Quyền sở HỮu trí tuệ TÀi liệu bài giảNG



tải về 3.65 Mb.
trang24/35
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.65 Mb.
#35323
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   35

- Xác định sáng tạo và phát triển công nghệ là động cơ thúc đẩy chính của nền

kinh tế thị trường. Dù bảo hộ hay cạnh tranh cũng phải nhằm vào hai mục

đích trên (được xác định như những lợi ích xã hội bất biến).

134 Thí dụ Điều 5 BLDS Ba Lan, hay BLDS Nhật Bản. Về luật dân sự Ba Lan, xem Wolter, A.,

Ignatowicz, J. và Stefaniuk, K. (1996) Prawo Cywilne, Zarys Czesci Ogolnej. PWN. Về luật

dân sự Nhật Bản, xem ý kiến của GS. Niimi trong Một số vấn đề về Sửa đổi, Bổ sung BLDS Việt

Nam, Tạp chí Thông tin Khoa học Pháp lý tháng 11 + 12/2001, trang 248.

135 Murphy, W. và Roberts, S. (1998) Understanding Property Law. Sweet & Maxwell.

136 G. Soros (1999) Open Society – Reform Capitalism. London.

137 Coase, R. (1988) The Firm, The Market, and the Law. The University of Chicago Press, IL

218

- Tăng cường trao đổi thông tin giữa chủ sở hữu trí tuệ và người sử dụng. Khi



quyền lợi của hai bên đối nghịch nhau, ai có khả năng có thông tin nhiều

hơn về một vấn đề, người đó có nghĩa vụ chứng minh. Nguyên tắc này cũng

phù hợp với lý thuyết “thông tin bất đối xứng” (asymmetric information)

của Alkerlof, Spence và Stiglitz, đã được giải thưởng Nobel về kinh tế năm

2001.

- Tìm những yếu tố gây cản trở cho sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, cản



trở sự lựa chọn sản phẩm tương đương, cản trở sự xuất hiện của những sản

phẩm tương đương trên thị trường. Sau đó, cần nghiên cứu xem các yếu tố

đó có thể loại bỏ được không. Nếu không thể loại bỏ vì lý do nó ảnh hưởng

đến quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu trí tuệ, thì phải có cơ chế thích hợp

để kiểm soát các yếu tố đó.

- Sau cùng, cần phân tích hành vi của các bên trong quan hệ pháp luật về sở

hữu trí tuệ dựa trên giả thiết về tính ích kỷ của các chủ thể (chủ thể nào cũng

hoạt động vì lợi ích của mình), vì vậy luôn luôn phải có cơ chế đề phòng

tính ích kỷ của các chủ thể gây phương hại đến lợi ích hợp pháp của các chủ

thể khác.

11.1.4 Gây thiệt hại và khả năng gây thiệt hại

Yếu tố thứ hai của lạm dụng là hậu quả của việc sử dụng quyền - gây thiệt hại

cho người khác. Quyền sở hữu trí tuệ, cho dù là một dạng độc quyền, không

phải bao giờ cũng ảnh hưởng đến lợi ích của người khác. Thí dụ, nhà văn A

được bảo hộ độc quyền đối với tác phẩm văn học của mình và được in thành

sách. Ông B là người sử dụng. Ông có hai cách lựa chọn. Một là mua sách của

nhà văn A. Hai là nếu sách của nhà văn A đắt hay không đạt chất lượng, ông sẽ

mua sách của các nhà văn khác. Như vậy lợi ích của ông B cũng không bị ảnh

hưởng của việc bảo hộ độc quyền. Độc quyền trong trường hợp này có giá trị về

mặt pháp lý, song về mặt kinh tế thì chỉ là độc quyền hình thức chứ không phải

độc quyền thực sự. Trong các lý thuyết về kinh tế, độc quyền được xác định bởi

câu hỏi trên thị trường có sản phẩm thay thế (substitute) sản phẩm độc quyền

hay không.

Khả năng gây thiệt hại của độc quyền chỉ lớn nếu như nó trở thành độc quyền

thực sự xét từ khía cạnh kinh tế (de facto monopoly). Điều này có nghĩa là ảnh

hưởng của hành vi độc quyền lớn đến mức người bị ảnh hưởng không có cách

nào giảm thiểu thiệt hại bằng cách tìm sản phẩm khác thay thế. Độc quyền xuất

hiện khi một hay một nhóm các doanh nghiệp có khả năng khống chế giá. Nói

cách khác, các doanh nghiệp độc quyền có một sức mạnh mà các doanh nghiệp

trong nền kinh tế cạnh tranh hoàn chỉnh không thể có: đó là họ có thể hoạt động

219

mà không tuân theo luật cung cầu của nền kinh tế thị trường. Biểu hiện của một



nền kinh tế độc quyền là giá cả không mang tính linh hoạt và không phản ứng

theo luật cung cầu.

Một thí dụ điển hình của sản phẩm độc quyền về kinh tế là phần mềm hệ

điều hành Windows của Microsoft. Đây là hệ điều hành được sử dụng trên

90% các máy tính cá nhân (PC) có sử dụng bộ vi xử lý (microprosessor) của

Intel. Người sử dụng PC bắt buộc phải dùng phần mềm Windows, kéo theo

là các phần mềm ứng dụng của Microsoft như Word, Excell hay Access. Vì

người sử dụng không có cách nào thay đổi nhà cung cấp, và các phần mềm

của Microsoft được bảo hộ độc quyền dưới dạng quyền tác giả, Microsoft

được hưởng ưu thế độc quyền và có thể giữ giá bán cao đối với các phần

mềm của mình trong một thời gian dài (từ 100 USD đến 300 USD), trong

khi giá phần cứng trên thế giới do có cạnh tranh quyết liệt nên đã liên tục

giảm giá.

Một vấn đề nữa cần phải phân tích – đó là thế nào là thiệt hại, và thiệt hại cho

ai? Như đã phân tích về quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, thiệt hại

phát sinh khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Cụ thể là:

- các chủ thể cạnh tranh không thể sáng tạo do đã bị từ chối quyền sử dụng

các công nghệ có tính then chốt, hay không thể sản xuất sản phẩm đáp ứng

nhu cầu của thị trường;

- người tiêu dùng không được mua các sản phẩm thay thế tương đương hay

đúng nhu cầu của mình; và

- sinh viên, học sinh, giáo viên, nhà nghiên cứu không được tiếp cận thông tin

công nghệ đã bị bít kín bởi hành vi lạm dụng độc quyền của quyền sở hữu

trí tuệ.


11.2 Lạm dụng quyền tác giả và quyền liên quan

Như đã trình bày ở các phần trên, vấn đề lạm dụng quyền là một khái niệm rất

rộng. Trong phần này chỉ xin trình bày những hành vi lạm dụng quyền ảnh

hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể khác

11.2.1 Lạm dụng quyền tác giả đối với nhãn hàng hoá/bao bì sản phẩm

Chúng ta biết phạm vi các đối tượng có thể được bảo hộ dưới dạng quyền tác

giả rất lớn, bao gồm cả các tác phẩm tạo hình. Vì thế, các cơ sở sản xuất hàng

hoá có thể đăng ký quyền tác giả đối với các tác phẩm tạo hình là nhãn hay bao

220

bì sản phẩm của mình tại Cục Bản quyền Tác giả. Được cấp giấy chứng nhận



đăng ký quyền tác giả, các cơ sở này có thể yêu cầu những cơ sở sản xuất kinh

doanh khác có nhãn hay bao bì giống nhãn hay bao bì của mình phải thay đổi

nhãn hay bao bì để không bị coi là xâm phạm quyền tác giả. Hành vi này nguy

hiểm ở hai điểm sau đây:

- Khi cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả, Cục Bản quyền Tác giả

không xét nghiệm khả năng bảo hộ của nhãn theo tiêu chí phân biệt, cũng

không thể biết tác phẩm có nguyên gốc hay không, và việc cấp bằng phần

lớn dựa vào cam kết của người nộp đơn. Vì vậy không thể biết ai là người

sử dụng nhãn hay bao bì sản phẩm lần đầu tiên.

- Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả tuy chỉ có giá trị chứng cứ chứ

không có giá trị pháp lý, song nếu các doanh nghiệp không biết việc này, có

thể lầm tưởng là pháp luật chỉ bảo hộ người có giấy chứng nhận đăng ký

quyền tác giả.

Để tránh hành vi lạm dụng giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, nên chăng

trên giấy chứng nhận có dòng lưu ý: “giấy chứng nhận này là bằng chứng về

việc người đăng ký đã nộp mẫu tác phẩm tại Cục Bản quyền Tác giả, không

phải là cơ sở pháp lý về việc phát sinh quyền tác giả của người đăng ký hay tính

nguyên gốc của tác phẩm.” Phương pháp giải quyết ở đây dựa vào tính minh

bạch của các loại giấy chứng nhận đăng ký hay bảo hộ, khiến cho chủ sở hữu

giấy chứng nhận đăng ký không thể lạm dụng giấy chứng nhận gây thiệt hại cho

các chủ thể sản xuất kinh doanh khác.

11.2.2 Lạm dụng quyền tác giả đối với phần mềm

Phần mềm là một loại hình tác phẩm đặc biệt – tác phẩm mang tính chức năng

(dùng để giải quyết một vấn đề cụ thể) và có tính tương thích cao. Các phần

mềm được xây dựng dựa trên các lớp khác nhau. Lớp dưới cùng là hệ điều

hành, lớp trên là các phần mềm ứng dụng. Giữa các lớp với nhau luôn có một

mối liên kết gọi là giao diện. Ngoài ra còn có các phần mềm làm giao diện giữa

các phần mềm với nhau, giữa phần mềm và phần cứng, giữa máy tính và các

thiết bị ngoại vi (máy in, camera, v.v.). Công nghệ phần mềm yêu cầu việc sản

xuất một phần mềm phụ thuộc vào việc nghiên cứu hay sao chép giao diện

tương thích với phần mềm đó. Nếu chủ sở hữu phần mềm giao diện không cho

phép sao chép giao diện, việc sao chép này có thể dẫn tới xâm phạm quyền tác

giả. Nếu chủ sở hữu cố tình không cho phép người khác sao chép giao diện để

nắm độc quyền sản xuất các phần mềm tương thích của mình, nâng giá sản

phẩm đối với người tiêu dùng, hành vi nói trên có thể bị coi là lạm dụng quyền

tác giả đối với phần mềm. Để giải quyết vấn đề này, pháp luật cần phải lưu ý

221

đến các tính chất đặc thù của phần mềm, của công nghệ sản xuất phần mềm để



sao cho việc bảo hộ quyền tác giả không dẫn đến ngăn cản sự phát triển của

ngành công nghệ này.138

11.2.3 Lạm dụng quyền liên quan

Theo Điều 774, 776 và 778 quy định các chủ thể quyền liên quan (người biểu

diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, phát thanh truyền hình) khi sử dụng

một tác phẩm chưa được công bố phổ biến thì phải xin phép chủ sở hữu quyền

tác giả. Nếu tác phẩm này đã được công bố phổ biến thì phải trả thù lao cho tác

giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Lợi dụng điều khoản này, nhiều chủ thể

quyền liên quan đã giải thích là nếu họ sử dụng tác phẩm đã được công bố phổ

biến thì không phải xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, và chỉ trả

thù lao theo quy định của Nhà nước (đã ban hành cách đây gần 15 năm và

không còn phù hợp). Thí dụ như trong vụ nhạc sỹ Lê Vinh kiện Nhà xuất bản

Âm nhạc Việt Nam và Hãng phim Trẻ TP Hồ Chí Minh đã sử dụng bài hát “Hà

Nội và Tôi” vào mục đích kinh doanh mà không trả thù lao, Toà án tại phiên toà

sơ thẩm tuyên nhạc sỹ được hưởng thù lao theo quy định của Nhà nước là

456.000 đồng, trong khi ông phải trả án phí là 2.500.000 đồng. Chỉ khi Cục

Bản quyền Tác giả có ý kiến giải thích rằng mức thù lao phải theo thoả thuận thì

nhạc sỹ Lê Vinh mới được hưởng khoản tiền bồi thường thiệt hại là 29.812.879

đồng.139 Để tránh tình trạng lạm dụng của cả nhạc sỹ (nếu đòi tiền thù lao quá

cao) và chủ thể quyền liên quan (thanh toán tiền thù lao quá thấp), cả tác giả và

chủ thể quyền liên quan cần thành lập những hiệp hội đại diện cho quyền lợi của

mình (các tổ chức quản lý tập thể) để quyền và nghĩa vụ các chủ thể được quy

định một cách minh bạch, tránh những khiếu nại về sau này.

11.3 Lạm dụng quyền sở hữu công nghiệp

Nếu các hình thức lạm dụng đối với quyền tác giả thể hiện ở chỗ chủ thể quyền

khai thác những “lỗ hổng pháp luật” để kiếm lợi cho bản thân và gây thiệt hại

cho người khác, thì các hình thức lạm dụng quyền sở hữu công nghiệp được thể

hiện ở chỗ sử dụng đúng luật, song với động cơ không trung thực, gây thiệt hại

cho các chủ thể sản xuất kinh doanh trung thực khác. Các thí dụ của việc lạm

dụng được thể hiện ở những điểm sau đây.

138 Harz, M. (1997) “Dominance and Duty in The EU: A Look Through Microsoft Windows at

the Essential Facilities Doctrine.” Emory International Law Review 11: 189.

139 Lê Hương Lan (2001) “Một số vấn đề về quyền tác giả trong BLDS – thực trạng thi hành và

khuyến nghị hoàn thiện.” Chuyên đề Tạp chí Thông tin Khoa học Pháp lý tháng 11/12 năm

2001.

222


11.3.1 Lạm dụng đăng ký nhãn hiệu

Do việc ưu tiên đăng ký nhãn hiệu được thực hiện trên nguyên tắc “ai nộp đơn

đăng ký trước được ưu tiên trước” (first to file), nhiều người đã xin đăng ký

những nhãn hiệu của người khác trước khi những người này kịp đi đăng ký tại

Cục SHTT (xem thí dụ về vụ SURESTAR ở chương 3 trên đây). Khi chủ sở

hữu nhãn hiệu đích thực đến, những người đã xin đăng ký từ trước yêu cầu các

chủ sở hữu đích thực phải “nhận li-xăng” từ họ và trả tiền. Để hạn chế hành vi

lạm dụng này, Nghị định 63/CP đã quy định cụ thể rằng người nộp đơn xin bảo

hộ phải trung thực về quyền nộp đơn. Trong trường hợp người nộp đơn không

trung thực, văn bằng bảo hộ có thể bị hủy bỏ. Ngoài ra, pháp luật còn quy định

bảo hộ tên thương mại (được bảo hộ mà không cần phải đăng ký tại Cục

SHTT). Một nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu nó trùng hay tương tự tới mức

gây nhầm lẫn với một tên thương mại đã xuất hiện và được sử dụng từ trước.

Tuy nhiên, tình trạng này lại làm nảy sinh một loại lạm dụng mới: lạm dụng tên

thương mại, nghĩa là một nhãn hiệu đang sử dụng yên ổn có thể bị cho là xâm

phạm tên thương mại đã xuất hiện từ trước đó, song không ai biết và cũng

không nổi tiếng. Vì việc bảo hộ tên thương mại là vô thời hạn, và không phụ

thuộc vào việc có sử dụng tên thương mại hay không, nên rất khó mà biết được

tên thương mại nào đã hay đang được bảo hộ. Sự thiếu cụ thể trong quy định về

bảo hộ tên thương mại có thể gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu.

Gần đây do sự phát triển của thương mại điện tử, một hình thức lạm dụng mới

đã xuất hiện: lạm dụng đăng ký tên miền (domain name) cho trang chủ Internet.

Thí dụ tên miền www.ikea.com.cn được một công ty Trung Quốc đăng ký chứ

không phải hãng sản xuất đồ gỗ nổi tiếng của Thụy Điển IKEA đăng ký, hay tên

miền lại bị một cá nhân đăng ký chứ không phải hãng sản xuất quần áo của

Anh FCUK (viết tắt của chữ French Collection UK). Vì tốc độ đăng ký tên

miền rất nhanh, nên các doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký tên miền của mình

càng nhanh càng tốt để khỏi bị người khác đăng ký mất. Khi xảy ra tranh chấp,

thông thường các bên phải nhờ đến tổ chức giải quyết tranh chấp tên miền (viết

tắt là ICANN, một bộ phận của WIPO) giải quyết. Chi phí giải quyết tranh

chấp khá lớn khiến nhiều doanh nghiệp chịu thua kẻ xâm phạm hơn là theo đuổi

vụ kiện.140

11.3.2 Lạm dụng văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng

công nghiệp

140 Thí dụ tên miền của báo Bangkok Post ở Thái Lan bị một cá nhân của Mỹ đăng ký và đòi

“tiền chuộc” là 7.000 USD. Vì chi phí cho việc khởi kiện lớn hơn số tiền chuộc, báo Bangkok

Post đã quyết định trả “tiền chuộc” cho người đã đăng ký tên miền (theo báo Thái Lan).

223


Hiện nay Cục SHTT không tiến hành xét nghiệm nội dung bắt buộc đối với các

đơn sáng chế, giải pháp hữu ích. Điều này khiến nhiều người nộp đơn đã xin

đăng ký những GPKT không phải là mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới,

với hy vọng khống chế chủ sở hữu đích thực của những sáng chế đó. Cách thức

lạm dụng này cũng giống như đối với trường hợp lạm dụng việc đăng ký nhãn

hiệu hay tên miền. Tình trạng này không thể giải quyết sớm vì Việt Nam

không đủ khả năng xét nghiệm nội dung đơn. Tuy nhiên, nó có thể bị hạn chế

nếu pháp luật quy định xử phạt nặng những người lạm dụng việc đăng ký bảo

hộ sáng chế, giải pháp hữu ích.

Đối với việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp, trước đây do việc xét nghiệm nội

dung đối với đơn kiểu dáng là không bắt buộc, nhiều doanh nghiệp đã cho đăng

ký nhãn hàng, bao bì sản phẩm hay hình dạng bên ngoài của sản phẩm dưới

dạng kiểu sáng, mặc dù hình dáng bao bì hay sản phẩm cũng không có gì mới

hay đặc sắc. Việc này dẫn đến tình trạng là một dấu hiệu bị từ chối bảo hộ nhãn

hiệu lại được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Hậu quả tiếp theo là chủ sở hữu

kiểu dáng công nghiệp có thể dùng giấy chứng nhận để tịch thu hay xử lý những

sản phẩm của đối thủ cạnh tranh (thí dụ tịch thu xe máy dựa trên văn bằng bảo

hộ kiểu dáng xe máy mà thực chất không đảm bảo tính mới). Để giải quyết vấn

đề này, Nghị định 06/2001/NĐ-CP đã quy định xét nghiệm nội dung đối với tất

cả các đơn kiểu dáng. Tuy vậy cũng cần lưu ý là khả năng xét nghiệm kiểu

dáng công nghiệp khó hơn đối với nhãn hiệu, vì việc tra cứu kiểu dáng trên máy

vi tính không dễ dàng. Tình trạng lạm dụng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

vì vậy khó xử lý tận gốc.

Một hình thức nữa cũng liên quan đến văn bằng chứng chỉ là việc lạm dụng giấy

chứng nhận đăng ký thuốc của các doanh nghiệp dược. Theo quy định của

pháp luật Việt Nam, nhập khẩu song song không phải là hành vi xâm phạm

quyền sở hữu trí tuệ. Dựa trên tình trạng giá dược phẩm ở Việt Nam cao gấp 2-

3 lần giá dược phẩm cùng loại ở các nước khác trong khu vực, nhiều doanh

nghiệp đã nhập khẩu thuốc từ các nước khác vào Việt Nam bán. Hành vi nói

trên không bị coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, các doanh

nghiệp dược chính gốc đã sử dụng lý do là các doanh nghiệp nhập khẩu song

song sử dụng số đăng ký thuốc của mình là trái phép nên không được nhập khẩu

hàng vào Việt Nam. Vấn đề này xuất phát từ thực trạng là một loại thuốc không

thể được cấp hai số đăng ký. Như vậy tình trạng lạm dụng số chứng nhận đăng

ký thuốc để chống nhập khẩu song song sẽ dẫn đến hậu quả là giá dược phẩm ở

Việt Nam vẫn tiếp tục cao, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

11.3.3 Lạm dụng đối tượng được bảo hộ theo Nghị định 54/2000/NĐ-CP

224


Việc lạm dụng các đối tượng được bảo hộ theo Nghị định 54/2000/NĐ-CP trên

lý thuyết ít xảy ra vì để lạm dụng các chủ thể phải có độc quyền, trong khi phạm

vi độc quyền của các đối tượng được bảo hộ theo Nghị định 54/2000/NĐ-CP

rất hạn chế. Tuy vậy khả năng lạm dụng trên thực tế vẫn có đối với tên thương

mại, bí mật kinh doanh hay quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Việc

lạm dụng tên thương mại được nêu trong mục 11.3.1 trên đây. Đối với bí mật

kinh doanh, sự lạm dụng có thể là việc quy định trong hợp đồng bảo mật cả

những thông tin thông thường là bí mật kinh doanh, hay các ràng buộc bảo mật

lâu quá mức cần thiết. Đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tình trạng

lạm dụng có thể xảy ra khi các khái niệm “chỉ dẫn thương mại” hay “thành quả

đầu tư” được giải thích quá rộng khiến cho các sản phẩm thực chất không tương

tự hay gây nhầm lẫn cũng bị coi là cạnh tranh không lành mạnh với chủ thể nộp

đơn khiếu nại. Vì những vụ việc về cạnh tranh không lành mạnh thông thường

sẽ được giải quyết qua con đường toà án, vai trò của thẩm phán, cùng trình độ

giải quyết vụ việc rất quan trọng đối với việc phân định một hành vi có phải là

hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không.

11.3.4 Lạm dụng các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ cũng có thể lạm dụng các biện pháp thực thi như

áp dụng lệnh khẩn cấp tạm thời hay tạm giữ hàng, song sau đó lại không chứng

minh được hành vi xâm phạm của người bị giữ hàng. Để giải quyết vấn đề này,

pháp luật các nước thường quy định rằng chủ sở hữu phải nộp một khoản tiền

bảo đảm cho việc thực thi. Nếu việc thực thi là hành vi sai trái hay bị lạm dụng

thì khoản tiền đó sẽ được dùng để thanh toán cho việc bồi thường thiệt hại cho

người bị áp dụng các biện pháp thực thi.

11.3.5 Lạm dụng hình thức hợp đồng li-xăng

Chủ sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ cũng có thể lạm dụng độc quyền của

mình thông qua việc áp đặt các điều khoản phi cạnh tranh và bất lợi cho bên

nhận li-xăng trong các hợp đồng li-xăng. Ngoài ra, hành vi lạm dụng còn là các

thỏa thuận (kể cả thỏa thuận ngầm) giữa các chủ thể nhằm mục đích loại bỏ các

đối thủ cạnh tranh của mình. Các thỏa thuận dạng thứ hai này theo Luật của

Liên minh Châu Âu sẽ bị coi là vô hiệu tuyệt đối, trừ các thỏa thuận giữa các

doanh nghiệp nhỏ và không gây hậu quả đáng kể đến sức cạnh tranh trên thị

trường. Trên nguyên tắc, các thỏa thuận phi cạnh tranh bao gồm: (a) cố định giá

bán, giá mua; (b) phân chia thị trường hay nguồn nguyên liệu; (c) hạn chế sản

lượng, thị trường tiêu thụ, công nghệ hay đầu tư; (d) phân biệt đối xử giữa các

đối tác mua bán khác nhau; (e) ép đối tác phải chấp nhận các điều khoản không

liên quan đến mục đích chính của hợp đồng; (f) liên kết đấu thầu hay các hình

thức hợp tác khác. Các thỏa thuận (e) và (f) có thể được chấp thuận nếu các

225

chủ thể chứng minh được rằng các thỏa thuận đó nhằm nâng cao chất lượng sản



phẩm và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Để hạn chế khả năng lạm dụng, pháp luật các nước thường quy định là nếu

trong hợp đồng có những điều khoản mang tính chất lạm dụng, thì các bên phải

có nghĩa vụ chứng minh rằng các điều khoản này không xuất phát từ động cơ

lạm dụng. Điều này có nghĩa là chúng phải thỏa mãn hai điều kiện (1) việc áp

dụng các thỏa thuận trên là cần thiết, (2) không làm mất hoàn toàn khả năng

cạnh tranh của các đối thủ khác trên thị trường. Để được chấp thuận, các chủ thể

phải cung cấp thông tin và trả lời các câu hỏi của Ủy ban về cạnh tranh của từng

nước (theo mẫu soạn sẵn). Ủy ban sẽ xem xét trong vòng 3 tháng. Nếu các chủ

thể cung cấp thông tin sai hay thỏa thuận không còn thỏa mãn các điều kiện nêu

trên, thì Ủy ban có quyền rút lại chấp thuận.

11.4 Biện pháp chống lạm dụng: vận dụng các điều khoản hạn chế quyền

sở hữu trí tuệ

Để tránh việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ gây hậu quả bất lợi cho xã hội và vì

lợi ích xã hội, pháp luật của các nước cũng như các công ước quốc tế vẫn có các

điều khoản hạn chế về sở hữu trí tuệ (thí dụ như điều khoản về sử dụng hạn chế

được quy định tại Điều 760, 761, 801, 802 và 803 BLDS, hay Điều 13 của Thoả

ước TRIPS). Nếu biết vận dụng nhuần nhuyễn các điều khoản về hạn chế

quyền sở hữu trí tuệ nói trên, chúng ta cũng có thể hạn chế được khả năng lạm

dụng quyền sở hữu trí tuệ của các chủ sở hữu. Cụ thể là, đối với các hành vi sử

dụng độc quyền mang tính chất lạm dụng, Nhà nước có thể tuyên bố cho phép

người sử dụng phá tình trạng độc quyền (sử dụng mà không xin phép) vì lợi ích

xã hội.

11.5 Biện pháp chống lạm dụng: xây dựng luật cạnh tranh



Thực tế hiện nay, không một nền kinh tế nào trên thế giới có thể được coi như

nền kinh tế cạnh tranh hòa chỉnh. Các sản phẩm của các nhà sản xuất không

hoàn toàn tương đương nhau, các thông tin trên thị trường không phải lúc nào

cũng thông suốt, vì thế xuất hiện những doanh nghiệp có khả năng khống chế

giá. Giả sử như một doanh nghiệp có khả năng khống chế giá, thì người mua

hàng sẽ phải trả giá cao hơn so với giá trị thực của hàng hóa. Thông thường,

người mua sẽ có phản ứng: hoặc là chấp nhận mua hàng giá cao, hoặc là lựa

chọn một hàng hóa khác có chức năng tương đương song giá rẻ hơn. Trên lý

thuyết, người mua sẽ chọn phương án 2, song trên thực tế, việc thực hiện

phương án này có nhiều trở ngại, thí dụ như việc người mua đã lỡ đầu tư vào

một công nghệ nhất định, hay đã ký các hợp đồng không thể hủy. Chính vì vậy,

226


Nhà nước phải can thiệp vào môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường,

nhằm khôi phục sức cạnh tranh của nền kinh tế thị trường.

Theo luật cạnh tranh của Liên minh Châu Âu, ưu thế độc quyền (dominant

position) là khả năng của một hay một nhóm chủ thể có thể khống chế một thị

trường nhất định.141 Bằng phương pháp định lượng, luật một số nước quy định

một chủ thể có ưu thế trên một thị trường nếu chi phối hơn 40% thị phần, hay

một nhóm chủ thể chi phối hơn 70% thị phần. Mọi hành vi lạm dụng ưu thế độc

quyền, dẫn đến việc hạn chế cơ hội cạnh tranh của các chủ thể khác trên thị

trường bị nghiêm cấm. Các hành vi đó bao gồm (a) trực tiếp hay gián tiếp ấn

định giá mua hay giá bán cho các đối tác khác, (b) hạn chế thị trường, sản phẩm



tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương