ĐỀ CƯƠng chi tiết môN: quản trị nguồn nhân lựC



tải về 85.16 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu15.09.2017
Kích85.16 Kb.
#33249
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

MÔN: QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
1. Tên môn học: QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

2. Bậc đào tạo: Đại học Hệ đào tạo: Chính quy

3. Thời lượng: 3 tín chỉ.

4. Điều kiện tiên quyết (các môn học phải học trước):

Hành vi tổ chức: Sinh viên giải thích được hành vi, tính cách con người và những yếu tố ảnh hưởng hành vi nhân viên trong 1 tổ chức.

Tâm lý quản lý: Sinh viên vận dụng được kiến thức tâm lý nhân viên, nhà quản lý để giải quyết tình huống thực tế.

5. Mô tả môn học: “HRM – Quản lý nguồn nhân lực, là một yếu tố đầu vào hết sức cần thiết nhằm tăng hiệu quả kinh doanh. Theo mô hình EFQM, tiêu chí HRM đề cập đến các yếu tố như quy hoạch, quản lý và nâng cao năng lực nguồn nhân lực; xác định, phát triển và duy trì kiến thức và năng lực của người lao động; khuyến khích sự tham gia và trao quyền cho người lao động. Tất cả các yếu tố này đều có tác động tới kết quả kinh doanh bởi nhân lực là một loại tài sản cố định chính của doanh nghiệp. HRM có tác động đặc biệt to lớn trong hoạt động của các ngành sản xuất chế tạo.” (Cakar và Bititci - 2001)

Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực đóng góp đến 80% vào sự thành công của tổ chức. Trong điều kiện xã hội đang phát triển sang nền kinh tế tri thức, nhân tố tri thức của con người ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Vì vậy, quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong tổ chức, giúp tổ chức đạt hiệu quả tối đa.



Kết cấu môn học:

- Chương 1: Tổng quan quản trị nguồn nhân lực

- Chương 2: Phân tích công việc

- Chương 3: Hoạch định nguồn nhân lực

- Chương 4: Tuyển mộ

- Chương 5: Tuyển chọn

- Chương 6: Hội nhập và định hướng nghề nghiệp

- Chương 7: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

- Chương 8: Đánh giá nhân viên

- Chương 9: Quản trị nguồn nhân lực quốc tế

GV: Đặng Thu Hương

E-mail: dangthuhuong.iuh@gmail.com

FB Group: https://www.facebook.com/groups/QTNNLCoHuong/

6. Mục tiêu: Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng về quản trị nguồn nhân lực trong một tổ chức, doanh nghiệp. Từ đó, sinh viên ứng dụng kiến thức của môn học để trình bày, giải thích và phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, sử dụng được các công cụ quản trị nguồn nhân lực, và có khả năng thực hiện các nghiên cứu trong lĩnh vực này.

7. Phương pháp giảng dạy: Giảng viên hướng dẫn, giúp sinh viên nắm vững các lý luận về Quản trị nguồn nhân lực. Sinh viên nhận thức và khám phá các vấn đề thông qua sự hướng dẫn của giảng viên, tương tác giữa các nhóm online và offline, teambuilding, gameshow, tình huống thực tế doanh nghiệp, và đánh giá cá nhân.

8. Phương pháp đánh giá:

Sinh viên tham dự lớp học đầy đủ, tích cực tham gia thảo luận trên lớp và làm đầy đủ các bài tập cá nhân, nhóm

Sinh viên đọc tài liệu trước khi đến lớp.

Điểm được tính dựa trên trọng số sau:

- Chuyên cần : 10%.

- Thi giữa kỳ : 20%

- Bài tập nhóm : 30%

- Thi cuối kì : 50%



Tổng cộng :100%

9. Tài liệu học tập:

  1. Trần Kim Dung. Quản trị nguồn nhân lực. NXB Thống kê, 2012

  2. Derek Torrington, Laura Hall, Stephen Taylor, Human Resource Management 7th edition

  3. Gary Dessler. Human resource management. Pearson, 2003

  4. Michael Armstrong. Human resource management, 2006

  5. Department of Planning and community development, toolkit ‘Best practice recruitment and selection’, state government of Victoria, 2009-2013

  6. Eric Garner, ‘recrument and selection: hiring the people you want’, publishing Eric garner and Ventus, 2012

  7. Dan Klug, ‘Strength in People RECRUITMENT & SELECTION HANDBOOK’, Arirona state university, 2016

  8. Andrea Broughton, ‘The use of social media in recruitment process’, acas, 2013

  9. William Poundstone, ‘How would you move mount Fuji?’, little brown and company, 2003

  10. Linda Matias, ‘201 knockouts answers to tough interview question’, amacom, 2010

  11. Các báo cáo, kết quả khảo sát về thị trường lao động, tuyển dụng, bản tin nhân sự, 100 nơi làm việc tốt nhất việt nam,…

  12. Các đề tài nghiên cứu chuyên sâu trong lãnh vực quản trị nguồn nhân lực

  13. Các website:

https://www.onetonline.org/, www.ilo.org, www.hr.com, www.vnhr.com, www.blognhansu.com, www.iqtest.com, www.mbti.com.vn, www.unity.com, www.vietnamworks.com, www.hrinsider.com,www.mercer.com/www.hays.co.uk/job/hr-jobs/; www.adecco.com.vn/jobstreet.vn

11. Nội dung môn học (lịch giảng dạy; các chương, phần; thời lượng cho mỗi chương, phần):

Stt

Số tiết

Chương

Nội dung chi tiết

Mục tiêu

1

5

Chương 1: Tổng quan về quản trị nguồn nhân lực



1.1      Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của quản trịnguồn nhân lực.

1.2      Quá trình hình thành và phát triển của quản trị nguồn nhân lực.

1.3      Các chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực.

1.4      Thách thức của quản trị nguồn nhân lực.

1.5      Bộ phận quản trị nguồn nhân lực

BT nhóm: Chia nhóm, mỗi nhóm chọn 1 công ty cụ thể và viết báo cáo tình hình nhân sự của công ty trong suốt quá trình môn học. (tên nhóm, nhảy 10s, chào, slogan, logo)

BT nhóm: Tìm hiểu chính sách nhân sự của 1 công ty cụ thể?

Chuyên đề: Bản tin HR 3.0


Sau khi học xong chương 1, sinh viên phải:

  1. Trình bày được khái niệm, vai trò và ‎ ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực.

  2. Trình bày được quá trình hình thành và phát triển của quản trị nguồn nhân lực.

  3. Phân tích và trình bày được những chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực.

  4. Xác định được những thách thức và lĩnh vực ưu tiên phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ 21.

  5. Xác định được vai trò của phòng nhân lực trong các doanh nghiệp.

2

4

Chương 2: phân tích công việc

2.1 Khái niệm và ý nghĩa của phân tích công việc.

2.2 Nội dung, trình tự thực hiện phân tích công việc.

2.3 Các phương pháp thu thập thông tin phân tích công việc.

2.4 Nội dung chính của bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc



BT nhóm: xây dựng 1 bản mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc cho 1 nhân viên tuyển dụng, đào tạo, lương

BT nhóm: Thống kê các vị trí công việc mà sinh viên ngành quản trị nguồn nhân lực có thể làm và ứng tuyển hiện nay

Sau khi học xong chương 2, sinh viên phải:

  1. Xác định được khái niệm và ý nghĩa của phân tích công việc.

  2. Trình bày được các bước và nội dung từng bước trong phân tích công việc.

  3. Vận dụng được các phương pháp thu thập thông tin để phân tích công việc.

  4. Lập được bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc của một số vị trí, chức danh thông dụng trong doanh nghiệp.

  5. Tìm kiếm thị trường những vị trí việc làm phù hợp với sinh viên chuyên ngành nhân lực

3

4

Chương 3: hoạch định nguồn nhân lực

3.1 Khái niệm.

3.2 Quá trình hoạch định nguồn nhân lực.

3.3 Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

3.4. Dự báo cung nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

3.5 Hoạch định các giải pháp cần thiết.
BT nhóm: Liệt kê các yếu tố môi trường tác động tình hình nhân sự của công ty đã chọn ở chương 1
Chuyên đề: Báo cáo thị trường tuyển dụng nhân sự quí 1/2017

New Findings About The Millennials In Vietnam,



Sau khi học xong chương 3, sinh viên phải:

  1. Trình bày được khái niệm, tầm quan trọng của hoạch định trong công tác quản trị nguồn nhân lực.

  2. Phân tích được các bước hoạch định nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

  3. Xác định được các nguồn dự báo cung nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp.

  4. Lập được các giải pháp để cân đối cung cầu nguồn nhân lực trong trường hợp doanh nghiệp dư thừa và thiếu hụt nguồn nhân lực.

4

5

Chương 4: quá trình tuyển mộ


4.1 Khái niệm: tuyển dụng, tuyển mộ, tuyển chọn

4.2 Nội dung, trình tự của quá trình tuyển mộ

4.3 Nguồn ứng viên

4.4. Kênh tuyển mộ

4.5 Thông báo tuyển mộ
BT nhóm: Vẽ và giải thích qui trình tuyển mộ của công ty tương ứng với vị trí công việc ở chương 2

BT nhóm: Lựa chọn 3 kênh đăng thông tin tuyển dụng và chi phí đăng. Phân tích 3 trang web tìm kiếm việc làm hiện nay.


Sau khi học xong chương 4, sinh viên phải:

  1. Trình bày được khái niệm tuyển dụng và nguồn ứng viên

  2. Trình bày được các bước và nội dung các bước trong quy trình tuyển dụng nhân viên.

  3. Phân tích nguồn ứng viên và tìm được kênh tuyển mộ phù hợp

  4. Đánh giá thông báo tuyển mộ tốt

5

5

Chương 5: Quá trình tuyển chọn

    1. Qui trình tuyển chọn

    2. Hồ sơ ứng tuyển

    3. Trắc nghiệm

    4. Phỏng vấn


Kiểm tra giữa kì: mỗi cá nhân thiết kế 1 bộ hồ sơ ứng tuyển

BT nhóm: sàng lọc hồ sơ ứng viên, thực hiện trắc nghiệm, phỏng vấn ứng viên

Chuyên đề: ‘Thương hiệu tuyển dụng’

  1. Vận dụng được các bài kiểm tra trắc nghiệm.

  2. Thiết kế và sàng lọc hồ sơ ứng tuyển

  3. Phân loại được và ứng dụng được các hình thức phỏng vấn trong tuyển dụng.

  4. Sử dụng được kỹ năng phỏng vấn hành vi Star, starl, CBI

  5. Thực hiện được việc đánh giá hiệu quả của họat động tuyển dụng.

  6. Soạn thảo một số mẫu biểu trong suốt quá trình tuyển dụng

6

3

Chương 6: Hội nhập và định hướng phát triển nghề nghiệp

6.1 Mục đích của việc nghiên cứu định hướng và phát triển nghề nghiệp.

6.2 Các giai đoạn phát triển nghề nghiệp.

6.3 Định hướng nghề nghiệp cá nhân.

6.4 Ảnh hưởng của môi trường đến phát triển nghề nghiệp.

6.5 Thực hiện mục tiêu nghề nghiệp.

6.6 Vai trò của doanh nghiệp


BT nhóm: Mô hình hóa lại hoạt động hội nhập cho nhân viên mới của công ty

Sau khi học xong chương 5, sinh viê

n phải:


  1. Xác định được mục đích của hội nhập.

  2. Trình bày được các giai đoạn phát triển nghề nghiệp

  3. Xác định được các định hướng nghề nghiệp, động cơ trong nghề nghiệp và khả năng cá nhân.

  4. Xác định được các yếu tố ảnh hưởng của môi trường và cách thức đạt được mục tiêu nghề nghiệp.

  5. Lựa chọn được những nhóm ngành nghề phù hợp với tính cách, thế mạnh của mình.

  6. Xác định được vai trò của doanh nghiệp trong việc phát triển nghề nghiệp của nhận viên.

7

5

Chương 7: đào tạo và phát triển nghề nghiệp


7.1 Mục đích, khái niệm về đào tạo và phát triển.

7.2 Phân loại các hình thức đào tạo.

7.3 Các nguyên tắc cơ bản trong học tập.

7.4 Xác định nhu cầu đào tạo.

7.5 Thực hiện quá trình đào tạo.

7.6 Đánh giá hiệu quả đào tạo


BT nhóm: Mỗi nhóm chọn 1 kỹ năng đào tạo cho nhân viên mới

Chuyên đề: Learning and Development

Sau khi học xong chương 6, sinh viên phải:

  1. Trình bày được mục đích, khái niệm của đào tạo phát triển.

  2. Trình bày và giải thích được sự khác biệt giữa các loại hình đào tạo

  3. Xác định được các nguyên tắc cơ bản trong học tập.

  4. Xác định được nhu cầu đào tạo và thực hiện lập kế hoạch đào tạo.

  5. Xác định được quy trình chuẩn bị và triển khai công tác đào tạo.

  6. Thực hiện được việc đánh giá kết quả và hiệu quả chương trình đào tạo.

8

5

Chương 8. Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên

8.1 Mục đích.

8.2 Nội dung, trình tự thực hiện.

8.3 Các phương pháp đánh giá.

8.4 Phỏng vấn đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên

8.5 Nâng cao hiệu quả đánh gíá.
BT nhóm: Triển khai hoạt động đánh giá nhóm
Chuyên đề: HRBP – Human Resource Business Partner

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam



Sau khi học xong chương 7, sinh viên phải:

  1. Xác định được mục đích của việc đánh giá kết quả thực hiện công việc.

  2. Trình bày được nội dung, trình tự thực hiện quy trình đánh giá kết quả thực hiện công việc.

  3. Vận dụng được các phương pháp đánh giá thành tích và năng lực nhân viên phổ biến.

  4. Thực hiện được một cuộc phỏng vấn đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên.

  5. Xác định được các yếu tố tác động đến hiệu quả công tác đánh giá.

9

5

Chương 9. Quản trị nguồn nhân lực quốc tế

9.1 Mô hình quản trị nguồn nhân lực quốc tế

9.2 Sự khác biệt văn hóa trong quản trị nguồn nhân lực quốc tế



9.3 Chính sách nhân sự
Chuyên đề: Khảo sát định lượng so sánh về hoạt động quản trị nguồn nhân lực của công ty nhà nước, công ty tư nhân và công ty FDI

  1. Phân biệt quản trị nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực quốc tế

  2. Giải thích được yếu tố văn hóa tác động quản trị nguồn nhân lực quốc tế

  3. Trình bày được một số mô hình và chính sách quản trị nguồn nhân lực quốc tế


tải về 85.16 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương