Quyền sở HỮu trí tuệ TÀi liệu bài giảNG



tải về 3.65 Mb.
trang20/35
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.65 Mb.
#35323
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   35

cây trồng sau khi nghe ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước

về quyền đối với giống cây trồng có thể ra thông báo từ chối huỷ bỏ hoặc ra

quyết định huỷ bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng.

9.2.3 Soạn thảo đơn yêu cầu bảo hộ

Đơn đăng ký bảo hộ gồm ít nhất: a) tờ khai đăng ký; b) ảnh chụp, tờ khai kỹ

thuật; và c) tài liệu chứng minh quyền đăng k ý; d) chứng từ nộp phí, lệ phí.

Mỗi đơn chỉ được đăng k ý bảo hộ cho một giống cây trồng.

Giống như đơn sáng chế, đơn yêu cầu bảo hộ giống cây trồng sẽ trải qua hai giai

đoạn: thẩm định hình thức và thẩm định nôi dung. Thời gian thẩm định hình

thức là 15 ngày từ ngày nhận đơn. Ngoài các lý do thông thường như trong đơn

sáng chế, đơn bảo hộ giống cây trồng sẽ không được chấp nhận nếu giống cây

trồng nêu trong đơn không thuộc loài cây trồng có tên trong Danh mục loài cây

trồng được bảo hộ. Đơn được chấp nhận hợp lệ được công bố trên tạp chí

chuyên ngành về giống cây trồng trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày đơn

được chấp nhận. Nếu không được chấp nhận, đơn có thể phải bị sửa đổi. Việc

182


sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ không được làm thay đổi bản chất đơn

đăng ký bảo hộ. Ngoài ra, người nộp đơn còn có thể tự nguyện rút đơn.

Thẩm định nội dung được tiến hành đối với đơn được chấp nhận là hợp lệ. Nội

dung thẩm định bao gồm: a) Thẩm định tính mới và tên gọi phù hợp của giống

cây trồng; b) Thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đối với giống cây trồng.

Việc khảo nghiệm kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức,

cá nhân có năng lực tiến hành khảo nghiệm giống cây trồng thực hiện.

Kể từ ngày đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được công bố trên tạp chí

chuyên ngành về giống cây trồng đến trước khi ra quyết định cấp Bằng bảo hộ

giống cây trồng, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến về việc cấp

Bằng bảo hộ giống cây trồng với cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với

giống cây trồng. ý kiến phải được lập thành văn bản và kèm theo các tài liệu,

chứng cứ chứng minh. Sau khi giống cây trồng được bảo hộ, người thứ ba cũng

có thể làm đơn yếu cầu hủy bỏ đăng ký.

9.3 Quyền và giới hạn quyền của chủ sở hữu giống cây trồng

Quyền đối với giống cây trồng có thể chia thành quyền tác giả và quyền của hủ

văn bằng bảo hộ. Tác giả chỉ được hưởng quyền nhân thân và quyền hưởng thù

lao. Các quyền còn lại thuộc quyền của chủ văn bằng bảo hộ. Tác giả giống cây

trồng có nghĩa vụ giúp chủ bằng bảo hộ duy trì vật liệu nhân giống của giống

cây trồng được bảo hộ.

Chủ bằng bảo hộ có quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng các

quyền sau đây:

a) Sản xuất hoặc nhân giống;

b) Chế biến nhằm mục đích nhân giống;

c) Chào hàng;

d) Bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường khác;

đ) Xuất nhập khẩu; lưu giữ.

Hành vi bị coi là xâm phạm quyền của chủ bằng bảo hộ bao gồm khai thác, sử

dụng các quyền của chủ bằng bảo hộ mà không được phép của chủ bằng bảo hộ;

sử dụng tên giống cây trồng mà tên đó trùng hoặc tương tự với tên giống cây

trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi

với giống cây trồng đã được bảo hộ; hoặc sử dụng giống cây trồng đã được bảo

hộ mà không trả tiền đền bù.

Quyền của chủ bằng bảo hộ được mở rộng đối với:

183

1. Giống cây trồng có nguồn gốc từ giống cây trồng được bảo hộ, trừ



trường hợp giống cây trồng được bảo hộ có nguồn gốc từ một giống cây

trồng đã được bảo hộ khác. Đó là khi giống cây trồng đó vẫn giữ lại

biểu hiện của các tính trạng chủ yếu thu được từ kiểu gen hoặc sự phối

hợp các kiểu gen của giống được bảo hộ, trừ những khác biệt là kết quả

của sự tác động vào giống được bảo hộ;

2. Giống cây trồng không khác biệt rõ ràng với giống cây trồng đã được

bảo hộ;

3. Giống cây trồng mà việc sản xuất đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống cây



trồng đã được bảo hộ.

Chủ bằng bảo hộ có các nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả giống cây trồng và nộp

lệ phí duy trì hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định. Ngoài ra, chủ

văn bằng bảo hộ phải lưu giữ giống cây trồng được bảo hộ, cung cấp vật liệu

nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ cho cơ quan quản lý nhà nước về

quyền đối với giống cây trồng và duy trì tính ổn định của giống cây trồng được

bảo hộ theo quy định.

Người đăng ký bảo hộ giống cây trồng có quyền tạm thời từ ngày đơn đăng ký

bảo hộ giống cây trồng được công bố đến ngày cấp Bằng bảo hộ. Nếu không

được cấp Bằng bảo hộ thì người đăng ký bảo hộ không có quyền này. Khi có

quyền tạm thời, người đăng ký bảo hộ giống cây trồng có quyền thông báo bằng

văn bản cho người đang sử dụng giồng cây trồng về việc đã nộp đơn đăng ký

bảo hộ giống cây trồng. Nếu người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng giống

cây trồng thì khi Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp, chủ bằng bảo hộ có

quyền yêu cầu người đã sử dụng giống cây trồng phải trả một khoản tiền đền bù

tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng đó trong phạm

vi và thời hạn sử dụng tương ứng.

Quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng cũng có giới hạn, đó là các hành vi

sau đây không bị coi là xâm phạm quyền đối với giống cây trồng đã được bảo

hộ, bao gồm:

a) Sử dụng giống cây trồng phục vụ nhu cầu cá nhân và phi thương mại;

b) Sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích lai tạo để nghiên cứu khoa học;

c) Sử dụng giống cây trồng để tạo ra giống cây trồng mới khác biệt với

giống cây trồng đã được bảo hộ;

d) Hộ sản xuất cá thể sử dụng sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng được

bảo hộ để tự nhân giống và gieo trồng cho vụ sau trên diện tích đất của

mình.

Các quyền đối với giống cây trồng cũng không được áp dụng đối với các hành



vi liên quan đến vật liệu của giống cây trồng được bảo hộ do chủ bằng bảo hộ

184


hoặc người được chủ bằng bảo hộ cho phép bán hoặc bằng cách khác đưa ra thị

trường Việt Nam hoặc thị trường nước ngoài-, trừ các hành vi sau đây:

a) Liên quan đến việc nhân tiếp giống cây trồng đó;

b) Liên quan đến việc xuất khẩu các vật liệu của giống cây trồng có khả

năng nhân giống vào những nước không bảo hộ các chi hoặc loài cây

trồng đó, trừ trường hợp xuất khẩu vật liệu nhằm mục đích tiêu dùng.

9.4 Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng

Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ cho phép

người khác thực hiện một hoặc một số hành vi thuộc quyền sử dụng đối với

giống cây trồng của mình. Việc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng

phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Bên chuyển giao

quyền sử dụng có quyền cho phép hoặc không cho phép bên nhận chuyển giao

quyền sử dụng chuyển giao lại quyền sử dụng cho bên thứ ba. Đồi lại, bên nhận

chuyển giao quyền sử dụng có các quyền chuyển giao quyền sử dụng cho bên

thứ ba, nếu được bên giao quyền sử dụng cho phép; yêu cầu bên giao quyền sử

dụng thực hiện các biện pháp cần thiết phù hợp để chống lại các hành vi xâm

phạm của bên thứ ba gây thiệt hại cho mình; và tiến hành các biện pháp cần

thiết để ngăn chặn các hành vi xâm phạm của bên thứ ba, nếu trong thời hạn ba

tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên chuyển giao quyền sử dụng không

thực hiện yêu cầu này.

Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng không được có những

điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên nhận chuyển giao quyền sử dụng,

đặc biệt là những điều khoản hạn chế không xuất phát từ quyền của bên chuyển

giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng tương ứng hoặc không nhằm bảo vệ

các quyền đó.

Bên cạnh khái niệm chuyển giao (quyền sử dụng) còn có khái niệm chuyển

nhượng (quyền sở hữu). Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng là việc

chủ bằng bảo hộ giống cây trồng chuyển giao toàn bộ quyền đối với giống cây

trồng đó cho bên nhận chuyển nhượng. Bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ

bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký

tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng theo thủ tục do

pháp luật quy định. Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng phải

được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

Trường hợp quyền đối với giống cây trồng thuộc đồng sở hữu thì việc chuyển

nhượng cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu.

185


Cũng giống như trường hợp của sáng chế, cơ chế lixăng bắt buộc cũng áp dụng

cho giống cây trồng. Các trường hợp này theo Điều 195 phải thoả mãn các điều

kiện sau:

a) Việc sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng, phi thương

mại, phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực và dinh

dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội;

b) Người có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt được

thoả thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc ký

kết hợp đồng sử dụng giống cây trồng mặc dù trong một thời gian hợp lý

đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thoả

đáng;

c) Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bị coi là thực hiện hành



vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Khi căn cứ chuyển giao quy định nêu trên không còn tồn tại và không có khả

năng tái xuất hiện, người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng có quyền yêu

cầu chấm dứt lixăng.

Lixăng bắt buộc phải phù hợp với các điều kiện sau đây:

a) Quyền sử dụng được chuyển giao không phải là quyền độc quyền;

b) Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và

thời hạn đủ để đáp ứng mục đích chuyển giao và chủ yếu để cung cấp

cho thị trường trong nước;

c) Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng

quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở

kinh doanh của mình và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp

cho người khác;

d) Người được chuyển giao quyền sử dụng phải đền bù thoả đáng cho

người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng tuỳ thuộc vào giá trị kinh

tế của quyền sử dụng đó trong từng trường hợp cụ thể, phù hợp với

khung giá đền bù do Chính phủ quy định.

Kết luận


Quyền đối với giống cây trồng khá gần gũi đối với sáng chế, song có một số đặc

thù riêng, chủ yếu ở căn cứ bảo hộ và quyền và nhĩa vụ của các chủ thể. Hiện

nay số lượng đối tượng này được bảo hộ không có (do chưa thành lập cơ quan

đăng ký). Trong thời gian tới hy vọng sẽ có nhiều vụ việc liên quan đến vấn đề

này.

186


Chương 10: Thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực

hiện pháp luật, xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Việc thực thi

quyền sở hữu trí tuệ phải thoả mãn lợi ích của bốn chủ thể: đó là người tiêu

dùng (không bị nhầm lẫn giữa hàng thật và hàng giả), chủ sở hữu đối tượng sở

hữu trí tuệ (bảo vệ uy tín sản phẩm, bảo vệ những thông tin có giá trị), các nhà

sản xuất khác (được cạnh tranh bình đẳng) và Nhà nước (bảo đảm một hệ thống

pháp luật công bằng và hiệu quả, chống thất thu thuế). Tuy nhiên, do yếu tố vô

hình của các tài sản trí tuệ, cũng như thiếu các quy định về tố tụng hữu hiệu mà

hiện nay các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp vẫn diễn ra phổ biến

và việc xử lý rốt ráo còn gặp nhiều khó khăn.

10.1. Các quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo Thỏa ước TRIPS

và Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ

10.1.1 Giới thiệu nội dung Thỏa ước TRIPS

Thoả ước TRIPS bao gồm các điều khoản về quyền tác giả và quyền liên quan,

nhãn hiệu, tên gọi xuất xứ hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế

mạch tích hợp. Về bản chất, đó là một tập hợp các công ước mà từ trước đến

nay WIPO vẫn đang giám sát, bao gồm Công ước Berne, Công ước Rome,

Công ước Paris và Công ước Budapest về giống cây trồng (UPOV).

Cũng như các thoả ước khác về thương mại, Thoả ước TRIPS dựa trên hai

nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc đãi ngộ như công dân (national treatment, hay

còn gọi là nguyên tắc đối xử quốc gia) và nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (most

favoured nations, MFN, hay còn gọi là nguyên tắc quan hệ thươnng mại bình

thường - normal trade relationship hay NTR). 116

Nguyên tắc đãi ngộ như công dân quy định các thành viên không được đối xử

công dân của quốc gia thành viên khác kém thuận lợi hơn công dân của chính

nước mình, trừ một số trường hợp ngoại lệ được cho phép.

Nguyên tắc MFN quy định mọi thuận lợi, ưu đãi, miễn trừ dành cho công dân

của một nước thành viên nào sẽ lập tức phải được giành cho công dân của tất cả

các thành viên khác. Tuy nhiên, nguyên tắc này không áp dụng trong trường

hợp các nước thành viên có tham gia các thoả thuận đa phương (thí dụ Việt

116 Gervais, D. (1998) The TRIPS Agreement, Drafting History and Analysis. Sweet & Maxwell.

187

Nam tham gia thoả ước thành lập khối mậu dịch tự do ASEAN - AFTA, hay



Pháp tham gia Liên minh Châu Âu).

Thoả ước quy định chi tiết các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu và các quyền tối thiểu

đối với bản quyền tác giả (đặc biệt là chương trình máy tính), nhãn hiệu, sáng

chế, thiết kế vi mạch, bí mật thương mại, và phương pháp thực thi quyền sở hữu

trí tuệ.117

10.1.2 Cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo Thoả ước TRIPS

Phần III của Thoả ước TRIPS quy định về cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Các thành viên có nghĩa vụ phải áp dụng các thủ tục thực thi quyền sở hữu trí

tuệ một cách bình đẳng, công bằng, hiệu quả. Các quyết định xử lý phải bảo

đảm tính minh bạch và quyền kháng cáo, khiếu nại của đương sự. Việc bồi

thường thiệt hại phải mang tính chất đền bù đối với người bị thiệt hại và giáo

dục đối với người xâm phạm.

Đặc biệt, Thỏa ước TRIPS yêu cầu các nước thành viên phải áp dụng một số thủ

tục tố tụng tối thiểu để làm tăng hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Thứ

nhất là toà án có quyền yêu cầu người bị nghi là xâm phạm phải cung cấp chứng

cứ về hành vi xâm phạm. Thứ hai là toà án có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp

khẩn cấp tạm thời đối với hàng hoá xâm phạm. Các biện pháp này được phép

áp dụng kẻ cả khi chưa tiến hành khởi kiện hay thụ lý vụ án. Biện pháp khẩn

cấp tạm thời sẽ bị chấm dứt nếu nguyên đơn không tiến hành khởi kiện chậm

nhất là 20 ngày làm việc sau khi áp dụng các biện pháp trên. Theo quy định,

Toà án cũng quyền ra bản án mà không cần đầy đủ chứng cứ nếu bị đơn cố tình

không cung cấp chứng cứ. Việc bồi thường thiệt hại không bắt buộc phải tính

toán chính xác trong trường hợp xâm phạm quyền tác giả.

Bên cạnh việc nâng cao khả năng của toà án, Thỏa ước TRIPS cũng tập trung

vào việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới. Cụ thể là cơ quan hải quan

có quyền tạm đình chỉ nhập khẩu hàng hoá nếu có căn cứ vi phạm quyền sở hữu

trí tuệ, tiêu hủy, tịch thu các hàng hoá xâm phạm mà không áp dụng biện pháp

buộc tái xuất.

Về hành chính, một số nước trên thế giới cho phép các cơ quan nhà nước có

thẩm quyền (thông thường là Cục Bản quyền hay quản lý thị trường) được phép

khám xét, phạt tiền, tịch thu, tiêu hủy các tác phẩm xâm phạm quyền tác giả.

Mức phạt tiền phổ biến ở các nước là vào khoảng 10.000 USD cho một tác

phẩm xâm phạm.

117 Blakeney, M. (1996) Trade Related Aspects of Intellectual Property Rights - A Concise

Guide to TRIPS Agreement, Sweet & Maxwell.

188


Về hình sự, nhiều nước đã quy định việc sao chép, ăn cắp thành quả lao động

của người khác (như xâm phạm quyền tác giả) là xâm phạm tài sản của công

dân, và là một tội hình sự. Các chế tài hình sự phải tương ứng với các tội phạm

khác gây thiệt hại có cùng mức độ nghiêm trọng.118

10.1.3 Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ

Ngày 14/7/2000, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ

(gọi tắt là Hiệp định), mở ra một cơ hội, song cũng là một thách thức mới cho

quá trình Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Hiệp định đề cập đến

nhiều khía cạnh của thương mại, bao gồm hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và

đầu tư. Theo Hiệp định, hàng hoá Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ được hưởng

quy chế tối huệ quốc (Most Favoured Nation, MFN hay Normal Trade

Relations, NTR) và được hưởng các quyền lợi như hàng hoá của Mỹ ở trong

nước (National Treatment). Hàng hoá Mỹ và đầu tư Mỹ vào Việt Nam cũng sẽ

được hưởng quy chế MFN, song quy chế National Treatment thì còn hạn chế

trong một thời hạn nhất định, sao cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng đủ sức

cạnh tranh với hàng hoá và dịch vụ Mỹ.

10.1.4 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ

Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ mở ra nhiều cơ hội, song cũng nhiều thách thức

mới cho quá trình Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Một trong

những thách thức đó là việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT),

được quy định trong chương II của Hiệp định.

Chương II của Hiệp định có năm nội dung chủ yếu. Thứ nhất là Việt Nam sẽ

bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các công dân, công ty Mỹ như bảo hộ đối với

công dân Việt Nam. Cụ thể hoá điều này có nghĩa là các chương trình máy tính

của Microsoft, phim ảnh Mỹ, v.v. sẽ được Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền tác

giả. Đây sẽ là một thách thức đối với Việt Nam trong thời gian tới, vì theo

thống kê của Hoa Kỳ, tỷ lệ xâm phạm quyền tác giả đối với chương trình máy

tính ở Việt Nam là trên 90%.

Điểm thứ hai cần lưu ý trong Hiệp định là Việt Nam cam kết trong vòng 24

tháng kể từ khi Hiệp ước có hiệu lực sẽ tham gia các công ước về SHTT mà

hiện tại chưa tham gia, cụ thể là Công ước Berne về quyền tác giả, Công ước

Geneva về quyền liên quan, Công ước UPOV về giống thực vật, và Công ước

Brussels về tín hiệu phát sóng thu qua vệ tinh. Điều này không phải là khó thực

118 Trong khi đó theo luật Việt Nam, người xâm phạm quyền tác giả, đã bị xử lý hành chính mà

còn tiếp tục tái phạm chỉ bị phạt đến 3 năm tù treo (Điều 131 BLHS).

189


hiện, bởi lẽ mặc dù chưa tham gia các công ước Geneve và Công ước UPOV,

các văn bản pháp luật hiện tại của nước ta nhìn chung mặc nhiên công nhận các

quy định bảo hộ được nêu trong các công ước. Từ tháng 10/2004, Việt Nam đã

tham gia Công ước Berne.

Điểm thứ ba, điểm quan trọng nhất, là việc Hiệp định đã quy định chi tiết các

tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu đối với quyền tác giả (đặc biệt là chương trình máy

tính), nhãn hiệu, sáng chế, thiết kế vi mạch, bí mật thương mại, và phương pháp

thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Nhìn chung các quy định về bảo hộ quyền sở hữu

trí tuệ của Việt Nam đều tương đồng với các tiêu chuẩn tối thiểu này, tuy nhiên

các quy định về thực thi còn cần phải bổ sung thêm những biện pháp kịp thời và

chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa tình trạng xâm phạm quyền SHTT. Thí dụ theo

yêu cầu của Hiệp định, chúng ta phải quy định chi tiết các thủ tục tố tụng để

đảm bảo quyền của chủ sở hữu đối tượng SHTT: bao gồm quyền yêu cầu toà án

ra lệnh bị đơn phải cung cấp đầy đủ chứng cứ (còn gọi là lệnh Anton Piller),

quyền ra bản án mà không cần nguyên đơn không cung cấp đầy đủ chứng cứ

nếu bị đơn cố tình không cung cấp chứng cứ, quyền áp dụng các biện pháp khẩn

cấp tạm thời mà không cần khởi kiện (gòn gọi là lệnh ex parte), quyền yêu cầu

bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường thiệt hại không bắt buộc phải tính toán

chính xác trong trường hợp xâm phạm quyền tác giả. Hàng hoá khi xác định là

giả cần phải tịch thu. Việc “loại bỏ yếu tố xâm phạm” đối với hàng giả chỉ áp

dụng trong trường hợp đặc biệt. Đây là những điểm mới mà luật pháp Việt

Nam cần được bổ sung sửa đổi – theo quy định của Hiệp định – trong vòng 2

năm kể từ ngày 10/12/2001. Ngoài ra, các chế tài hình sự về tội xâm phạm

quyền SHTT phải tương ứng với các tội phạm khác gây thiệt hại có cùng mức

độ nghiêm trọng.

Điểm thứ tư là Hiệp định quy định cụ thể các biện pháp thực thi quyền sở hữu

trí tuệ tại biên giới, bao gồm việc bắt giữ hành xâm phạm tại cửa khẩu (không

quá 10 ngày, khi gia hạn phải có lệnh của cơ quan thẩm quyền), kê khai đăng ký

đối tượng sở hữu trí tuệ tại cửa khẩu để hải quan dễ bảo vệ, theo dõi. Sắp tới

đây khi Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn thi hành Luật Hải quan sẽ đề

cập đến vấn đề này.

Điểm thứ năm là Hiệp định cũng quy định một số ngoại lệ, có nghĩa là một số

đối tượng (thí dụ giáo viên, sinh viên) có thể sử dụng SHTT không xin phép mà

không bị coi là xâm phạm nếu điều đó không ảnh hưởng lớn đến lợi ích của chủ

đối tượng SHTT.

Việt Nam cam kết sẽ ban hành Nghị định về bảo hộ quyền tác giả và bí mật

thương mại cho các tác phẩm (kể cả tác phẩm phần mềm) trong vòng 18 tháng

kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Điều này có nghĩa là các phần mềm của Mỹ sẽ

190

được thực thi bảo hộ nghiêm chỉnh tại Việt Nam chậm nhất là 18 tháng sau khi



Hiệp định có hiệu lực. Với các điều khoản khác của Chương III, Việt Nam cam

kết sẽ không ban hành văn bản nào không phù hợp với các nội dung của Hiệp

định Thương mại Việt-Mỹ. Việt Nam cũng cam kết sẽ xây dựng khung pháp

luật về sở hữu trí tuệ theo quy định của Thoả ước TRIPS. Nếu có mâu thuẫn về

nội dung giữa Hiệp định bảo hộ bản quyền Việt Nam - Hoa Kỳ và Hiệp định

Thương mại Việt-Mỹ, Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ sẽ chiếm ưu thế.

Như vậy thoả mãn các yêu cầu thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Hiệp định

Thương mại là điều không đơn giản. Câu hỏi hiện nay được đặt ra là làm thế

nào để “tận dụng những thuận lợi và thời cơ, khắc phục những khó khăn và

thách thức trong quá trình thực hiện Hiệp định.” (trích Nghị quyết của Quốc hội

về việc phê chuẩn Hiệp định ngày 28/11/2001).

10.2 Những khó khăn vướng mắc trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ

có hiệu quả trước khi có Luật SHTT

10.2.1 Tổng kết các khó khăn trong việc thực thi

Mặc dù nước ta đã xây dựng các quy định về bảo hộ quyền SHTT từ nhiều năm

nay, song tình trạng xâm phạm quyền SHTT, cụ thể là nạn sản xuất và buôn bán

hàng giả, hàng bắt chước sản phẩm đã được bảo hộ của người khác vẫn diễn

biến phức tạp cho đền trước khi ban hành Luật SHTT. Một trong những nguyên

nhân là do thủ tục tố tụng, các biện pháp chế tài hiện thời tỏ ra không thích hợp

trong việc bảo vệ quyền SHTT ở cả ba lĩnh vực dân sự, hình sự và hành chính.

Về chế tài dân sự, nguyên đơn có nghĩa vụ phải chứng minh chính xác mức độ

thiệt hại mới được bồi thường. Đây là một việc không phải dễ làm, nhất là khi

các cơ quan thực thi không có lệnh khám xét khẩn cấp khi bắt hàng giả, khiến bị

đơn có thể tẩu tán tài liệu, tài sản. Ở Trung Quốc để khắc phục tình trạng này,

ngày 27/10/2001 Quốc hội đã sửa đổi luật bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa, cho phép

toà án tự ấn định mức bồi thường lên đến 60.000 USD, cộng với chi phí điều tra

và phí luật sư cho những trường hợp không xác định được chính xác thiệt hại.



tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương