Quyền sở HỮu trí tuệ TÀi liệu bài giảNG



tải về 3.65 Mb.
trang12/35
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.65 Mb.
#35323
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   35

Theo Điều 80, đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý bao

gồm: tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam; chỉ

dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã

bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng; chỉ dẫn địa lý trùng hoặc

tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý

đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm (thí dụ

MONT BLANC là nhãn hiệu của một hãng sản xuất bút máy nổi tiếng, nhưng

cũng là tên một ngọn núi của Thụy Sỹ); chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho

người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Muốn được bảo hộ, chỉ dẫn địa lý cần phải được đăng ký tại Cục SHTT. Quyền

đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước. Nhà nước cho phép tổ

108


chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện

cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có

chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ

dẫn địa lý đó. Người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là mọi tổ chức, cá nhân

sản xuất hàng hóa mang chỉ dẫn đó tại địa điểm được chỉ dẫn, với điều kiện

hàng hóa do người đó sản xuất phải bảo đảm uy tín hoặc danh tiếng vốn có của

địa phương của mình. Họ có quyền thể hiện chỉ dẫn đó trên hàng hóa, bao bì

hàng hóa, giấy tờ giao dịch nhằm mua bán hàng hóa và quảng cáo cho hàng hóa

tương ứng. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý không được chuyển giao.

4.1.3 Hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý bao gồm:

1. Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc

xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó

không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản

phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Thí dụ bia Heinniger được sản xuất tại nhà

máy bia ở Bình Dương có in hình lá cờ Đức lên sản phẩm của mình.

Việc sử dụng lá cờ Đức, cộng với nhãn hiệu bia (tên nước ngoài, mặc dù

sản phẩm hoàn toàn xuất xứ từ Việt Nam) có thể làm cho người tiêu

dùng bị nhầm lẫn.

2. Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm

mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ

dẫn địa lý; sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn

địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý

mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm

có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó. Thí dụ, một số cơ sở sản xuất giày

dép ở trong nước nhưng lại ghi “Italian style” hay “England model”.

3. Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho

rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý

tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về

nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng

dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại,

kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy. Thí dụ một loại

rượu vang sủi bọt của Nga có nhãn hiệu “Sovietskoe Shampanskoe”

(Sâm banh Xô viết), mặc dù không có xuất xứ từ tỉnh Champagne, Pháp.

109


Sau khi bị khiếu nại, các nhà sản xuất đã đổi tên rượu thành “Sovietskoe

Igriskoe” (Rượu vang sủi bọt Xô viết).

Khi phát hiện hành vi xâm phạm, người tiêu dùng bị nhầm lẫn hay người có

quyền sử dụng chỉ đẫn địa lý có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm

quyền buộc người xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường

thiệt hại. Theo qui định trước ngày 1/7/2006, thời hiệu khởi kiện yêu cầu xử lý

hành vi xâm phạm là một năm tính từ ngày phát hiện hành vi xâm phạm nhưng

không quá ba năm tính từ ngày hành vi xâm phạm xảy ra. (Điều 21 Nghị định

54/2000/NĐ-CP). Theo qui định tại Luật SHTT, thời hiệu được tính thống nhất

như qui định tại luật dân sự (2 năm kể từ khi phát sinh tranh chấp).

4.2 Tên gọi xuất xứ hàng hoá: xác lập và bảo hộ

4.2.1 Xác lập quyền đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá

Qui định về tên gọi xuất xứ hàng hoá bảo vệ việc độc quyền sử dụng tên địa

phương trên sản phẩm của các chủ thể sản xuất sản phẩm từ địa phương đó, nếu

sản phẩm mang tính chất đặc thù từ địa phương nói trên.71 Tên gọi xuất xứ

hàng hoá muốn được bảo hộ phải mang đặc điểm của địa phương đã làm cho

sản phẩm sản xuất tại địa phương đó mang tính chất đặc thù. Thí dụ: nước mắm

Phú Quốc, rượu đế Gò Đen. Là một trường hợp đặc biệt của chỉ dẫn địa lý (có

thể là bất cứ dấu hiệu gì), tên gọi xuất xứ hàng hoá chỉ bảo hộ đối với tên gọi và

chỉ khi tên gọi đó được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký tên gọi xuất xứ

hàng hoá.

4.2.2 Bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hoá

Tương tự nhãn hiệu, người sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá có các quyền gắn

tên gọi lên sản phẩm của mình, quảng cáo các sản phẩm có tên gọi được bảo hộ

và bán các sản phẩm đó. Tên gọi được bảo hộ không phụ thuộc vào tính mới

hay khả năng phân biệt (như nhãn hiệu hay kiểu dáng công nghiệp). Một chủ

thể sản xuất kinh doanh không thể đăng ký một tên gọi dưới dạng nhãn hiệu nếu

có người cho rằng tên gọi đó xứng đáng được coi là tên gọi xuất xứ hàng hoá.

Trường hợp của tên gọi nước mắm Phú Quốc là một thí dụ. Hiện nay ở thị

trường nước ngoài phần lớn “nước mắm Phú Quốc” bày bán là của Thái Lan

sản xuất, một số công ty Thái Lan thậm chí đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Phú

Quốc” của mình ở Pháp, Mỹ. Nếu các doanh nghiệp sản xuất nước mắm Phú

Quốc của Việt Nam yêu cầu các cơ quan nhà nước của Pháp hay Mỹ công nhận

71 Nghị định 63/CP.

110

và bảo hộ “Phú Quốc” dưới dạng tên gọi xuất xứ hàng hoá, thì họ có thể xin các



cơ quan này hủy nhãn hiệu “Phú Quốc” của các doanh nghiệp Thái Lan.

4.3 Tên thương mại

4.3.1 Tên thương mại, tên công ty, bảng hiệu và nhãn hiệu

Tên thương mại, như đã làm quen ở trên, là tên của tổ chức, cá nhân dùng trong

hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ

thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh (thí dụ "Siêu thị

Sài Gòn"). Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi

chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.

Nó có thể là tên công ty, nó được sử dụng trên bảng hiệu của doanh nghiệp,

song không nhất thiết phải được đăng ký bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu. Tên

thương mại muốn được bảo hộ phải thoả mãn các yếu tố sau đây: (1) là tập hợp

các chữ cái, chữ số phát âm được, và (2) có khả năng phân biệt cho chủ thể kinh

doanh mang tên gọi đó. Điều này có nghĩa là những tên gọi không có khả năng

phân biệt do có quá nhiều người sử dụng (thí dụ "Nhà may Tuấn") sẽ không

được bảo hộ dưới dạng tên thương mại.

Theo Điều 78 Luật SHTT, các tên gọi sẽ không được bảo hộ dưới dạng tên

thương mại nếu chứa thành phần tên riêng (thí dụ “Mai”, “Minh” v.v.), trừ

trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng; hoặc gây nhầm lẫn với một

tên thương mại khác đã được bảo hộ từ trước, hay không có chức năng phân

biệt, hay trùng hoặc gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu của người khác hoặc với

chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ từ trước khi tên thương mại được sử dụng. Ngược

lại một nhãn hiệu gây nhầm lẫn với một tên thương mại được bảo hộ từ trước

cũng sẽ bị từ chối cấp bằng hay hủy văn bằng bảo hộ.

Công ty Anheuser Busch là chủ sở hữu nhãn hiệu Budweiser từ cuối thế

kỷ 19 ở Mỹ. Song lâu hơn nữa là nhãn hiệu Budweiser của nhà máy bia

Plzen ở Tiệp Khắc (từ thế kỷ 18). Tại Việt Nam nhãn hiệu Budweiser

được Cục SHCN bảo hộ cho nhà máy bia Plzen. Công ty Anheuser Busch

cho rằng cho dù nhà máy bia P có được Cục SHCN bảo hộ, thì sản phẩm

của mình cũng đã xuất hiện ở Miền Nam Việt Nam trước 1975 và vì vậy

Budweiser cũng là tên thương mại của mình. Sau khi nghe ý kiến các bên

và chấp nhận thêm lập luận rằng nhãn hiệu Budweiser của Mỹ là nhãn

hiệu nổi tiếng, Cục SHTT đã chấp nhận hủy văn bằng bảo hộ của nhà máy

bia Plzen.

111


Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại có quyền sử dụng

tên thương mại vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng tên thương mại để

xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại đó trong

các giấy tờ giao dịch, biểu hiện, sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa và quảng

cáo. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại có quyền

chuyển giao tên thương mại theo hợp đồng hoặc thừa kế cho người khác với

điều kiện việc chuyển giao phải được tiến hành cùng với toàn bộ cơ sở kinh

doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

4.3.2 Xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại

Hành vi xâm phạm đối với tên thương mại là mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn

thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử

dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương

tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh

doanh dưới tên thương mại đó. Chủ sở hữu trong trường hợp này có quyền yêu

cầu toà án hay các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người xâm phạm

phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. Người tiêu dùng nếu

bị nhầm lẫn do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương

mại cũng có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người

xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.72 Thời

hiệu khởi kiện, theo qui định chung của luật dân sự là 2 năm kể từ khi xảy ra

hành vi xâm phạm.

4.3 Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

4.3.1 Phân biệt cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại và trong

lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Trong một nền kinh tế thị trường, các tổ chức kinh tế phần lớn hoạt động vì lợi

nhuận của chính mình. Để đạt được mục đích ấy, họ phải có quyền tự chủ trong

các hoạt động kinh doanh. Tiếp theo, trao đổi hàng hóa được tiến hành dựa trên

so sánh giữa hàng hóa của đơn vị kinh tế này với hàng hóa cùng loại của các

đơn vị kinh tế khác. Hàng hóa nào rẻ nhất, chất lượng tốt nhất sẽ được chọn.

Chính vì vậy trong một nền kinh tế thị trường, cần phải có cạnh tranh giữa các

đơn vị kinh tế tự chủ. Thông qua cạnh tranh, người mua được hưởng lợi, và xã

hội cũng phát triển, vì mọi người đều nỗ lực làm ra sản phẩm với giá thành rẻ

nhất, chất lượng tốt nhất nhằm được người tiêu dùng lựa chọn.

72 Trước đây. trong cả hai trường hợp, thời hiệu khởi kiện là một năm tính từ ngày phát hiện

hành vi xâm phạm nhưng không quá ba năm tính từ ngày hành vi xâm phạm xảy ra (Điều 21

Nghị định 54/2000/NĐ-CP).

112

Một nền kinh tế có sức cạnh tranh được hình thành khi:



(a) giá cả hàng hóa được xác định bởi chi phí cấu thành của chúng; và

(b) mỗi người tiêu dùng muốn mua hàng đều có thể mua được hàng hóa

mình cần.

Tuy vậy, các điều kiện lý tưởng trên không thể tự nhiên hình thành. Chúng ta

biết rằng người mua bao giờ cũng muốn mua với giá rẻ nhất, còn người bán bao

giờ cũng muốn bán với giá cao nhất. Chính vì thế, giá cả hàng hóa chính là

thước đo mối quan hệ giữa cung và cầu. Hàng hóa càng sản xuất nhiều thì giá

càng hạ. Ngược lại càng nhiều người có nhu cầu mua hàng thì giá càng tăng.

Trong một nền kinh tế cạnh tranh hoàn chỉnh, không một nhà sản xuất nào có

thể tự giảm sức cung của hàng hóa, cũng không một nhà sản xuất nào có thể

tăng giá hàng, vì nếu một nhà sản xuất thu hẹp sản xuất hay tăng giá hàng, thì

người mua sẽ quay sang ngay nhà sản xuất khác, và nhà sản xuất này sẽ tăng

sản lượng để gia tăng lợi nhuận.

Tuy nhiên, có nhiều yếu tố tác động đến cung và cầu, trong đó chủ yếu là yếu tố

thông tin. Người tiêu dùng quyết định mua hay không mua hàng là dựa trên

những thông tin mình thu thập được. Chính vì thế một môi trường cạnh tranh

lành mạnh có thể bị ảnh hưởng bởi những thông tin sai lạc. Các hành vi làm

ảnh hưởng tính thông suốt, minh bạch về thông tin trên thị trường được coi là

những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thực tế rất nhiều, chỉ có thể được

liệt kê không đầy đủ như sau: (a) xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa của chủ thể

khác; (b) thông báo thông tin sai lệch hay che dấu thông tin gây thiệt hại cho

khách hàng; (c) sử dụng, thông tin hay công bố các bí mật thương mại mà chưa

có sự đồng ý của người có quyền và lợi ích liên quan; (d) sử dụng thông tin mật

của đối thủ cạnh tranh vào mục đích kinh doanh của mình; (e) lôi kéo nhân viên

của đối thủ cạnh tranh sang làm việc cho mình hay phá hoại đối thủ cạnh tranh;

(f) quảng cáo sai lệch. Các hành vi này được coi là những hành vi bất hợp pháp

trong Luật Thương mại.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp lần đầu

tiên được nhắc đến tại Điều 24 Nghị định 54/2000/NĐ-CP. Hiện nay, theo Điều

130 Luật SHTT, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí

tuệ bao gồm:

- Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt

động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ; xuất xứ,

cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của

113


hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Chúng ta

có thể xem thí dụ sau đây:73

Công ty Cà phê Trung Nguyên phát hiện công ty Cà phê Mê Hy Cô đã

thực hiện một số hành vi như sau: (1) sơn bảng hiệu có các dấu hiệu như

“cafe hàng đầu Ban Mê Thuột”, “đem lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới”

trên nền nâu, đồng thời sử dụng cả mũi tên hướng lên trên, giống của

công ty Trung Nguyên. Công ty Trung Nguyên yêu cầu Cục SHTT xác

định hành vi của Mê Hy Cô là xâm phạm nhãn hiệu nhưng Cục từ chối,

vì Trung Nguyên không đăng ký bảo hộ các yếu tố như vừa kể trên. Tuy

nhiên, Cục đã xác nhận rằng hành vi của Mê Hy Cô sử dụng các dấu

hiệu đặc trưng của Trung Nguyên là hành vi sử dụng chỉ dẫn thương

mại, lợi dụng uy tín của Trung Nguyên và là hành vi cạnh tranh không

lành mạnh.

- Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước

quốc tế mà Việt Nam cũng là thành viên, mà ở đó cấm người đại diện

hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà không

được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng.

Thí dụ, công ty Lion được bổ nhiệm là đại lý độc quyền của hãng mỹ

phẩm LANCÔME của Pháp. Giả sử LANCÔME do sơ suất đã không

kịp đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Nếu Lion đi đăng ký nhãn hiện

LANCÔME nhân danh mình, và theo luật của Pháp thì hành vi đó bị

cấm, thì hành vi của Lion là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Tương tự, nếu đại lý độc quyền của hãng Cà phê TRUNG NGUYÊN tại

Nhật Bản đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu TRUNG NGUYÊN trước khi

công ty Trung nguyên kịp đăng ký bảo hộ tại Nhật Bản, thì việc đăng ký

của đại diện cũng bị coi là cạnh tranh không lành mạnh.74

- Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc

tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của

người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm

mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín,

danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng (xem

mục 4.5 dưới đây).

Cũng theo Điều 130, chỉ dẫn thương mại là các “dấu hiệu, thông tin nhằm

hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại,

biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì

73 Báo cáo của Cục SHTT tại hội thảo Sở hữu công nghiệp tháng 5/2000.

74 Đây là một vụ việc đã xảy ra trên thực tế năm 2001.

114


của hàng hoá, nhãn hàng hoá.” Cần lưu ý là nhãn hàng hoá khác nhãn hiệu

hàng hoá, và khồng cần phải được đăng ký mới được coi là chỉ dẫn thương mại.

Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại quy định tại Điều 130 bao gồm các hành vi

gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ,

giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán,

tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá có gắn chỉ dẫn thương mại đó.

Như vậy có sự khác biệr giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật

Thương mại và theo Luật SHTT. Thí dụ vụ một số cơ sở sản xuất nệm mút và

nệm lò xo kiện công ty Kim Đan do đã đưa tin quảng cáo sai lệch về tính chất

hàng hoá của đối thủ cạnh tranh, nhằm lôi kéo khách hàng có thể bị coi là hành

vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực thương mại.75 Tuy nhiên, các

hành vi trên không liên quan đến các đối tượng sở hữu công nghiệp nên không

chịu sự điều chỉnh của Luật SHTT.

Hình thức cạnh tranh không lành mạnh phổ biến nhất hiện nay là cạnh tranh

không lành mạnh trong lĩnh vực nhãn sản phẩm (thí dụ sản xuất thuốc bắt chước

sản phẩm của PANADOL như nêu ở mục 3.4.1 trên đây). Thông thường một

vụ việc cạnh tranh không lành mạnh dạng này cũng có thể phát triển thành một

vụ việc về xâm phạm nhãn hiệu, nếu như các yếu tố chỉ dẫn thương mại bị sử

dụng được đăng ký bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu. Trong trường hợp các yếu tố

này không được đăng ký nhãn hiệu, chủ thể quyền mới yêu cầu xử lý hành vi

cạnh tranh không lành mạnh. Có thể nói rằng cạnh tranh không lành mạnh là lối

thoát cuối cùng cho người bị thiệt hại yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở

hữu công nghiệp.

4.3.2 Các hình thức xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Người bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không

lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện

pháp dân sự Luật SHTT và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp

luật về cạnh tranh. Như vậy, các chủ thể bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh

không lành mạnh có quyền khởi kiện trước tòa. Thông thường Viện Kiểm sát

chỉ tham gia quá trình tố tụng nếu quyền và lợi ích của Nhà nước bị ảnh hưởng

(thí dụ có nhiều chủ thể cùng khiếu nại về một vấn đề lên toà).

75 Kim Đan đăng khuyến cáo khách hàng về những tác hại của nệm mút và nệm lò xo, và

khuyên người tiêu dùng nên dùng nệm cao su. Hành vi này bị coi là lôi kéo khách hàng và nói

xấu các đối thủ cạnh tranh. Kim Đan bác bỏ lập luận trên vì cho rằng mình không nói xấu đối

thủ nào, và vì thông tin nói trên không có gì sai sự thật. Cho đến thời điểm này (tháng 6/2002),

vụ việc vẫn đang chờ giám đốc thẩm.

115

Các biện pháp dân sự bao gồm: buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi,



cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại;

buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích

thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng

chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với

điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể

quyền sở hữu trí tuệ.

Với tư cách là người khởi kiện, trong đơn khởi kiện chủ thể bị thiệt hại bởi

những hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ phải chứng minh:

(1) Sản phẩm bị cạnh tranh không lành mạnh là sản phẩm có danh tiếng,

uy tín của chủ thể bị thiệt hại;

(2) Kiểu dáng bao bì, nhãn sản phẩm của chủ thể bị thiệt hại là chỉ dẫn

thương mại của họ;

(3) Phía bên bị kiện đã sử dụng các chỉ dẫn thương mại của chủ thể bị

thiệt hại để làm sai lệch nhận thức và thông tin về hàng hoá nhằm

mục đích (i) lợi dụng uy tín, danh tiếng của chủ thể bị thiệt hại trong

sản xuất kinh doanh, và (ii) làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của

người sản xuất kinh doanh khác; và

(4) Chủ thể bị thiệt hại đã bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành

mạnh.

Ngoài các biện pháp dân sự như kể trên, các hành vi cạnh tranh không lành



mạnh có thể bị xử lý hành chính theo pháp luật cạnh tranh. Điều đáng tiếc là

Nghị định 120/2005/NĐ-CP về xử lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh chưa

có những qui định cụ thể cách thức xử lý vi phạm hành vi cạnh tranh không

lành mạnh, cũng như cơ quan xử lý sẽ căn cứ vào những chứng cứ nào để ra

quyêt định xử phạt. Như vây, cạnh tranh không lành mạnh là một lĩnh vực còn

đang phát triển. Chắc chắn trong tương lai sẽ có thêm nhiều vụ việc được giải

quyết theo thủ tục này.

4.5 Tên miền

4.5.1 Khái niệm tên miền

Như đã nêu trên, một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh là đăng

ký tên miền trùng với nhãn hiệu hay tên thương mại của doanh nghiệp khác.

Tên miền (domain name) là tên gọi của một chủ thể khi truy cập các trang web

của chủ thể đó trên mạng. Thí dụ tên miền của công ty Toyota Việt Nam là

www.toyota.com.vn. Tên miền có ba thành phần, phần đuôi (top level domain

name) là nơi tên miền được đăng ký (thí dụ .vn là những tên miền đăng ký cho

116


máy chủ ở Việt Nam). Phần thứ hai là middle level domain name, có các đuôi

.com (đối với doanh nghiệp hay các tên miền dùng trong thương mại), .org (đối

với các tổ chức phi chính phủ), .edu (đối với các tổ chức giáo dục) và .gov (đối

với cơ quan nhà nước). Ngoài ra còn có các đuôi như .biz, .net, .int. Phần trước

tiên của tên miền là tên doanh nghiệp. Trong nền kinh tế mạng hiện nay, tên

miền được các doanh nghiệp lưu ý đăng ký và bảo hộ không kém gì nhãn hiệu.

Tuy tên miền hiện nay chưa được coi là một đối tượng của sở hữu trí tuệ, tuy

nhiên tình trạng xâm phạm tên mien đã bắt đầu đến mức đáng quan tâm.

4.5.2 Đăng ký tên miền

Tên miền thông thường được đăng ký ở các công ty quản lý tên miền trên thế

giới, thí dụ như Network Solution International (www.nsi.com), Verisign

(www.verisign.com), hay ở các công ty được Nhà nước ủy quyền cho đăng ký

như Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) của Tổng công ty Bưu chính

Viễn thông Việt Nam (VNPT). Tên miền được đăng ký dựa trên nguyên tắc ai

đến trước được đăng ký trước. Ở Việt Nam người được đăng ký phải chứng

minh được mình là chủ sở hữu tên miền (trình giấy chứng nhận đăng ký kinh

doanh). Tuy nhiên, một doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể đăng ký tên miền

của mình ở nước ngoài thông qua việc đăng ký qua mạng mà không cần phải

trình giấy tờ gì. Chi phí cho việc đăng ký một tên miền tối thiểu là 30 USD/

năm. Ngoài ra để duy trì website, chủ sở hữu tên miền còn phải đóng một

khoản tiền thuê máy chủ (server) để duy trì tên miền.

4.5.3 Tranh chấp về tên miền và phương pháp giải quyết

Tương tự như tranh chấp về nhãn hiệu, nhiều người với ý đồ lợi dụng nguyên

tắc "ai đến trước được đăng ký trước" đã cho đăng ký các tên miền với ý đồ

ngăn cản chủ nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu của mình làm tên miền trong thương

mại điện tử. Công ty sản xuất ô tô Nissan đã không thể đăng ký tên miền cho

website của mình vì tên miền này đã bị một ban nhạc đăng ký từ trước. Tương



tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương