Quyền sở HỮu trí tuệ TÀi liệu bài giảNG



tải về 3.65 Mb.
trang11/35
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.65 Mb.
#35323
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   35

nhãn cho sản phẩm nước yến của mình. Dona Tower sau đó đã phát hiện công

ty Interfood cũng sử dụng nhãn hiệu WONDERFARM BIRD'S NEST cho sản

phẩm nước yến của họ. Công ty Dona Tower đã yêu cầu Interfood ngưng xâm

phạm nhãn hiệu BIRD'S NEST. Interfood khiếu nại lên Cục SHTT với lý do

BIRD'S NEST (tiếng Việt: ngân nhĩ) là tên gọi của sản phẩm, không có khả

năng phân biệt và vì thế không thể được bảo hộ. Cục SHTT sau khi nghe ý kiến

giải trình của hai bên, đã kết luận rằng BIRD'S NEST là dấu hiệu không có khả

năng phân biệt, cũng không được người tiêu dùng biết đến rộng rãi như một sản

phẩm của Dona Tower, vì vậy đã ra quyết định hủy giấy chứng nhận đăng ký

nhãn hiệu của Dona Tower.

70 Báo cáo của công ty Vinamilk trong hội thảo về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tháng 5/1999 tại

TP HCM do Cục SHTT tổ chức.

98

Đối với trường hợp thứ hai, chủ sở hữu nhãn hiệu nếu bị phát hiện không có



quyền nộp đơn như đã nêu ở phần 3.3.2.a sẽ bị coi là không trung thực trong

việc nộp đơn. Ngoài việc bị hủy văn bằng bảo hộ, họ còn phải bồi thường thiệt

hại do hành vi lạm dụng quyền sở hữu công nghiệp của họ gây ra (thí dụ sử

dụng văn bằng bảo hộ buộc các đối thủ cạnh tranh với mình phải ngưng sản

xuất).

3.4 Nhãn hiệu nổi tiếng



Một nhãn hiệu được coi là nổi tiếng nếu nó được sử dụng liên tục cho sản phẩm,

dịch vụ có uy tín khiến cho nhãn hiệu đó được biết đến một cách rộng rãi, thí dụ

các nhãn hiệu như Coca Cola, A-one, Budweiser hay Mercedes. Đối với những

nhãn hiệu nổi tiếng, phạm vi bảo hộ bao gồm tất cả các loại sản phẩm dịch vụ

trên thị trường. Các thí dụ về bột ngọt A-one và nước khoáng A-one, cũng như

các thí dụ khác ở mục 3.2.1.a trên đây cũng nói lên vấn đề này.

Theo Điều 75 Luật SHTT, các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng bao gồm (i)

số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua

bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo; (ii)

phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành; (iii)

doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số

lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp; (iv) thời gian

sử dụng liên tục nhãn hiệu; (v) uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn

hiệu; (vi) số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu; (vii) số lượng quốc gia công nhận

nhãn hiệu là nổi tiếng; (viii) giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử

dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Hiện tại (tháng 2/2006), để một nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu nổi tiếng, chủ

sở hữu nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu Cục SHTT công nhận một nhãn hiệu là

nhãn hiệu nổi tiếng. Cục SHTT sẽ căn cứ vào số lượng người tiêu dùng biết đến

sản phẩm của chủ sở hữu nhãn hiệu (thông qua các số liệu về thời gian sử dụng

hay doanh thu của sản phẩm) để xác định và cấp giấy công nhận nhãn hiệu nổi

tiếng. Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ kể từ ngày cấp giấy chứng nhận nhãn

hiệu nổi tiếng. Nhãn hiệu này sẽ được bảo hộ cho tới chừng nào nó vẫn còn là

một nhãn hiệu có uy tín. Như vậy trước ngày được Cục SHTT cấp giấy chứng

nhận thì nhãn hiệu đó vẫn chưa được coi là nổi tiếng, vì vậy các hành vi sử

dụng nhãn hiệu cho sản phẩm khác với sản phẩm bao hộ cũng sẽ không bị coi là

xâm phạm cho đến khi Cục SHTT cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu nổi tiếng.

Điều này tạo nên một số bất cập nhất định, bởi lẽ những thiệt hại phát sinh do

xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng từ trước khi nhận được giấy chứng nhận của Cục

SHTT sẽ không được bồi thường. Từ ngày 01/07/2006, qui định này có thể bị

bãi bỏ (do Luật SHTT không qui định trình tự như vậy). Một nhãn hiệu được

99

công nhận nổi tiếng hay không sẽ do các bên tự chứng minh khi xảy ra tranh



chấp trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3.5 Hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu

3.5.1 Khái niệm hành vi xâm phạm và nghĩa vụ chứng minh

a. Khái niệm hành vi xâm phạm

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là việc sử dụng

nhãn hiệu trong phạm vi và thời hạn bảo hộ mà không được sự đồng ý của chủ

sở hữu nhãn hiệu, trừ các trường hợp sử dụng hạn chế (Điều 132 - 137 Luật

SHTT). Như vậy để xác định một hành vi xâm phạm, cần làm rõ các yếu tố sau

đây: (1) thế nào là phạm vi bảo hộ của một nhãn hiệu, (2) thế nào là sử dụng

nhãn hiệu, và (3) thế nào là hành vi sử dụng hạn chế.

Phạm vi bảo hộ một nhãn hiệu bao gồm chính nhãn hiệu đó, và các yếu tố độc

đáo trong nhãn hiệu, khiến người tiêu dùng có thể phân biệt được giữa sản phẩm

của chủ sở hữu nhãn hiệu và các sản phẩm khác cùng loại. Như vậy hành vi sử

dụng một nhãn hiệu trong thời hạn bảo hộ bao gồm hai khía cạnh: sử dụng đúng

dấu hiệu được bảo hộ (sản xuất, buôn bán hàng giả), hoặc sử dụng những dấu

hiệu có thể gây nhầm lẫn cho người sử dụng về sản phẩm hay xuất xứ sản phẩm

(sản xuất, buôn bán hàng nhái). Thí dụ sau đây thể hiện rõ hơn điều này.

Công ty dược phẩm GSK có sản phẩm PANADOL được bán ở Việt Nam

từ năm 1995. Rất nhiều công ty dược phẩm khác trong nước đã bắt chước

nhãn hiệu của PANADOL như PARACETAMOL, ANDOL, PARADOL,

FANADOL. Bao bì kiểu dáng có loại giống PANDADOL, có loại không.

Bản thân cách đọc và phát âm nhãn hiệu không thể quyết định đâu là nhãn

hiệu xâm phạm. Chỉ sau khi so sánh đối chiếu với tất cả các yếu tố của hai

nhãn hiệu mới có thể quyết định được nhãn hiệu nào là nhãn hiệu xâm

phạm. Trong thí dụ kể trên, PARACETAMOL là tên sản phẩm (tên dùng

chung cho mọi loại thuốc có gốc paracetamol) nên không xâm phạm. Sự

tương đồng giữa PARADOL và PANADOL là rõ ràng nhất (gây nhầm lẫn

cho người sử dụng), kế đến là giữa FANADOL và PANADOL. Riêng đối

với nhãn hiệu ANDOL thì khả năng gây nhầm lẫn với PANADOL không

rõ bằng, cần phải xem xét tiếp những yếu tố khác (bao bì sản phẩm, kiểu

chữ, màu sắc, v.v.) trước khi kết luận xem nhãn hiệu này có gây nhầm lẫn

không (xem khái niệm "tương tự tới mức gây nhầm lẫn" ở phần 3.1.2 trên

đây). Đôi khi cũng không nhất thiết phải có sự tương đồng về nhãn hiệu

mới có thể kết luận xem một nhãn hiệu có gây nhầm lẫn với nhãn hiệu

100

khác hay không. Trường hợp hai nhãn hiệu YSL và SLS ở mục 3.1.2 là



một thí dụ.

Theo Điều 129 Luật SHTT, hành vi sử dụng nhãn hiệu mà không xin phép chủ

sở hữu có thể diễn ra dưới nhiều dạng:

- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ thuộc danh mục đăng

ký kèm theo nhãn hiệu đó; hoặc tương tự hàng hoá, dịch vụ thuộc danh

mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây

nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ (sản xuầt, lưu thông, bán, tiêu

thụ hàng giả);

- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá,

dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh

mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây

nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ (sản xuất, lưu thông, bán, tiêu

thụ hàng nhái);

- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu

hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng

hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương

tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ có nhãn hiệu nổi tiếng, nếu

việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây

ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với

chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng (ăn theo nhãn hiệu nổi tiếng, theo luật

Hoa Kỳ gọi là dillution);

Hành vi sử dụng bao gồm sản xuất, gắn nhãn sản phẩm, chào bán, lưu thông

những sản phẩm có nhãn hiệu tương tự trên thị trường. Hành vi sản xuất, gắn

nhãn sản phẩm được thực hiện thông qua các cơ sở sản xuất trong nước (thí dụ

kẹo M&M bị gia công làm giả, hay dầu nhờn CASTROL bị làm giả bằng cách

mua hộp dầu cũ về dập lại). Hành vi lưu thông hàng giả, hàng nhái thông

thường đi liền với việc bán hàng nhập lậu là hàng giả sản xuất tại nước ngoài.

Thí dụ như vụ tiêu thụ đầu VCD, DVD nhãn hiệu SONY giả nhập từ Trung

Quốc trong vụ buôn lậu ở Hang Dơi, Lạng Sơn mà cơ quan công an khám phá

năm 2002. Ngoài ra còn có hành vi quảng cáo nhãn hiệu của người khác mà

không được sự đồng ý của người đó. Nhiều cửa hàng bán quần áo may sẵn ở

TP Hồ Chí Minh sử dụng biển hiệu VIỆT TIẾN trong khi mình không phải là

đại lý của Công ty May Việt Tiến, hay các quán cà phê sử dụng nhãn hiệu

TRUNG NGUYÊN trong khi không được Công ty Cà phê Trung Nguyên

chuyển nhượng quyền. Các nhãn hiệu càng nổi tiếng càng dễ bị xâm phạm, vì

mục đích của người xâm phạm là lợi dụng uy tín của sản phẩm gốc. Gắn nhãn

101

giả lên sản phẩm không phải là vấn đề khó, trong khi sản xuất và buôn bán hàng



giả lại thu lợi lớn. Chính vì thế nạn làm hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu là một

trong những vấn nạn khó giải quyết dứt điểm nhất.

b. Nghĩa vụ chứng minh

Trong một vụ kiện dân sự, để chứng minh hành vi sử dụng một nhãn hiệu,

nguyên đơn phải chứng minh được những yếu tố sau đây:

- Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình (thông qua văn bằng bảo hộ);

- Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu của mình (thông qua văn bằng bảo hộ

những yếu tố có khả năng phân biệt); và

- Việc bị đơn sử dụng các dấu hiệu thuộc về khả năng phân biệt của nhãn

hiệu nguyên đơn có khả năng gây nhầm lẫn giữa hai sản phẩm cho người

tiêu dùng, và không được sự đồng ý của nguyên đơn.

Không phải mọi hành vi sử dụng mà không xin phép chủ sở hữu nhãn hiệu đều

là hành vi xâm phạm. Sau khi nguyên đơn chứng minh được những luận điểm

trên, nghĩa vụ chứng minh để tự bảo vệ mình sẽ được chuyển cho bị đơn. Bị

đơn có thể yêu cầu hủy hay đình chỉ văn bằng bảo hộ của nguyên đơn khi có

căn cứ, hoặc chứng minh rằng những dấu hiệu tương tự giữa hai nhãn hiệu là

những dấu hiệu không có khả năng phân biệt. Ngoài ra, pháp luật cũng dự liệu

trường hợp người sử dụng được phép sử dụng nhãn hiệu nếu như họ là người

trung thực, sử dụng độc lập tên thương mại của mình từ trước, hay nếu như họ

chỉ tiến hành các hoạt động kinh doanh thông thường, không gây nhầm lẫn cho

người tiêu dùng (sử dụng sản phẩm do chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường

từ trước). Các trường hợp này được phân tích dưới đây.

3.5.2 Ngoại lệ: tên thương mại

Tên thương mại là tên sử dụng trong sản xuất kinh doanh của một doanh

nghiệp, có khả năng phân biệt với một tên thương mại khác. Giả sử một người

mở quán phở có tên thương mại là Phở Bà Chiểu, song không đăng ký tại Cục

SHTT, trong khi một người khác lại đăng ký nhãn hiệu cho quán Phở Bà Chiểu

của mình. Người sử dụng tên thương mại đầu tiên có quyền phản đối việc đăng

ký nhãn hiệu của người thứ hai (do xâm phạm tên thương mại của mình). Nếu

nhãn hiệu đó đã được bảo hộ, chủ sở hữu tên thương mại có quyền khiếu nại lên

Cục SHTT yêu cầu hủy nhãn hiệu này.

102


Tuy nhiên, nếu có hai chủ thể cùng sử dụng một nhãn hiệu giống nhau và không

ai dùng nó làm tên cho doanh nghiệp của mình (tên thương mại), thì ai đăng ký

trước nhãn hiệu tại Cục SHTT sẽ được cấp văn bằng bảo hộ, chứ không phải ai

sử dụng trước nhãn hiệu sẽ được bảo hộ. Điều này tương đồng với luật của hầu

hết các nước, nhưng trái ngược với luật của Mỹ (quy định ai sử dụng trước nhãn

hiệu, người đó sẽ được ưu tiên bảo hộ). Một nhãn hiệu đã được đăng ký vẫn có

thể bị hủy nếu người yêu cầu chứng minh được rằng mình là người sử dụng

trước, và việc cho phép đăng ký sẽ gây thiệt hại cho mình. Nếu nhãn hiệu đó

chưa được đăng ký mà mới chỉ được nộp đơn lên USPTO, bất kỳ ai cũng có thể

phản đối việc đăng ký trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhãn hiệu được đăng trên

công báo (hoặc dài hơn nếu được USPTO chấp nhận) với một số lý do, trong đó

có lý do mình là người sử dụng nhãn hiệu từ trước. Như vậy, doanh nghiệp Việt

Nam vẫn có thể “đòi lại” một nhãn hiệu đã bị người khác nộp đơn hay đăng ký

ở USPTO bằng cách phản đối hay xin hủy nhãn hiệu đã bị đăng ký sai.

3.5.3 Ngoại lệ: chấm dứt quyền (exhaustion of rights) và nhập khẩu song

song


Trường hợp thứ hai là việc sử dụng sản phẩm có nhãn hiệu do chính chủ sở hữu

nhãn hiệu gắn lên và đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài. Theo luật

Việt Nam đây không phải là hành vi xâm phạm. (Khoản 2 Điều 125 Luật SHTT,

Mục 9 Thông tư 825/2000/TT-BKHCNMT). Các thí dụ điển hình được nêu ở

mục 3.2.2.a phía trên. Hành vi nhập khẩu song song là hợp pháp đối với việc

nhập khẩu toàn bộ sản phẩm, vấn đề nhập khẩu linh kiện chưa được các nhà làm

luật làm rõ. Thí dụ sau đây thể hiện điềuu này.

Công ty Sharp phát hiện trên thị trường hai loại máy lạnh Sharp không do mình

sản xuất tại Việt Nam. Một loại do chi nhánh của Sharp sản xuất tại Trung Quốc

bán với giá rẻ hơn, và một loại sản phẩm khác chỉ có 1 vài linh kiện của Sharp

xong vẫn giả nhãn hiệu của Sharp và bán trên thị trường. Trong trường hợp này

loại sản phẩm thứ nhất là sản phẩm nhập khẩu song song, trong khi sản phẩm

thứ hai được coi là hàng giả. Trong trường hợp thứ hai, nếu sản phẩm làm ra

không mang nhãn hiệu Sharp thì việc nhập và gắn linh kiện của Sharp cũng

được coi là hành vi nhập khẩu song song (chỉ áp dụng cho linh kiện chứ không

áp dụng cho toàn bộ các sản phẩm).

3.8 Kết luận

Luật về nhãn hiệu thiết lập độc quyền sử dụng các dấu hiệu phân biệt sản phẩm,

dịch vụ của chủ thể này với sản phẩm, dịch vụ của chủ thể khác. Nó có thể bao

gồm từ ngữ, hình khối, màu sắc hay là sự kết hợp của những yếu tố đó. Để

được bảo hộ, chủ sở hữu nhãn hiệu phải đăng ký bảo hộ tại Cục SHTT. Nhãn

103


hiệu muốn đăng ký phải có tính phân biệt chứ không phải là các danh từ chung,

hay là những dấu hiệu trùng hay tương tự tới mức gây nhầm lẫn với các nhãn

hiệu đã được đăng ký hay nộp đơn bảo hộ, hay các nhãn hiệu nổi tiếng.

Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền ngăn không cho người khác sử dụng nhãn hiệu

trùng hay tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ. Thông

qua bảo vệ nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu bảo vệ uy tín thương mại của

những sản phẩm do mình sản xuất hay dịch vụ do mình cung cấp. Vì thế, độc

quyền nhãn hiệu chỉ thu hẹp trong phạm vi nhãn của những loại sản phẩm mà

mình đã yêu cầu bảo hộ.

Câu hỏi ôn tập

1. Nhãn hiệu là gì? Những gì có thể là nhãn hiệu? Bao bì hàng hoá có được

bảo hộ theo luật SHCN không, dưới dạng nào?

2. Quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá là gì? Tại sao lại gọi là quyền

sử dụng mà không phải là quyền sở hữu? Việc sử dụng có bị hạn chế gì

không?

3. Nhãn hiệu được bảo hộ như thế nào? Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu



hàng hóa là bao lâu? Có thể gia hạn không? Hãy viết sơ đồ quy trình

đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục SHTT thuộc Bộ Khoa học và Công

nghệ.

4. Ai có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu? Quyền



của chủ sở hữu nhãn hiệu là gì?

5. Ngày nộp đơn và ngày cấp giấy chứng nhận sở hữu công nghiệp cho

nhãn hiệu hàng hóa có khác nhau không? Ý nghĩa của các ngày này như

thế nào đối với việc bảo hộ nhãn hiệu?

6. Ngày công bố là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào đối với việc bảo hộ? Nó

xuất hiện trước hay sau khi đăng ký bảo hộ? Nếu sau ngày công bố, chủ

sở hữu một nhãn hiệu hàng hóa khác phát hiện ra rằng nhãn hiệu của

mình bị bắt chước hoặc mô phỏng theo thì họ được quyền gì?

7. Khi nào thì một ký hiệu không được bảo hộ là nhãn hiệu. Theo anh

(chị), việc hạn chế này nhằm mục đích gì? Có cách nào đăng ký nhãn

hiệu cho những biểu tượng dạng này không?

104


8. Nhãn hiệu được bảo hộ trong phạm vi, sản phẩm hoặc lãnh thổ nào? Khi

nào thì việc bảo hộ bị hủy bỏ hay đình chỉ?

9. Nhãn hiệu nổi tiếng là gì? Các tiêu chuẩn của nhãn hiệu nổi tiếng?

Chúng được bảo hộ ở Việt Nam như thế nào?

10. Thế nào là sử dụng nhãn hiệu? Việc sử dụng này (hoặc không sử dụng)

sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?

11. Hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa là gì? Những trường hợp nào thì

bị coi là vi phạm hay không vi phạm nhãn hiệu hàng hóa? Nhập khẩu từ

Thái Lan dầu gội đầu Head & Shoulders (chủ sở hữu nhãn hiệu là Công

ty Procter & Gamble) có bị coi là vi phạm quyền sở hữu công nghiệp

nhãn hiệu của công ty liên doanh Procter & Gamble tại Việt Nam

không?


12. Thế nào là khả năng gây nhầm lẫn? Nhãn hiệu tương tự của hai sản

phẩm khác nhau có gây nhầm lẫn hay không?

13. Chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa có nghĩa vụ gì? Nếu không thực hiện

thì sẽ bị xử lý như thế nào?

14. Thế nào là quyền sử dụng hạn chế đối tượng sở hữu công nghiệp?

Chúng có áp dụng trong trường hợp nhãn hiệu không? Tại sao?

15. Công ty Schweppes International Ltd (Anh) đã đăng ký bảo hộ nhãn

hiệu cho nhãn hiệu “Schweppes & hình dáng bao bì” của mình cho sản

phẩm đồ uống có gaz không chứa cồn (softdrink). Xí nghiệp nước giải

khát Hara Cola ở Thanh Hoá đã sản xuất nước soda dạng lon như

Schweppes. Anh (chị) hãy cho biết xí nghiệp Hara Cola có vi phạm nhãn

hiệu của công ty Schweppes không, tại sao?

16. Công ty Reebok International Ltd (Anh) đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

cho nhãn hiệu Reebok và hình bông tuyết. Công ty Giày da Hừng Sáng

làm đơn xin Cục SHTT cho đăng ký nhãn hiệu “Rebock”, “Reddot” và

“Rebok”. Theo anh (chị), Cục SHTT có nên cho đăng ký những nhãn

hiệu này không, vì sao? Nếu nhãn hiệu bị vi phạm thì chủ sở hữu công

nghiệp có quyền gì?

17. Công ty Garden Ltd xin đăng ký nhãn hiệu “Chicken Thins” cho các sản

phẩm làm từ bột ngũ cốc, bánh mì, mứt, bánh bích qui. Biết rằng

105

“chicken” tiếng Anh nghĩa là thịt gà, Cục SHTT có nên bảo hộ nhãn



hiệu này không? Tại sao?

18. Công ty Empresas La Moderna S.A. De C.V. (Mexico) chuyên sản xuất

thuốc lá xin đăng ký nhãn hiệu cho nhãn hiệu “Montana” và hình sư tử

chầu. Biết rằng Montana là tên của một tiểu bang ở Mỹ, Cục SHTT có

nên bảo hộ nhãn hiệu này không? Tại sao?

19. Công ty du lịch nhà hàng Phú Thọ xây dựng một khách sạn ở TP HCM

và đặt tên là khách sạn Shangri-La. Tên biển hiệu của khách sạn này đã

được đăng ký nhãn hiệu dịch vụ tại Cục SHTT. Shagri-La là tên một

mạng lưới khách sạn sang trọng nổi tiếng ở Đông Nam Á của tập đoàn

Shangri-La (Singapore). Tuy nhiên, tập đoàn này chưa đầu tư vào Việt

Nam cũng như chưa đăng ký nhãn hiệu dịch vụ của mình ở đây. Theo

anh (chị), Shangri-La nên làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình?

106

Chương 4: Các đối tượng liên quan đến uy tín kinh doanh của doanh



nghiệp

Hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hoá về bản chất là hành vi trục lợi trên uy tín

kinh doanh của doanh nghiệp khác. Những hành vi như vậy thuộc dạng hành vi

cạnh tranh không lành mạnh. Ngoài việc xâm phạm nhãn hiệu, những hành vi

trục lợi uy tín kinh doanh của doanh nghiệp khác còn diễn ra dưới nhiều hình

thức khác nhau như chỉ dẫn địa lý, tên miền (đường dẫn đến website của doanh

nghiệp trên Internet), tên thương mại, v.v. Ngược lại, hành vi cạnh tranh không

lành mạnh cũng rất phong phú đa dạng. Vì vậy, chỉ một cơ chế bảo hộ nhãn

hiệu sẽ không đủ để chống lại các hành vi này. Các đối tượng sở hữu công

nghiệp khác liên quan đến uy tính kinh doanh như tên thương mại, chỉ dẫn địa

lý, quyền đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh được phân tích dưới đây.

4.1 Chỉ dẫn địa lý và các hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý

4.1.1 Chỉ dẫn địa lý và chỉ dẫn thương mại

Ngoài các dấu hiệu để phân biệt sản phẩm trên nhãn hiệu, người tiêu dùng còn

có thể nhận biết sản phẩm thông qua hình dáng sản phẩm, nhãn, màu sắc và các

đặc điểm độc đáo khác. Các đặc điểm này đóng vai trò thông tin cho người tiêu

dùng và được coi như những chỉ dẫn thương mại của sản phẩm. Theo Luật

SHTT, chỉ dẫn thương mại bao gồm “các dấu hiệu nhằm hướng dẫn thương mại

hàng hoá … bao gồm nhãn hiệu, … kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng

hoá … ”. Danh sách nói trên không có giới hạn, nó cung cấp cho chủ sở hữu

các chỉ dẫn thương mại công cụ bảo vệ hữu hiệu nếu các dấu hiệu này chưa

được bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hay kiểu dáng công nghiệp. Điều này có

nghĩa là việc bắt chước sao chép các dấu hiệu trên bao bì, nhãn của người khác

nếu không có sự đồng ý của người đó, và nếu các dấu hiệu này đã ăn sâu vào óc

người sử dụng như một hình ảnh của nhà sản xuất, thì hành vi đó có thể bị coi là

cạnh tranh không lành mạnh (xem chương 7 dưới đây).

Một loại chỉ dẫn thương mại đặc thù là chỉ dẫn địa lý. Đó là các thông tin về

nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh

thổ, địa phương thuộc một quốc gia. Các chỉ dẫn này phải được thể hiện trên

hàng hóa, bao bì hàng hóa hay giấy tờ giao dịch liên quan nhằm chỉ dẫn nguồn

gốc hàng hóa. Ngoài ra quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương được chỉ dẫn

phải có đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của

một loại hàng hóa. Các thí dụ của chỉ dẫn địa lý bao gồm ba màu cờ Italia trên

sản phẩm trang sức hay da thuộc, hình ảnh tháp Eiffel cho hàng may mặc xuất

xứ từ Paris, hay ba màu cờ Đức trên nhãn hiệu một loại bia. Các quốc gia trên

nổi tiếng trên thế giới về một số loại sản phẩm (bia Đức, thời trang Paris hay

107

giầy Italia). Hàng hoá không xuất xứ từ các quốc gia trên mà sử dụng các dấu



hiệu như vừa kể là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về chỉ dẫn địa lý.

4.1.2 Xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý

Hiện tại, theo Điều 79 Luật SHTT, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các

điều kiện sau đây:

- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa

phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính

chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc

nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín

nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi

người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó. Thí dụ nước mắm Phú Quốc

hay chè San Tuyết Mộc Châu. Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn

địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc

cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra

được bằng phương pháp kiểm tra phù hợp. Thí dụ, nước mắm Phú Quốc nổi

tiếng nhờ cảm quan về mùi vị cũng như màu sắc của sản phẩm.

Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu

tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang

chỉ dẫn địa lý đó. Trong đó, yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố như khí hậu, thuỷ

văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái. Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ

xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.



tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương