Quyền sở HỮu trí tuệ TÀi liệu bài giảNG



tải về 3.65 Mb.
trang4/35
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.65 Mb.
#35323
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   35

cho nhân dân nước họ. Thí dụ như ở Ấn Độ, các công ty dược đang bán những

sản phẩm mà nếu phải trả tiền cho sáng chế thì không thể có giá rẻ để người dân

sử dụng (thí dụ một loại thuốc ở Mỹ bán với giá trên 200 USD một đơn vị,

trong khi ở Ấn Độ chỉ 17 USD).38 Cũng với lý do tương tự, Hàn Quốc và Đài

Loan đã chậm trễ trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho đến khi bị Mỹ gây

sức ép. Đối với những loại tài sản vô hình mới xuất hiện, các nước đang phát

triển bao giờ cũng đi sau các nước phát triển trong việc bảo hộ, lại càng đi sau

hơn nữa trong việc thực thi. Bảng kê dưới đây cho thấy tình trạng bảo hộ

chương trình máy tính ở các nước trước năm 1994 như sau:39

TÌNH TRẠNG QUỐC GIA

Không bảo hộ - tính đến

1986

Israel, Hàn Quốc, Nhận Bản, Mexico,



Singapore, Tây Ban Nha và các nước ở hai

hàng dưới đây.

Không bảo hộ - tính đến

1989


Panama, Ba Lan, Nga, Thái Lan, Tiểu vương

quốc Ả Rập và các nước ở hàng dưới đây.

Không bảo hộ - tính đến

1993


New Zealand, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sỹ,

Việt Nam, Venezuela, Nam Tư.

Bảo hộ từ năm 1993,

nhưng thực thi yếu.

Trung Quốc, Singapore, Nam Phi, Thái Lan,

v.v.


Về xu hướng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các nước đang phát triển chia làm hai

hướng. Một là hạn chế bảo hộ những đối tượng sở hữu trí tuệ có tầm quan trọng

37 Ricketson, S. (1986) The Berne Convention 1886 for Protection of Literary and Artistic

Works. Sweet & Maxwell.

38 Banerji, S. (2000): “The Indian Intellectual Property Rights Regime and the TRIPs

Agreement.” In Long, C. (2000), Intellectual Property Rights in Emerging Markets. The

American Enterprise Institute Press.

39 Bảng phân tích trên đây được dựa theo Schultz, G. (1994) Intellectual Property Rights

Protection for Computer Software. CCH.

35

đặc biệt đối với lợi ích xã hội. Thí dụ Ấn Độ và Brazil không bảo hộ sáng chế



đối với dược phẩm cho đến năm 1994. Hai là lập lộ trình bảo hộ quyền sở hữu

trí tuệ và dần dần tiến tới đạt được các yêu cầu quy định trong các công ước

quốc tế. Các thí dụ bao gồm các nước công nghiệp mới phát triển (Hàn Quốc,

Đài Loan, Singapore), Nam Phi. Hàn Quốc, với chính sách bảo hộ công nghiệp

nội địa của mình, đã tạo mọi điều kiện để cho công nghệ của mình phát triển

trước khi bắt đầu cam kết bảo hộ các sản phẩm sở hữu trí tuệ của nước ngoài.

Thí dụ trong việc đăng ký bảo hộ sáng chế. Ngay năm 1988, đã có 37% sáng

chế được đăng ký ở Hàn Quốc là do người Hàn Quốc sáng tạo ra. 40 Trong khi

đó tỷ lệ này (hiện nay) ở Việt Nam là 0,5%.

1.3.2 Bảo hộ hay không bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?

Đây là câu hỏi cần được xét trên hai góc độ: trong nước và quốc tế. Đối với

quan hệ trong nước, các quốc gia thông thường chỉ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

khi lợi ích mà nó mang lại lớn hơn các chi phí phải trả cho việc bảo hộ. Điều 8

của Hiến pháp Hoa Kỳ quy định chỉ bảo hộ sở hữu trí tuệ nếu điều đó "thúc đẩy

tiến bộ kỹ thuật và nghệ thuật." Các đạo luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thái

quá có thể bị kiện tại Toà án Tối cao do vi phạm Hiến pháp.41 Tuy nhiên, đối

với quan hệ quốc tế, các quốc gia sẽ ủng hộ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nếu

điều đó sẽ có lợi cho cán cân thương mại của mình. Mỹ là quốc gia cứng rắn

hơn cả trong việc yêu cầu các nước phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Điều này

không phải là khó hiểu: Mỹ là nước xuất siêu các sản phẩm trí tuệ nhiều nhất

trên thế giới, kể cả đối với các đối thủ cạnh tranh như Nhật. So sánh tỷ lệ xuất

khẩu và nhập khẩu phần mềm ở Nhật Bản năm 1997 cho thấy Nhật chỉ xuất

sang Mỹ 0,7% phần mềm của mình, song lại nhập từ Mỹ 87,7% phần mềm

mình sử dụng, đó là chưa kể khối lượng nhập khẩu phần mềm của Nhật lớn hơn

rất nhiều khối lượng xuất khẩu phần mềm.

Như vậy, câu hỏi trung tâm không phải bảo hộ hay không bảo hộ, mà là bảo hộ

để làm gì, bảo hộ khi nào và bảo hộ đối với ai. Các vấn đề pháp lý của việc bảo

hộ không thể tách rời các vấn đề kinh tế và chính trị. Xoay quanh hai vấn đề

này có hai điểm cần lưu ý. Thứ nhất là việc quyết định mức độ bảo hộ không

những phụ thuộc vào lợi ích quốc gia mà còn phụ thuộc vào các chuẩn mực

quốc tế (thí dụ các quy định của WIPO). Thứ hai là khi phát hiện một chuẩn

mực quốc tế không phù hợp với tình hình trong nước, vấn đề liệu có thể đàm

40 National Reports, EIPR (1989) 4, trang D-69.

41 Thí dụ đạo luật Sonny Bono Copyright Act 1998 kéo dài thời hạn bảo hộ quyền tác giả từ 50

năm sau khi tác giả qua đời thành 70 năm sau khi tác giả qua đời hiện đang bị kiện ra Toà Tối

cao do vi phạm Điều 8 của Hiến pháp Hoa Kỳ (kéo dài thời hạn bảo hộ quá mức cần thiết để

thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật).

36

phán sửa lại các chuẩn mực đó hay không còn phụ thuộc vào thực lực của các



quốc gia trong quá trình đàm phán.

1.4 Toàn cầu hoá, TRIPS và tương lai của quyền sở hữu trí tuệ

1.4.1 Toàn cầu hoá và vai trò của các công ty đa quốc gia (MNE)

Toàn cầu hoá là quá trình tăng cường giao lưu giữa các nước trên thế giới trên

cả 3 lãnh vực: thương mại, tài chính và văn hoá.42 Thông qua quá trình giao lưu

này, các quốc gia có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới sẽ được hưởng

lợi, các quốc gia tự khép kín hay không có lợi thế cạnh tranh trên thị trường sẽ

chịu thiệt thòi.

Trong quá trình toàn cầu hoá, các công ty đa quốc gia (multinational enterprises

– MNEs) đóng vai trò quan trọng. Các công ty này là nguồn tập trung công

nghệ, đầu tư, nhân công và sức sản xuất, là những tập đoàn lớn như Microsoft,

IBM hay General Electrics. Sự hình thành của các công ty đa quốc gia là biểu

hiện của quá trình phát triển kinh tế dẫn đến độc quyền mà Schumpeter đã dự

đoán. Một mặt các công ty cạnh tranh với nhau theo quy luật sáng tạo (creative

destruction), mặt khác các công ty này tăng cường vị trí độc quyền thông qua

nhiều hình thức, bao gồm cả việc yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Thống kê

cho thấy các công ty đa quốc gia nắm trên 90% văn bằng độc quyền sáng chế

trên thế giới. Các nước phát triển cũng chi hơn 90% chi phí nghiên cứu khoa

học hiện nay. Lợi thế cạnh tranh như vậy khó có quốc gia đang phát triển nào

theo kịp, hay có đủ sản phẩm trí tuệ để trao đổi, tham gia thương mại.43

Do những sự chênh lệch về trình độ phát triển và khả năng nghiên cứu, các công

ty đa quốc gia và các nước phát triển hiện đang chiếm thế mạnh về quyền sở

hữu trí tuệ. Lợi ích mà các ngành công nghiệp có liên quan đến sở hữu trí tuệ

mang lại cho nền kinh tế Anh trong năm 2000: 112 tỷ bảng Anh và sử dụng hơn

1 triệu lao động. Như vậy bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là "mặt trận" của những

công ty đa quốc gia và các nước phát triển. Một điều dễ thấy là trong các vòng

đàm phán gia nhập WTO giữa Việt Nam và các nước phát triển, đặc biệt là Hoa

Kỳ, việc yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải có luật về bảo vệ quyền sở hữu trí

tuệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ luôn được đặt ra và coi như đó là điều kiện

tiên quyết để Việt Nam gia nhập WTO.

42 Strongquist, N. and Monkman, K. (2000) Globalization and Education – Interpretation and

Contestation. Acron Culhness.

43 Correa, C. (1994): "TRIPS Agreement: Copyright and Related Rights", 25 IIC Studies No.

4/1994: 546.

37

Trước tình hình như vậy, các quốc gia đang phát triển cũng nhận thấy mình phải



gấp rút phát huy tiềm lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ của mình để có thể

tham gia vào quá trình toàn cầu hoá. Việc các nước đang phát triển như Ấn Độ,

Việt Nam, tập trung phát triển công nghệ phần mềm nói lên điều này.

1.4.2 TRIPS và Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ

Thỏa ước về các khía cạnh thương mại về Sở hữu Trí tuệ (TRIPS) yêu cầu các

nước thành viên tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Các nước không tuân thủ sẽ được đưa ra hội đồng giải quyết tranh chấp

(Dispute Settlement Board, gọi tắt là DSB) và sẽ bị áp dụng các biện pháp trừng

phạt.44 Năm 1996, thoả thuận về hợp tác giám sát thực thi quyền sở hữu trí tuệ

giữa WIPO và WTO có hiệu lực, bao gồm việc hợp tác trong việc trợ giúp các

nước thành viên xây dựng luật về sở hữu trí tuệ, đăng ký bảo hộ một số đối

tượng sở hữu trí tuệ, v.v. sao cho các nước thành viên có thể thoả mãn các yêu

cầu của Thoả ước TRIPS vào ngày 1/1/2000. Các thành viên là các nước đang

phát triển, hay các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ tập trung bao cấp sang

kinh tế thị trường có quyền hoãn thực hiện thêm 4 năm đối với TRIPS (năm

2004). Đối với các công nghệ mà luật trong nước chưa quy định bảo hộ vào

năm 2000 (thí dụ việc bảo hộ mạch tích hợp bán dẫn (IC) tại Việt Nam), Thoả

ước TRIPS cho phép gia hạn thời gian hoãn thực hiện thêm 5 năm nữa (xem nội

dung bảo hộ đối với mạch tích hợp bán dẫn tại Phụ lục 1 dưới đây). Đối với các

nước kém phát triển, thời gian gia hạn sẽ là 10 năm.

Như vậy, Thoả ước TRIPS đã mở ra một chương mới về bảo hộ và thực thi

quyền sở hữu trí tuệ trên bình diện quôc tế, cũng như tăng cường vai trò của

WIPO trong việc giám sát thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương

mại. Tuy Thoả ước có hiệu lực từ 1/1/2000, song các nước đang phát triển được

quyền kéo dài thời gian chuyển tiếp để thích ứng với các điều kiện của Thoả

ước TRIPS đặt ra cho đến hết 10 năm kể từ ngày Thoả ước có hiệu lực.

Việt Nam tuy chưa tham gia vào Thoả ước TRIPS, song các điều khoản của

TRIPS đã được nêu khá đầy đủ trong Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ (gọi tắt là

Hiệp định), ký ngày 14/7/2000 giữa hai chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ. Hiệp

định này mở ra một cơ hội, song cũng là một thách thức mới cho quá trình Việt

Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Hiệp định đề cập đến nhiều khía cạnh

của thương mại, bao gồm hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư. Hiệp định

đã được quốc hội cả hai nước phê chuẩn, có hiệu lực từ tháng 12 năm 2001.

Tuân thủ Hiệp định này, Việt Nam đã gia nhập Công ước Berne về bảo hộ

quyền tác giả ngày 26/10/2004, Công ước Geneva bảo hộ nhà sản xuất bản ghi

44 Xem "Luật Kinh tế quốc tế" của Học viện quan hệ quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

1999, trang 218. Hiệp ước giải quyết tranh chấp WTO được gọi là WIPO Dispute Settlement

Understanding (gọi tắt là DSU), ký kết năm 1994.

38

âm chống việc sao chép không được phép bản ghi âm ngày 6/7/2005. Với lộ



trình hội nhập đã được xác định, Việt Nam cũng đã hoàn tất các văn kiện nộp

đơn để Công ước Brussels bảo hộ tín hiệu vệ tinh chương trình đã được mã hoá,

có hiệu lực vào ngày 12/1/2006.

1.5 Quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

1.5.1 Quá trình hình thành các quy định về quyền sở hữu trí tuệ tại Việt

Nam trước BLDS 1995

Xuất phát điểm của Việt Nam là một nước nghèo và chậm phát triển do bị thực

dân Pháp đô hộ. Vì vậy, luật về sở hữu trí tuệ của chúng ta ra đời muộn hơn ở

những nước khác. Mãi đến năm 1957, Miền Nam mới ban hành Luật Thương

hiệu và năm 1958, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới ban hành "Thể

lệ về thương phẩm và thương hiệu". Tuy nhiên, giá trị thực tiễn của các văn bản

này chưa cao. Năm 1976, Việt Nam đã tham gia vào Tổ chức Sở hữu Trí tuệ

Thế giới (WIPO). Ngày 14/12/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định

197/HDBT ban hành "Điều lệ về Nhãn hiệu hàng hoá." Đây là văn bản đầu tiên

chính thức nhắc đến vấn đề bảo hộ độc quyền trong sở hữu công nghiệp.

Tuy vậy, luật về sở hữu trí tuệ chỉ thực sự phát huy tác dụng kể từ sau Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ VI. Phương hướng của Đại hội Đảng đề ra đã được thể

chế hoá tại Điều 60 của Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

năm 1992:

"Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế,

sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn

học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước bảo

hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp."

Trên thực tế, ngay từ trước năm 1992, một loạt các văn bản liên quan đến sở

hữu trí tuệ đã ra đời, tạo tiền đề phát triển cho công cuộc đổi mới, đó là Điều lệ

nhãn hiệu hàng hoá ngày 14/2/1982, Điều lệ Kiểu dáng Công nghiệp ngày

13/05/1988, Pháp lệnh Chuyển giao Công nghệ từ Nước ngoài vào Việt Nam

ngày 5/12/1988, Nghị Định 49/HĐBT ngày 4/03/1991 hướng dẫn thi hành Pháp

lệnh Chuyển giao Công nghệ từ Nước ngoài vào Việt Nam, Pháp lệnh Bảo hộ

Quyền Sở hữu công nghiệp ngày 11/02/1989, Nghị định 84/HĐBT ngày

20/03/1990 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Bảo hộ Quyền Sở hữu Công nghiệp,

Điều lệ Li-xăng ngày 28/12/1984, Nghị định 214/HĐBT về Quyền tác giả năm

1988, Pháp lệnh Bảo hộ Quyền tác giả ngày 10/02/1994. Tuy nhiên, do một số

văn bản được ban hành từ trước Hiến pháp 1992, nên vẫn còn những bất cập

giữa cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thời kỳ bao cấp và cơ chế bảo hộ

trong thời kỳ kinh tế thị trường.

39

Xã hội càng phát triển, sản xuất càng phát triển đòi hỏi một hệ thống pháp luật



về sở hữu công nghiệp càng phải được hoàn thiện. Ngày 28/10/1995, tại kỳ họp

thứ 8, Quốc hội Khoá IX đã thông qua Bộ Luật Dân sự nước Cộng hoà Xã hội

chủ nghĩa Việt Nam, chính thức thiết lập chế độ pháp lý cao nhất cho việc xác

lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam (Phần thứ sáu và bảy

của Bộ Luật Dân sự). Sau khi Bộ Luật Dân sự ra đời, một loạt các văn bản

hướng dẫn thi hành cũng được ban hành. Đó là:

Luật về quyền tác giả Việt Nam được xây dựng từ những năm 1970 và kết quả

đầu tiên là Nghị định 84/CP về quyền tác giả, ra đời năm 1989. Sau đó, với sự

giúp đỡ của WIPO, chúng ta đã soạn thảo và ban hành Pháp lệnh bảo hộ quyền

tác giả năm 1994, trong đó các điều luật đã được điều chỉnh sao cho phù hợp

với các tiêu chuẩn của Công ước Berne, mặc dù Việt Nam vẫn chưa phải là

thành viên của Công ước (cho đến tháng 10 năm 2004). Ngày 23 tháng 11 năm

1995, Quốc hội đã thông qua Bộ Luật Dân sự, trong đó Chương 1, Phần 6

(quyền tác giả) được lấy từ Pháp lệnh Bảo hộ Quyền tác giả. Những điểm giống

nhau giữa luật Việt Nam về quyền tác giả và nội dung của Công ước Berne bao

gồm: khái niệm tác giả, nội dung quyền tác giả (quyền nhân thân và quyền tài

sản), thời hạn bảo hộ quyền tác giả, tiêu chuẩn bảo hộ một tác phẩm dưới dạng

quyền tác giả.

1.5.2 Sự phát triển của quyền sở hữu trí tuệ từ khi BLDS 1995 ra đời đến

khi ban hành BLDS 2005

Tuy ra đời sau các nước khác trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp,

pháp luật Việt Nam đã có những bước đi đáng khâm phục, nổi bất nhất là việc

ban hành BLDS 1995 và Nghị định 63/CP về sở hữu công nghiệp (ngày

24/10/1996) và Nghị định 12/1999/NĐ-CP ngày 8/3/1999 về xử phạt hành

chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Rất nhiều sáng chế, giải pháp hữu

ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký. Việt Nam đã

tham gia Công ước Paris, Công ước Washington và Thoả ước Madrid. Cục

SHTT, thành lập từ tiền thân là Cục Sáng chế, đã đảm nhiệm được vai trò là cơ

quan đầu mối giải quyết các tranh chấp về sở hữu công nghiệp, cũng như là cơ

quan chuyên cung cấp ý kiến pháp lý cho các cơ quan thực thi như quản lý thị

trường, cảnh sát kinh tế. Các văn bản pháp luật đó bao gồm:

- Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 về sở hữu công nghiệp (sửa đổi, bổ

sung theo Nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 1/2/2001);

- Nghị định 76/CP ngày 29/11/1996 về quyền tác giả;

- Nghị định 31/2001/NĐ-CP ngày 26/06/2001 về xử phạt hành chính

trong lĩnh vực văn hoá thông tin;

40

- Nghị định 45/1998/NĐ-CP ngày 8/07/1998 về chuyển giao công nghệ;



- Nghị định 16/2000/NĐ-CP ngày 10/06/2000 về xử phạt hành chính

trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ;

- Nghị định 12/1999/NĐ-CP ngày 6/03/1999 về xử phạt hành chính trong

lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

- Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 về bảo hộ quyền sở hữu

công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và

bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu

công nghiệp;

- Nghị định 42/2003/NĐ-CP ngày 02/05/2003 về bảo hộ quyền sở hữu

công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;

- Thông tư 23/TC-TCT ngày 09/05/1997 hướng dẫn chế độ thu, nộp và

quản lý phí, lệ phí sở hữu công nghiệp;

- Thông tư 825/2000/TT-BKHCNMT ngày 03/05/2000 hướng dẫn thi

hành Nghị định 12/1999/NĐ-CP ngày 6/03/1999 về xử phạt hành chính

trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (được sửa đổi bởi Thông tư

49/2001/TT-BKHCNMT);

- Thông tư liên tịch 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT hướng

dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ

tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả;

- Thông tư 27/2001/TT-BVHTT hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị

định 76/CP ngày 29/11/1996 về quyền tác giả;

- Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC/BVHTT/VKSNDTC về xử

lý tranh chấp vi phạm quyền tác giả;

- Thông tư 3055/SHCN ngày 31/12/1996 hướng dẫn thi hành Nghị định

63/CP;

- Thông tư 1254/1999/TT-BKHCNMT ngày 20/7/1999 hướng dẫn thi



hành Nghị định 45/1998/NĐ-CP;

- Thông tư 29/2003/TT-BKHCN ngày 05/11/2003 hướng dẫn thực hiện

các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công

nghiệp; và

- Thông tư 30/2003/TT-BKHCN ngày 05/11/2003 hướng dẫn thủ tục xác

lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, giải pháp hữu ích.

Tháng 5 năm 2005, BLDS 1995 được sửa đổi bổ sung cơ bản (gọi tắt là BLDS

2005). BLDS 2005 thay thế BLDS 1995 từ ngày 01/01/2006, vì thế các văn bản

hướng dẫn thi hành BLDS 1995 kể trên chỉ còn phát huy tác dụng tạm thời

trước khi được các văn bản hướng dẫn Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 thay thế.

Trong BLDS 2005, các qui định về sở hữu trí tuệ đã được đơn giản và thu hẹp

nhiều. Chúng chỉ còn đóng vai trò hướng dẫn chung, cho thấy quyền sở hữu trí

tuệ về bản chất là một quyền dân sự, có những phương pháp điều chỉnh như

phương pháp điều chỉnh của luật dân sự, song cũng có những tính chất riêng.

41

1.5.3 Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005



a. Nguyên nhân ra đời của Luật Sở hữu Trí tuệ 2005

Hầu hết các nước trên thế giới đều quy định sở hữu trí tuệ là một ngành luật

riêng, có luật riêng về sở hữu trí tuệ, trong khi đó các quy định về sở hữu trí tuệ

ở Việt Nam lại được sáp nhập vào BLDS. Tuy việc tách hay nhập mang tính

chất hình thức nhiều hơn nội dung, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng cần phải tách

luật về sở hữu trí tuệ ra khỏi nội dung của BLDS. Các lý do cho lập luận trên

được tập trung vào 3 nhóm sau đây:

- Thứ nhất, quan hệ pháp luật về sở hữu trí tuệ mang cả tính chất hành

chính lẫn tính chất dân sự. Thí dụ, việc đăng ký bảo hộ mang tính chất

hành chính, trong khi các quy định về quyền và nghĩa vụ mang tính chất

dân sự.

- Thứ hai, các quy định về sở hữu trí tuệ tương đối phức tạp về khái niệm,



cách phân biệt, lại tập trung giải quyết vấn đề tài sản vô hình, một vấn

đề mà các phần khác của BLDS không đụng đến. Như vậy cũng không

có sự đan xen kết hợp giữa các phần khác của BLDS với phần 6 (quyền

sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ) của BLDS.

- Thứ ba, việc ban hành các quy định về sở hữu trí tuệ, một loại quy định

phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước, thay đổi theo thời gian, vào một Bộ

Luật có tính ổn định cao như BLDS sẽ khiến việc sửa đổi những quy

định bất hợp lý về sở hữu trí tuệ gặp nhiều khó khăn.

Các ý kiến yêu cầu ban hành một đạo luật riêng về sở hữu trí tuệ đã được nhiều

chuyên gia trong và ngoài nước cũng như các doanh nghiệp ủng hộ. Năm 2003,

Luật Sở hữu Trí tuệ đã được đưa vào chương trình làm luật của Quốc hội. Bản

dự thảo đầu tiên được hai Cục SHTT thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Cục

Bản Quyền tác giả thuộc Bộ Văn hoá Thông tin soạn thảo và được đưa ra xin ý

kiến đóng góp của nhân dân.45 Nhiều hội thảo đóng góp ý kiến xây dựng Luật

Sở hữu Trí tuệ đã được tổ chức, thu hút đông đảo sự quan tâm của các chuyên

gia pháp luật trong và ngoài nước. Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau, và dự

thảo cuối cùng trình Quốc hội cũng chưa thể hoàn chỉnh, việc ban hành một đạo

luật thống nhất về Sở hữu Trí tuệ đã trở nên cấp thiết, và lộ trình làm luật của

Việt Nam phục vụ cho việc gia nhập WTO là không thể trì hoãn. Tại kỳ họp

Quốc hội Khoá X, Kỳ họp thứ 10, vào ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật Sở hữu

Trí tuệ (Luật SHTT – Luật Số 50/2005/QH10) đã được Quốc hội ban hành với

45 Xem tổng kết các ý kiến đóng góp xây dựng Luật SHTT trên mạng

www.vibonline.com.vn của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cũng như

trên nhiều tạp chí khoa học xuất bản trong thời kỳ này.

42

số phiếu gần như tuyệt đối (368/370), có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. Như vậy



luật sở hữu trí tuệ trở thành một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật

nước Việt Nam. Luật Sở hữu trí tuệ đã tiếp thu được các giá trị của nhiều quy

phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ, đã

được thẩm định trong thực tiễn. Lợi ích của các chủ thể sáng tạo, khai thác sử

dụng và công chúng hưởng thụ đã được điều chỉnh khá hài hoà. Các quy phạm

pháp luật đã tương thích với hầu hết các điều ước quốc tế có liên quan, các Hiệp

định song phương đảm bảo thuận lợi cho việc hội nhập vào cộng đồng quốc tế.

Tính minh bạch, rõ ràng và khả thi cũng đã thể hiện khá rõ tại các điều luật. Lợi

ích quốc gia thể hiện tại các điều luật đã được Ban soạn thảo, các cơ quan của

Quốc hội, các đại biểu Quốc hội quan tâm trong suốt quá trình chuẩn bị, soạn

thảo và thông qua luật sở hữu trí tuệ. Như vậy đây là lần đầu tiên, Việt Nam có

một đạo luật riêng về sở hữu trí tuệ được ban hành ở cấp cao nhất. Vì thế, các

qui định trong quyển sách này sẽ dẫn chiếu đến Luật SHTT thay vì BLDS, cho

dù có qui định tương đồng hay thậm chí khác nhau ở cả hai luật này.

b. Áp dụng Luật Sở hữu Trí tuệ

Theo Điều 5 Luật SHTT, trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về sở

hữu trí tuệ của Luật SHTT với quy định của luật khác thì áp dụng quy định của

Luật SHTT. Trong trường hợp có những vấn đề dân sự liên quan đến sở hữu trí

tuệ không được quy định trong Luật SHT thì áp dụng quy định của BLDS.

Hiển nhiên, trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có

quy định khác với quy định của Luật SHTT thì áp dụng quy định của điều ước

quốc tế đó. Như vậy, nguồn của luật sở hữu trí tuệ hiện nay có thể được khái

quát là các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia và các văn bản

pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, theo thủ tục trình tự do

pháp luật qui định, điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong

lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Như vậy nguồn của luật sở hữu trí tuệ bao gồm:

- Hiến Pháp;

- Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia;

- Luật SHTT, BLDS 2005 và các luật khác có liên quan; và



tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương