Quyền sở HỮu trí tuệ TÀi liệu bài giảNG



tải về 3.65 Mb.
trang5/35
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.65 Mb.
#35323
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   35

- Các văn bản dưới luật.

Riêng đối với các văn bản dưới luật, do hiên nay Chính phủ và các bộ ngành

liên quan chưa kịp ban hành văn bản hướng dẫn Luật SHTT, các văn bản hướng

dẫn thi hành BLDS 1995 vẫn được tiếp tục sử dụng. Người đọc tuy vậy cũng

cần lưu ý rằng khi các văn bản hướng dẫn thi hành Luật SHTT ra đời thì các

nghị định, thông tư dựa trên BLDS 1995 sẽ không còn giá trị áp dụng nữa.

43

Nói như vậy không có nghĩa là các qui định của BLDS 1995 sẽ không còn được



coi là nguồn của luật. Các qui định tại BLDS 1995 cũng vẫn sẽ điều chỉnh việc

xác lập quyền sở hữu trí tuệ phát sinh trước ngày 01/01/2006 (ngày BLDS 2005

có hiệu lực) và việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã tiến hành trước ngày

01/01/2006.

c. Đối tượng điều chỉnh của Luật Sở hữu Trí tuệ 2005

Luật SHTT áp dụng đối với các đối tượng bao gồm tác phẩm (trong quan hệ

quyền tác giả), áng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp

bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý (trong

quan hệ về sở hữu công nghiệp), giống cây trồng và vật liệu nhân giống (trong

quan hệ về quyền đối với giống cây trồng). Xét về đối tượng điều chỉnh, Luật

Sở hữu Trí tuệ có những tính chất đặc thù sau đây:

- Luật sở hữu trí tuệ có đối tượng điều chỉnh rộng hơn so với BLDS 1995.

Nếu BLDS 1995 chỉ mang tính chất là một loại luật nội dung, điều chỉnh

các quan hệ nhân thân và tài sản, thì Luật Sở hữu Trí tuệ vừa là luật nội

dung, vừa là luật hình thức. Luật Sở hữu Trí tuệ vừa qui định các quyền

và nghĩa vụ của cáchủ thể quyền sở hữu trí tuệ, vừa qui định các trình tự,

thủ tục để xác lập quyền, vừa qui định các cách thức để thực thi quyền.

- Các trình tự, thủ tục tố tụng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong Luật Sở

hữu Trí tuệ qui định không hoàn toàn đồng nhất với các qui định của Bộ

Luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS). Thí dụ, theo BLTTDS, nguyên đơn

muốn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp ký quỹ một khoản

tiền tương đương với giá trị tranh chấp để bảo đảm cho việc bồi thường

thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra. Trong Luật SHTT, Điều 208 qui định

khoản tiền ký quỹ được giảm chỉ còn 20% giá trị khoản tranh chấp.

Vì đối tượng điều chỉnh có nhiều điểm riêng như vậy, không giống với bất cứ

ngành luật nào, đã có căn cứ để coi luật về sở hữu trí tuệ là một ngành luật độc

lập trong hệ thống pháp luật nước CHXHCN Việt Nam.

c. Phương pháp điều chỉnh của Luật Sở hữu Trí tuệ

Phương pháp điều chỉnh của Luật SHTT kết hợp nhiều phương pháp điều chỉnh

của nhiều ngành luật khác nhau. Trong việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ,

phương pháp điều chỉnh của luật tương đồng với phương pháp điều chỉnh của

các qui phạm pháp luật hành chính (mệnh lệnh, phục tùng). Trong việc giải

quyết tranh chấp, phương pháp điều chỉnh của Luật SHTT lại tương đồng với

phương pháp điều chỉnh các qui phạm pháp luật tố tụng dân sự (mặc dù không

44

hoàn toàn đồng nhất). Trong việc phân định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể,



phương pháp điều chỉnh của Luật SHTT lại tương đồng với phương pháp điều

chỉnh của các qui phạm pháp luật dân sự (bình đẳng, tự nguyện, tự định đoạt).

d. Cấu trúc của Luật SHTT 2005

Luật SHTT được chia thành 6 phần. Trừ Phần VI (Điều khoản thi hành), các

phần còn lại có các nội dung sau đây:

Phần I (những qui định chung) qui định phạm vi, đối tượng áp dụng, đối tượng

điều chỉnh, các khái niệm được sử dụng trong Luật SHTT, nguyên tắc áp dụng

luật, căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với từng đối tượng. Đây

là những qui định chứa đựng những qui phạm mang tính nguyên tắc (trừ những

qui phạm định nghĩa), sẽ được cụ thể hoá ở những phần tiếp theo.

Phần II (quyền tác giả và quyền liên quan) qui định điều kiện bảo hộ, nội dung

quyền và giới hạn quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu

quyền liên quan, xác định các chủ thể của quan hệ về quyền tác giả, quyền liên

quan; qui định về chuyển giao quyền tác giả, đăng ký quyền tác giả và tổ chức

đại diện quyền tác giả. Các qui định này sẽ được phân tích kỹ hơn ở Chương 2.

Phần III (quyền sở hữu công nghiệp) là phần lớn nhất của Luật SHTT, vì số đối

tượng được bảo hộ trong phần này nhiều hơn cả. Phần này qui định điều kiện

bảo hộ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp; xác định chủ sở hữu công nghiệp,

nội dung và giới hạn của các quyền sở hữu công nghiệp; qui định việc chuyển

nhượng quyền theo thoả thuận cũng như li-xăng bắt buộc; và qui định về đại

diện sở hữu công nghiệp. Các qui định này sẽ được phân tích kỹ hơn trong các

chương từ Chương 3 đến Chương 6.

Phần IV (giống cây trồng) qui định điều kiện bảo hộ, qui trình nộp đơn xác lập

quyền đối với giống cây trồng, nội dung và giới hạn các quyền đối với giống

cây trồng, chuyển giao giống cây trồng. Mặc dù Việt Nam đã có Pháp lệnh

giống cây trồng từ năm 2001, đây vẫn là các qui định mới; kinh nghiệm của

Việt Nam trong lĩnh vực này còn hạn chế. Các qui định về giống cây trồng sẽ

được phân tích ở Chương 7.

Phần V (bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ) là phần được coi là đổi mới mạnh mẽ nhất

trong các qui định về sở hữu trí tuệ từ trước đến nay, đi thẳng vào vấn đề mà

Việt Nam còn bị các nước coi là yếu kém: thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Tuân

thủ các cam kết về thực thi quyền sở hữu trí tuệ qui định tại Hiệp định Thương

mại Việt-Mỹ và Thỏa ước TRIPS, Phần V gồm có các qui định chung về thực

thi, xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo thủ tục dân sự, hành

45

chính, hình sự, trong đó nhấn mạnh đến các biện pháp khẩn cẩp tạm thời cũng



như cách thức xác định mức bồi thường thiệt hại.

e. Hiệu lực của Luật SHTT

Theo Điều 221, Luật SHTT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006. Tuy vậy,

Luật cũng qui định tại Điều 220 (Điều khoản chuyển tiếp) như sau:

- Quyền tác giả, quyền liên quan được bảo hộ theo quy định trước ngày

Luật SHTT có hiệu lực được tiếp tục bảo hộ theo quy định của Luật này.

- Đơn đăng ký các loại quyền sở hữu trí tuệ đã được nộp cho cơ quan có

thẩm quyền trước ngày Luật SHTT có hiệu lực được tiếp tục xử lý theo

quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm nộp đơn.

- Đối với quyền và nghĩa vụ theo văn bằng bảo hộ được cấp theo các qui

định cũ, thì các thủ tục duy trì, gia hạn, sửa đổi, chuyển giao, chuyển

nhượng quyền sở hữu, giải quyết tranh chấp liên quan đến văn bằng bảo

hộ đó được áp dụng theo quy định của Luật SHTT, trừ quy định về căn

cứ huỷ bỏ hiệu lực các văn bằng bảo hộ thì chỉ áp dụng quy định của các

văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.

- Bí mật kinh doanh và tên thương mại đã tồn tại và được bảo hộ theo

Nghị định số 54/2000/NĐ-CP tiếp tục được bảo hộ theo quy định của

Luật SHTT. Tuy vậy kể từ ngày 01/07/2006, chỉ dẫn địa lý chỉ được bảo

hộ sau khi đã được đăng ký theo quy định của Luật SHTT.

1.5.4 Quyền sở hữu trí tuệ và lộ trình gia nhập WTO

Như đã trình bày, TRIPS là một phần của các thoả ước thành lập WTO. Việt

Nam phải ban hành những quy định bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho

phù hợp với các tiêu chuẩn của TRIPS để được gia nhập vào WTO (dự kiến

năm 2004). Thêm vào đó, Việt Nam phải sửa đổi các văn bản pháp luật cho phù

hợp với các nội dung về sở hữu trí tuệ trong các quy định của Hiệp định Thương

mại Việt-Mỹ. Kết hợp cả hai yếu tố đó, có thể dự đoán rằng trong những năm

tới, các quy định về sở hữu trí tuệ sẽ trở thành đề tài trung tâm trong việc hoàn

thiện các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ. Mặc dù các văn bản về bảo hộ sở

hữu trí tuệ khá nhiều (xem ở trên) và liên tục được cải thiện, các văn bản thực

thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam còn chưa thoả mãn các yêu cầu của Thoả

ước TRIPS, vì vậy trong tương lai xu hướng của việc hoàn thiện văn bản pháp

luật của Việt Nam, thông qua các văn bản hướng dẫn thi hành Luật SHTT, sẽ

46

tập trung vào việc xây dựng các quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ, sao



cho việc thực thi "không quá lâu, quá khó và quá tốn kém."46

1.6 Nguồn thông tin về sở hữu trí tuệ và chương trình giảng dạy

1.6.1 Nguồn thông tin

Độc giả tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội có thể tìm các tài liệu về sở hữu trí tuệ

tại các nguồn sau đây:

- Thư viện Trường ĐH Luật TP HCM (số 2 Nguyễn Tất Thành) và

Trường ĐH Luật Hà Nội;

- Tủ sách Sở hữu Trí tuệ (Intellectual Property Rights Reference

Collection) tại Thư viện Khoa học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh;

- Phòng Sở hữu Công nghiệp và Trung tâm thông tin Khoa học Công

nghệ, Sở Khoa học Công nghệ TP HCM, số 79 Trương Định; và

- Cục Bản Quyền tác giả, VP tại TP HCM, số 07 Nguyễn Thị Minh Khai.

Ngoài ra, các tổ chức quốc tế như SIDA (Thụy Điển – www.sida.org.vn), WIPO

hay USVTC (Hoa Kỳ - www.usvtc.org), JPO (Nhật Bản www.jpo.gov.jp) còn

tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn về sở hữu trí tuệ ở trong và ngoài nước. Các

độc giả cũng có thể tìm các thông tin về sở hữu trí tuệ tại các website sau đây:

- Google: www.google.com

- Findlaw: www.findlaw.com/01topics/23intellectprop/index.html

- Hieros Gamos: www.hg.org/intell.html

- Yahoo: http://dir.yahoo.com/government/law/intellectual_property/

- Bitlaw: www.bitlaw.com

- Patent Resources: www.bl.uk/collections/patents.html

- UK intellectual property on the Internet www.intellectualproperty.

gov.uk


- Franklin Pierce Law Center Intellectual Property Mall

www.ipmall.fplc.edu

- European Patent Office www.european-patent-office.org

- WIPO Treaties www.wipo/treaties

- WTO Treaties www.wto.int

- Intellectual Property Magazine www.law.com/professionals/iplaw.html

- RERCI www.serci.org

- Intellectual Property and Technology Forum http://infoeagle.bc.edu

- IP World Online www.ipworldonline.com

46 Điều 44 TRIPS.

47

- Journal of Intellectual Property Law www.law.uga.edu/jipl



- Journal of Technology Law & Policy http://grove.ufl.edu/~techlaw/links/

- Texas Intellectual Property Law Journal

www.utexas.edu/law/journals/tiplj

- Lex Mercatoria www.jus.uio.no/lm/intellectual.property/toc.html

- OAMI-ONLINE http://oami.eu.int/EN/guide.htm

- UK Patent Office www.patent.gov.uk

- WIPO www.wipo.int

- American Intellectual Property Law Association www.aipla.org

- Research Guide on IP Law www.virtualchase.com/resources/ip.shtml

- Oxford Intellectual Property Research Centre http://www.oiprc.ox.ac.uk

- WIPO Intellectual Property Digital Library (tìm trong www.google.com)

- Association of Research Libraries www.arl.org

- EPO Academy www.academy.epo.org

- Institute of Trademark Agents www.itma.org

- Chartered Institute of Patent Agents www.cipa.org

1.6.2 Chương trình giảng dạy chuyên ngành sở hữu trí tuệ

Hiện nay Trường Đại học Luật TP HCM đã phối hợp với Cục SHTT tổ chức

các khoá học về quyền sở hữu trí tuệ. Các học viên có chứng chỉ chương trình

‘C’ từ khoá học này đạt một trong những điều kiện để dự thi lấy văn bằng đại

diện sở hữu công nghiệp. Chương trình kéo dài 9 tháng và học mỗi ngày. Các

môn học bao gồm hai phần lớn: pháp luật đại cương và luật chuyên ngành sở

hữu trí tuệ. Trong phần chuyên ngành sẽ dạy các môn: quyền tác giả và quyền

liên quan, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích, nhãn hiệu và chỉ

dẫn địa lý, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, khía cạnh kinh tế của quyền sở hữu trí

tuệ, chuyển giao công nghệ và hợp đồng lixăng, thông tin sở hữu công nghiệp.

Sau đó các sinh viên sẽ viết tiểu luận và tốt nghiệp.

48

Chương 2: Quyền tác giả



2.1 Khái niệm và đặc điểm quyền tác giả

2.1.1 Khái niệm quyền tác giả

Hiểu một cách đơn giản, quyền tác giả cho phép tác giả và chủ sở hữu quyền tác

giả được độc quyền khai thác tác phẩm, chống lại việc sao chép bất hợp pháp.

Thí dụ, tác giả một tác phẩm văn học (bức thư) được làm chủ thành quả lao

động trí tuệ của mình, được độc quyền công bố, xuất bản bức thư của mình.

Việc sao chép, phổ biến nội dung tác phẩm mà không có sự đồng ý của tác giả

là xâm phạm quyền tác giả. Về khái niệm pháp lý, quyền tác giả là tổng hợp

các quy phạm quy định và bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả,

chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

Từ khái niệm quyền tác giả, chúng ta có thể suy ra được các yếu tố cấu thành

của QHPLDS quyền tác giả. Chủ thể của QHPLDS này là tác giả và chủ sở hữu

quyền tác giả. Khách thể hay đối tượng của QHPLDS là các tác phẩm văn học,

khoa học, nghệ thuật. Nội dung của QHPLDS về quyền tác giả là các quyền

nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Chúng ta biết

rằng tuy khách thể và đối tượng khác nhau, nhưng trong QHPLDS về sở hữu,

thì khách thể và đối tượng trùng nhau. Đối với sở hữu trí tuệ cũng không phải

là ngoại lệ. Vì thế phần về đối tượng và khách thể sẽ được giới thiệu chung

dưới đây. Ngoài ra, có tài liệu cho rằng, khách thể của QHPLDS là thành quả

lao động sáng tạo của tác giả chứ không phải tác phẩm. Ở đây chúng ta phải

định nghĩa rõ như thế nào là tác phẩm. Một quyển sách không phải là một tác

phẩm. Đó là một ấn phẩm hay xuất bản phẩm. Tác phẩm là một tài sản vô

hình, đã tạo ra bản nguyên gốc đầu tiên của quyển sách ấy. Nói khác đi, tác

phẩm chính là thành quả lao động sáng tạo của tác giả.

Có một số tài liệu cũng đề cập đến một số nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả như

các nguyên tắc riêng biệt. Thật ra, quyền tác giả được bảo hộ theo những

nguyên tắc chung của luật dân sự. Có nghĩa là, Nhà nước không bảo hộ những

tác phẩm có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội, đi ngược lại với lợi ích của

Nhà nước và lợi ích công cộng (Điều 5 và 131 BLDS), xâm phạm quyền nhân

thân (Điều 4 BLDS). Trong chế định bảo hộ quyền tác giả, Điều 749 BLDS

1995 trước đây có quy định một số tác phẩm không được pháp luật bảo hộ với

đặc điểm của pháp chế xã hội chủ nghĩa. Theo đó, các tác phẩm tuyên truyền

chiến tranh xâm lược, tiết lộ bí mật của Đảng, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành

tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, v.v. sẽ không được bảo hộ.

Tuy nhiên điều đó cũng đã thể hiện rõ ở Hiến pháp và các luật khác như Luật

Xuất bản, Luật Báo chí. Vì thế những tác phẩm mang nội dung như trong Điều

49

749 BLDS 1995 đương nhiên bị coi là trái pháp luật, không cần phải đề cập đến



như một nguyên tắc. Luật SHTT sau này cũng đã bỏ các qui định có nội dung

tương tự như Điều 749 BLDS 1995.

Quyền tác giả đã khuyến khích nhiều nhà văn, nghệ sỹ, nhà khoa học sáng tạo.

Nói như vậy không có nghĩa là phải một nhà văn danh tiếng, một nhạc sỹ nổi

tiếng hay một đạo diễn chuyên nghiệp mới có quyền tác giả. Quyền tác giả xuất

hiện không phụ thuộc vào nội dung hay chất lượng tác phẩm. Thí dụ bài thi của

sinh viên cũng được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả, cho dù kết quả thi như thế

nào.


2.1.2 Đặc điểm quyền tác giả và nghĩa vụ chứng minh để bảo vệ quyền

Quyền tác giả có hai đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức sáng tạo, không bảo hộ nội dung

sáng tạo. Mặt khác nếu hình thức thể hiện của một ý tưởng trùng với nội dung ý

tưởng đó, thì hình thức cũng không được bảo hộ. Không ai bảo hộ một câu nói

đơn giản như "tôi ăn cơm" hay "anh yêu em" dưới dạng quyền tác giả. Quyền

tác giả bảo hộ tác phẩm, còn tác phẩm là sự hình thành một ý tưởng dưới một

hình thức nhất định. Thí dụ cùng một ý tưởng về tình yêu có các bài hát "Tình

ca" của Hoàng Việt, "Hành khúc ngày và đêm", "Thuyền và biển" của Phan

Huỳnh Điểu, v.v. Quyền tác giả chỉ tập trung bảo vệ hình thức thể hiện tác

phẩm, không bảo vệ nội dung tác phẩm. Vì thế, quyền tác giả được phát sinh kể

từ khi tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức nhất định. Nói cách khác, căn

cứ phát sinh quan hệ pháp luật dân sự về quyền tác giả là các hành vi pháp lý.

Điều này có nghĩa là cơ quan nhà nước sẽ không xem xét nội dung tác phẩm, và

việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả chỉ có giá trị chứng cứ chứ không có giá trị

pháp lý như đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Thật ra, giữa hình thức

và nội dung tác phẩm không phải lúc nào cũng dễ dàng phân biệt. Chúng ta có

thể xem xét thí dụ sau đây:

Công ty Colgate Palmolive sản xuất kem đánh răng Colgate, quảng cáo

trên chương trình truyền hình hình ảnh trẻ em ở một lớp học khoe hàm

răng trắng bóng (các em dùng tay chỉ vào răng mình). Công ty Unilever

cũng quảng cáo chương trình truyền hình cùng hình ảnh các em bé gõ

vào răng của mình. Colgate cho rằng Unilever sao chép chương trình

của mình. Unilever cho rằng mình chỉ sử dụng nội dung quảng cáo chứ

không sử dụng hình thức quảng cáo của Colgate, và vì vậy không xâm

phạm quyền tác giả của Unilever. Câu hỏi đặt ra trong trường hợp này

là: Unilever có bắt buộc phải sử dụng hình ảnh các em bé gõ vào răng

của mình để quảng cáo hay không?

50

Thứ hai là tác phẩm được bảo hộ phải có tính nguyên gốc, tức là không sao



chép, bắt chước tác phẩm khác. Điều đó không có nghĩa là ý tưởng của tác

phẩm phải mới, mà có nghĩa là hình thức thể hiện của ý tưởng phải do chính tác

giả sáng tạo ra. Như vậy, một tác phẩm muốn được bảo hộ, phải do chính sức

lao động trí óc của tác giả tạo ra. Tính nguyên gốc không có nghĩa là không có

kế thừa. Thí dụ "Truyện Kiều" của Nguyễn Du là chuyển thể thơ của tiểu

thuyết "Đoạn trường Tân thanh" của Thanh Tâm Tài Nhân. Nhưng cả Nguyễn

Du và Thanh Tâm Tài Nhân đều được công nhận là tác giả của các tác phẩm

của mình.

2.2 Đối tượng, chủ thể và nội dung quyền tác giả

2.2.1 Đối tượng quyền tác giả

a. Tác phẩm trong nước hay do người Việt Nam sáng tạo

Quyền tác giả là quyền sở hữu trí tuệ có đối tượng điều chỉnh rộng lớn nhất.

Điều 14 Luật SHTT liệt kê 14 loại hình tác phẩm: truyện, kịch, tác phẩm tạo

hình, phim, ảnh, video, chương trình máy tính, tài liệu bản vẽ, công trình khoa

học, bài hát, v.v. Trong các hình thức thể hiện tác phẩm được nhắc đến ở Điều

14 Luật SHTT, có một khái niệm dễ hình dung, song khó định nghĩa và khó xác

định phạm vi bảo hộ. Đó là chương trình máy tính. Tuy trong không có định

nghĩa trực tiếp, song khái niệm này đã được nhắc đến ở Điều 6 Pháp lệnh bảo

hộ quyền tác giả. Theo đó chương trình máy tính là một hoặc một nhóm

chương trình được biểu hiện dưới dạng chuỗi lệnh viết theo một ngôn ngữ lập

trình nào đó và các tệp dữ liệu có liên quan, chỉ dẫn cho máy tính hoặc hệ thống

tin học biết phải làm gì để thực hiện nhiệm vụ được đề ra; có thể được cài đặt

bên trong máy vi tính hoặc được dưới hình thức văn bản, đĩa mềm, CD-ROM.

Danh sách các tác phẩm được nêu trong Điều 14 Luật SHTT không cố định, và

số loại hình tác phẩm sẽ ngày một tăng với sự ra đời của các phương tiện lưu trữ

và truyền tải thông tin hiện đại, thí dụ như cơ sở dữ liệu (database), truyền

thông đa phương diện (multimedia), hay xa lộ thông tin (internet).47 Các loại

hình này được tập trung thành ba nhóm: các tác phẩm văn học, khoa học và

nghệ thuật. Tuy vậy cũng có những trường hợp một tác phẩm vừa là một tác

phẩm khoa học, vừa là một tác phẩm nghệ thuật, thí dụ một bộ phim tài liệu

khoa học. Cách phân loại nói trên tương tự với cách phân loại tác phẩm ở các

nước theo hệ thống luật lục địa. Ở các nước theo hệ thống luật Anh-Mỹ, người

47 Firth, A. (1999) "Copyright in the Digital World: a Reversion to Old Forms?" In Kinahan, A.

(ed.) Now and Then - A Celebration of Sweet & Maxwell Bicentenary 1799-1999. Sweet &

Maxwell. London: 69.

51

ta chia tác phẩm thành ba loại sau: tác phẩm viết (written works), tác phẩm âm



thanh (sound recordings) và tác phẩm hình ảnh (motion pictures). Tất nhiên

cách phân loại này cũng không loại trừ lẫn nhau, thí dụ như một bộ phim (kể cả

phần nhạc) vừa là tác phẩm hình ảnh, vừa là tác phẩm âm thanh.

Cách phân loại nói trên không làm ảnh hưởng đến tiêu chuẩn bảo hộ của tác

phẩm. Chúng ta biết các tác phẩm được bảo hộ không phân biệt hình thức,

ngôn ngữ thể hiện và chất lượng tác phẩm. Tuy nhiên, không phải bất kỳ hình

thức thể hiện của một ý tưởng nào cũng được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả.

Như vậy để được bảo hộ, một tác phẩm phải (1) được chấp nhận về mặt nội

dung; (2) được thể hiện dưới một hình thức nhất định và (3) có tính nguyên gốc.

Sự sáng tạo của một tác giả không nhất thiết phải độc lập với sự sáng tạo của tác

giả khác. Các tác phẩm dẫn xuất từ những tác phẩm khác cũng được bảo hộ

dưới dạng quyền tác giả, thí dụ tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể,

tuyển chọn, sưu tầm.

- Dịch là việc chuyển tải trung thực nội dung của một tác phẩm từ ngôn

ngữ này sang ngôn ngữ khác. Thí dụ dịch tập thơ "Ngục trung nhật ký"

của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Việt với tựa đề "Nhật ký trong tù."

- Phóng tác là sự sáng tạo dựa theo nội dung của một tác phẩm khác. Thí

dụ vở kịch Roméo và Julliet của văn hào W. Shakespeare là phóng tác từ

một tác phẩm khuyết danh đã được truyền tụng ở thành phố Verona

(Italia).

- Cải biên là việc viết lại từ một tác phẩm đã có. Thí dụ tiểu thuyết "Chúa

tàu Kim quy" của Hồ Biểu Chánh được cải biên từ tiểu thuyết "Bá tước

trên đảo Monte Cristo" của Alexandre Dumas.

- Chuyển thể là việc chuyển từ loại hình nghệ thuật này sang loại hình

nghệ thuật khác. Thí dụ vở cải lương "Nghêu Sò Ốc Hến" được chuyển

thể từ tuồng cổ.

- Tuyển tập là việc tuyển chọn từ nhiều tác phẩm riêng rẽ của một tác giả.

Thí dụ "tuyển tập truyện ngắn Việt Nam 1990 - 1999" của NXB Văn

Nghệ.

- Biên soạn là việc tuyển chọn theo một chủ đề có thể bình luận, đánh giá.



Thí dụ đề cương bài giảng mà các bạn cầm trên tay được biên soạn theo

chủ đề, có bình luận, đánh giá các tài liệu khác về luật sở hữu trí tuệ.

52

Việc liệt kê các loại hình sáng tạo theo hướng kế thừa một tác phẩm đã có này



không tự loại trừ lẫn nhau, có nghĩa là một tác giả có thể vừa chuyển thể, vừa

cải biên một tác phẩm đã có. Vở cải lương "Nghêu Sò Ốc Hến" do soạn giả

Trần Hữu Trang cải biên và chuyển thể từ một vở tuồng cổ đã có trong dân

gian.


Tuy rằng quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức sáng tạo, không bảo hộ nội dung

sáng tạo, song không phải với bất kỳ nội dung nào thì tác phẩm cũng sẽ được

bảo hộ. Luật ở nước nào cũng quy định một tiêu chuẩn tối thiểu về mặt nội

dung để được bảo hộ. Một hình vẽ vô ý thức trên tường, một bài báo xuyên tạc

sự thật không thể được bảo hộ. Trước đây, trong BLDS 1995, ở Điều 749 có qui

định những tác phẩm không được bảo hộ. Ở đây cách quy định của mỗi nước

khác nhau. Luật Việt Nam quy định một số tác phẩm có nội dung chống phá

cách mạng, văn hoá độc hại không được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả. Việc

cấm lưu hành, phổ biến các loại tác phẩm này cũng thể hiện trong Luật Báo chí,



tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương