Quyền sở HỮu trí tuệ TÀi liệu bài giảNG



tải về 3.65 Mb.
trang32/35
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.65 Mb.
#35323
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   35

3. Giá chuyển nhượng;

4. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

MỤC 2

CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG Đ ỐI TƯ ỢNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP



Điều 141. Quy định chung về chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công

nghiệp


1. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối

tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở

hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.

2. Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực

hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng sử dụng

đối tượng sở hữu công nghiệp).

Điều 142. Hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

1. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao.

294

2. Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá



nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.

3. Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba,

trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.

4. Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng

hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng

nhãn hiệu.

5. Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa

vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại khoản 1 Điều

136 của Luật này.

Điều 143. Các dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp gồm các dạng sau đây:

1. Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn

chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu

công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng

sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở

hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;

2. Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời

hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối

tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu

công nghiệp không độc quyền với người khác;

3. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà

theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng

sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.

Điều 144. Nội dung hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

1. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ

yếu sau đây:

a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

b) Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;

c) Dạng hợp đồng;

d) Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;

đ) Thời hạn hợp đồng;

e) Giá chuyển giao quyền sử dụng;

g) Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

2. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không được có các điều

khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền, đặc biệt là các

điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền sau đây:

a) Cấm bên được chuyển quyền cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ nhãn

hiệu; buộc bên được chuyển quyền phải chuyển giao miễn phí cho bên chuyển

quyền các cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp do bên được chuyển quyền tạo

295


ra hoặc quyền đăng ký sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với

các cải tiến đó;

b) Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên được chuyển quyền xuất khẩu hàng hoá,

dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu

công nghiệp sang các vùng lãnh thổ không phải là nơi mà bên chuyển quyền

nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu

hàng hoá đó;

c) Buộc bên được chuyển quyền phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các

nguyên liệu, linh kiện hoặc thiết bị của bên chuyển quyền hoặc của bên thứ ba

do bên chuyển quyền chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm chất lượng

hàng hoá, dịch vụ do bên được chuyển quyền sản xuất hoặc cung cấp;

d) Cấm bên được chuyển quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công

nghiệp hoặc quyền chuyển giao của bên chuyển quyền.

3. Các điều khoản trong hợp đồng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2

Điều này mặc nhiên bị vô hiệu.

MỤC 3


BẮT BUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG Đ ỐI VỚI SÁNG CHẾ

Điều 145. Căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế

1. Trong các trường hợp sau đây, quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao cho

tổ chức, cá nhân khác sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật này mà không cần được sự

đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế:

a) Việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ

quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc

đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội;

b) Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng

sáng chế quy định tại khoản 1 Điều 136 và khoản 5 Điều 142 của Luật này sau

khi kết thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc ba năm

kể từ ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế;

c) Người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thoả thuận với người

nắm độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc

dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều

kiện thương mại thoả đáng;

d) Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế

cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

2. Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế có quyền yêu cầu chấm dứt quyền sử

dụng khi căn cứ chuyển giao quy định tại khoản 1 Điều này không còn tồn tại

và không có khả năng tái xuất hiện với điều kiện việc chấm dứt quyền sử dụng

đó không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.

296


Điều 146. Điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo

quyết định bắt buộc

1. Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà

nước có thẩm quyền phải phù hợp với các điều kiện sau đây:

a) Quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền;

b) Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời

hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường

trong nước, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 145 của Luật này.

Đối với sáng chế trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn thì việc chuyển giao quyền

sử dụng chỉ nhằm mục đích công cộng, phi thương mại hoặc nhằm xử lý hành vi

hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;

c) Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền

đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh

của mình và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác;

d) Người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho người nắm độc quyền

sử dụng sáng chế một khoản tiền đền bù thoả đáng tuỳ thuộc vào giá trị kinh tế

của quyền sử dụng đó trong từng trường hợp cụ thể phù hợp với khung giá đền

bù do Chính phủ quy định.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, quyền sử dụng sáng chế

được chuyển giao trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 137 của Luật này

còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế cơ bản cũng được chuyển giao

quyền sử dụng sáng chế phụ thuộc với những điều kiện hợp lý;

b) Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản không được chuyển

nhượng quyền đó, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với toàn bộ quyền đối

với sáng chế phụ thuộc.

Điều 147. Thẩm quyền và thủ tục chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo

quyết định bắt buộc

1. Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng

sáng chế trên cơ sở xem xét yêu cầu được chuyển giao quyền sử dụng đối với

trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 145 của Luật này.

Bộ, cơ quan ngang bộ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế

thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình khi xảy ra trường hợp quy định tại

điểm a khoản 1 Điều 145 của Luật này trên cơ sở tham khảo ý kiến của Bộ

Khoa học và Công nghệ.

2. Quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế phải ấn định phạm vi và các

điều kiện sử dụng phù hợp với quy định tại Điều 146 của Luật này.

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chuyển giao quyền sử dụng

sáng chế phải thông báo ngay cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về

quyết định đó.

297

4. Quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế hoặc từ chối chuyển giao



quyền sử dụng sáng chế có thể bị khiếu nại, bị khởi kiện theo quy định của pháp

luật.


5. Chính phủ quy định cụ thể thủ tục chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng

chế quy định tại Điều này.

MỤC 4

Đ ĂNG KÝ HỢP Đ ỒNG CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG



NGHIỆP

Điều 148. Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

1. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký

theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng chuyển nhượng

quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản

lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

2. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký

theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng sử dụng đối

tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thoả thuận giữa các bên, nhưng chỉ

có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý

nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

3. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu

lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.

Điều 149. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Hồ sơ đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, hợp đồng

chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:

1. Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

2. Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng;

3. Bản gốc văn bằng bảo hộ đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu

công nghiệp;

4. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không

đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở

hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung;

5. Chứng từ nộp phí, lệ phí;

6. Giấy uỷ quyền nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện.

Điều 150. Xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công

nghiệp

Trình tự, thủ tục tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng



sở hữu công nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp do

Chính phủ quy định.

298

CHƯƠNG XI



ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Điều 151. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

1. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bao gồm:

a) Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác

lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp;

b) Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công

nghiệp;

c) Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công



nghiệp.

2. Đại diện sở hữu công nghiệp gồm tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu

công nghiệp (sau đây gọi là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp) và cá

nhân hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp trong tổ chức đó (sau đây gọi là

người đại diện sở hữu công nghiệp).

Điều 152. Phạm vi quyền của đại diện sở hữu công nghiệp

1. Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp chỉ được thực hiện các dịch vụ

trong phạm vi được uỷ quyền và được phép uỷ quyền lại cho tổ chức dịch vụ

đại diện sở hữu công nghiệp khác, nếu được sự đồng ý bằng văn bản của người

uỷ quyền.

2. Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có quyền từ bỏ hoạt động đại

diện sở hữu công nghiệp nếu đã chuyển giao một cách hợp pháp công việc đại

diện chưa hoàn tất cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khác.

3. Đại diện sở hữu công nghiệp không được thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Đồng thời đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công

nghiệp;


b) Rút đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ, tuyên bố từ bỏ sự bảo hộ, rút đơn

khiếu nại về việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp nếu không được bên uỷ

quyền đại diện cho phép;

c) Lừa dối hoặc ép buộc khách hàng trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng

dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

Điều 153. Trách nhiệm của đại diện sở hữu công nghiệp

1. Đại diện sở hữu công nghiệp có trách nhiệm sau đây:

a) Thông báo rõ các khoản, các mức phí và lệ phí liên quan đến thủ tục xác lập

và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp, các khoản và các mức phí dịch

vụ theo bảng phí dịch vụ đã đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở

hữu công nghiệp;

b) Giữ bí mật thông tin, tài liệu được giao liên quan đến vụ việc mà mình đại

diện;

299


c) Thông tin trung thực và đầy đủ mọi thông báo, yêu cầu của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp; giao kịp

thời văn bằng bảo hộ và các quyết định khác cho bên được đại diện;

d) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên được đại diện bằng cách đáp ứng

kịp thời các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm

thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với bên được đại diện;

đ) Thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi

quyền sở hữu công nghiệp mọi thay đổi về tên, địa chỉ và các thông tin khác của

bên được đại diện khi cần thiết.

2. Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp phải chịu trách nhiệm dân sự

đối với người được đại diện về hoạt động đại diện do người đại diện sở hữu

công nghiệp thực hiện nhân danh tổ chức.

Điều 154. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu

công nghiệp với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp:

1. Là doanh nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và

công nghệ được thành lập và hoạt động hợp pháp;

2. Có chức năng hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được ghi nhận

trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt

động (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh);

3. Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức uỷ quyền

phải đáp ứng các điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp quy

định tại khoản 1 Điều 155 của Luật này.

Điều 155. Điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

1. Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nếu đáp

ứng các điều kiện sau đây:

a) Có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;

b) Hoạt động cho một tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

2. Cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây thì được cấp chứng chỉ hành nghề

dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp:

a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Thường trú tại Việt Nam;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học;

d) Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về sở hữu công nghiệp liên tục từ năm

năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký sở

hữu công nghiệp tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về sở hữu công nghiệp liên

tục từ năm năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khoá đào tạo pháp luật về sở hữu

công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận;

đ) Không phải là công chức, viên chức đang làm việc tại cơ quan nhà nước có

thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp;

300

e) Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp do



cơ quan có thẩm quyền tổ chức.

3. Chính phủ quy định cụ thể chương trình đào tạo pháp luật về sở hữu công

nghiệp, việc kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, cấp chứng chỉ

hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

Điều 156. Ghi nhận, xoá tên tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, thu

hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện kinh doanh, hành nghề dịch vụ đại

diện sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 154 và Điều 155 của Luật này được

cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận trong Sổ đăng

k ý quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu

công nghiệp theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đó.

2. Trường hợp có căn cứ khẳng định đại diện sở hữu công nghiệp không còn

đáp ứng các điều kiện kinh doanh, hành nghề quy định tại Điều 154 và Điều 155

của Luật này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp xoá tên

đại diện sở hữu công nghiệp đó trong Sổ đăng k ý quốc gia về sở hữu công

nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

3. Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp vi phạm quy định tại khoản 3

Điều 152 và Điều 153 của Luật này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Người đại diện sở hữu công nghiệp có sai phạm về chuyên môn, nghiệp vụ

trong khi hành nghề hoặc vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều 152 và

điểm a khoản 1 Điều 153 của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có

thể bị cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu

công nghiệp.

PHẦN THỨ TƯ

QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

CHƯƠNG XII

ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

Điều 157. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

1. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá

nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho

công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được

chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.

2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm tổ chức, cá nhân

Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc nước có ký kết với Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng; tổ chức, cá nhân

301


nước ngoài có địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh

doanh giống cây trồng tại Việt Nam.

Điều 158. Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ

Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện

và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính

đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

Điều 159. Tính mới của giống cây trồng

Giống cây trồng được coi là có tính mới nếu vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm

thu hoạch của giống cây trồng đó chưa được người có quyền đăng ký quy định

tại Điều 164 của Luật này hoặc người được phép của người đó bán hoặc phân

phối bằng cách khác nhằm mục đích khai thác giống cây trồng trên lãnh thổ

Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký một năm hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam

trước ngày nộp đơn đăng ký sáu năm đối với giống cây trồng thuộc loài thân gỗ

và cây nho, bốn năm đối với giống cây trồng khác.

Điều 160. Tính khác biệt của giống cây trồng

1. Giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu có khả năng phân biệt rõ

ràng với các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn

hoặc ngày ưu tiên nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên.

2. Giống cây trồng được biết đến rộng rãi quy định tại khoản 1 Điều này là

giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch của giống

đó đã được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường ở bất kỳ quốc gia nào tại

thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ;

b) Giống cây trồng đã được bảo hộ hoặc được đăng ký vào Danh mục loài cây

trồng ở bất kỳ quốc gia nào;

c) Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký bảo hộ hoặc được đăng ký

vào Danh mục loài cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này không bị

từ chối;

d) Giống cây trồng mà bản mô tả chi tiết của giống đó đã được công bố.

Điều 161. Tính đồng nhất của giống cây trồng

Giống cây trồng được coi là có tính đồng nhất nếu có sự biểu hiện như nhau về

các tính trạng liên quan, trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một

số tính trạng cụ thể trong quá trình nhân giống.

Điều 162. Tính ổn định của giống cây trồng

Giống cây trồng được coi là có tính ổn định nếu các tính trạng liên quan của

giống cây trồng đó vẫn giữ được các biểu hiện như mô tả ban đầu, không bị

302


thay đổi sau mỗi vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống trong trường

hợp nhân giống theo chu kỳ.

Điều 163. Tên của giống cây trồng

1. Người đăng k ý phải đề xuất một tên phù hợp cho giống cây trồng với cùng

một tên như tên đã đăng ký ở bất kỳ quốc gia nào khi nộp đơn đăng ký bảo hộ.

2. Tên của giống cây trồng được coi là phù hợp nếu tên đó có khả năng dễ dàng

phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi

trong cùng một loài hoặc loài tương tự.

3. Tên của giống cây trồng không được coi là phù hợp trong các trường hợp sau

đây:


a) Chỉ bao gồm các chữ số, trừ trường hợp chữ số liên quan đến đặc tính hoặc

sự hình thành giống đó;

b) Vi phạm đạo đức xã hội;

c) Dễ gây hiểu nhầm về các đặc trưng, đặc tính của giống đó;

d) Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả;

đ) Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại,

chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày công bố đơn đăng k ý bảo hộ giống cây

trồng;


e) Trùng hoặc tương tự với tên của sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng đó;

g) ảnh hưởng đến quyền đã có trước của tổ chức, cá nhân khác.

4. Tổ chức, cá nhân chào bán hoặc đưa ra thị trường vật liệu nhân giống của

giống cây trồng phải sử dụng tên giống cây trồng như tên đã ghi trong Bằng bảo

hộ, kể cả sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ.

5. Khi tên giống cây trồng được kết hợp với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại

hoặc các chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng đã được đăng ký để chào bán

hoặc đưa ra thị trường thì tên đó vẫn phải có khả năng nhận biết một cách dễ

dàng.

CHƯƠNG XIII



XÁC LẬP QUYỀN ĐỐI VỚI GIỒNG CẦY TRỒNG

MỤC 1


XÁC LẬP QUYỀN Đ ỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

Điều 164. Đăng ký quyền đối với giống cây trồng

1. Để được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, tổ chức, cá nhân phải thực

hiện việc nộp đơn đăng ký bảo hộ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối

với giống cây trồng.

2. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng (sau đây gọi là



tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương