Quyền sở HỮu trí tuệ TÀi liệu bài giảNG



tải về 3.65 Mb.
trang18/35
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.65 Mb.
#35323
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   35


tượng của vụ án.

Chuyển giao công nghệ là việc chuyển giao một tài sản có nguồn gốc, nên

người chuyển giao phải có quyền định đoạt tài sản (có thể dưới dạng quyền sở

hữu hay quyền định đoạt nói riêng, ví dụ như quyền được chuyển giao lại (sublicense),

và người nhận quyền tài sản không thể nhận nhiều quyền hơn người

chuyển giao quyền tài sản.

Pháp luật quy định phương thức chuyển giao công nghệ bao gồm việc góp vốn

bằng công nghệ, bán hay thuê công nghệ. Theo luật được gọi là việc góp vốn

liên doanh bằng công nghệ, việc chuyển giao quyền sở hữu đối tượng công nghệ

và chuyển giao quyền sử dụng đối tượng công nghệ (hay còn gọi là hợp đồng lixăng

công nghệ).

Về hình thức, tất cả các hợp đồng chuyển giao công nghệ đều phải được lập

thành văn bản và đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Riêng các hợp

đồng có sự tham gia của doanh nghiệp có Nhà nước góp vốn chiếm đa số phải

được Bộ Khoa học và Công Nghệ phê duyệt. Mọi hợp đồng không được đăng

ký, phê duyệt theo quy định của pháp luật đều vô hiệu.

Ở các nước, hợp đồng chuyển giao công nghệ cũng được Nhà nước quan tâm

đặc biệt. Các nước ở Liên minh Châu Âu đã thông qua một Quy định chung về

hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó quy định rõ những điều khoản nào

không được phép đưa vào hợp đồng, và giá cả chuyển giao công nghệ nên được

xác định như thế nào.

8.1.3 Hợp đồng li-xăng

Việc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đối với các đối tượng sở hữu công

nghiệp chiếm vị trí khá đặc biệt trong các quy định nhà nước dưới một tên riêng

đã có từ lâu: hợp đồng li-xăng (xem Nghị định 201-HĐBT năm 1988 và gần

đây là Nghị định 63/CP và Thông tư 3055). Hợp đồng li-xăng là một dạng đặc

thù của hợp đồng chuyện giao công nghệ, trong đó đối tượng của hợp đồng là

các đối tượng sở hữu công nghiệp (chỉ bao gồm sáng chế, giải pháp hữu ích,

KDCN và nhãn hiệu). Thuật ngữ "li-xăng", theo tiếng la-tinh, tiếng Anh hay

Pháp, đều có nghĩa là "sự cho phép." Vì chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu

ích, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu được độc quyền cho/không cho người

khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, nên việc sử dụng các đối tượng

này cần phải được phép của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp.101

101 Hoàng Văn Tân (1998): “Li-xăng Sở hữu Công nghiệp ở Việt Nam”, báo cáo tại Hội thảo về

Sở hữu công nghiệp tháng 11/1997 ở TP HCM.

164


Vì đối tượng của sở hữu công nghiệp là những quyền tài sản được đăng ký, nên

hiệu lực của việc chuyển giao công nghệ đối với sở hữu công nghiệp chỉ được

công nhận sau khi tiến hành chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng các

đối tượng sở hữu công nghiệp và được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền - Cục

SHTT (Điều 806 § 2). Ví dụ như Thông tư 3055 có quy định: “khi chuyển giao

quyền sở hữu hay quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp cần phải

đăng ký tại Cục SHTT”, có nghĩa là nếu trong các danh mục được chuyển giao

công nghệ có nhãn hiệu hàng hóa, thì việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

hàng hóa đó phải được đăng ký tại Cục SHTT. Hợp đồng li-xăng không nhất

thiết phải lập riêng biệt, mà có thể nằm trong một hợp đồng khác, ví dụ như hợp

đồng liên doanh. Tuy vậy phần li-xăng vẫn phải được đăng ký.102

Hợp đồng li-xăng có hiệu lực từ thời điểm đăng ký. Hợp đồng li-xăng phải được

giới hạn về phạm vi sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (độc quyền hay

không độc quyền), về thời gian (thời hạn li-xăng) và không gian (lãnh thổ lixăng).

Li-xăng độc quyền là khi bên nhận li-xăng được toàn quyền sử dụng lixăng

trong phạm vi lãnh thổ nhất định . Bên giao li-xăng không đươc giao lixăng

cho bất kỳ bên thứ ba nào khác, cũng như không được quyền đầu tư trực

tiếp sản xuất ứng dụng công nghệ của mình trên lãnh thổ li-xăng. Ngoài ra, bên

giao li-xăng có nghĩa vụ ngăn không cho các bên nhận license ở lãnh thổ khác

xuất khẩu sản phẩm được li-xăng vào lãnh thổ của bên nhận license độc quyền.

Ví dụ, chỉ có Nhà máy Bia Việt Nam được trọn quyền sản xuất và bán bia

Heineken dưới li-xăng (nhượng quyền) của công ty Heineken Brouwerijen N.V.

- Hà Lan. Tất cả các loại li-xăng còn lại là li-xăng không độc quyền.

Vì phạm vi bảo hộ quyền “sử dụng” các đối tượng sở hữu công nghiệp rất rộng,

nên nhiều khi giữa hai chủ thể kinh doang xuất hiện một hợp đồng li-xăng vô

hình mà các bên không để ý. Thí dụ trong hợp đồng đại lý giữa công ty A của

Đức và công ty B của Việt Nam, việc B sử dụng nhãn hiệu của A trong việc

quảng cáo chào bán sản phẩm là một hành vi sử dụng nhãn hiệu, được bảo hộ

độc quyền cho A. Như vậy A và B phải tách việc sử dụng nhãn hiệu trong hợp

đồng đại lý ra thành một phần riêng, gọi là hợp đồng li-xăng và cho đăng ký

hợp đồng đó. Việc không đăng ký hợp đồng li-xăng bị coi là hành vi vi phạm

hành chính theo Nghị định 12/1999/NĐ-CP ngày 6/03/1999 về xử phạt hành

chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

102 Trước đây, theo Nghị định 63/CP một số hợp đồng sau đây cần phải được Bộ Khoa học và

Công Nghệ phê duyệt trước khi đăng ký: (i) hợp đồng có sự tham gia của doanh nghiệp có Nhà

nước góp vốn; và (ii) hợp đồng li-xăng có bên giao là bên Việt Nam và bên nhận là bên nước

ngoài. Mục đích của việc phê duyệt hợp đồng là để bảo đảm cho hợp đồng mang tính công bằng

và để bảo vệ cho lợi ích nhà nước cũng như cho công nghệ Việt Nam. Tuy nhiên, mục này hiện

nay đã bỏ, vì bản thân trong việc đăng ký hợp đồng các cơ quan nhà nước đã có dịp kiểm tra nội

dung hợp đồng, và có thể từ chối cho đăng ký nếu hợp đồng có nội dung không phù hợp quy

định của pháp luật.

165


8.1.4 Hợp đồng nhượng quyền kinh doanh - hợp đồng franchising

Hợp đồng franchising (hay hợp đồng nhượng quyền kinh doanh tiêu thụ sản

phẩm) là một dạng đặc thù của hợp đồng đại lý, trong đó một bên (bên nhượng

quyền) có nghĩa vụ li-xăng nhãn hiệu và chuyện giao các kiến thức kỹ thuật và

kinh nghiệm kinh doanh cho bên kia (bên nhận quyền), nhằm mục đích tiêu thụ

sản phẩm do bên giao franchise cung cấp. Thí dụ đại lý xe gắn máy Honda, đại

lý thức ăn nhanh KFC hay cà phê Trung Nguyên. Các cửa hàng bán sản phẩm

và dịch vụ này thường có cùng một biển hiệu, cách trang trí và đồng phục nhân

viên, cũng như cùng một phương thức sản xuất kinh doanh. Bên đại lý có nghĩa

vụ đóng góp mặt bằng kinh doanh và tiền đầu tư. Hiện tại tổ chức thống nhất tư

pháp quốc tế (UNIDROIT) đã soạn thảo mẫu hợp đồng franchising, với những

điều khoản cần thiết bao gồm:

- Quyền sử dụng nhãn hiệu;

- Trang trí cửa hàng và phương thức kinh doanh;

- Nghĩa vụ đầu tư vào cơ sở hạ tầng của bên đại lý;

- Nghĩa vụ bảo mật, v.v.

Hợp đồng nhượng quyền kinh doanh được Luật Thương mại điều chỉnh. Mục

đích của việc điều chỉnh này là để bảo vệ bên nhận quyền khỏi phải bị thiệt hại

do tin vào những thông tin “ấn tượng” về khả năng sinh lợi của hệ thống

nhượng quyền. Luật qui định các hoạt động nhượng quyền cần phải được đăng

ký tại Sở thương mại nơi có trụ sở của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền

phải cung cấp các thông tin tối thiểu cho bên nhận quyền, trong đó đặc biệt là

các thông tin về khả năng sinh lợi của hệ thống nhượng quyền, các thông tin tài

chính và các điều kiện về việc tham gia hệ thống nhượng quyền. Ngược lại, bên

nhượng quyền cũng có một số lợi ích chính đáng cần được bảo vệ. Thí dụ, bên

nhượng quyền cần phải kiểm soát chất lượng của hệ thống nhượng quyền, và

khi có dấu hiệu chất lượng của hệ thống nhượng quyền suy giảm thì bên nhượng

quyền có quyền chấm dứt hợp đồng với bên nhận quyền không đảm bảo chất

lượng. Tương tự, bên nhận quyền không được phép chuyển giao hợp đồng

nhượng quyền mà không có sự đồng ý của bên nhượng quyền. Đó là vì người

được chuyển giao phải thoả mãn một số điều kiện nhất định trước khi tiến hành

tham gia vào hệ thống nhượng quyền.

8.1.5 Những hợp đồng chuyển giao công nghệ khác

Ngoài các hình thức hợp đồng như trên, còn có các hợp đồng tư vấn công nghệ,

thí dụ tư vấn cải cách hành chính và ngân hàng, tư vấn đầu tư, tư vấn trang trí

nội thất. Các hợp đồng này có thể được coi như hợp đồng dịch vụ, song nếu

166

trong hợp đồng có chuyển giao kiến thức nhằm đạt được một số hiệu quả nhất



định, các hợp đồng đó cũng được coi là hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Một loại hợp đồng chuyển giao công nghệ khác là hợp đồng chìa khoá trao tay

(turn-key contract), theo đó một bên chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng và vận

hành một nhà máy hay một công trình xây dựng (thí dụ công trình cầu Mỹ

Thuận). Sau khi chuyển giao toàn bộ công trình, các bên có thể tiếp tục ký các

hợp đồng chuyển giao công nghệ về bảo trì hay hỗ trợ kỹ thuật cho công trình,

xây lắp thiết bị, đào tạo, v.v.

Hợp đồng chuyển giao công nghệ có thể tồn tại độc lập, hay cũng có thể được

tiến hành trong khuôn khổ một dự án đầu tư, theo đó một bên đóng góp vốn vào

công ty liên doanh hay hợp đồng hợp tác kinh doanh, gọi là hợp đồng liên

doanh hay hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong các hợp đồng này, một bên

đóng góp công nghệ để được chia lợi nhuận từ dự án đầu tư. Theo luật Việt

Nam, tỷ lệ góp vốn bằng công nghệ trong hợp đồng liên doanh tối đa không quá

30% vốn pháp định của một dự án.

8.1.6 Đặc điểm của hợp đồng chuyển giao công nghệ và hợp đồng li-xăng

Mọi hợp đồng chuyển giao công nghệ hay hợp đồng li-xăng đều có những đặc

điểm sau đây:

- Về hình thức, các hợp đồng cần phải được đăng ký trước khi có hiệu lực,

một số hợp đồng cần phải được phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền;


- Về nội dung, một số điều khoản không được phép đưa vào hợp đồng,

nhằm đảm bảo sự bình đẳng, tự nguyện giữa các bên khi giao kết hợp

đồng;

- Về giá cả và phương thức thanh toán, hợp đồng li-xăng hay chuyển giao



công nghệ có yếu tố nước ngoài đều được Nhà nước quy định giá tối đa,

tối thiểu;

- Vì đối tượng của hợp đồng li-xăng hay hợp đồng chuyển giao công nghệ

là quyền tài sản (hay tài sản), nên quyền và nghĩa vụ của các bên trong

hợp đồng tương tự như quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng

mua bán hay thuê tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác hay pháp

luật có quy định khác.

167


8.2 Phê duyệt, đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ

Hiện nay, phần lớn các nước trên thế giới đã bỏ hay nới rộng kiểm soát đối với

việc chuyển giao công nghệ. Việc kiểm soát chuyển giao công nghệ bắt đầu từ

những năm 1970 khi các nước đang phát triển, dưới sự hỗ trợ của Tổ chức phát

triển của Liên hiệp quốc (UNCTAD) xuất bản cuốn “các quy định về chuyển

giao công nghệ” (UNCTAD Code of Conduct on Technology Transfer). Mục

đích của cuốn sách này là để đề ra các mẫu luật cho các nước đang phát triển

tham khảo, nhằm bảo vệ quyền lợi của các nước đang phát triển và giúp họ

không bị ép giá công nghệ quá đáng. Để quản lý hoạt động chuyển giao công

nghệ, cuốn sách cũng gợi ý các nước phải có cơ chế phê duyệt hợp đồng chuyển

giao công nghệ.103 Ở Việt Nam, văn bản cụ thể hoá cơ chế phê duyệt hợp đồng

được quy định lần đầu tiên trong Nghị định 49/HĐBT năm 1991. Điều 4 Nghị

định 49 có quy định công nghệ được chuyển giao phải đáp ứng một trong các

yêu cầu sau: (i) nâng cao trình độ công nghệ sản xuất; và (ii) khai thác hợp lý

các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu tại chỗ, sử dụng được nguồn lao

động dồi dào, tạo công ăn việc làm, khai thác hợp lý và phát triển các tài nguyên

tái tạo được. Ngoài ra, công nghệ được giao phải bảo đảm (i) không gây những

tác động làm ảnh hưởng hoặc đưa đến hậu quả xấu cho môi trường, và (ii) yêu

cầu về an toàn lao động, điều kiện và mội trường công nghiệp cho người lao

động. 104 Như vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xét duyệt xem công

nghệ được giao có đáp ứng các nhu cầu trên không. Cơ quan nhà nước cũng sẽ

có toàn quyền xem xét xem công nghệ được chuyển giao có “nâng cao trình độ”

công nghệ sản xuất không. Xin lưu ý là “công nghệ sản xuất” chứ không phải

“công nghệ trong nước”. Thí dụ ngành cơ khí của Việt Nam lạc hậu so với các

nước công nghiệp từ 30 - 50 năm.105 Điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ

chấp thuận chuyển giao công nghệ cơ khí của những năm 70, 80. Như vậy cơ

quan nhà nước sẽ có quyền quyết định thế nào là “nâng cao trình độ”, cũng như

thế nào là “khai thác hợp lý”.

Vì sao Nhà nước lại quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ? Theo giải thích

của một số chuyên gia, có hai nguyên nhân dẫn đến việc này. Thứ nhất là vai

trò đòn bẩy của việc chuyển giao công nghệ. Xử lý vấn đề này không có định

hướng rõ ràng sẽ dẫn đến tình trạng nhập khẩu công nghệ lạc hậu, tốn thêm chi

phí mà hiệu quả vẫn thấp. Thứ hai là do công nghệ liên quan đến chất xám -

103 Brusick, P. (2001) “The UNCTAD Role in Promoting Co-operation on Competition Law and

Policy.” World Competition 24, No. 1: 26.

104 Mục này nhấn mạnh đến những điều cấm vi phạm trong chuyển giao công nghệ, có nghĩa là

công nghệ sẽ bị cấm chuyển giao mà không cần đợi ý kiến phê duyệt của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền, chừng nào bên chuyển giao còn chưa bảo đảm được những điều trong mục.

105 Phí Văn Lịch (1996): “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vấn đề chuyển giao công nghệ ở

Việt Nam”, trang 3.

168

những kiến thức kỹ thuật hay sở hữu trí tuệ, vốn là những tài sản vô hình.106 Các



tài sản này tuy có thể dễ chuyển nhượng nhưng rất khó xác định, khó đánh giá

và khó bảo vệ. Nếu không kiểm soát, các bên có thể khai giá công nghệ quá cao

nhằm chuyển vốn ra nước ngoài, trốn thuế. Tuy nhiên, khi đi vào thực tế, chúng

ta thấy việc kiểm soát công nghệ gây ra hậu quả bất lợi hơn là có lợi. Một khi

giá cả công nghệ được kiểm soát, các nhà sản xuất nước ngoài sẽ không chuyển

giao công nghệ, mà sẽ thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hay trực

tiếp nhập khẩu sản phẩm vào Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam sẽ bị mất lợi thế

cạnh tranh với các nước khác, một phần vì ở các nước này không có những hạn

chế về chuyển giao công nghệ như ở Việt Nam.107

Nói như vậy không có nghĩa là Nhà nước cần phải từ bỏ sự can thiệp của pháp

luật vào nguyên tắc tự do hợp đồng của các bên trong chuyển giao công nghệ.

Chúng ta có thể thấy là khác với ở những hợp đồng thông dụng khác, khi BLDS

chỉ quy định những điều khoản nào phải ghi trong hợp đồng, thì ở hợp đồng

chuyển giao công nghệ, Pháp luật cũng quy định rõ những điều khoản nào

không được phép ghi trong hợp đồng (Điều 17.4 Thông tư 3155). Những quy

định này cũng rất phổ biến ở luật của các nước khác và được gọi chung là “danh

sách đen” (black list). Các điều khoản này được quy định để tránh việc lạm

dụng của bên giao công nghệ về ưu thế độc quyền công nghệ. Theo qui định

hiện nay của Nghị định 11/2005/NĐ-CP, các qui định trên đã được bãi bỏ. Mặc

dầu vậy, các qui định về đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ vẫn tồn tại,

vì vậy cũng không chắc rằng mọi thoả thuận giữa các bên đều có hiệu lực trong

hợp đồng chuyển giao công nghệ.

8.3 Đối tượng của hợp đồng chuyển giao công nghệ và hợp đồng li-xăng

8.3.1 Thông tin trong chuyển giao công nghệ và li-xăng

Về bản chất, hợp đồng li-xăng là một loại hợp đồng chuyển giao công nghệ

(xem Nghị định 45/1998/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ). Tuy nhiên, đối

tượng điều chỉnh của hợp đồng li-xăng là các đối tượng sở hữu công nghiệp,

trong khi đối tượng của hợp đồng chuyển giao công nghệ còn có thêm ba đối

tượng nữa, đó là bí quyết, dịch vụ kỹ thuật và các giải pháp hợp lý hoá sản xuất.

Trong các đối tượng này, bí quyết có định nghĩa rộng nhất. Đó là một loại bí

mật kinh doanh đặc thù. Trong các tài liệu giáo khoa và trong Quy định

240/96/EEC về chuyển giao công nghệ của Ủy ban Liên minh Châu Âu (EC), bí

quyết (know-how), được định nghĩa là: “thông tin kỹ thuật có tính chất bí mật,

quyết định trong cạnh tranh giữa các nhà sản xuất cùng một mặt hàng hay cung

106 Lê Quang Báu (1996): “Tình hình chuyển giao công nghệ ở Việt Nam”.

107 Lê Nết (2001): “Chuyển giao công nghệ quá ít, vì sao?” Tuổi trẻ ngày 15/12/2001.

169

cấp cùng một dịch vụ”. Theo Nghị định 11/2005/NĐ-CP, bí quyết là tập hợp



các kiến thức thông tin, dưới dạng phương án công nghệ (tổng quát), các GPKT

(chi tiết), quy trình công nghệ (càng chi tiết), chương trình máy tính, tài liệu

thiết kế, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật có hoặc không kèm

theo máy móc thiết bị. Các đối tượng còn lại không phải là bí quyết sẽ được coi

là bí mật kinh doanh. Việc phân biệt bí mật kinh doanh và bí quyết rất quan

trọng về mặt hình thức, bởi lẽ việc chuyển giao quyền sử dụng bí mật kinh

doanh thì không phải đăng ký, phê duyệt (xem Nghị định 54/2000/NĐ-CP),

trong khi chuyển giao bí quyết thì được coi là chuyển giao công nghệ và phải

được đăng ký, phê duyệt.

Các dịch vụ kỹ thuật, đào tạo nhân viên kỹ thuật, các cung cấp thông tin về công

nghệ chuyển giao bao gồm các chương trình huấn luyện giảng dạy để bên nhận

nắm bắt được công nghệ chuyển giao, hay các dịch vụ cộng thêm khiến bên

nhận có thể an tâm khi sử dụng công nghệ của bên giao.

Cách sắp xếp đối tượng chuyển giao công nghệ như trên chứng tỏ phạm vi điều

chỉnh của hợp đồng chuyển giao công nghệ rất lớn. Nếu ta coi phạm vi này có

giới hạn cực tiểu và cực đại, thì cực tiểu của nó có thể chỉ là hợp đồng li-xăng

nhãn hiệu hàng hóa mà không có yếu tố công nghệ nào, và cực đại của nó là

hợp đồng trang bị trọn gói (turn key contract) hay hợp đồng xây dựng, kinh

doanh, chuyển giao (Build, Operate, Transfer hay còn gọi là hợp đồng BOT).108

Về thực tiễn, cách phân loại như trên là rất hữu dụng trong việc làm mẫu soạn

thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ. Lấy ví dụ, chúng ta không thể nào gộp

chung những điều khoản về chuyển giao quy trình công nghệ và chuyển giao sở

hữu công nghiệp vào cùng một chương, vì tính chất của mối liên hệ giữa bên

giao và bên nhận công nghệ trong hai trường hợp là hoàn toàn khác nhau. Đối

với chuyển giao sở hữu công nghiệp, chúng ta quan tâm hơn đến việc bảo vệ sở

hữu công nghiệp khỏi các hành vi vi phạm sở hữu công nghiệp, trong khi đó đối

với việc chuyển giao quy trình công nghệ, chúng ta quan tân hơn đến tiến độ

chuyển giao, chất lượng công nghệ, bảo hành và bảo mật.

Theo ý kiến của ông Trần Quang Nhuận, chuyên viên Cục SHTT, thì hợp đồng

chuyển giao công nghệ được quy định quá sơ sài và đơn giản hơn cả những hợp

đồng dân sự thông dụng, các khái niệm “bí quyết”, “giải pháp hợp lý hóa sản

xuất” đều không có định nghĩa và không quy định ai có quyền chuyển giao,

pháp luật công nhận bảo vệ chúng đến chừng mực nào, v.v. 109 Tuy nhiên, các

108 Trần Phương Hiền (1996): “Tổng quan quy định về chuyển giao công nghệ tại một số nước

trong khu vực”.

109 Trần Quang Nhuận (1996): “Một số vần đề pháp lý về chuyển giao công nghệ trong Bộ Luật

Dân sự”.

170


luật gia khác thì cho rằng chúng ta không thể cầu toàn và hy vọng pháp luật sẽ

thay thế mọi kỹ năng soạn thảo hợp đồng của các bên.

8.3.2 Phần cứng của chuyển giao công nghệ và li-xăng - máy móc thiết bị

BLDS cho phép đi kèm trong hợp đồng chuyển giao công nghệ những máy móc

thiết bị phục vụ cho công nghệ mà pháp luật cho phép chuyển giao. Tuy vậy

cũng cần lưu ý mấy điểm sau. Thứ nhất, máy móc thiết bị không phải là đối

tượng chính của chuyển giao công nghệ mà chỉ là những đối tượng “kèm theo”.

Hợp đồng chỉ gồm mua bán máy móc thiết bị cùng với những hướng dẫn vận

hành không phải là hợp đồng chuyển giao công nghệ mà là hợp đồng mua bán

tài sản. Thứ hai, vì máy móc thiết bị có tính chất đi kèm, việc chúng có được đi

kèm hay không còn phụ thuộc vào tính cần thiết của chúng. Ở đây không thể có

chuyện “bán kèm”, nghĩa là bên giao công nghệ buộc bên nhận công nghệ phải

mua những máy móc thiết bị của mình, mặc dù bên nhận không muốn, do chúng

không thực sự liên quan đến công nghệ được giao hoặc do họ có thể mua những

máy móc thiết bị tương tự ở nơi khác với giá rẻ hơn. Ở các nước yêu cầu kiểm

soát máy móc được chuyển giao là đặc biệt quan trọng, vì chúng liên quan đến

luật chống độc quyền (hiện nay chúng ta chưa có).110 Tòa án châu Âu đã phạt

công ty sản xuất bao bì Tetra Pak 74 triệu đô la Mỹ do đã ép buộc bên nhận

công nghệ sản xuất bao bì của mình phải mua loại nguyên liệu và máy làm giấy

bao bì do mình sản xuất. Sau cùng, chỉ được chuyển giao những máy móc được

pháp luật cho phép chuyển giao. Như vậy việc chuyển giao máy móc thiết bị đi

kèm ngoài việc bị hạn chế do tính chất của chúng, còn bị hạn chế bởi pháp luật.

Thí dụ pháp luật Việt Nam không cho phép nhập khẩu thiết bị máy móc đã qua

sử dụng, trừ trường hợp có lý do chính đáng và được Bộ Khoa học và Công

Nghệ cấp giấy phép.111

8.4 Đàm phán ký kết hợp đồng li-xăng và chuyển giao công nghệ có yếu

tố nước ngoài

8.4.1 Các yếu tố cần xem xét khi đàm phán ký kết hợp đồng

Khi đàm phán ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ hay hợp đồng li-xăng,

những yếu tố sau đây cần được xem xét kỹ:

110 Jae-Hoon Kim (1993): “Experience and practice of Regulating Industrial property licensing

and Promotion of Trade and Investment in the Republic of Korea”.

111 Thông tư 1940/1997/TT-KHCNMT v/v thẩm định công nghệ đầu tư và Quyết định

2019/1997/QĐ-BKHCNMT yêu cầu về kỹ thuật đ/v việc nhập khẩu các thiết bị đã qua sử dụng

– Ví dụ không cho phép nhập thiết bị đã qua sử dụng đối với thiết bị nhà máy điện – như trường

hợp Nhà máy điện Hiệp phước trước đây.

171

- mục đích và đối tượng của hợp đồng (nội dung công nghệ được chuyển



giao hay phạm vi sử dụng của hợp đồng li-xăng);

- nghĩa vụ của bên giao công nghệ hay bên giao li-xăng; và

- nghĩa vụ chung của cả hai bên trong hợp đồng.

Về mục đích của hợp đồng, bên nhận công nghệ hay bên nhận li-xăng cần được

đảm bảo rằng công nghệ chuyển giao hay đối tượng sở hữu công nghiệp được

phép sử dụng sẽ mang lại kết quả như họ mong muốn. Vì thế, kết quả chuyển

giao công nghệ, hay mục đích sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cần phải

được ghi rõ trong hợp đồng. Ngoài ra, hợp đồng cần phải quy định trách nhiệm

của bên giao công nghệ hay bên giao li-xăng trong trường hợp kết quả hay mục

đích của hợp đồng không đạt được như các bên đã thoả thuận. Về phía bên giao

công nghệ hay giao li-xăng, cái mà họ quan tâm là phí li-xăng hay giá chuyển

giao công nghệ. Vì vậy, giá cả và phương thức thanh toán cũng cần phải được

thảo luận kỹ.112

Về đối tượng của hợp đồng, các bên trong hợp đồng chuyển giao công nghệ cần

phải xác định cụ thể nội dung công nghệ sẽ chuyển giao, tiến độ, thời hạn

chuyển giao. Nếu cần thiết, hợp đồng có thể được bổ sung thêm (dưới dạng phụ

kiện hợp đồng) các sơ đồ bản vẽ, bảng kê chi tiết nội dung công nghệ và các yêu

cầu về cơ sở vật chất để bên nhận có thể tiếp nhận công nghệ. Tương tự, các



tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương