Quyền sở HỮu trí tuệ TÀi liệu bài giảNG



tải về 3.65 Mb.
trang17/35
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.65 Mb.
#35323
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   35

khi bị bộc lộ công khai sẽ mất hết giá trị. Thí dụ nổi tiếng nhất về bí mật kinh

doanh là công thức pha chế nước ngọt của công ty Coca-Cola, được giữ kín hơn

100 năm nay. Một số bí mật kinh doanh có thể được thông báo cho cơ quan nhà

nước có thẩm quyền. Các cơ quan này có nhiệm vụ giữ kín bí mật kinh doanh

được thông báo (thí dụ ngân hàng chủng vi sinh, mẫu thuốc, v.v.) và không

cho phép người khác sử dụng bí mật kinh doanh trong một thời gian nhất định

sau khi bí quyết được bộc lộ cho cơ quan nhà nước (thông thường 5 năm).

Theo Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam sẽ phải ban hành

luật bảo vệ bí mật kinh doanh chậm nhất là 18 tháng sau khi Hiệp định có hiệu

lực. Cụ thể là bí mật kinh doanh sẽ được công nhận bảo hộ trừ phi nó được bộc

lộ công khai một cách hợp lệ hay khách quan phù hợp với các nguyên tắc thiện

chí và trung thực. Ngày 3 tháng 10 năm 2000, Chính phủ đã ban hành Nghị

định số 54/2000/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật

kinh doanh, chỉ dẫn xuất xứ, tên thương mại và bảo vệ quyền chống lại các hành

vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp. Các tiêu chuẩn bảo hộ

tên thương mại, bí mật kinh doanh và cạnh tranh không lành mạnh của nước ta

cũng dựa trên các tiêu chuẩn được Công ước Paris đặt ra.

6.2 Bảo hộ bí mật kinh doanh

6.2.1 Xác lập quyền đối với bí mật kinh doanh theo quy định của pháp

luật Việt Nam

Theo quy định của Nghị định 54/2000/NĐ-CP, các thông tin thoả mãn ba điều

kiện sau đây thì được coi là bí mật kinh doanh:

154

- Bí mật: được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết;



- Quyết định: không phải là hiểu biết thông thường; có khả năng áp dụng

và tạo ưu thế quyết định trong kinh doanh.

Bí mật kinh doanh gồm hai yếu tố: bí mật và quyết định. Thông thường, bí mật

kinh doanh không được bảo vệ hoặc cấp bằng sáng chế, hoặc vì chưa hội đủ các

yêu cầu để cấp bằng,97 hoặc vì quá quý báu không thể bị tiết lộ. Ví dụ: tất cả các

nhà máy của công ty Coca Cola đều dùng một loại hương liệu được sản xuất tại

phòng thí nghiệm ở Atlanta, bang Georgia, Mỹ. Công thức chế tạo hương liệu

này được dấu kín hơn 100 năm nay. Trong khi nếu chúng được bảo vệ bằng việc

cấp văn bằng độc quyền sáng chế, thì công thức đó phải được công bố và chỉ có

giá trị 20 năm - không được gia hạn.

Đặc tính thứ nhất của thông tin trong bí mật kinh doanh là tính bí mật, có nghĩa

là thông tin hoặc phần quan trọng của chúng phải không được dễ biết hoặc dễ

suy đoán. Tất nhiên điều đó cũng không có nghĩa là mỗi phần của thông tin phải

là bí mật. Sự bí mật có thể đơn thuần chỉ là sự kết hợp của tất cả những điều đã

biết.

Chính vì tính bí mật mà việc soạn thảo hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng bí



mật kinh doanh rất phức tạp. Bên chuyển giao muốn chuyển giao một bí mật,

nhưng không thể biết bên nhận đã biết về bí mật đó chưa (mà cũng không thể

mô tả bí mật đó rồi hỏi phía bên kia: “anh đã biết bí mật đó chưa”, vì câu trả lời

chắc chắn là “rồi” và giá trị của bí quyết cũng không còn nữa); ngược lại bên

nhận chuyển giao cũng không muốn “chưa nhìn mặt đã đặt tên”, nghĩa là chưa

biết bí quyết ra sao đã phải quyết định giá mua và thậm chí đã phải trả tiền mua.

Kỹ năng soạn thảo hợp đồng chuyển giao bí quyết sẽ được đi sâu hơn trong

phần sau.

Đặc tính thứ hai của thông tin trong bí quyết là tính quyết định, có nghĩa là

thông tin đó phải đóng vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất, tạo ra sản

phẩm hoặc dịch vụ. Như vậy bí quyết cần phải có ích ở chỗ nó nâng cao vị trí

hoặc tạo ưu thế cạnh tranh của người nắm bí quyết, ví dụ như đánh vào thị hiếu

mới của người tiêu dùng. Đặc tính thứ ba của bí quyết là tính xác định. Đây chỉ

là đặc tính bổ trợ và định hình cho hai đặc tính đầu.

Chúng ta cần phải biết ba đặc tính này vì khác với các sở hữu công nghiệp, bí

quyết không được bảo hộ độc quyền. Chỉ trong vài trường hợp bí quyết được

coi như bí mật quân sự và kinh tế, có thể được luật hình sự, thương mại hoặc lao

động bảo vệ (nguyên tắc bảo mật). Cũng không có một công ước quốc tế nào về

97 Ở mọi nơi trên thế giới, ba yêu cầu của sáng chế đều là: mới, không hiển nhiên (có trình độ

sáng tạo) và có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội (xem Điều 782 BLDS).

155

bảo hộ bí quyết, vì vậy mà khi soạn thảo hợp đồng, ta cần nắm rõ các quy định



về nghĩa vụ dân sự và quy định nghĩa vụ bảo mật của đôi bên cho chắc chắn.

Tương tự, chúng ta nên cẩn thận hơn khi định giá một “bí quyết” mà trên thực tế

không hội đủ điều kiện (thí dụ chúng chẳng có gì là bí mật hay cũng không có

giá trị quyết định nào). Đối với nhà nước, việc xác định bí quyết có ý nghĩa

quan trọng trong việc quản lý và phê duyệt hợp đồng chuyển giao công nghệ.

6.2.2 Chuyển giao quyền sử dụng bí mật kinh doanh

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh được quyền chuyển giao bí mật theo hợp đồng

gọi là li-xăng bí mật kinh doanh. Việc chuyển giao quyền sử dụng bí mật kinh

doanh phải lập thành văn bản, nhưng không phải đăng ký hay phê duyệt. Trong

khi đó một hợp đồng chuyển giao công nghệ cần phải được phê duyệt đăng ký.

Có một đối tượng chuyển giao công nghệ, đó là bí quyết, là một dạng đặc biệt

của bí mật kinh doanh. Khi việc chuyển giao bao gồm bí quyết, các chủ thể của

hợp đồng chuyển giao nên xem xét xem bản chất của việc chuyển giao đó có

phải là chuyển giao công nghệ và cần phải phê duyệt hay đăng ký hay không.

6.3 Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh

6.3.1 Các hành vi xâm phạm

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, bao

gồm 4 loại:

1. Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách

chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật

kinh doanh đó;

2. Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được

phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

3. Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người

có nghĩa vụ bảo mật, lợi dụng lòng tin nhằm tiếp cận, thu thập và

làm bộc lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật

kinh doanh đó; và

4. Tiếp cận, thu thập các thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người

khác khi người này đệ trình theo thủ tục xin cấp giấy phép liên quan

đến kinh doanh hoặc xin cấp giấy phép lưu hành sản phẩm - đặc biệt

là dược phẩm và sản phẩm hóa nông hoặc bằng cách chống lại các

biện pháp bảo mật của các cơ quan hành chính, hoặc sử dụng những

thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh kể cả nhằm mục đích xin

cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.

156

Trong bốn loại trên, loại thứ nhất và thứ hai diễn ra phổ biến nhất, thí dụ một



công ty nắm được bảng kê chi tiết các cuộc gọi của công ty khác, nhờ đó truy ra

được danh sách khách hàng của công ty này. Vì danh sách khách hàng thoả

mãn các điều kiện của một thông tin thuộc loại bí mật kinh doanh, nên việc sử

dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí

mật kinh doanh sẽ bị coi là hành vi xâm phạm.

6.3.2 Biện pháp xử lý các hành vi xâm phạm

Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh có quyền yêu

cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi xâm

phạm quyền của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.

Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm là một năm tính từ

ngày phát hiện được hành vi xâm phạm nhưng không quá ba năm tính từ ngày

hành vi xâm phạm xảy ra.

Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh có nghĩa vụ

chứng minh điều kiện xác lập quyền và phạm vi quyền của mình; nêu rõ tên, địa

chỉ của người đã thực hiện hành vi xâm phạm; cung cấp các chứng cứ về phạm

vi, mức độ của việc xâm phạm đó. Trong trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt

hại thì chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh phải

chứng minh mức độ thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra.

Câu hỏi ôn tập

1. Bí mật kinh doanh có được bảo hộ trong Luật SHTT không? Tại sao?

Nếu có thì ở Điều nào? Ngoài ra bí mật kinh doanh còn được bảo hộ

trong những luật nào khác?

3. Ông Thanh phát minh và đã đăng ký bảo hộ cách chế tạo thảm xơ dừa và

đang tìm cách ứng dụng vào sản xuất và kinh doanh. Trong khi thảo luận

với ông Bình về cách bán sản phẩm, ông đã tiết lộ một bí mật kinh

doanh về công nghệ mới để cột các sợi xơ dừa theo hình chữ V, làm

thảm có kết cấu bền hơn. Sau khi thảo luận không thành công, ông Bình

đã tự mình sản xuất ra thảm xơ dừa có kết cấu giống như ông Thanh mô

tả. Ông Thanh kiện ông Bình về “ăn cắp ý tưởng”, ai thắng?

4. Ánh đã phát triển một cách làm xe máy dùng động cơ đốt trong loại nhỏ.

Ánh bàn với Thắng về cách sản xuất chúng. Sau nhiều lần bàn bạc,

Thắng nói rằng không thể tạo được khuôn mẫu để đúc kiểu dáng loại

động cơ này và bỏ dở bàn bạc. Ít lâu sau Thắng tự sản xuất và bán một

loại xe máy khác. Thắng công nhận là piston và bộ chế hoà khí của mình

157

cùng kiểu với kiểu của Ánh. Ánh đề nghị ngưng sản xuất. Thắng không



đồng ý. Ai có lý?

5. Xuân được làm giám đốc của công ty thương mại Expo theo hợp đồng

lao động 10 năm. Theo hợp đồng, Xuân không được tham gia vào bất cứ

doanh nghiệp nào mà không có sự đồng ý của công ty Expo, không được

sử dụng hay tiết lộ các bí mật về các nhà cung cấp và các khách hàng

của công ty. Không xin phép Expo, Xuân bắt đầu kinh doanh cho bản

thân với tư cách là đại diện của hai công ty cạnh tranh với Expo. Các

công ty này cũng mua tại nhà cung cấp của Expo và bán cho khách hàng

của Expo. Sau 4 năm Xuân thôi giữ chức giám đốc và nghỉ hưu. Khi

Expo phát hiện việc này đã kiện Xuân vì sử dụng các bí mật kinh doanh

của công ty. Họ có lý không?

6. Phát làm nhân viên bán hàng cho công ty thực phẩm đông lạnh X,

chuyên bỏ mối cho các cửa hàng thực phẩm trong một khu vực thành

phố. Sau khi bị kỷ luật thôi việc, Phát đã phát triển mạng lưới kinh

doanh của mình trong cùng một khu vực và cùng các cửa hàng mà công

ty X đang cung cấp. Công ty của Phát cũng thu nhận thêm 8 người nữa

từ công ty X. Công ty X kiện Phát vì tội kinh doanh không trung thực và

sử dụng bí mật kinh doanh. Họ có lý không?

158

Chương 7: Bố trí mạch tích hợp bán dẫn



7.1 Định nghĩa thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành

phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất

cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn

nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và

mạch vi điện tử. Các mạch vi điện tử này có trong tất cả các sản phẩm điện tử

hiện nay, và nhiều sản phẩm sử dụng điện khác (như lò nướng vi ba hay thang

máy). Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của các

phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.

Mạch tích hợp đóng vai trò điểu khiển tự động hoá các sản phẩm sử dụng điện.

Trong tương lai, mạch tích hợp sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc

sản xuất ra những “sản phẩm thông minh” – như lò nướng có thể tự tạo ra bữa

ăn theo chương trình được ghi trong đĩa CD-R bán kèm với thực phẩm, hay tủ

lạnh có thể thông báo cho chủ nhà biết sản phẩm nào cần phải tiêu thụ ngay vì

sắp hết hạn hay phải bảo quản thực phẩm như thế nào, v.v.

7.2 Tiêu chuẩn bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Theo Điều 68, thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng hai điều kiện: có tính

nguyên gốc; và có tính mới thương mại. Thiết kế bố trí là sự kết hợp các phần

tử, các mối liên kết thông thường chỉ được coi là có tính nguyên gốc nếu toàn

bộ sự kết hợp đó có tính nguyên gốc. Tính nguyên gốc có nghĩa là thiết kế đó

phải là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả đứng tên trên đơn yêu cầu

bảo hộ. Ngoài, thiết kế đó phải chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí

và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời

điểm tạo ra thiết kế bố trí đó (Điều 70 Luật SHTT).

Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu chưa được khai thác

thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký. Tuy

nhiên, lưu ý rằng thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thương mại nếu

đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm kể từ ngày thiết kế

bố trí đó đã được người có quyền đăng ký tại bất kỳ nơi nào trên thế giới hoặc

được khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên ở nước ngoài. “Khai

thác” là hành vi phân phối công khai nhằm mục đích thương mại đối với mạch

tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch

tích hợp bán dẫn đó (Điều 71 Luật SHTT).

159


Ngoài ra, Điều 69 của Luật cũng qui định một số đối tượng không được bảo hộ

với danh nghĩa thiết kế bố trí, do chúng không phải là giải pháp kỹ thuật mà chỉ

là các nguyên lý khoa học, không phải là mới như một phát kiến, mà chỉ là “mới

nhận ra một vấn đề đã tồn tại trong thế giới tự nhiên” mà thôi. Các Đối tượng

đó bao gồm nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi

mạch tích hợp bán dẫn; và thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán

dẫn (sẽ được bảo hộ dưới dạng quyến tác giả hay sáng chế).

7.3 Xác lập quyền đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Để được bảo hộ, tổ chức, cá nhân phải đăng ký thiết kế bố trí tại Cục SHTT.

Cũng như trường hợp của sáng chế hay KDCN, người có quyền nộp đơn yêu

cần bảo hộ bao gồm tác giả tạo ra thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của

mình; và tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới

hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Ngoài đơn và các tài liệu cần thiết chung khác, người nộp đơn yêu cầu bảo hộ

thiết kế bố trí cần nộp tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định thiết kế bố trí cần bảo

hộ trong đơn đăng ký thiết kế bố trí, bao gồm: bản vẽ, ảnh chụp thiết kế bố trí;

thông tin về chức năng, cấu tạo của mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế

bố trí; và mẫu mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí, nếu thiết kế

bố trí đã được khai thác thương mại. Mục đích của việc nộp tài liệu này để các

chuyên viên của Cục SHTT có thể căn cứ vào đơn mà xét nghiệm tính nguyên

gốc và tính mới của thiết kế bố trí.

7.4 Quyền của chủ sở hữu thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và các

ngoại lệ (sử dụng hạn chế)

Cũng như các đối tượng SHCN khác, chủ sở hữu thiết kế bố trí mạch tích hợp

được độc quyền sử dụng và định đoạt thiết kế bố trí này. Sử dụng thiết kế bố trí

là việc thực hiện các hành vi sau đây:

a) Sao chép thiết kế bố trí; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố

trí được bảo hộ;

b) Bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ các bản sao thiết kế

bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá

chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ; và

c) Nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo

thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo

thiết kế bố trí được bảo hộ.

160

Đối với thiết kế bố trí đã được người có quyền đăng ký hoặc người được người



đó cho phép khai thác thương mại trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký

thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nếu người có quyền đăng ký biết rằng

thiết kế bố trí đó đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại thì

người đó có quyền thông báo bằng văn bản về quyền đăng ký của mình đối với

thiết kế bố trí đó cho người sử dụng để người đó chấm dứt việc sử dụng thiết kế

bố trí hoặc tiếp tục sử dụng.

Hành vi xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí là hành vi sử dụng thiết kế bố

trí đã được bảo hộ mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu. Tuy nhiên, chủ sở

hữu không có quyền cấm người khác thực hiện hành vi thuộc các trường hợp

ngoại lệ thông thường. Đó là:

a) Sử dụng nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại

hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử

nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin

phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm;

b) Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra

thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp; và

c) Sử dụng nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải

quá cảnh.

Ngoài ra, việc sử dụng thiết kế bố trí khi không biết hoặc không có nghĩa vụ

phải biết thiết kế bố trí đó được bảo hộ cũng được coi là hành vi được phép.

Kết luận

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là một đối tượng tương đối mới ở Việt

Nam. Tiêu chuẩn bảo hộ thiết kế bố trí là tính nguyên gốc và tính mới của thiết

kế. Cho đến hiện nay vẫn chưa có thiết kế bố trí nào dược đăng ký. Theo định

luật Moore (sáng lập viên của công ty Intel), thì tốc độ xử lý các vi mạch sẽ tăng

gấp đôi theo mỗi chu kỳ 3 năm. Điều đó cũng cho thấy rằng nếu thời gian đăng

ký thiết kế bố trí quá lâu, tác giả thiết kế bố trí cũng cảm thấy không cần thiết

phải đăng ký. Trong thời gian hiện tại, thời hạn bảo hộ của thiết kế bố trí là từ

khi được cấp bằng và kết thúc 10 năm tính từ ngày nộp đơn. Chủ sở hữu thiết kế

bố trí có quyến độc quyền sử dụng và định đoạt thiết kế bố trí, song cũng có một

số trường hợp được phép sử dụng mà không cần phải xin phép như đã nêu ở

trên.


161

Chương 8 Hợp đồng li-xăng và chuyển giao công nghệ

8.1 Khái niệm và đặc điểm

8.1.1 Khái niệm

Ờ một đất nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá như nước ta,

nhu cầu nắm bắt các công nghệ mới để đuổi kịp các nước tiên tiến là một trong

những mục tiêu cấp bách nhất. Năm 1995, Quốc hội Việt Nam đã quyết định

đưa hợp đồng chuyển giao công nghệ thành một phần trong BLDS. Sau đó đến

năm 2000, Quốc hội cũng đã thông qua Luật Khoa học Công nghệ, thể hiện mối

quan tâm đặc biệt đến việc chuyển giao công nghệ, đặc biệt là chuyển giao công

nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.

Công nghệ có hai đặc tính, thứ nhất là chúng đều có khả năng ứng dụng vào

thực tiễn. Thứ hai là chúng đều là những kiến thức kỹ thuật được hình thành

một cách có hệ thống.98 Theo Luật Khoa học Công nghệ, công nghệ là sự kết

hợp của các kiến thức (bao gồm quy trình, phương pháp, kỹ thuật, bí quyết, máy

móc thiết bị) nhằm biến nguyên vật liệu thành sản phẩm. Theo định nghĩa ở

một số nước, công nghệ là những kiến thức về kỹ thuật được hình thành một

cách có hệ thống và được ứng dụng vào thực tiễn. Phạm vi ứng dụng của công

nghệ rất rộng, trong sản xuất hàng hóa (cách sản xuất dầu gội đầu), trong việc

vận hành thiết bị máy móc (ví dụ cách lái máy bay) cũng như trong cung ứng

dịch vụ (ví dụ cách sinh lãi trong việc điều hành quán ăn nhanh của

McDonalds).99

Công nghệ bao gồm: (i) các đối tượng sở hữu công nghiệp; (ii) bí quyết; (iii) các

hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ kỹ thuật; và (iv) các giải pháp hợp lý hoá sản xuất.

Chúng đều có đặc điểm chung là các tài sản trí tuệ, là "phần mềm", còn máy

móc đi kèm công nghệ là "phần cứng." Để có được phần cứng, chúng ta có thể

mua máy móc thiết bị (hợp đồng mua bán), song việc chuyển giao phần mềm

phức tạp hơn, đòi hỏi cả hai bên cùng phải có kiến thức kỹ thuật và mục tiêu

ứng dụng rõ ràng. Vì thế mà hợp đồng chuyển giao công nghệ nhắm vào đối

tượng thứ hai, đó là phần mềm.

Tính đến cuối năm 1996 mới có hơn 100 dự án có hợp đồng chuyển giao công

nghệ. Số hợp đồng đã lập đầy đủ thủ tục nộp cho Bộ KHCN mới có trên 40 hợp

đồng, bao gồm các lĩnh vực: ô tô: 8 (mới có 3 hợp đồng được phê duyệt), sản

98 Thí dụ việc học tập quy trình lắp ráp ô tô mà không có sản xuất thì không phải chuyển giao

công nghệ. Kiến thức được hình thành khi này không có tính hệ thống.

99 Van Houtte, H. (1996) International Business Law. Sweet & Mazwell.

162

xuất thép: 2 (cả 2 hợp đồng này đều được phê duyệt), hóa chất: 2 (1 hợp đồng



được phê duyệt), công nghiệp thực phẩm: 18 (mới có 10 hợp đồng được phê

duyệt), xây dựng: 3 (mới có 1 hợp đồng được phê duyệt). Việc chuyển giao

công nghệ quá ít là vấn đề mà Bộ KHCN quan tâm.100

8.1.2 Hợp đồng chuyển giao công nghệ

Hợp đồng chuyển giao công nghệ là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu hay

quyền sử dụng công nghệ, trong đó bên giao công nghệ có nghĩa vụ chuyển giao

công nghệ cho bên nhận công nghệ nhằm đạt được mục tiêu mà công nghệ đề

ra, còn bên nhận công nghệ có nghĩa vụ thanh toán cho bên giao theo các điều

kiện của hợp đồng. Hợp đồng chuyển giao công nghệ được Nhà nước can thiệp

và điều chỉnh nhằm bảo vệ quyền lợi của đất nước, và quyền lợi của bên nhận

công nghệ, vì phần lớn các hợp đồng chuyển giao công nghệ hiện nay là hợp

đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam. Trong một thời gian

dài, hợp đồng chuyển giao công nghệ ở Việt Nam được điều chỉnh bởi chương

III phần 6 BLDS, Nghị định 45/1998/NĐ-CP ngày 1/7/1998, riêng các quy định

về hợp đồng li-xăng được quy định tại Thông tư 3055/TT-SHCN ngày

31/12/1996. Hiện nay các qui định về chuyển giao công nghệ được ghi nhận tại

Nghị định 11/2005/NĐ-CP. Ngoài ra, một dạng chuyển giao công nghệ đặc thù

là hợp đồng franchising (còn gọi là hợp đồng nhượng quyền kinh doanh) được

Luật Thương mại 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006) điều chỉnh.

Chủ thể của việc chuyển giao công nghệ là bên giao và bên nhận công nghệ, bao

gồm cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác có lợi ích hợp pháp trong việc

chuyển giao công nghệ. Vì chuyển giao công nghệ là một giao dịch dân sự, nên

các chủ thể tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ cần phải bảo đảm những

yêu cầu tối thiểu để thực hiện giao dịch dân sự này, có nghĩa là được pháp luật

bảo vệ và có khả năng thực hiện hành vi chuyển giao công nghệ (có năng lực

pháp luật và năng lực hành vi).

Pháp luật chỉ bảo vệ những ai có lợi ích hợp pháp trong việc chuyển giao công

nghệ. Những chủ thể có lợi ích hợp pháp gồm những chủ sở hữu các đối tượng

của chuyển giao công nghệ hoặc những chủ thể có quyền định đoạt các đối

tượng đó. Thí dụ bên nhận công nghệ được ký hợp đồng chuyển giao lại một

phần công nghệ đó nếu bên giao đồng ý. Những quy định này phù hợp với các

điều kiện chuyển giao sở hữu hay quyền sử dụng nói chung trong BLDS (ví dụ

Điều 421). Điều này cũng có ý nghĩa trong việc xử lý tranh chấp hợp đồng

chuyển giao công nghệ, vì tòa án (hay kể cả hội đồng trọng tài) không thể thụ lý

100 Phí Văn Lịch (1996): “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vấn để chuyển giao công nghệ ở

Việt Nam”, trang 3

163

vụ án khi nguyên đơn không có lợi ích hay quyền hợp pháp nào đối với đối



tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương