Quyền sở HỮu trí tuệ TÀi liệu bài giảNG



tải về 3.65 Mb.
trang7/35
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.65 Mb.
#35323
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   35

phải là chủ sở hữu quyền tác giả, cũng có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác

phẩm. Điều này có thể cản trở các đồng tác giả khác trong việc chỉnh sửa hay

phóng tác tác phẩm.

b. Chủ sở hữu quyền tác giả

Chủ sở hữu quyền tác giả là người độc quyền sử dụng, định đoạt tác phẩm.

Trong đa số các trường hợp, tác giả sẽ đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả.

Tuy nhiên, nếu tác phẩm được hình thành do có các tổ chức, cá nhân thuê, giao

nhiệm vụ cho tác giả thì các tổ chức, cá nhân này sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả.

Ngoài ra, người được chuyển giao quyền tác giả, hay người thừa kế của tác giả

đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả cũng là chủ sở hữu quyền tác giả. Điều

cần lưu ý là nếu người lao động tạo ra tác phẩm trong thời gian lao động, nhưng

không theo nhiệm vụ được giao (thí dụ một giảng viên viết và xuất bản một

quyển sách, mặc dù nhà trường không yêu cầu giảng viên phải làm như vậy

cũng như không trả công cho việc này) thì người lao động đó vẫn là chủ sở hữu

quyền tác giả đối với tác phẩm do mình tạo nên. Liên quan đến mối quan hệ

giữa người lao động và người sử dụng lao động có hai trường hợp vướng mắc

mà hiện vẫn chưa có câu trả lời:

- Thứ nhất, do cơ chế hành chính bao cấp từ trước khi Đổi mới, nhiều

nhạc sỹ, đạo diễn, biên kịch là công chức nhà nước. Họ tạo ra tác phẩm

đôi khi do Nhà nước giao. Như vậy, những tác phẩm do họ tạo ra có

thuộc về Nhà nước hay không (hoặc chí ít là các cơ quan nhà nước nơi

họ công tác). Nếu câu trả lời là có, thì việc các nhạc sỹ là công chức

tham gia vào Hiệp hội quản lý quyền tác giả âm nhạc để thu tiền sử dụng

tác phẩm có hợp lý không?

- Thứ hai, nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp bộ của sinh

viên trong các trường đại học đạt kết quả nhưng khi ứng dụng thì không rõ

lợi ích vật chất sẽ thuộc về ai: về sinh viên nghiên cứu hay về cơ quan chủ

61

trì (trường đại học). Có quan điểm cho rằng việc nhà trường tài trợ cho sinh



viên nghiên cứu chỉ như một hợp đồng tặng cho, và vì vậy số tiền đó thuộc

về sinh viên, sinh viên không tạo ra tác phẩm theo nhiệm vụ được giao.

Quan điểm khác cho rằng mọi thành quả nghiên cứu của sinh viên đều thuộc

về nhà trường, vì sinh viên sau khi được duyệt đề tài và phân công giáo viên

hướng dẫn thì tác phẩm khoa học (công trình nghiên cứu) của mình được

sáng tạo theo nhiệm vụ được giao.

Tóm lại, nhiều trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả

và ngược lại. Việc phân biệt giữa tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả là quan

trọng, vì chủ sở hữu quyền tác giả mới chính là người có quyền sử dụng định

đoạt tác phẩm. Xét về khía cạnh kinh tế thì chủ sở hữu quyền tác giả đóng vai

trò quan trọng hơn tác giả, vì khi sử dụng hay trình diễn tác phẩm, các chủ thể

khác phải xin phép hay trả thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả.

2.2.3 Nội dung quyền tác giả

Nội dung quyền tác giả bao gồm các quyền của các chủ thể tham gia QHPLDS

này, cụ thể là của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Đó cũng là trọng tâm

của sự ra đời luật bảo hộ quyền tác giả. Như vậy quyền tác giả không chỉ đơn

thuần là quyền của tác giả mà còn là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả.

Trước đây, trong BLDS 1995, quyền của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả

được quy định trong ba điều:

- Quyền của tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả: Điều 751.

- Quyền của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả: Điều 752.

- Quyền của chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả: Điều 753.

Khi quan sát kỹ nội dung ba điều nói trên, chúng ta sẽ thấy tổng hợp các quyền

trong hai điều 752 và Điều 753 đúng bằng các quyền được ghi nhận trong Điều

751. Như vậy là đúng với nguyên tắc bảo toàn quyền đã có từ thời La Mã

"không ai có nhiều quyền hơn quyền mà họ được chuyển giao", hay "quyền

không tự nhiên sinh ra và tự nhiên mất đi, nó chỉ được chuyển từ người này

sang người khác" (nemo plus iuris in alieni transfere plus quam ipse habet).

Hiện nay, quyền tác giả được tập trung lại thành hai mảng lớn: quyền nhân thân

(Điều 19 Luật SHTT) và quyền tài sản (Điều 20 Luật SHTT).

a. Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền

nhân thân gắn với tài sản. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản là những

62

quyền gắn liền với các giá trị nhân thân của tác giả và không thể chuyển giao,



bao gồm ba quyền: quyền được đặt tên tác phẩm, đứng tên tác phẩm và bảo vệ

sự toàn vẹn của nội dung tác phẩm. Nếu chúng ta ví tác phẩm là đứa con tinh

thần của tác giả, thì các quyền nhân thân này cũng tương tự quyền của cha mẹ

được đặt tên cho con, nhận con và bảo vệ chăm sóc con cái. Vì là quyền nhân

thân không được chuyển giao nên nó chỉ được dành cho tác giả (cho dù đồng

thời hay không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả). Các quyền này ảnh

hưởng trực tiếp đến uy tín và danh dự của tác giả, tồn tại một cách độc lập đối

với quyền tài sản, gắn liền với tác giả kể cả khi quyền sử dụng, định đoạt tác

phẩm đã được chuyển giao. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản được

bảo hộ vô thời hạn, khác với những quyền khác được bảo hộ có thời hạn.55

Về quyền bảo vệ sự toàn vẹn nội dung của tác phẩm, xin lưu ý là quyền bảo vệ

sự toàn vẹn này chỉ liên quan đến "nội dung tác phẩm", chứ không nhắc đến

"phương thức thể hiện tác phẩm". Thí dụ một cộng tác viên gửi bài đăng lên

báo có thể bị ban biên tập chỉnh sửa một số câu chữ quá dài dòng hay không

đúng chính tả. Một luật sư là người lao động ở một văn phòng luật sư, có các

bài tư vấn, sau khi thôi không công tác trong văn phòng này nữa thì các luật sư

khác trong văn phòng có thể sử dụng lại các bài tư vấn này, chỉnh sửa câu chữ

có liên quan. Hành vi biên tập không phải là xâm phạm quyền tác giả. Tuy vậy

nếu sự chỉnh sửa làm thay đổi nội dung tác phẩm thì phải có sự đồng ý của tác

giả. Một số vụ kiện hiện nay về bản quyền cũng liên quan đến vấn đề bảo vệ sự

toàn vẹn của nội dung tác phẩm. Điển hình là vụ nhà văn Nguyễn Kim Ánh

kiện Xưởng Phim truyện 1 về bộ phim "Hôn nhân không giá thú". Bộ phim dựa

trên truyện ngắn cùng tên đã được giải thưởng của nhà văn Nguyễn Kim Ánh.

Tác giả tác phẩm văn học đã bất bình khi thấy nội dung tác phẩm của mình qua

tay nhà viết kịch bản và đạo diễn bộ phim đã bị thay đổi rất nhiều, đến nỗi

"không còn nhận ra đứa con tinh thần của mình nữa". Án dân sự sơ thẩm bác

đơn kiện của nhà văn Nguyễn Kim Ánh, vì theo cơ quan giám định - Cục Điện

ảnh "việc sửa đổi nội dung tác phẩm chỉ làm tác phẩm hay thêm." Song như

chúng ta biết, việc đánh giá quyền tác giả không phải ở chất lượng hay dở của

tác phẩm.

Mặc dù quyền nhân thân không gắn với tài sản cũng là quyền quan trọng, nhưng

quyền quan trọng nhất trong tất cả các nội dung của quyền tác giả là các quyền

nhân thân gắn với tài sản. Đó là quyền cho hay không cho người khác sử dụng

tác phẩm (về khái niệm sử dụng, xin xem phần trình bày dưới đây). Chính từ

này làm phát sinh bản chất độc quyền của quyền tác giả. Nhiều người cho rằng,

trước kia khi chưa có quyền tác giả vẫn có nhà văn, nhạc sỹ, nhà khoa học. Họ

có quyền đặt tên, đứng tên, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, sử dụng tác phẩm

55 BLDS 1995, Điều 766; Luật SHTT, Điều 27.

63

hay nhận thù lao, giải thưởng. Nay có quyền tác giả, thì cũng chính những



người đó có những quyền này, chẳng có gì khác. Hay nói khác đi, các chế định

về quyền tác giả không mang lại cho các chủ thể nhiều quyền hơn cái bản thân

họ từ trước đến nay vẫn có. Nhận xét trên không sai nếu chúng ta quên mất một

quyền của tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả, đó là quyền cho hay không cho

người khác sử dụng tác phẩm.56 Quyền này là quyền nhân thân có thể chuyển

giao, gắn với các quyền tài sản trong chế định quyền tác giả, vì thế nó chỉ giành

cho chủ sở hữu quyền tác giả và tác giả nếu như tác giả cũng đồng thời là chủ sở

hữu quyền tác giả.

Việc quy định bảo hộ quyền nhân thân không gắn với tài sản trong luật về

quyền tác giả chỉ có ở các nước theo hệ thống luật lục địa, chứ không có ở các

nước theo hệ thống luật chung, một phần vì họ coi các quyền này là điều hiển

nhiên. Đối với quyền nhân thân gắn với tài sản, khái niệm này cũng chỉ tồn tại

ở các nước theo hệ thống luật xã hội chủ nghĩa trước đây (Nga, Ba Lan, v.v.)

chứ không tồn tại ở các nước theo hệ thống luật lục địa khác như Pháp, Đức.

Tại các nước này các quyền cho/không cho người khác sử dụng tác phẩm được

coi là một quyền tài sản (quyền định đoạt đối với tác phẩm của mình).

b. Quyền tài sản

Theo luật Việt Nam, quyền tài sản bao gồm quyền sử dụng và quyền được

hưởng thù lao giải thưởng. Thông thường chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng

quyền sử dụng, còn tác giả được hưởng thù lao, giải thưởng.

Quyền sử dụng bao gồm quyền công bố, phổ biến, trình diễn, sao chép, cải biên,

chuyển thể, ghi âm, ghi hình, phát thanh truyền hình, cho thuê tác phẩm. Quyền

sử dụng này gắn liền với quyền nhân thân gắn với tài sản (cho/không cho sử

dụng tác phẩm). Vì thế, mọi hành vi sử dụng tác phẩm (sao chép, dịch, chuyển

thể, v.v.) mà không xin phép chủ sở hữu quyền tác giả là xâm phạm quyền tác

giả, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác.

Các hành vi sử dụng tác phẩm quan trọng nhất bao gồm:57

- Sao chép và phân phối, bán tác phẩm: hành vi sao chép có thể bao gồm

sao chép toàn bộ tác phẩm hay một phần quan trọng của tác phẩm. Sao

chép khác với trích dẫn. Trích dẫn là việc sử dụng một phần tác phẩm

(không đáng kể) của người khác để nêu bật ý tác giả. Việc trích dẫn

phải không đơn thuần vì mục đích kinh doanh, không làm ảnh hưởng

56 Cornish, W. (sđd).

57 Li Jiahao (1998) Introduction to Intellectual Property, WIPO-UNDP-NOIP Seminar

18/5/1998.

64

đến việc sử dụng bình thường tác phẩm và phải nêu nguồn gốc tác phẩm.



Các hành vi sử dụng không phải là trích dẫn đều có thể bị coi là sao chép

và phải được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả. Sao chép có thể

tiến hành dưới dạng trực tiếp (thí dụ thu băng đĩa, photocopy, sao phần

mềm trên ổ cứng máy vi tính) hay dưới dạng gián tiếp (thí dụ dùng máy

ghi âm, máy quay phim để ghi âm, ghi hình buổi hoà nhạc hay một bộ

phim chiếu ở rạp).

- Công bố, phổ biến, phát thanh, truyền hình: quyền này còn được gọi là

quyền "truyền thông đến công chúng" (communication to the public) bao

gồm các hành vi trình diễn, phân phối tác phẩm đến một số lượng đáng

kể người sử dụng. Thí dụ bao gồm trình diễn một vở kịch hay một buổi

hoà nhạc, phát hành một đĩa nhạc. Việc đưa một tác phẩm lên mạng

ngày nay cũng được coi là truyền thông đến công chúng.

- Dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, tuyển tập, chú giải (còn gọi là làm

tác phẩm phái sinh). Khi một người muốn dịch, cải biên, chuyển thể

một tác phẩm, họ phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả gốc, bởi vì

những hành vi kể trên là những hành vi sử dụng tác phẩm, mà chủ sở

hữu quyền tác giả có quyền cho hay không cho (Điều 757 BLDS).

Ngoài ra, khi một nhà xuất bản muốn phát hành một tác phẩm viết, cũng

phải xin chấp thuận của chủ sở hữu quyền tác giả. Mọi hành vi sử dụng

tác phẩm mà không được sự đồng ý từ trước của chủ sở hữu quyền tác

giả đều bị coi là xâm phạm quyền tác giả (trừ các trường hợp sử dụng

hạn chế do pháp luật quy định). Tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên,

chuyển thể được coi là những tác phẩm riêng, khác với tác phẩm gốc.

2.2.4 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Quyền tác giả phát sinh từ khi tác phẩm được hình thành cho đến hết 50 năm kể

từ khi tác giả qua đời, trừ trường hợp pháp luật quy định khác (Điều 766

BLDS). Trong thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền cấm các chủ

thể khác sử dụng tác phẩm của mình vào mục đích kinh doanh, đồng thời yêu

cầu người sử dụng trả thù lao quyền tác giả. Hết thời hạn này, tác phẩm trở

thành tài sản công cộng và bất cứ ai cũng có thể sử dụng tác phẩm đó để kinh

doanh mà không phải xin phép tác giả. Thí dụ một ca sĩ muốn thu băng một bài

hát thì phải trả thù lao cho nhạc sỹ. Tuy nhiên, một nghệ sỹ muốn đàn một bản

giao hưởng của Beethoven, hay một nghệ sỹ muốn ngâm Kiều của Nguyễn Du,

cũng nhằm mục đích thâu băng và kinh doanh, thì không phải trả tiền bản quyền

cho con cháu Beethoven hay Nguyễn Du, vì tác giả đã qua đời trên 50 năm nay.

Các trường hợp pháp luật có quy định khác như đã nhắc ở trên bao gồm:

65

- Các quyền nhân thân không gắn với tài sản của tác giả được bảo hộ vô



thời hạn. Thí dụ cho đến hôm nay và mãi về sau, không ai có quyền

thay đổi tên tác phẩm Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, cũng không ai

thay Nguyễn Du đứng tên tác phẩm đó, và không ai được sửa lại nội

dung lời thơ của Nguyễn Du.

- Đối với đồng tác giả, thì tác phẩm được bảo hộ cho đến hết 50 năm kể từ

khi đồng tác giả sau cùng chết. Nếu tác phẩm không rõ tác giả hay

khuyết danh, thì Nhà nước được hưởng quyền tác giả. Nếu trong vòng

50 năm kể từ ngày được công bố lần đầu tiên mà phát hiện được tác giả,

thì tác giả được hưởng quyền từ khi được phát hiện cho đến hết thời hạn

hưởng quyền theo quy định của Pháp luật. Thí dụ tác phẩm "Nhật ký

trong tù", vốn là khuyết danh, đã được phát hiện năm 1965 là của Nhà

Cách mạng Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quyền tài sản đối

với tác phẩm được bảo hộ từ năm 1965 đến năm 2019 (50 năm sau khi

Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời).

- Tác phẩm điện ảnh, phát thanh, truyền hình, vidéo, tác phẩm di cảo thì

được bảo hộ đến hết 50 năm kể từ khi công bố lần đầu tiên. Như vậy, bộ

phim nổi tiếng "Cuốn theo chiều gió" của Mỹ, ra đời năm 1939, cho đến

nay đã hết thời hạn bảo hộ. Bất cứ ai cũng có quyền thu băng cuộn phim

và kinh doanh mà không bị coi là xâm phạm quyền tác giả, miễn là phải

tôn trong quyền nhân thân của nhà biên kịch và đạo diễn bộ phim này.

Tương tự, tuy ca sỹ Fredy Mercury của ban nhạc Queen qua đời năm

1992, song băng nhạc "Made in Heaven" ("sản xuất trên thiên đàng")

của anh lại xuất hiện lần đầu năm 1995. Như vậy băng nhạc này sẽ được

bảo hộ cho đến hết năm 2045.

2.2.5 Thừa kế quyền tác giả

Vấn đề thừa kế được quy định ở Điều 40 Luật SHTT. Trên nguyên tắc, mọi thứ

chuyển giao được đều có thể được thừa kế. Mọi quyền tài sản cũng đều được

thừa kế vì chúng nằm trong khái niệm di sản. Thừa kế quyền tác giả về bản

chất và nội dung cũng không khác gì so với các quyền thừa kế thông thường.

Chúng ta chỉ lưu ý hai vấn đề: việc thừa kế quyền tác giả không kéo dài mãi mãi

mà chỉ kéo dài trong thời hạn bảo hộ. Thứ hai là nếu không có người thừa kế,

người thừa kế từ chối nhận di sản hay không được quyền hưởng di sản, thì

quyền tác giả thuộc về Nhà nước.

66

2.2.6 So sánh nội dung của Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả và



các quy định của BLDS

Các quy định về quyền tác giả trong luật Việt Nam tương đồng với nội dung

Công ước Berne và luật Việt Nam về quyền tác giả. Tuy vậy, một số điều

khoản trong Công ước Berne cho phép luật các nước thành viên tự điều chỉnh.

Thí dụ, các nước thành viên có thể quy định văn bản pháp luật hay các bài diễn

văn chính trị có được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả hay không. Các nước

thành viên có quyền rút ngắn thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm

nghệ thuật ứng dụng tới 25 năm sau khi tác giả qua đời. Công ước Berne không

cụ thể hoá các hành vi sử dụng hạn chế như luật Việt Nam (Điều 760 BLDS).

Công ước Berne cũng không có sự phân biệt rõ giữa hai khái niệm tác giả và

chủ sở hữu quyền tác giả, hay các quy định về đăng ký bảo hộ quyền tác giả.

Đặc biệt là, ở Công ước Berne không có khái niệm "quyền nhân thân gắn với tài

sản" (vốn là một khái niệm chỉ tồn tại ở luật pháp các nước XHCN trước đây).

Phần lớn các nước đều thống nhất quan điểm: đã gọi là quyền nhân thân thì

không gắn với tài sản.

Mặt khác, đối với một số tác phẩm, Công ước Berne lại có phần cụ thể hoá các

nội dung bảo hộ quyền tác giả hơn so với luật Việt Nam. Thí dụ, về quyền tác

giả đối với tác phẩm điện ảnh, Công ước Berne cho phép các nước thành viên

quy định bảo hộ quyền tác giả không những cho tác giả, mà cả cho những người

góp phần làm ra tác phẩm. Tuy vậy Công ước Berne không quy định rõ ai là tác

giả của tác phẩm điện ảnh: biên kịch hay đạo diễn.

2.3 Hành vi xâm phạm quyền tác giả và ngoại lệ

2.3.1 Hành vi xâm phạm

Xâm phạm là các hành vi sử dụng tác phẩm hay cuộc biểu diễn nhằm mục đích

kinh doanh mà không có sự đồng ý của chủ thể quyền tác giả, trừ trường hợp

pháp luật có quy định khác. Các hành vi này còn gọi là hành vi ăn cắp bản

quyền hay sao chép lậu (piracy). Các hành vi xâm phạm theo Điều 28 Luật

SHTT được liệt kê như sau:

- Xâm phạm quyền nhân thân không gắn với tài sản: chiếm đoạt quyền tác

giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, mạo danh tác giả;

sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào

gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

67

- Xâm phạm quyền nhân thân gắn với tài sản: công bố, phân phối tác



phẩm mà không được phép của tác giả; công bố, phân phối tác phẩm có

đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

- Xâm phạm quyền tài sản: trừ trường hợp pháp luật cho phép, hành vi

xâm phạm là hành vi sao chép tác phẩm, làm tác phẩm phái sinh mà

không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc;

xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;

làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo; sử dụng tác

phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; xuất khẩu,

nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở

hữu quyền tác giả; không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất

khác theo quy định của pháp luật; cho thuê tác phẩm mà không trả tiền

nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở

hữu quyền tác giả.

Như vậy không những hành vi sao chép, bán tác phẩm sao chép lậu bị coi là

xâm phạm, mà cả hành vi mua những sản phẩm đó, dù để sử dụng hay để bán,

tặng cho, cũng bị coi là xâm phạm quyền tác giả.

Xin lưu ý rằng việc một tác phẩm phải có tính nguyên gốc không có nghĩa là tác

phẩm đó không được phép giống một tác phẩm khác đã ra đời từ trước. Thí dụ,

hai tác phẩm giống nhau do tình cờ (thí dụ hai người thợ chụp ảnh cùng chụp

ảnh một bàn thắng từ cùng một góc nhìn) thì mỗi tác phẩm vẫn được bảo hộ

riêng một cách độc lập. Thông thường, muốn chứng minh một hành vi sử dụng

một tác phẩm là hành vi xâm phạm quyền tác giả, nguyên đơn phải chứng minh

ít nhất được ba vấn đề:

- Quyền sở hữu đối với tác phẩm của mình – thời điểm hình thành và hình

thức thể hiện;

- Tác phẩm của bị đơn ra đời sau tác phẩm của nguyên đơn, song lại giống

toàn bộ hoặc phần lớn các yếu tố cơ bản trong tác phẩm của nguyên đơn;

- Bị đơn biết cụ thể về tác phẩm của nguyên đơn, kể cả hình thức thể hiện

và nội dung.

Sau khi chứng minh được ba vấn đề trên, nghĩa vụ chứng minh rằng hành vi của

mình không xâm phạm quyền tác giả của chủ thể khác được chuyển sang cho bị

đơn. Bị đơn có thể tự bảo vệ bằng những luận điểm sau đây:

- Có sự khác biệt cơ bản giữa hai tác phẩm;

68

- Hành vi sao chép của mình chỉ tập trung vào nội dung chứ không phải là



hình thức của tác phẩm của nguyên đơn (xem thí dụ kem đánh răng

Colgate trên đây); hoặc

- Hành vi sao chép của mình thuộc vào trường hợp không cần phải xin

phép nguyên đơn (sử dụng hạn chế, xem mục 2.2.3 dưới đây).

Chỉ khi bị đơn không thể chứng minh được bất cứ căn cứ nào nêu trên thì hành

vi sử dụng của bị đơn mới bị coi là xâm phạm. Một thí dụ điển hình là vụ tranh

chấp quyền tác giả âm nhạc cho bài hát Tình thôi Xót xa của nhạc sỹ Bảo Chấn.

Bài hát này ra đời năm 1994 khi Bảo Chấn đã hơn 50 tuổi và lập tức trở thành

một trong những bài hát phổ biến nhất trong giới thanh niên thời bấy giờ. Năm

2004, một du học sinh Việt Nam ở Nhật Bản tình cờ phát hiện giai điệu của bài

hát này giống với bản nhạc của bài Frontiers do nữ nhạc sỹ trẻ Kenko Matsui

sáng tác và biểu diễn năm 1991. Vụ việc được đưa lên báo chí. Nhạc sỹ Bảo

Chấn ban đầu chống chế, rằng mình sáng tác bài hát Tình Thôi Xót xa từ cuối

những năm 1980 và có khả năng Kenko Matsui đã “sao chép” tác phẩm của Bảo

Chấn. Sau đó, Bảo Chấn lại nói rằng việc hai bài hát có giai điệu trùng nhau là

việc “ý tưởng lớn gặp nhau.” Thậm chí có một số nhạc sỹ cũng ủng hộ quan

điểm này. Tuy nhiên, công luận và nhất là gia đình nữ nhạc sỹ Kenko Matsui

thì không thể chấp nhận được những cách giải thích như vậy. Hội Nhạc sỹ đã

thành lập hội đồng giám định và kết luận rằng việc hai tác phẩm giống nhau đến

90% không thể là kết quả của việc “ý tưởng lớn gặp nhau” – điều này chưa từng

xảy ra trên thực tế. Ngoài ra, Bảo Chấn không hề chứng minh được mình đã

sáng tác tác phẩm của mình cuối những năm 1980, trong khi lại thừa nhận mình

là người rất mê và sưu tầm nhạc Nhật. Vậy khả năng Bảo Chấn biết về tác phẩm

Frontiers của Kenko Matsui là rất cao, vì tác phẩm này được lọt vào danh sách

20 tác phẩm hay nhất của Nhật Bản trong nhiều tuần liền năm 1991. Trước

những chứng cứ không thể chối cãi, Bảo Chấn đã phải chính thức xin lỗi nhạc

sỹ Kenko Matsui, cũng như bị Hội Nhạc sỹ Việt Nam cảnh cáo. Vụ việc này

cũng ảnh hưởng đến uy tín của cả nền âm nhạc Việt Nam.

Trong các hành vi xâm phạm quyền tài sản, Luật SHTT đã bổ sung cả những

hành vi xâm phạm trong môi trường kỹ thuật số, bao gồm:

- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác

phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ

thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;

- Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật (bẻ khoá) do chủ

sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả; cố ý xoá, thay

69

đổi thông tin quản lý quyền (digital rights management – thí dụ các mã



số để máy đọc có thể đọc đĩa quang học) dưới hình thức điện tử có trong

tác phẩm;

- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc

cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu

các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ

quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

Trong số các hành vi xâm phạm, sao chép lậu là hành vi phổ biến và nghiêm

trọng nhất. Quyền quan trọng nhất trong các quyền tác giả hay quyền liên quan

là quyền cho hay không cho người khác sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn của

mình. Nó thể hiện bản chất độc quyền của quyền tác giả và quyền liên quan.

Chính vì vậy mà mọi hành vi sử dụng tác phẩm hay cuộc biểu diễn nhằm mục

đích kinh doanh mà không có sự đồng ý của chủ thể quyền đều bị coi là xâm



tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương