Quyền sở HỮu trí tuệ TÀi liệu bài giảNG



tải về 3.65 Mb.
trang29/35
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.65 Mb.
#35323
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   35

8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư

của nhãn hiệu.

MỤC 5


Đ I ỀU KIỆN BẢO HỘ Đ ỐI VỚI TÊN THƯ ƠNG MẠ I

Điều 76. Điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ

Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh

mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và

khu vực kinh doanh.

Điều 77. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại

Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức

chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc

chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ

với danh nghĩa tên thương mại.

Điều 78. Khả năng phân biệt của tên thương mại

Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện

sau đây:

1. Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử

dụng;

2. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà



người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;

3. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người

khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được

sử dụng.


MỤC 6

Đ I ỀU KIỆN BẢO HỘ Đ ỐI VỚI CHỈ DẪN Đ ỊA LÝ

Điều 79. Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương,

vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

267

2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ



yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước

tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Điều 80. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:

1. Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;

2. Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo

hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;

3. Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu

việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc

của sản phẩm;

4. Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực

của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Điều 81. Danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý

1. Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín

nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi

người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.

2. Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng

một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá

học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện

kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.

Điều 82. Điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý

1. Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên,

yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm

mang chỉ dẫn địa lý đó.

2. Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ

sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.

3. Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình

sản xuất truyền thống của địa phương.

Điều 83. Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý

Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính

xác bằng từ ngữ và bản đồ.

MỤC 7


Đ I ỀU KIỆN BẢO HỘ Đ ỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH

Điều 84. Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ

Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

268


1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh

doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh

doanh đó;

3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh

đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Điều 85. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh

Các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh

doanh:

1. Bí mật về nhân thân;



2. Bí mật về quản lý nhà nước;

3. Bí mật về quốc phòng, an ninh;

4. Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

CHƯƠNG VIII

XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ,

KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP, THIẾT KẾ BỐ TRÍ,

NHÃN HIỆU, CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

MỤC 1


Đ ĂNG KÝ SÁNG CHẾ, KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP, THIẾT KẾ BỐ

TRÍ, NHÃN HIỆU, CHỈ DẪN Đ ỊA LÝ

Điều 86. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

1. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,

thiết kế bố trí:

a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức

và chi phí của mình;

b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình

thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa

thuận đó không trái với quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,

thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí từ ngân

sách nhà nước.

3. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra

sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều

có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các

tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

4. Người có quyền đăng ký quy định tại Điều này có quyền chuyển giao quyền

đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để

thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn

đăng ký.

Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu

269

1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình



sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký

nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản

xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và

không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể

để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối

với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng

ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại

địa phương đó.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc

hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu

chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch

vụ đó.


5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở

thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc

sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào

quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về

nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể

cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức,

cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa

theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển

giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc

tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký

nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì

người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không

được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Điều 88. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý

Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.

Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ

chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành

chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ

dẫn địa lý đó.

Điều 89. Cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp

270


1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ

chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn

đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện

hợp pháp tại Việt Nam.

2. Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước

ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác

lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

Điều 90. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên

1. Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký cùng một

sáng chế hoặc đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt

đáng kể với nhau hoặc đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây

nhầm lẫn với nhau cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau hoặc tương tự với

nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho đơn hợp lệ có ngày ưu tiên

hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được

cấp văn bằng bảo hộ.

2. Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để được

cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì

văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho một đơn duy nhất trong số các đơn đó

theo sự thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được

thì tất cả các đơn đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Điều 91. Nguyên tắc ưu tiên

1. Người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có quyền

yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một

đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều

ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt

Nam;


b) Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại

điểm a khoản này cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc

tại nước khác quy định tại điểm a khoản này;

c) Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao

đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;

d) Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Trong một đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu,

người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác

nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các

đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn.

271


3. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên

là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.

Điều 92. Văn bằng bảo hộ

1. Văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết

kế bố trí, nhãn hiệu (sau đây gọi là chủ văn bằng bảo hộ); tác giả sáng chế, kiểu

dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ.

2. Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, các tổ

chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, tính

chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tính chất đặc thù về điều kiện

địa lý và khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý.

3. Văn bằng bảo hộ gồm Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp

hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết

kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và Giấy

chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Điều 93. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ

1. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

2. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi

năm kể từ ngày nộp đơn.

3. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết

mười năm kể từ ngày nộp đơn.

4. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài

đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần

năm năm.

5. Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ

ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:

a) Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;

b) Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký

hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ

nơi nào trên thế giới;

c) Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.

6. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười

năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

7. Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày

cấp.


Điều 94. Duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ

1. Để duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu

ích, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực.

2. Để gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng

nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực.

272


3. Mức lệ phí và thủ tục duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ do Chính phủ

quy định.

Điều 95. Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ

1. Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

a) Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực

theo quy định;

b) Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;

c) Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký

nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp

pháp;


d) Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử

dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực

mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc

bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;

đ) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không

kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng

nhãn hiệu tập thể;

e) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi

phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát

không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;

g) Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm

mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản

phẩm đó.

2. Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ sáng chế không nộp lệ phí duy trì

hiệu lực trong thời hạn quy định thì khi kết thúc thời hạn đó, hiệu lực văn bằng

tự động chấm dứt kể từ ngày bắt đầu năm hiệu lực đầu tiên mà lệ phí duy trì

hiệu lực không được nộp. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công

nghiệp ghi nhận việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ vào Sổ đăng ký quốc

gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

3. Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công

nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì cơ quan quản lý nhà nước về

quyền sở hữu công nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ kể từ

ngày nhận được tuyên bố của chủ văn bằng bảo hộ.

4. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở

hữu công nghiệp chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với các trường hợp quy

định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này với điều kiện phải nộp phí và

lệ phí.

Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ và ý



kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công

nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối

chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.

273


5. Quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với việc

chấm dứt hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu.

Điều 96. Huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ

1. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

a) Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển

nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí,

nhãn hiệu;

b) Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời

điểm cấp văn bằng bảo hộ.

2. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó

không đáp ứng điều kiện bảo hộ.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở

hữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ trong các trường hợp quy

định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.

Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là suốt thời

hạn bảo hộ; đối với nhãn hiệu thì thời hiệu này là năm năm kể từ ngày cấp văn

bằng bảo hộ, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thực

của người nộp đơn.

4. Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ và ý

kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công

nghiệp quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc

thông báo từ chối hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.

5. Quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với việc

huỷ bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu.

Điều 97. Sửa đổi văn bằng bảo hộ

1. Chủ văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền

sở hữu công nghiệp sửa đổi những thông tin sau đây trên văn bằng bảo hộ với

điều kiện phải nộp phí, lệ phí:

a) Thay đổi, sửa chữa thiếu sót liên quan đến tên và địa chỉ của tác giả, chủ văn

bằng bảo hộ;

b) Sửa đổi bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, khu vực địa lý mang chỉ dẫn

địa lý; sửa đổi quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu

chứng nhận.

2. Theo yêu cầu của chủ văn bằng bảo hộ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền

sở hữu công nghiệp có trách nhiệm sửa chữa những thiếu sót trong văn bằng

bảo hộ do lỗi của cơ quan đó. Trong trường hợp này, chủ văn bằng bảo hộ

không phải nộp phí, lệ phí.

3. Chủ văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền

sở hữu công nghiệp thu hẹp phạm vi quyền sở hữu công nghiệp; trong trường

274


hợp này, đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tương ứng phải được thẩm định lại về

nội dung và người yêu cầu phải nộp phí thẩm định nội dung.

Điều 98. Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp

1. Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp là tài liệu ghi nhận việc xác lập,

thay đổi và chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng

công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý theo quy định của Luật

này.

2. Quyết định cấp văn bằng bảo hộ, nội dung chủ yếu của văn bằng bảo hộ,



quyết định sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, quyết định đăng

ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp được ghi nhận vào Sổ đăng

ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

3. Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về

quyền sở hữu công nghiệp lập và lưu giữ.

Điều 99. Công bố các quyết định liên quan đến văn bằng bảo hộ

Quyết định cấp, chấm dứt, hủy bỏ, sửa đổi văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công

nghiệp được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố

trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày ra

quyết định.

MỤC 2

Đ ƠN Đ ĂNG KÝ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP



Điều 100. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:

a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký

bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;

c) Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó

của người khác;

đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

2. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và

cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng

tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng

phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu

công nghiệp yêu cầu:

a) Giấy uỷ quyền;

b) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;

c) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;

275

d) Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.



3. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

bao gồm:


a) Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu

tiên;


b) Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người

khác.


Điều 101. Yêu cầu về tính thống nhất của đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

1. Mỗi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo

hộ cho một đối tượng sở hữu công nghiệp duy nhất, trừ trường hợp quy định tại

các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

2. Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền sáng chế hoặc một

Bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho một nhóm sáng chế có mối liên hệ chặt

chẽ về kỹ thuật nhằm thực hiện một ý đồ sáng tạo chung duy nhất.

3. Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền kiểu dáng công

nghiệp cho nhiều kiểu dáng công nghiệp trong các trường hợp sau đây:

a) Các kiểu dáng công nghiệp của một bộ sản phẩm gồm nhiều sản phẩm thể

hiện ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, được sử dụng cùng nhau hoặc để thực

hiện chung một mục đích;

b) Một kiểu dáng công nghiệp kèm theo một hoặc nhiều phương án là biến thể



tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương