Quyền sở HỮu trí tuệ TÀi liệu bài giảNG



tải về 3.65 Mb.
trang16/35
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.65 Mb.
#35323
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   35

đầu tư nghiên cứu. Ban lãnh đạo công ty đã không để ý đến phát minh

của Luân. Sau đó Luân rời công ty và thành lập một cơ sở sản xuất thủy

tinh ống nghiệm. Anh tiếp tục nghiên cứu về loại axit mình tìm ra và

cuối cùng đã tìm được cách ứng dụng axit trên vào việc sản xuất thủy

tinh an toàn. Luân xin đăng ký bảo hộ. Xí nghiệp D kiện Luân về vi

phạm hợp đồng lao động. Đơn kiện của họ có bị bác không, vì sao?

17. Khanh làm việc ở phòng máy tính trung tâm chẩn đoán y khoa. Trung

tâm này dùng máy CT Scanner để chụp não bộ bệnh nhân. Ảnh chụp chỉ

được in ra giấy chứ chưa được ghi vào máy tính. Khanh đã phát triển

một phương pháp chuyển hình ảnh sang mã số (digital) và đọc được trên

máy vi tính. Anh xin đăng ký phát minh của mình. Khanh sẽ thành công

chứ?


18. Kỹ sư Thành đã nghĩ ra một loại đầu bút bi đặc biệt khiến bi trơn hơn và

mực ra đều hơn. Anh đã đăng ký bảo hộ phát minh của mình. Điểm mấu

chốt của phát minh này là tạo một khoảng trống giữa viên bi và đầu bút

bi. Anh Mạnh cho rằng việc thông khí hai đầu của một chất lỏng (mực)

khiến chất lỏng chảy đều hơn là chuyện ai trong nghề cũng biết. Hơn

nữa, anh Thành đã thông báo về phát minh của mình trước khi đăng ký

bảo hộ. Vì vậy phát minh của anh không còn tính mới đối với thế giới

nữa và không còn khả năng được bảo hộ. Anh Mạnh có lý không? Tại

sao?

19. Thuốc X được dùng để chữa bệnh C. Đó là điều đã biết từ lâu. Anh



Nguyên phát hiện ra rằng thuốc này còn chữa được bệnh D nữa. Nguyên

có được đăng ký bảo hộ “phát minh” của mình không?

144

20. Xưa nay người ta vẫn dùng phương pháp trộn bê tông ướt giữa xi-măng,



sỏi và cát. Độ đông cứng của bê tông được tăng cường bởi chất phụ gia

X theo tỷ lệ k%. Một hôm do đãng trí anh Bình pha quá nhiều phụ gia X,

đồng thời lại cho sỏi vào trước khi cho phụ gia và phát hiện ra rằng do

sỏi tạo sẵn các kẽ hở trong hợp chất bê tông trước khi trộn, đồng thời tỷ

lệ phụ gia thích hợp hơn, nên bê tông đông cứng nhanh hơn hẳn, rất

thích hợp cho các công trình hầm hay trụ cầu. Anh Bình xin đăng ký bảo

hộ phát minh sáng chế, song mọi người can rằng việc tạo kẽ hở làm hỗn

hợp bê tông mau đông là chuyện hiển nhiên, trong nghề xây dựng ai

cũng biết, vì thế anh sẽ không đủ tiêu chuẩn để được bảo hộ. Họ có đúng

không?


21. Phenothiazine là một nhóm các chất hữu cơ có công thức hóa học là X.

Một vài hoạt chất trong nhóm này có tác dụng chữa bệnh sốt rét. Một

hoạt chất trong nhóm này có thành phần clor cao và được sử dụng để

chữa bệnh động kinh. Hoạt chất này tên là clorpromazine. Anh Sơn thử

nghiệm các hoạt chất khác trong nhóm. Trong đó clor (-Cl) được thay

thế bằng floromethyl 3 (-CF3). Anh cũng phát hiện ra chất

trifuoroperazine cũng chữa được bệnh động kinh. Anh xin đăng ký bảo

hộ phát minh sáng chế. Anh có thành công không?

22. Kích thích tố plasminogen (t-PA) là một loại protein trong các vách

ngăn tế bào của người. Chức năng của chúng là thúc đẩy quá trình tạo ra

plasmin, một loại chất tác dụng với fibrin tạo nên hồng cầu. Vì vậy việc

chế tạo hay chiết xuất t-PA là cực kỳ cần thiết. Bằng công nghệ ghép nối

các phần tử DNA, Phòng thí nghiệm X đã chiết xuất được DNA của t-

PA, sau đó nuôi cấy chúng trong các vi sinh vật có khả năng tái sản xuất

ra t-PA với số lượng lớn, dùng làm thuốc chữa bệnh. Thành phần protein

trong t-PA chứa một loại amino axit được sắp xếp theo một trình tự nhất

định. Cách sắp xếp loại amino axit này đã được mọi người biết từ lâu, dù

rằng mọi người chưa biết về cách sắp xếp của t-PA. Khoa học cũng biết

rằng, để tạo ra protein, các phần tử gen (DNA) của tế bào chứa protein

phải được gắn thêm ba đuôi nucleotic chứa amino axit. Các đuôi này đẩy

chúng vào các mRNA và sau đó đem ghép chúng với cDNA. Sau đó

phần tử cDNA này (sau khi được tách các cDNA không chứa t-PA) mới

được đem nuôi cấy trong các vi sinh vật. Sự đóng góp duy nhất của

phòng thí nghiệm X là định dạng và tách các cDNA có chứa t-PA, làm

rút ngắn đáng kể thời gian tổng hợp và tăng chất lượng tinh khiết của t-

PA sản xuất. Phương pháp định dạng và tách của phòng thí nghiệm X

được dùng làm cơ sở để xin đăng ký bảo hộ. Cục SHTT cho rằng cách

sản xuất t-PA của phòng thí nghiệm X chỉ là một trong nhiều cách chế

tạo t-PA, vỉ thế không được bảo hộ. Anh (chị) có ý kiến gì?

145


23. Cơ sở Mai Linh đặt mua thuốc Cimetide từ Ấn Độ vào Việt Nam. Thuốc

này đã được bảo hộ sáng chế tại Việt Nam cho xí nghiệp dược phẩm K.

Hàng từ Ấn Độ được Vietnam Airlines chở đến sân bay Tân Sơn Nhất,

sau đó theo lệnh của Mai Linh được giữ tại kho ngoại quan của Vietnam

Airlines chờ tái xuất khẩu sang Campuchia. Xí nghiệp K kiện Vietnam

Airlines. Họ có lý không?

24. Phát minh sáng chế là gì? Có mấy loại? Được bảo hộ như thế nào? Thời

hạn bảo hộ là bao lâu? Có thể gia hạn không? Hãy viết sơ đồ quy trình

xin cấp văn bằng phát minh sáng chế (patent) tại Cục SHTT thuộc Bộ

Khoa học và Công nghệ.

21. Ai có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ patent. Để được

công nhận có quyền này, người nộp đơn phải làm gì và phải nộp hồ sơ gì

lên cơ quan xét duyệt? Quyền của chủ sở hữu phát minh sáng chế là gì?

22. Ngày nộp đơn và ngày cấp giấy chứng nhận sở hữu công nghiệp cho

phát minh sáng chế có khác nhau không? Ý nghĩa của các ngày này như

thế nào đối với việc bảo hộ? Quyền ưu tiên và ngày ưu tiên là gì?

23. Ngày công bố là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào đối với việc bảo hộ. Nó

xuất hiện trước hay sau khi cấp văn bằng bảo hộ. Nếu sau ngày công bố,

chủ sở hữu một phát minh sáng chế khác phát hiện ra rằng phát minh

sáng chế của mình bị bắt chước hoặc mô phỏng theo thì họ được quyền

gì?

24. Những kiến thức nào không được bảo hộ là sáng chế? Theo anh (chị),



việc hạn chế này nhằm mục đích gì? Có cách nào xin cấp văn bằng bảo

hộ cho những kiến thức dạng này không?

25. Sáng chế được bảo hộ trong phạm vi, sản phẩm hoặc lãnh thổ nào? Khi

nào thì việc bảo hộ bị hủy bỏ hay đình chỉ?

26. Thế nào là sử dụng phát minh sáng chế? Việc sử dụng này (hoặc không

sử dụng) sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?

146

Chương 6: Kiểu dáng công nghiệp



6.1 Khái niệm kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp (KDCN) là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể

hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này, có

tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp

hoặc thủ công nghiệp. Như vậy có sự khác biệt cơ bản giữa một bên là sáng

chế, giải pháp hữu ích và một bên là KDCN. Trong khi hai đối tượng đầu liên

quan đến các giải pháp mang tính chất kỹ thuật, đối tượng sau liên quan đến giải

pháp mang tính chất mỹ thuật. Vì thế mà KDCN bắt buộc phải là hình dáng bên

ngoài của sản phẩm. Có những hình dáng bên ngoài của sản phẩm đồng thời

cũng thể hiện tính năng, công dụng của sản phẩm đó, thí dụ như một bình hoa

hay một chiếc túi xách. Tuy vậy có những hình dáng bên ngoài mà theo luật

một số nước không được bảo hộ dưới dạng KDCN, song vẫn được cấp văn bằng

bảo hộ ở Việt Nam dưới dạng KDCN, thí dụ như bao bì, vỏ hộp thuốc, hay bìa

của một quyển vở. Vì phạm vi bảo hộ của sáng chế (GPKT) và KDCN (giải

pháp mỹ thuật) là khác nhau, một người có văn bằng bảo hộ kiểu dáng không

thể buộc một người sản xuất sản phẩm áp dụng GPKT tương tự song hình dáng

bên ngoài của sản phẩm khác, như thí dụ dưới đây (Hình 4):

Công ty Nhựa Saigon được cấp văn bằng bảo hộ KDCN cho sản phẩm là

chiếc kệ nâng hàng của mình (palet) năm 1996. Sau đó, năm 1997, công ty

phát hiện cơ sở nhựa Đại Đồng Tiến cũng sản xuất chiếc kệ tuy kiểu dáng

khác song nguyên tắc sản xuất tương tự. Công ty Nhựa Saigon không thể

dùng độc quyền KDCN của mình ngăn cơ sở Đại Đồng Tiến sản xuất chiếc

kệ sau, vì sản phẩm của Đại Đồng Tiến không trùng hay tương tự với hình

dáng bên ngoài của chiếc kệ của Công ty Nhựa Saigon.

Vì KDCN bắt buộc phải là hình dáng bên ngoài của sản phẩm và mang đặc tính

mỹ thuật, hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử

dụng (ví dụ động cơ xe máy) sẽ không được bảo hộ. Cùng với lý do trên hình

dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có hoặc chỉ

mang đặc tính kỹ thuật cũng không được bảo hộ.

147


Hình 4: palet nhựa của Đại Đồng Tiến (Trái) và Nhựa Sài Gòn (Phải)

6.3.1 Hình dáng bên ngoài, dùng làm mẫu để tạo sản phẩm

Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được bảo hộ dưới danh nghĩa là KDCN là

tập hợp cần và đủ các đặc điểm thẩm mỹ về hình khối, đường nét, màu sắc xác

định bề ngoài của sản phẩm tương ứng.. Đối tượng không được coi là hình dáng

bên ngoài của sản phẩm nếu đối tượng đó là hình dáng bên trong (phần không

nhìn thấy được trong quá trình sử dụng) của sản phẩm và trong trường hợp đó bị

coi là không phù hợp với yêu cầu cấp Bằng độc quyền KDCN.95

KDCN được coi là có khả năng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp, thủ

công nghiệp nếu có thể chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là

KDCN đó. Một đối tượng không có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo sản

phẩm nếu nó ở trạng thái không ổn định của sản phẩm (thí dụ hình dạng đèn

chiếu laser) hay chỉ có thể tạo ra sản phẩm có hình dáng như đối tượng nêu

trong đơn nhờ có kỹ năng đặc biệt hoặc không thể lặp đi lặp lại.

6.3.2 Tính mới đối với thế giới

KDCN phải có tính mới so với thế giới, có nghĩa là KDCN đó phải khác biệt cơ

bản với các KDCN đã được bảo hộ hay đã nộp đơn đăng ký bảo hộ. Kiểu dáng

này cũng phải khác biệt cơ bản với KDCN tương tự đã được công bố hay bị bộc

lộ công khai ở trong và ngoài nước tới mức căn cứ vào đó, người có trình độ

trung bình trong lĩnh vực tương ứng có thể thực hiện được KDCN đó. Hai

KDCN không được coi là khác biệt cơ bản với nhau nếu chỉ khác biệt bởi các

95 Thông tư 29/2003/TT-BKHCN, Mục 32.

148

đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết và ghi nhớ được và các đặc điểm đó



không thể dùng để phân biệt tổng thể hai KDCN đó với nhau. Ngoài ra hình

dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có

trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng cũng không được bảo hộ dưới

dạng KDCN. Trước đây, rất nhiều chủ cơ sở sản xuất trong nước đã cho đăng

ký bao bì sản phẩm dưới dạng KDCN khi việc đăng ký nhãn hiệu (bao bì mỳ ăn

liền, bao bì vỏ hộp thuốc dưới dạng một bao nhựa hay một hộp hình chữ nhật).

Mặc dù các bao bì này có màu sắc và cách trình bày khá đặc sắc, song trên lý

thuyết không đủ cơ sở để bảo hộ, vì các bao bì này có thể tạo ra một cách dễ

dàng với trình độ một nhà sản xuất trung bình.96 Ngược lại một kiểu dáng được

đầu tư công sức trí tuệ, khó bắt chước thì dễ được bảo hộ dưới dạng kiểu dáng,

thí dụ kiểu dáng chai nước khoáng La Vie, hay kiểu dáng xe máy Future.

Để tìm tính mới, Cục SHTT phải cân nhắc các đặc điểm tạo dáng cơ bản của

KDCN. Đó là yếu tố nhất định về hình khối, đường nét, màu sắc, tương quan vị

trí hoặc tương quan kích thước cùng với các yếu tố khác tạo thành một tập hợp

cần và đủ xác định bản chất của KDCN đó. Các yếu tố sau đây không được coi

là đặc điểm tạo dáng cơ bản của KDCN:

- Hình khối, đường nét được quyết định bởi chính chức năng kỹ thuật

hoặc chức năng sử dụng của sản phẩm; ví dụ: hình dạng dẹt, phẳng của

đĩa ghi dữ liệu được quyết định bởi chuyển động tương đối giữa đĩa và

đầu đọc…;

- Yếu tố mà sự có mặt của nó trong tập hợp các dấu hiệu không đủ gây ấn

tượng thẩm mỹ (ấn tượng về hình dáng của sản phẩm không thay đổi khi

có mặt và không có mặt yếu tố đó); ví dụ: sự thay đổi một hình khối,

đường nét quen thuộc nhưng sự thay đổi đó không đủ để nhận biết, vì

vậy hình khối/đường nét đã thay đổi vẫn chỉ được nhận biết là hình

khối/đường nét cũ;

- Các từ ngữ, hình ảnh được gắn/dán…lên sản phẩm chỉ để thực hiện chức

năng của nhãn hiệu hàng hóa hoặc/và thực hiện chức năng thông tin,

hướng dẫn về nguồn gốc, đặc điểm, cấu tạo, công dụng, cách sử dụng…

sản phẩm đó; ví dụ: các từ ngữ trên nhãn hàng hóa.

Để có cơ sở kết luận KDCN nêu trong Đơn có tính mới hay không, phải tiến

hành so sánh tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của KDCN đó với tập hợp

các đặc điểm tạo dáng cơ bản của KDCN đối chứng. KDCN nêu trong Đơn

được coi là mới nếu không tìm thấy KDCN đối chứng trong nguồn thông tin tối

96 Mặc dầu vậy trên thực tế nhiều cơ sở đã đăng ký, được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công

nghiệp cho các bao bì sản phẩm đơn giản của mình.

149

thiểu; hoặc mặc dù có tìm thấy KDCN đối chứng trong nguồn thông tin tối thiểu



nhưng KDCN nêu trong Đơn có ít nhất một đặc điểm tạo dáng cơ bản không có

mặt trong tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của KDCN đối chứng. Ngoài

ra, KDCN phải không là hình dáng bên ngoài của sản phẩm đã được biết đến

một cách rộng rãi (không phải là sự thay đổi vị trí hoặc lắp ghép, kết hợp các

đặc điểm của các KDCN đã biết hoặc mang hình dáng tự nhiên vốn có của cây

cối, hoa quả, các loài động vật…, hình dáng các hình hình học đã được biết

rộng rãi (ví dụ: hình tròn, hình elip, hình tam giác, hình vuông, chữ nhật, hình

đa giác đều, các hình lăng trụ có mặt cắt là các hình kể trên…), hình dáng các

sản phẩm, công trình đã nổi tiếng ở Việt Nam hoặc trên thế giới (ví dụ: tháp

Rùa, tượng ông Phúc-Lộc-Thọ, tháp Ep-phen…), kiểu dáng chỉ có giá trị thẩm

mỹ như các tác phẩm điêu khắc, các loại tranh, tượng…).

6.4 Phạm vi quyền đối với KDCN

6.4.1 Quyền của chủ sở hữu

Phạm vi độc quyền của chủ sở hữu KDCN cũng giống như phạm vi bảo hộ độc

quyền của chủ sở hữu sáng chế, nghĩa là bao gồm quyền sử dụng độc quyền và

quyền định đọat. Quyền sử dụng bao gồm: sản xuất, đưa vào lưu thông để bán,

nhập khẩu sản phẩm được bảo hộ. Bất kỳ sản phẩm nào tương đồng với bản mô

tả một sáng chế hay giải pháp hữu ích được yêu cầu bảo hộ đều được coi như

sản phẩm được bảo hộ. Quyền định đoạt của chủ sở hữu KDCN bao gồm quyền

chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp thông qua hợp đồng bằng văn bản, cho

hoặc không cho người khác sử dụng kiểu dáng và để lại thừa kế (đối với chủ sở

hữu là cá nhân). Việc thừa kế phải được đăng ký.

6.4.2 Quyền của tác giả

Tác giả KDCN cũng được quy định bảo hộ các quyền nhân thân và tài sản như

tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích.

6.5 Xác lập, đình chỉ, hủy bỏ văn bằng bảo hộ

Nguyên tắc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN cũng tương tự

như đối với nhãn hiệu, bao gồm hai giai đoạn: xét nghiệm nội dung và xét

nghiệm hình thức. Cả hai giai đoạn này là bắt buộc. Việc xét nghiệm nội dung

dựa trên những thông tin trong đơn yêu cầu bảo hộ. Thông tư 29/2003/TTBKHCN

quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin của chủ thể nộp đơn yêu cầu

bảo hộ KDCN.

150

Thời hạn xét nghiệm hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn. Thời hạn công



bố đơn là tháng thứ 2 từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ. Thời hạn xét nghiệm nội

dung là 6 tháng kể từ ngày công bố đơn Việc phản đối, khiếu nại, khởi kiện

liên quan đến việc cấp văn bằng bảo hộ cũng tương tự như quy trình áp dụng

cho đơn sáng chế hay đơn nhãn hiệu.

Một sáng chế, giải pháp hữu ích hay KDCN có thể bị đình chỉ nếu chủ các đối

tượng này từ bỏ quyền được bảo hộ hay không tiếp tục nộp lệ phí duy trì hiệu

lực văn bằng bảo hộ.

Một văn bằng bảo hộ có thể bị hủy bỏ nếu không hội đủ điều kiện bảo hộ (thí dụ

mất tính mới vào thời điểm nộp đơn).

Công ty Honda được Cục SHCN bảo hộ KDCN đối với xe Wave tại Việt

Nam. Gần đây nhiều xe Trung Quốc được nhập về hay lắp ráp trong nước có

kiểu dáng giống hay gần giống với xe W. Công ty H đã liên hệ với Cảnh sát

kinh tế tạm giữ các xe giống hay nhái kiểu xe Wave tại các cửa hàng trong

TP HCM. Honda còn yêu cầu CSKT tịch thu, tiêu hủy các loại xe trên. Tuy

nhiên, các cửa hàng trên đã nại rằng kiểu dáng xe Wave đã xuất hiện tại

Trung Quốc trước khi nó được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam, và vì vậy

họ xin Cục SHTT hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng xe

Wave.


Văn bằng bảo hộ cũng có thể bị huỷ nếu chủ thể nộp đơn không có quyền nộp

đơn, hay các chủ sở hữu KDCN không thống nhất được với nhau về việc nộp

đơn, hay văn bằng bảo hộ ghi sai tên tác giả. Thời hiệu khiếu nại yêu cầu đình

chỉ, hủy bỏ một văn bằng bảo hộ là 5 năm, kể từ khi văn bằng bảo hộ được cấp.

5.6 Hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp

Hành vi xâm phạm KDCN cũng là các hành vi sử dụng các đối tượng được bảo

hộ trong phạm vi và thời hạn bảo hộ mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu văn

bằng bảo hộ, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Yếu tố vi phạm đối với

KDCN là sản phẩm mà hình dáng bên ngoài của nó hoặc hình dáng bên ngoài

của một bộ phận trùng với một KDCN đang được bảo hộ hoặc trùng với thành

phần tạo dáng cơ bản của KDCN đang được bảo hộ.

Theo hướng dẫn của Thông tư 825/2000/TT-BKHCNMT, để khẳng định một

sản phẩm có phải là yếu tố vi phạm đối với KDCN hay không cần phải so sánh

tất cả các đặc điểm tạo dáng (đường nét, hình khối, màu sắc) của sản phẩm, bộ

phận sản phẩm với các đặc điểm tạo dáng của KDCN được xác định tại Bằng

độc quyền KDCN. Chỉ khi nào tất cả các đặc điểm của toàn bộ sản phẩm hoặc

151

của một phần sản phẩm đều trùng với các đặc điểm tạo dáng nêu trong Bằng



độc quyền KDCN hoặc trùng với các đặc điểm của thành phần tạo dáng cơ bản

của KDCN nêu trong Bằng độc quyền KDCN thì mới khẳng định sản phẩm đó

là yếu tố vi phạm đối với KDCN. Như vậy để xác định một kiểu dáng A có

xâm phạm kiểu dáng B, cần phải đối chiếu hai kiểu dáng bên cạnh nhau, phân

tích các yếu tố tạo dáng của các kiểu dáng này với các yếu tố tương ứng của

kiểu dáng khác và lập bảng so sánh. Sau khi lập bảng so sánh cần phân tích

đánh giá khả năng xâm phạm.

Có một số hành vi sử dụng mà không xin phép chủ sở hữu đối tượng sở hữu

công nghiệp nhưng không bị coi là xâm phạm (trường hợp ngoại lệ). Nếu người

bị tố cáo vi phạm xét thấy hành vi mà mình đã thực hiện thuộc vào trường hợp

ngoại lệ thì người đó có quyền và có nghĩa vụ chứng minh rằng hành vi đó

thuộc các trường hợp ngoại lệ, nếu không chứng minh được điều đó thì không

được hưởng quyền ngoại lệ nói trên. Các trường hợp ngoại lệ được nêu ở

chương trước (sử dụng trước và chấm dứt quyền). Đối với trường hợp chấm dứt

quyền hay nhập khẩu song song, việc sử dụng đối tượng này phải được thực

hiện nguyên dạng, không sửa đổi, khác với trường hợp sau đây:

Công ty Henessy là chủ sở hữu KDCN và nhãn hiệu của chai rượu Henessy

XO. Cơ sở Thuận Lợi đã thu gom những chai rượu Henessy XO (chai

không) rồi cho rượu đế của mình vào, dán nhãn "Thuận Lợi." Nhãn của

Henessy XO và Thuận Lợi khác nhau, màu rượu cũng khác. Tuy vậy

Henessy vẫn khiếu nại với Cục SHTT là Thuận Lợi xâm phạm KDCN của

mình. Thuận Lợi thì cho rằng mình sử dụng sản phẩm mà Henessy đưa ra

thị trường, vì thế theo khoản 3 Điều 803 BLDS 1995 (tương tự Khoản 2

Điều 125 Luật SHTT) thì mình hoàn toàn không xâm phạm quyền sở hữu

công nghiệp của Henessy. Trong trường hợp này Thuận lợi đã xâm phạm,

bởi lẽ khoản 3 Điều 803 BLDS 1995 chỉ áp dụng cho việc “sử dụng sản

phẩm do chủ sở hữu đưa ra thị trường”, chứ không áp dụng cho việc sử

dụng hình dáng bên ngoài của sản phẩm do chủ sở hữu đưa ra thị trường.

5.7 Kết luận

Luật về KDCN thiết lập độc quyền sử dụng, định đoạt các kiểu dáng bên ngoài

của sản phẩm do tác giả kiểu dáng sáng tạo ra. KDCN phải có tính mới và có

khả năng dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt các sản phẩm công nghiệp, thủ

công nghiệp. Chủ sở hữu KDCN có quyền ngăn không cho người khác sử dụng

kiểu dáng trùng hay tương tự tới mức gây nhầm lẫn với KDCN được bảo hộ.

Thông qua bảo vệ KDCN, chủ sở hữu nhãn hiệu bảo vệ thành quả lao động sáng

tạo và uy tín thương mại đối với những sản phẩm do mình sản xuất. Vì thế, độc

quyền KDCN chỉ thu hẹp trong phạm vi kiểu dáng của những loại sản phẩm mà

152


mình đã yêu cầu bảo hộ. Để được bảo hộ, chủ sở hữu KDCN phải đăng ký bảo

hộ tại Cục SHTT.

Câu hỏi ôn tập

1. Kiểu dáng túi xách của hãng Channel đã được bảo hộ tại Pháp. Channel

có ý định xuất khẩu các túi xách sang Việt Nam. Khi tìm hiểu thị trường

họ mới biết hiện có bán túi xách Đài Loan với kiểu dáng y hệt kiểu của

Channel. Hơn nữa, một số cơ sở sản xuất ở TP HCM cũng sắp sản xuất

loại túi xách này. Thậm chí cơ sở A đã được bảo hộ nhãn hiệu. Vậy

Channel phải làm thế nào?

2. Chị K định nhập khẩu quần áo từ Pháp vào Việt Nam. Chị lo ngại rằng

nếu quần áo của chị tiêu thụ tốt, các nhà buôn khác sẽ theo gương chị

buôn cùng loại quần áo đó từ Pháp, hoặc sản xuất cùng kiểu tại Việt

Nam và do vậy hàng hoá của chị sẽ bị cạnh tranh và giảm giá. Chị nên

làm gì?


3. Việc có sử dụng hay không KDCN có gây hậu quả gì nghiêm trọng đối

với khả năng được cấp văn bằng của KDCN không?

4. Cơ sở Thiên long chuyên sản xuất bút bi và mực bút máy, định đưa vào

sản xuất lọ mực dạng không đổ. Anh (chị) là luật sư cho cơ sở Thiên

long, hãy gợi ý cho họ các dạng bảo hộ có thể của các đối tượng sở hữu

công nghiệp liên quan đến lọ mực này, sau khi xem xét kỹ khả năng

được bảo hộ của chúng. Khi các đối tượng sở hữu công nghiệp này bị

xâm phạm thì anh (chị) sẽ tiến hành các bước khiếu kiện hay hoà giải

nào đối với người xâm phạm. Theo anh (chị) thì hình thức nào là có hiệu

quả nhất, tại sao?

5. Hành vi xâm phạm KDCN là gì? Những trường hợp nào thì bị coi là vi

phạm hay không vi phạm kiều dáng sản phẩm? Nhập khẩu từ Thái Lan

xe Dream (chủ sở hữu KDCN là công ty Honda) có bị coi là vi phạm

quyền sở hữu công nghiệp của công ty liên doanh lắp ráp xe máy Honda

tại Việt Nam không?

6. Chủ sở hữu KDCN có nghĩa vụ gì?

7. Thế nào là quyền sử dụng hạn chế đối tượng sở hữu công nghiệp?

Chúng có áp dụng trong cho KDCN không? Tại sao? Quyền sử dụng

trước là gì?

153


Chương 6: Bí mật kinh doanh

6.1 Bảo hộ bí mật kinh doanh trên thế giới

Phần lớn các nước hiện nay đều có quy định về bảo hộ bí mật kinh doanh

(know-how, confidential information hay trade secret), phù hợp với Điều 10bis

của Công ước Paris. Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu

tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

Bí mật kinh doanh bao gồm hai yếu tố: bí mật và quyết định. Chúng có vai trò

quyết định trong việc tạo ưu thế cạnh tranh giữa người nắm thông tin và những

người khác. Để được bảo hộ, người sở hữu bí mật kinh doanh phải có ý định giữ

bí mật kinh doanh, và thực hiện các biện pháp cần thiết để giữ bí mật đó.

Bí mật kinh doanh thường không được đăng ký bảo hộ, cũng không có công

ước nào quy định cụ thể về bảo vệ bí mật kinh doanh. Bí mật kinh doanh một



tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương