (trùng) với

sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm đang được bảo hộ là sáng chế

hoặc giải pháp hữu ích; và

- Quy trình đồng nhất (trùng) với quy trình đang được bảo hộ là sáng chế

hoặc giải pháp hữu ích.

Để khẳng định sự đồng nhất (trùng) giữa sản phẩm vi phạm với sản phẩm được

bảo hộ, giữa quy trình vi phạm với quy trình được bảo hộ cần phải so sánh tất cả

các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm/quy trình đó với sản phẩm/quy trình được

bảo hộ và chỉ trong trường hợp tất cả các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm/quy

trình vi phạm đều có mặt trong tập hợp các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm/quy

trình được bảo hộ thì mới được kết luận như trên. Khi tiến hành việc so sánh

cần phải căn cứ vào Bản mô tả sáng chế, Bản mô tả giải pháp hữu ích và Yêu

cầu bảo hộ sáng chế, Yêu cầu bảo hộ giải pháp hữu ích đính kèm theo Bằng độc

quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, trong đó đã xác định các

đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm/quy trình được bảo hộ.

Trong thực tế khi giải thích để xem một sản phẩm có bị coi là sản phẩm tương

tự hay không, chúng ta cần phải trả lời các câu hỏi sau: 1) các chi tiết nào trong

yêu cầu bảo hộ đã xuất hiện trong sản phẩm đó; 2) các chi tiết đó có cùng chức

năng với các chi tiết tương ứng của sản phẩm đó hay không; 3) các chi tiết đó có

cùng mối liên quan trong cấu trúc sản phẩm hay không và 4) việc kết nối các chi

tiết đó có tạo ra cùng một kết quả như trong sản phẩm được bảo hộ hay không.

Một bản yêu cầu có thể nêu lên những chi tiết không cần thiết, việc thêm bớt

các chi tiết này hoặc thay thế một số chi tiết khác tương đương để tạo ra cùng

một kết quả tương tự vẫn bị coi là hành vi vi phạm. Cái khó là phải biết được

chi tiết đã bị thay thế có phải tạo ra kết quả tương tự hay không. Thông thường,

các sáng chế đầu tiên có phạm vi bảo hộ rộng hơn các sáng chế nâng cấp.

5.5.2 Ngoại lệ: sử dụng trước

Các chủ thể sử dụng trước theo Điều 134 Luật SHTT là những người đã sử

dụng các sáng chế, giải pháp hữu ích từ trước khi người chủ sở hữu hiện tại nộp

đơn yêu cầu bảo hộ. Tuy nhiên, việc sử dụng trước này chưa bị bộc lộ công

khai, vì thế đơn yêu cầu bảo hộ vẫn chưa mất tính mới so với trình độ kỹ thuật

trên thế giới. Khi chủ sở hữu hiện tại được cấp văn bằng bảo hộ, những người

sử dụng từ trước vẫn có thể tiếp tục sử dụng các đối tượng mà mình đã sử dụng,

với điều kiện là không được chuyển giao cho người khác, cũng không được mở

rộng phạm vi sử dụng.

139


5.5.3 Ngoại lệ: li-xăng bắt buộc

Trường hợp li-xăng bắt buộc được quy định trong điều 145 - 146 Luật SHTT và

điều 1.22 của Nghị định 06/2001/NĐ-CP. Các trường hợp này xảy ra khi chủ

sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích vi phạm các quy định về sử dụng phù hợp

với lợi ích xã hội và có người yêu cầu cấp li xăng không tự nguyện. (Xem phần

5.3.2 trên đây).

Nghị định 06/2001/NĐ-CP cũng quy định rằng trong quyết định bắt buộc cấp lixăng

bắt buộc, Bộ Khoa học và Công Nghệ phải ấn định các điều kiện li-xăng

phù hợp với các quy định sau đây:

a) Li-xăng bắt buộc là li-xăng không độc quyền;

b) Li-xăng bắt buộc chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng

mục tiêu cấp li-xăng đó;

c) Người được cấp li-xăng bắt buộc không được chuyển giao quyền sử dụng

theo li-xăng đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao cùng với cơ sở

kinh doanh sử dụng li-xăng đó và không được cấp li-xăng thứ cấp cho người

khác;


d) Người được cấp li-xăng bắt buộc phải trả cho người cấp li-xăng một khoản

tiền tương ứng với giá trị kinh tế của quyền sử dụng theo li-xăng đó hoặc

tương được với giá chuyển giao li-xăng tự nguyện theo hợp đồng có phạm

vi và thời hạn li-xăng tương tự.

5.6.5 Ngoại lệ: chấm dứt quyền (exhaustion of rights) và nhập khẩu song

song


Trường hợp này xảy ra khi một người sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

do chính chủ đưa ra thị trường (khoản 2 Điều 125 Luật SHTT). Tương đồng

với trường hợp trên (chỉ khác là thay vì chủ sở hữu đưa sản phẩm ra thị trường

Việt Nam thì lại đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài) là trường hợp nhập

khẩu song song. Đây là việc nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm chứa yếu tố được

bảo hộ sở hữu công nghiệp từ nguồn không phải do chính phủ sở hữu quyền sở

hữu công nghiệp cung cấp mà do người được cấp li-xăng, người đã được phân

phối hoặc do hãng con, chi nhánh... cung cấp. Các hành vi này đều không bị coi

là xâm phạm

5.6 Thông tin Patent

Để được cấp văn bằng bảo hộ, để tìm hiểu phạm vi bảo hộ và bảo vệ quyền sở

hữu của mình một cách có hiệu quả và để nghiên cứu tìm ra sản phẩm mới, việc

140

nghiên cứu tình trạng kỹ thuật trong lĩnh vực kỹ thuật có liên quan đến sáng chế



rất quan trọng. Các nguồn thông tin này được gọi là thông tin patent, bao gồm

trong Công báo SHCN, trong các cơ sở dữ liệu thông tin patent qua mạng

internet, đặc biệt là trang chủ của Cục SHTT www.noip.gov.vn và các cơ quan

khác như JPO (www.jpo-miti.go.jp), EPO (www.epo.eu.int) USPTO

(www.uspto.gov). Vấn đề là phải sử dụng chúng sao cho có hiệu quả.

Thông tin patent có những ưu điểm sau: cho biết sự phát triển của các công

nghệ tiên tiến nhất, có nội dung kỹ thuật phong phú và được bộc lộ chi tiết, xác

định phạm vi bảo hộ của mỗi văn bằng độc quyền, hướng dẫn hình thức chung

các bản mô tả, và có thể dễ dàng tra cứu. Thi dụ, doanh nghiệp nên tìm kiếm

thông tin patent khi nghiên cứu & triển khai, thiết kế, sản xuất thử và trước khi

gửi hàng sang nước ngoài. Nhà nghiên cứu cần tra cứu thông tin patent trước

khi tạo ra sáng chế. Doanh nghiệp cần tra cứu lại thông tin patent khi nhận

được cảnh báo về việc vi phạm, khiếu kiện. Trên hết, các doanh nghiệp cần tra

cứu thông tin patent của các doanh nghiệp khác để nắm bắt tình hình cạnh tranh

trên thị trường, xu hướng đâu tư công nghệ, theo dõi patent của đối thủ cạnh

tranh, phẩn đối, yêu cầu hủy bỏ những patent có thể ảnh hưởng đến patent của

mình. Để giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng tra cứu, một số cơ quan như

Cục Sáng chế Nhật Bản (JPO) còn có các “bản đồ patent”, nêu hình vẽ một số

sản phẩm, cùng với mũi tên chỉ các phần có thể được cấp patent, cùng mã số

phân loại. Ngoài ra còn có các thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp hoạch định

chiến lược phát triển sản phẩm của mình như bản đồ phát triển công nghệ, trong

đó các patent về phương pháp mới hoặc cơ cấu mới có liên quan với nhau bằng

một công nghệ then chốt được sắp xếp và biểu thị theo một trình tự nhất định

theo thời gian. Ngoài ra còn có bản đồ biểu thị sự biến đổi đơn và bản đồ phân

bố đơn để xem xét xu hướng nộp đơn của từng loại công nghệ.94

Điều thú vị và đáng tự hào là khi tra cứu thông tin patent tại Cục Sáng chế Hoa

Kỳ (USPTO), số lượng tác giả người Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng. Theo

một số thông kê không chính thức, số lượng patent có tác giả người gốc Việt

chiếm khoảng gần 20% số đơn nộp. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có quyền hy

vọng rằng nếu được định hướng đúng và phát triển tư duy sáng tạo, người Việt

Nam trong tương lai không xa sẽ đứng ngang hàng với các dân tộc phát triển về

khoa học kỹ thuật trên thế giới.

Các dạng thông tin patent (hay thông tin SHTT nói chung) bao gồm:

94 Japan Patent Office (2000) Sách giáo khoa chuẩn về quyền sở hữu công nghiệp (patent). JPO,

Tokyo, tr. 79-81.

141


- Thông tin chính thức: thông tin trên công báo, công bố các đơn yêu cầu

cấp bằng sáng chế, bản dịch của các đơn quốc tế, công bố về các quyết

định giải quyết khiếu nại, xác định hành vi xâm phạm quyền SHTT, v.v.

- Thông tin cấp hai: các bản tóm tắt của các đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế,

bộ sưu tập nhãn hiệu, kiểu dáng, v.v.

- Thông tin cấp ba: bảng tra cứu tình trạng đơn, chỉ dẫn công bố của các

đơn chưa xét nghiệm, chỉ số phân nhóm, người nộp đơn.

- Cơ sở dữ liệu: các cở sở dữ liệu của Nhà nước, quốc tế (INPADOC của

Châu Âu hay JAPIO của Nhật Bản) hay của doanh nghiệp.

- Các thông tin khác: thông tin trên báo chí, báo cáo xét xử v.v.

Khi tra cứu patent, cần nắm bảng phân loại sáng chế quốc tế (international

patent classification - IPC). Vì dụ, đối với số: B41M5/26 101A thì B là phần

(section), 41 là lớp (class), M5 là nhóm chính (group) và 26 là phân nhóm

(subgroup). Tất cả các thành phần này hợp thành phân loại sáng chế quốc tế. Số

còn lại là mã phân loại của Việt Nam. 101 là ký hiệu phân biệt và A là ký hiệu

phân biệt của hồ sơ. Bản phân loại IPC sửa đổi 5 năm một lần. Bản sửa đổi lần

thứ 8 sẽ có hiệu lực đến 31/12/2009.

Kết luận


Luật về sáng chế, GPHI bảo vệ những GPKT mới, có trình độ sáng tạo và có

khả năng áp dụng, đem lại độc quyền sử dụng cho chủ thể quyền (chủ sở hữu

đối tượng là sáng chế, giải pháp hữu ích).

Để được cấp bằng bảo hộ độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích, chủ thể

quyền cần phải nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ càng sớm càng tốt, tại Cục

SHTT. Đơn phải mô tả rõ sáng chế và nêu rõ yêu cầu bảo hộ. Cục SHTT sẽ

tiến hành xét nghiệp hình thức (xét nghiệm tính hợp lệ của đơn) đối với tất cả

các đơn và xét nghiệm nội dung (xét tiêu chuẩn bảo hộ của đơn) đối với những

đơn có yêu cầu xét nghiệm. Sau khi xét nghiệm, nếu đạt các tiêu chuẩn bảo hộ,

Cục SHTT sẽ cấp văn bằng bảo hộ và công bố trên Công báo Sở hữu công

nghiệp. Trong đó, chủ sở hữu văn bằng bảo hộ sẽ có số văn bằng bảo hộ, ngày

ưu tiên, ngày bảo hộ (từ ngày được cấp bằng) và thời hạn bảo hộ (20 năm tính

từ ngày được ưu tiên).

Chủ sở hữu văn bằng bảo hộ được độc quyền sản xuất, sử dụng, bán, chuyển

giao, li-xăng sáng chế ở Việt Nam trong thời hạn bảo hộ. Đối với những hành

142


vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, chủ sở hữu văn

bằng bảo hộ có quyền kiện dân sự hay yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm

quyền xử lý hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu hỏi ôn tập

2. Một chi tiết trong máy hút bụi E được bảo hộ dưới dạng giải pháp hữu

ích tại Việt Nam cho công ty P. Một nhà sản xuất phụ tùng thay thế F tại

Đài Loan đã sao chép và sản xuất chi tiết này. Họ đã bán chi tiết này cho

G. G nhập khẩu chúng trở lại Việt Nam. P kiện F (thông qua văn phòng

đại diện của họ tại Việt Nam). Để thắng kiện, P phải chứng minh điều

gì? Nếu F từ chối không cho P biết họ đã sản xuất chi tiết này bằng cách

nào thì P phải làm gì? Theo anh (chị) P có thắng kiện không?

9. Hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế là gì? Những trường

hợp nào thì bị coi là vi phạm hay không vi phạm sáng chế?

10. Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ gì?

11. Thế nào là quyền sử dụng hạn chế đối tượng sở hữu công nghiệp?

Chúng có áp dụng trong trường hợp patent không? Tại sao?

12. Văn bằng bảo hộ sáng chế (patent) được cấp ở Hà Lan cho ông A. Vài

năm sau cùng một sáng chế này patent lại được cấp ở Việt Nam cho ông

B. Biết rằng Việt Nam và Hà Lan đều cùng là thành viên công ước Paris

về quyền sở hữu công nghiệp. Ông A có quyền kiện ông B không?

13. Công ty A được bảo hộ tại hai nước K và I phát minh cho quy trình sản

xuất linh kiện IC tại nước K. Công ty B nhập khẩu máy vi tính có linh

kiện IC vào I. Nhà sản xuất linh kiện IC này (cũng tại nước K) đã ứng

dụng cùng quy trình được bảo hộ của công ty A mà không xin phép

công ty này. Công ty A có quyền kiện công ty B không?

14. Xét nghiệm về hình thức là gì? Xét nghiệm về nội dung là gì? Ở Việt

Nam có xét nghiệm về nội dung đối với đơn sáng chế không?

15. Anh Hoàng được phân công làm thủ kho cho công ty Electrolux chuyên

sản xuất máy hút bụi. Ở nhà cùng với vợ anh đã phát minh ra kết cấu nối

giữa bình chứa bụi và động cơ hút bụi. Anh xin đăng ký bảo hộ sáng

chế, song công ty Electrolux cho rằng mình có quyền đối với sáng chế vì

mình là chủ thuê lao động của anh Hoàng. Trong hợp đồng lao động có

ghi: “trong bất kỳ thời gian nào trong thời hạn lao động, nếu người lao

143


động phát minh, khám phá hay hợp lý hoá bất kỳ quy trình nào liên quan

đến những sản phẩm do công ty hay những chi nhánh của công ty sản

xuất tại Việt Nam hay bất cứ đâu trên thế giới, thì họ buộc phải tiết lộ

đầy đủ thông tin về quy trình đó và những thông tin đó là sở hữu của

Electrolux” Anh (chị) có đồng ý với ý kiến của Electrolux không, tại

sao?


16. Luân là một nhà hoá học làm việc cho xí nghiệp sản xuất kính D. Trong

hợp đồng lao động, xí nghiệp yêu cầu các nhân viên của mình phải công

bố các thông tin mà mình khám phá cho xí nghiệp, không được làm

nghề hoá trong thời hạn 1 năm kể từ khi rời xí nghiệp, đồng thời xí

nghiệp sẽ chiếm quyền sở hữu các thông tin đó. Luân đã khám phá ra

một chất axit mới và thông báo cho xí nghiệp, cùng với các gợi ý hướng



tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương