Quyền sở HỮu trí tuệ TÀi liệu bài giảNG



tải về 3.65 Mb.
trang10/35
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.65 Mb.
#35323
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   35

Madrid.65

Thời hạn bảo hộ được tính từ ngày được cấp bằng đến hết 10 năm kể từ ngày

nộp đơn ở Cục SHTT, hay từ ngày nộp đơn ở cơ quan sở hữu công nghiệp ở

một nước khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia (ngày ưu tiên). Thí

dụ một nhãn hiệu nộp đơn năm 1996, cấp bằng năm 1997, sẽ được bảo hộ từ

năm 1997 đến năm 1996 + 10 = 2006. Nhãn hiệu sắp hết hạn có thể được gia

hạn bảo hộ với thời hạn không hạn chế, cho tới chừng nào chủ sở hữu nhãn hiệu

ngừng không sử dụng nhãn hiệu hay ngừng hoạt động. Ngoại lệ của nguyên tắc

10 năm nói trên là những nhãn hiệu được bảo hộ theo Thoả ước Madrid. Các

nhãn hiệu này được bảo hộ kể từ ngày được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, đến

hết 20 năm kể từ khi nhãn hiệu này được nộp đơn tại quốc gia bảo hộ lần đầu

tiên.


3.2 Chủ văn bằng bảo hộ và phạm vi độc quyền bảo hộ

3.2.1 Lợi ích cần bảo hộ và phạm vi bảo hộ

Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền ngăn không cho người khác sử dụng nhãn hiệu

trùng hay tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ. Thông

qua bảo vệ nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu bảo vệ uy tín thương mại của

những sản phẩm do mình sản xuất hay dịch vụ do mình cung cấp. Độc quyền

nhãn hiệu chỉ thu hẹp trong phạm vi nhãn hiệu của những loại sản phẩm mà

mình đã yêu cầu bảo hộ. Phạm vi bảo hộ độc quyền của văn bằng cũng có giới

hạn về thời gian, không gian và nội dung bảo hộ. Tuy nhiên, nếu một nhãn hiệu

được công nhận là nổi tiếng thì phạm vi bảo hộ của nó có thể mở rộng với mọi

loại sản phẩm. Trường hợp công ty sản xuất bột ngọt nhãn hiệu A-ONE kiện

công ty sản xuất nước uống tinh khiết A-ONE là một ví dụ.

65 Nghị định 06/2001/NĐ-CP.

89

3.2.2 Phạm vi độc quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu



Chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng và định đoạt đối với các dấu

hiệu được bảo hộ. Độc quyền được hiểu dưới hai nghĩa. Thứ nhất, chủ sở hữu

có quyền cho hay không cho người khác sử dụng nhãn hiệu của mình thông qua

một loại hợp đồng gọi là hợp đồng li-xăng. Thứ hai, khi có hành vi xâm phạm

độc quyền của mình (sử dụng mà không xin phép), chủ sở hữu nhãn hiệu có thể

tự mình yêu cầu hay thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có

hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.

a. Quyền sử dụng và phạm vi bảo hộ

Chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên loại sản phẩm mà

mình đăng ký. Quyền sử dụng nói trên bao gồm: gắn nhãn được bảo hộ lên sản

phẩm hay dịch vụ của mình, tàng trữ, lưu thông, bán, nhập khẩu, quảng cáo sản

phẩm có nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ. Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu

được hiểu không chỉ bao gồm sản phẩm có nhãn hiệu giống nhãn hiệu được mô

tả trên văn bằng bảo hộ, mà cả các sản phẩm có nhãn hiệu "tương tự tới mức

gây nhầm lẫn." Đó là vì đối tượng bảo hộ của nhãn hiệu là khả năng phân biệt

của sản phẩm và nguồn gốc sản phẩm. Chính vì lý do đó, mà các dấu hiệu nổi

bật của nhãn hiệu phải được thể hiện rõ trong yêu cầu bảo hộ (đơn đăng ký nhãn

hiệu). Khi xảy ra tranh chấp, các cơ quan có thẩm quyền phần lớn các nước đều

tập trung vào vấn đề giải thích nội dung văn bằng bảo hộ để từ đó tìm ra phạm

vi bảo hộ.

Đối ngược với việc độc quyền sử dụng, pháp luật cũng qui định một số hành vi

sử dụng không thuộc độc quyền của chủ sở hữu (ai cũng được sử dụng, không

cần phải xin phép chủ sở hữu). Các hành vi này được gọi là sử dụng hạn chế,

bao gồm các hành vi sau đây:

- Bán lại các đối tượng được bảo hộ do chính chủ sở hữu hay người được

chủ sở hữu đưa ra thị trường (gọi là exhaustion of rights): thí dụ một

người mua nước khoáng La Vie ở Tiền Giang có thể đem bán đúng sản

phẩm La Vie này ở Lâm Đồng mà không phải xin phép chủ sở hữu nhãn

hiệu La Vie. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, các hành vi này được gọi

là nhập khẩu song song (parallel import). Thí dụ nhà nhập khẩu xà bông

Lux của Thái Lan được bán sản phẩm của mình ở Việt Nam mà không

cần phải xin phép chủ sở hữu nhãn hiệu Lux tại Việt Nam. Chúng ta thử

xem xét thí dụ sau đây xem đây có phải là hành vi nhập khẩu song song

hay không:

90

Công ty Vietnam Suzuki Co., Ltd. (Visuco) sản xuất xe Suzuki



Viva tại Việt Nam theo hợp đồng hợp tác kỹ thuật với công ty

Suzuki Nhật Bản. Công ty Suzuki Nhật Bản chuyển giao công

nghệ sản xuất xe Viva của mình cho công ty S của Indonesia để

sản xuất xe Viva tại Indonesia. Công ty S chuyển giao lại công

nghệ của mình cho công ty T (Việt Nam) để sản xuất xe Suzuki

Viva tại Việt Nam. Visuco khiếu nại với Cục SHTT về việc T đã

sử dụng nhãn hiệu của Suzuki mà không xin phép Visuco.

- Sử dụng nhãn hiệu không nhằm mục đích kinh doanh: thí dụ để giảng

dạy, bình luận, chỉ trích.

- Sử dụng nhãn hiệu trên các phương tiện quá cảnh (máy bay, tàu thuyền

đi qua vùng trời, vùng biển Việt Nam);

b. Quyền định đoạt

Ngoài quyền sử dụng, chủ sở hữu nhãn hiệu được quyền chuyển giao quyền sở

hữu văn bằng bảo hộ hoặc quyền sử dụng của mình thông qua hợp đồng li-xăng

(xem chương 10) và được quyền để lại thừa kế nhãn hiệu. Để đảm bảo khả

năng phân biệt của nhãn hiệu, pháp luật quy định chỉ được để lại thừa kế nhãn

hiệu cho một chủ thể.66

c. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ phải sử dụng nhãn hiệu mà mình được bảo

hộ không được gián đoạn quá 5 năm. Trong trường hợp ngược lại, bất kỳ người

nào cũng có quyền yêu cầu Cục SHTT đình chỉ hiệu lực văn bằng bảo hộ (xem

Điều 28.2.c Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996). Điều này nhằm hạn chế tình

trạng một số chủ thể chỉ đăng ký nhãn hiệu mà không sử dụng chúng. Sau đó

dùng văn bằng bảo hộ bán lại cho những người có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu.

Việc quy định nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu được áp dụng ở hầu hết các nước,

nhằm tập trung vào mục tiêu tối hậu của việc bảo hộ nhãn hiệu: bảo hộ uy tín

sáng tạo của các chủ thể.

Ngoài ra, chủ sở hữu nhãn hiệu còn phải thực hiện các quyền của mình về hình

thức phải phù hợp với quy định của pháp luật, về mục đích và nội dung không

được trái pháp luật, đạo đức xã hội, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của

các chủ thể khác (Điều 49 NĐ 63/CP). Khi nguyên tắc này bị phá vỡ, văn bằng

bảo hộ có thể bị đình chỉ hay hủy bỏ theo những căn cứ qui định tại Luật SHTT.

66 Nghị định 63/CP.

91

3.3 Xác lập, đình chỉ, hủy bỏ văn bằng bảo hộ



3.3.1 Cục SHTT và Công báo Sở hữu công nghiệp

Cục SHTT là cơ quan quản lý của Nhà nước về sở hữu công nghiệp, trực thuộc

Bộ Khoa học và Công nghệ, có thẩm quyền xác lập, đình chỉ, hủy bỏ, đăng ký

hợp đồng li-xăng đối với văn bằng bảo hộ. Các hoạt động nói trên được đăng

trên Công báo Sở hữu công nghiệp, được phát hành một tháng 2 lần trên hai tập

A và B. Công báo Sở hữu công nghiệp đăng tải các thông tin sau đây:

- Các nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích đã

được chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ về mặt hình thức (đơn được coi là

hợp lệ);

- Các nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích đã

được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam, theo luật Việt Nam hay they

điều ước quốc tế;

- Các đăng ký sửa đổi đối với văn bằng bảo hộ;

- Các đăng ký về hợp đồng li-xăng và việc sửa đổi các hợp đồng này.

3.3.2 Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế các nhãn hiệu

Ngoài việc xác lập quyền đối với nhãn hiệu bằng cách đăng ký tại Cục SHTT,

các chủ sở hữu nhãn hiệu nước ngoài có thể đăng ký bảo hộ tại Việt Nam cơ chế

của Thoả ước Madrid. Thoả ước Madrid, được ký kết năm 1891 và sửa đổi năm

1989, liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu theo đơn quốc tế. Theo Thỏa ước

này, một chủ thể sau khi được bảo hộ tại một nước thành viên của Thoả ước

Madrid có thể chọn nhiều quốc gia để xin cấp văn bằng bảo hộ. Việt Nam tham

gia Thoả ước Madrid từ ngày 08/03/1949. Tính đến nay đã có hơn 70000 nhãn

hiệu của người nước ngoài được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam thông qua Thoả

ước Madrid. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ theo Thoả ước Madrid và văn bằng

bảo hộ của quốc gia thành viên cấp là như nhau. Tuy vậy văn bằng bảo hộ

Madrid không phải là một văn bằng có giá trị ở nhiều nước, mà là tập hợp của

nhiều văn bằng quốc tế tại nhiều nước. Thời hạn bảo hộ theo văn bằng Madrid

là 20 năm, trừ khi bị đình chỉ trước thời hạn. Quy trình thủ tục nộp đơn bảo hộ

theo Thoả ước Madrid được trình bày trong Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996

về Sở hữu công nghiệp và Thông tư hướng dẫn 3055/TT-SHCN ngày

31/12/1996 (đã được bổ sung, sửa đổi theo Thông tư 30/2003/TT-BKHCN ngày

5/11/2003).

92

Việc đăng ký quốc tế Nhãn hiệu được tiến hành tại Văn phòng quốc tế của Tổ



chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ở Geneva. Công dân của một nước thành

viên của Thoả ước có thể bảo hộ một nhãn hiệu của mình tại nhiều nước thành

viên khác thông qua hai giai đoạn. Trước tiên họ phải đăng ký nhãn hiệu của

mình tại Cơ quan Sở hữu công nghiệp quốc gia, sau đó thông qua Cơ quan Sở

hữu công nghiệp quốc gia có thể nộp đơn đăng ký quốc tế cho Văn phòng quốc

tế của WIPO. Văn phòng quốc tế sẽ công bố đơn đăng ký quốc tế và chỉ rõ

những nước thành viên mà người nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu của mình

(nước được chỉ định). Nước được chỉ định có thời gian 1 năm để xem xét chấp

nhận hoặc từ chối bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trên lãnh thổ của mình. Nếu sau 1

năm mà nước được chỉ định không có ý kiến thì nhãn hiệu coi như được chấp

nhận bảo hộ ở nước đó. Với một cơ chế tương tự (nhưng theo qui trình ngược

lại), các doanh nghiệp Việt Nam có thể bảo hộ nhãn hiệu đối với hàng hoá, dịch

vụ của mình ở nước ngoài theo Thoả ước Madrid, thông qua Cục SHTT Việt

Nam.


Trong Nghị định thư của Thoả ước Madrid (Madrid Protocol), khả năng bảo hộ

đã được mở rộng, theo đó người nộp đơn có thể nộp đơn trực tiếp lên WIPO

không cần thông qua Cục SHTT tại quốc gia của người nộp đơn. Như vậy việc

nộp đơn có thể tiến hành tại bất cứ cơ quan patent của quốc gia thành viên nào,

hay tại WIPO ở Geneva.

Đối với những nước không phải là thành viên của Thoả ước Madrid (như Mỹ),

việc đăng ký nộp đơn phải được nộp trực tiếp tại nước xin đăng ký. Thí dụ ở

Mỹ thì cơ quan nhận đơn là Cục Sáng chế và nhãn hiệu (USPTO, website

www.uspto.gov). Xin lưu ý là nhãn hiệu ở Mỹ được bảo hộ tuân theo nguyên

tắc: ai sử dụng nhãn hiệu trước được ưu tiên (first to use), khác với tất cả các

nước khác (theo nguyên tắc: ai nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước được ưu tiên –

first to file).67

Ngoài các qui định về đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thoả ước Madrid, còn có

các qui định về đăng ký nhãn hiệu theo vùng. Thí dụ, doanh nghiệp muốn đăng

ký nhãn hiệu tại các nước Liên Minh Châu Âu (EU) thì chỉ cần nộp một đơn

duy nhất tại Văn phòng sở hữu công nghiệp của bất kỳ nước thành viên nào

hoặc Văn phòng sở hữu công nghiệp Châu Âu (OHIM – Organisation for

Harmonisation of International Marks) tại Thuỵ Sỹ. Hệ thống OHIM còn áp

dụng cho các nước châu Âu ngoài khối EU khác muốn tham gia. Ngoài ra, trên

thế giới còn có các văn phòng sở hữu công nghiệp khu vực như sau: văn phòng

sở hữu công nghiệp Châu Phi (ARIPO), tổ chức sở hữu trí tuệ Châu Phi (OAPI,

67 Lê Nết: “Bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá ở Hoa Kỳ.” Báo Tuổi Trẻ ngày 9 tháng 6 năm 2002.

93

www.oapi.wipo.net), văn phòng sở hữu công nghiệp Benelux (BTO, của ba



nước Bỉ, Hà Lan và Luxembourg).68

3.3.3 Xác lập quyền: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp tại Cục SHTT (không những áp dụng

cho nhãn hiệu mà còn cho sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp,

chỉ dẫn địa lý, trừ các qui định về quyền nộp đơn) được tiến hành qua các bước

sau: nộp đơn, xét nghiệm hình thức, xét nghiệm nội dung, cấp bằng.

a. Quyền nộp đơn

Chỉ có những người có quyền nộp đơn mới được nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn

hiệu. Các loại chủ thể trên bao gồm:

i. Chủ thể sản xuất kinh doanh: hàng hoá, dịch vụ, thương mại, với điều

kiện là nhóm hàng hoá, dịch vụ gắn nhãn hiệu xin bảo hộ phải do chủ thể

sản xuất, kinh doanh. Tuy vậy chủ thể kinh doanh thương mại được gắn

nhãn trên sản phẩm của chủ thể khác (nếu được đồng ý).

ii. Người thừa kế hay được chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng từ chủ

thể được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Riêng đối với người

thừa kế, pháp luật quy định chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được để lại thừa kế

(chuyển giao) cho một chủ thể sản xuất, kinh doanh cùng ngành với chủ

thể để lại thừa kế để nhãn hiệu đó vẫn còn giữ khả năng phân biệt. Việc

thừa kế (chuyển giao) cũng phải được đăng ký tại Cục SHTT.69

Việc xác định quyền nộp đơn xác định tính trung thực của người nộp đơn yêu

cầu bảo hộ. Người nộp đơn có nghĩa vụ phải cam đoan với Cục SHTT về sự

trung thực và quyền nộp đơn của mình. Nếu vi phạm cam kết, văn bằng bảo hộ

sẽ bị huỷ, và chủ văn bằng bảo hộ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm (kể cả bồi

thường thiệt hại) do việc văn bằng bị hủy gây ra.

Thí dụ, cơ sở Hưng Vận được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Sure

Star” vào năm 1993 cho một số nhóm sản phẩm, trong đó các sản phẩm điện gia

dụng. Ngày 12.3.1993 Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đầu tư cho phép

công ty Seoul Sure Star của Hàn Quốc được liên doanh với xí nghiệp DQ thành

lập công ty liên doanh Việt Sure Star. Trong số các sản phẩm liên doanh có tắcte

mang nhãn hiệu Sure Star. Phát hiện ra nhãn hiệu của mình đã bị một cơ sở

68 Vũ Duy Quy (2005) Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam, những vấn đề lý luận và

thực tiễn. Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Luật TPHCM, tr. 11.

69 Nghị định 63/CP.

94

khác đăng ký, trong khi bản thân chưa đăng ký bảo hộ, Việt Sure Star yêu cầu



Cục SHTT hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ của Hưng Vận vì Hưng Vận đã

không trung thực khi nộp đơn xin bảo hộ. Yêu cầu này đã được chấp nhận vì

Hưng Vận không phải là người có quyền nộp đơn.

b. Nộp đơn yêu cầu bảo hộ - xác định ngày ưu tiên

Việc cấp văn bằng bảo hộ được bắt đầu bằng việc nộp đơn và lệ phí. Các chủ

thể nộp đơn có thể nộp đơn tại Cục SHTT hay nộp đơn tại nước ngoài (tại một

nước thành viên của Thoả ước Madrid). Đơn phải hợp lệ theo yêu cầu của pháp

luật từng nước. Ở Việt Nam đơn yêu cầu đăng ký nhãn hiệu phải bao gồm các

thông tin về chủ thể nộp đơn, quyền nộp đơn, yêu cầu bảo hộ, loại hình sản

phẩm sẽ được gắn nhãn (nhóm sản phẩm - theo quy định của Thoả ước Nice)

mẫu nhãn hiệu và mô tả nhãn hiệu. Việc viết đơn tương đối đơn giản. Người

nộp đơn có thể tự nộp đơn hoặc ủy quyền cho đại diện sở hữu công nghiệp (lưu

ý: không được ủy quyền cho luật sư hay cho người nào khác).

Theo Điều 105 Luật SHTT, yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

- Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn

đăng ký nhãn hiệu bao gồm: a) Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá,

dịch vụ mang nhãn hiệu; b) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế

sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

- Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn

hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ

thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu

có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Nếu là đơn nhãn hiệu tập thể, cần kèm theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể

bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở

hữu nhãn hiệu;

- Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;

- Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;

- Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;

- Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu;

- Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu

sau đây: tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu; điều kiện để được sử

dụng nhãn hiệu; các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi

nhãn hiệu; phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và

95

phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu; chi phí mà người sử



dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.

Ngày nộp đơn hợp lệ sẽ được coi là ngày ưu tiên theo nguyên tắc "ai nộp đơn

trước sẽ được hưởng quyền ưu tiên xét đơn so với các chủ thể nộp đơn sau".

Nguyên tắc này có một ngoại lệ: nếu chủ thể nộp đơn tại một quốc gia khác từ

trước và có yêu cầu về hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris, thì ngày ưu

tiên sẽ tính theo các Công ước hay Hiệp ước đó.

Cùng với việc nộp đơn là việc đóng lệ phí (được quy định tại Thông tư số

23/TC/TCT ngày 09/05/1997. Mức đóng lệ phí cho một nhãn hiệu (1 nhóm,

nếu không phải xét nghiệm lại hay không xin hưởng quyền ưu tiên) là 750.000

đồng cho nhãn hiệu Việt Nam và 210 USD cho nhãn hiệu nước ngoài. Nếu xin

đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu Việt Nam ở nước ngoài theo Thoả ước Madrid,

mức phí phải nộp cho Cục SHTT là 1.500.000 đồng, cho WIPO là từ 650 - 903

franc Thụy Sỹ, cộng với 73 franc Thụy Sỹ phí bảo hộ cho mỗi nước.

Như đã trình bày, trong đơn xin đăng ký bảo hộ, người nộp đơn phải chỉ rõ

nhóm sản phẩm được bảo hộ. Cách phân loại theo nhóm nhãn hiệu được quy

định tại Thoả ước Nice, ký năm 1957 và được sửa đổi tại Stockholm năm 1967

và Geneva năm 1977. Theo thoả ước này, các loại nhãn hiệu và dịch vụ được

phân thành 34 nhóm đối với hàng hoá và 8 nhóm đối với dịch vụ. Theo cách

phân nhóm này, trong văn bằng bảo hộ của mỗi nước thành viên phải quy định

rõ một nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá/dịch vụ ở nhóm nào. Một nhãn

hiệu có thể được bảo hộ cho hàng hoá/dịch vụ cho một phần của một nhóm, một

nhóm hay nhiều nhóm. Mặc dù Việt Nam không phải là thành viên của Thoả

ước Nice, song vẫn áp dụng cách phân loại nhãn hiệu của Thoả ước này.

c. Xét nghiệm hình thức, phản đối việc cấp bằng

Sau khi người làm đơn nộp đơn, Cục SHTT sẽ tiến hành thủ tục "xét nghiệm

hình thức", tức là xét nghiệm tính hợp lệ của đơn. Tính hợp lệ bao gồm quyền

nộp đơn và các yêu cầu khác đối với đơn mà không phải là tiêu chuẩn bảo hộ

(xem phần xét nghiệm nội dung), thí dụ như ngôn ngữ sử dụng, giấy ủy quyền,

tính thống nhất của đơn, lệ phí nộp đơn. Nếu phát hiện đơn có thiếu sót, cơ

quan patent sẽ thông báo để chủ thể nộp đơn bổ sung.

Sau khi xét nghiệm hình thức, Cục SHTT ra thông báo chấp nhận đơn và xác

định ngày ưu tiên. Các đơn được chấp nhận về hình thức sẽ được đăng trên

Công báo Sở hữu công nghiệp. Kể từ thời điểm đó, bất kỳ người thứ ba nào

cũng có quyền có ý kiến về việc cho/không cho chủ thể nộp đơn được cấp văn

bằng bảo hộ (gọi là thời hạn phản đối - opposition period). Ở Việt Nam không

96

có quy định về thời hạn phản đối (nhãn hiệu có thể bị phản đối bất cứ lúc nào



cho đến khi được cấp văn bằng bảo hộ), trong khi ở một số nước quy định thời

hạn này là khoảng sáu tháng. Thời hạn này ở Mỹ là 30 ngày.

d. Xét nghiệm nội dung, khiếu nại về việc cấp văn bằng bảo hộ

Giai đoạn tiếp theo là xét nghiệm nội dung, tức là xác định các tiêu chuẩn bảo

hộ như đã nói ở phần định nghĩa nhãn hiệu. Cục SHTT sẽ xác định tính độc

đáo, khả năng phân biệt của dấu hiệu được yêu cầu bảo hộ. Nếu nội dung đơn

yêu cầu bảo hộ không bảm đảm điều kiện bảo hộ theo định nghĩa nhãn hiệu,

Cục SHTT sẽ từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Người nộp đơn sẽ được cung cấp lý

do từ chối trong thông báo.

Người nộp đơn có quyền khiếu nại về quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ

lên Cục SHTT trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được thông báo từ chối

(xem Điều 27 Nghị định 63/CP). Nếu Cục SHTT đồng ý với lập luận của người

khiếu nại, Cục sẽ cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu nộp đơn.

Thí dụ, công ty Garden Ltd xin đăng ký nhãn hiệu CHICKEN THINS cho các

sản phẩm làm từ bột ngũ cốc, bánh mì, mứt, bánh bích qui. Ban đầu Cục SHTT

từ chối vì “chicken” tiếng Anh nghĩa là thịt gà, vì vậy nhãn hiệu này có thể làm

cho người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm làm từ thịt gà. Người nộp đơn đã

khiếu nại thông báo từ chối vì tuy “chicken” tiếng Anh nghĩa là thịt gà, song

toàn bộ nhãn hiệu CHICKEN THINS là không có nghĩa và vì thế có khả năng

phân biệt. Cục SHTT đã chấp nhận lập luận trên và quyết định bảo hộ nhãn hiệu

này.

Nếu Cục SHTT tiếp tục từ chối, người khiếu nại có thể chọn một trong hai giải



pháp: hoặc tiếp tục khiếu nại lên Bộ KHCNMT theo Luật Khiếu nại Tố cáo,

hoặc khởi kiện tại Toà Hành chính theo quy định của Pháp lệnh về Thủ tục giải

quyết các vụ án hành chính.

e. Cấp văn bằng bảo hộ và vào sổ đăng ký quốc gia

Sau khi xét thấy hội đủ tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra quyết định cấp văn

bằng bảo hộ - Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Việc cấp văn bằng bảo hộ

này được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp. Sau đó, Cục SHTT sẽ tiến

hành vào sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp (Điều 98 Luật SHTT). Sổ

đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp là tài liệu ghi nhận việc xác lập, thay

đổi và chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công

nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Như vậy, khi có quyết định

sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, quyết định đăng ký hợp

97

đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp cũng được ghi nhận vào Sổ đăng



ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

3.3.4 Đình chỉ văn bằng bảo hộ

Một văn bằng đã được cấp vẫn có thể bị đình chỉ theo quy định tại Điều 28 của

Nghị định 63/CP khi có yêu cầu đình chỉ. Cụ thể là khi chủ văn bằng bảo hộ

không sử dụng nhãn hiệu trong vòng 5 năm liên tục trước ngày có yêu cầu đình

chỉ hiệu lực mà không có lý do chính đáng. Thí dụ nhãn hiệu Sữa Ông thọ

(Longevity) trước 1975 do một công ty của Hà Lan làm chủ sở hữu tại Việt

Nam. Sau 1975 nhà máy sữa được Vinamilk tiếp quản và tiếp tục sản xuất Sữa

Ông Thọ. Đến 1997 công ty Hà Lan này đòi lại từ Vinamilk quyền sở hữu công

nghiệp của nhãn hiệu Sữa Ông Thọ. Lẽ ra Vinamilk có thể từ chối trao trả nhãn

hiệu này vì thời hạn mà công ty sữa Hà Lan không sử dụng đã quá 5 năm, và

nhãn hiệu này có thể bị đình chỉ. Tuy nhiên, việc công ty sữa Hà Lan không sử

dụng nhãn hiệu một phần cũng vì những nguyên nhân bất khả kháng, hơn nữa

Vinamilk ý thức được nhãn hiệu Longevity không phải của mình, vì vậy sau

cùng đã trao trả hình ông già trong nhãn hiệu này cho công ty sữa Hà Lan.70

Ngoài các lý do trên, văn bằng bảo hộ có thể bị đình chỉ vì chủ sở hữu văn bằng

không còn tồn tại, hay vì chủ sở hữu từ bỏ quyền được bảo hộ.

3.3.5 Hủy bỏ văn bằng bảo hộ

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị hủy bỏ vì một trong hai lý do:

nhãn hiệu đã đăng ký không đủ khả năng được bảo hộ, và người chủ nhãn hiệu

không có quyền nộp đơn. Vụ nhãn hiệu BIRD'S NEST là một thí dụ cho trường

hợp thứ nhất. Nhãn hiệu này ban đầu được công ty Dona Tower đăng ký để gắn



tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương