Quy hoạch phát triểnnhân lực tỉnh vĩnh phúC ĐẾn năM 2020 Vĩnh Phúc, tháng 12 năm 2011



tải về 3.02 Mb.
trang9/22
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích3.02 Mb.
#20109
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   22

Phần thứ ba

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2011-2020


I. NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH VÀ TOÀN XÃ HỘI VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên, liên tục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình hành động, hoạt động của các cơ quan, đoàn thể, đến mọi người dân về định hướng, mục tiêu, vai trò, trách nhiệm đào tạo và sử dụng nhân lực của tỉnh đến 2020; nâng cao và tạo sự chuyển biến thật sự mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và mọi người dân về vai trò của công tác phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; đặc biệt là việc phân luồng học sinh THCS và THPT trong việc lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn con đường học nghề, tuyên truyền và nâng cao nhận thức của các cấp các ngành, phụ huynh học sinh và xã hội về vấn đề bằng cấp và việc học nghề. Thực hiện có hiệu quả đề án bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho nông dân, giúp người lao động nâng cao kiến thức về pháp luật, kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Động viên phong trào tự học, tạo sự chuyển đổi nhận thức của người lao động từ yêu cầu bắt buộc phải học tập nâng cao trình độ thành nhu cầu tự học để khẳng định mình và cống hiến được nhiều hơn cho xã hội thông qua các hình thức như: thi tay nghề, khen thưởng vật chất cho những người xứng đáng, hội chợ việc làm, ...

Từng cấp, ngành cần có kế hoạch, chương trình cụ thể để có giải pháp cụ thể, tích cực phát triển nhân lực của ngành, cấp mình.



II. ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

1. Hoàn thiện, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nhân lực

- Tăng cường việc phân cấp quản lý, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo. Các cấp quản lý tập trung vào thực hiện chức năng xây dựng quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển, kiểm tra và hướng dẫn cơ sở thực hiện quản lý chất lượng, hoạt động đào tạo.

- Triển khai tích cực việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Tăng cường và đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, lấy đánh giá đúng chất lượng thực là động lực phát triển; chống tiêu cực và bệnh thành tích trong đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo, quản lý hệ thống.

- Đổi mới và đồng bộ nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo gắn với chuẩn đầu ra của mỗi chương trình mà người học cần đạt được nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự học của người học; coi trọng kỹ năng thực hành, bám sát nhu cầu của thị trường lao động, gắn đào tạo với sử dụng; coi trọng liên kết với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong đào tạo; khai thác tốt nguồn giảng viên kiêm chức từ cán bộ lãnh đạo cấp Sở, ngành, cấp huyện; tận dụng nguồn giảng viên của các trường chuyên nghiệp trên địa bàn; tận dụng năng lực của các doanh nghiệp trong công tác đào tạo; quan tâm đến chất lượng học ngoại ngữ. Coi trọng giáo dục đạo đức, tác phong, kỷ luật, khả năng tự lập, thích ứng với môi trường học tập, làm việc.

- Bổ sung biên chế theo dõi dạy nghề, việc làm và giảm nghèo cho phòng Lao động TB&XH cấp huyện; Bổ sung, giao nhiệm vụ cho cán bộ theo dõi dạy nghề, việc làm thuộc UBND cấp xã.

- Xây dựng cơ chế quản lý lao động trên địa bàn tỉnh theo nguyên tắc hành nghề phải qua đào tạo, bồi dưỡng và có chứng chỉ chuyên môn.

- Thành lập Chi cục quản lý dạy nghề và quản lý lao động chịu trách nhiệm thu thập, xây dựng hệ thống thông tin về cung - cầu nhân lực, hệ thống thông tin về dạy nghề, việc làm, thông tin về nhu cầu sử dụng lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh, thị trường xuất khẩu lao động phục vụ giải quyết việc làm, giảm nghèo.

2. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành về phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh

Trên cơ sở quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh, các cấp, các huyện, thành, thị tăng cường phối hợp trong xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho ngành, lĩnh vực, huyện, thành, thị. Tạo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, thống nhất về phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường sự phối hợp khép kín và hoàn chỉnh việc đào tạo, góp phần đảm bảo cân đối quan hệ cung-cầu về nhân lực; theo đó các ngành, đơn vị có chương trình cụ thể để đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực theo mối quan hệ sau: Trung tâm Thông tin dự báo lao động Cơ sở đào tạo Doanh nghiệp (người sử dụng lao động)

Người lao động Các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành.



3. Hình thành ở cấp tỉnh Ban chỉ đạo phát triển nhân lực (gồm đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, đại diện lãnh đạo một số cơ sở đào tạo, dạy nghề và hội doanh nghiệp trên địa bàn) để giúp UBND tổ chức thực hiện, điều chỉnh quy hoạch và xây dựng chính sách, cơ chế đào tạo nhân lực

Thường xuyên đổi mới, nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc về công tác quản lý phát triển nhân lực. Phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm quản lý của UBND các cấp, các Sở, Ban, Ngành trong việc theo dõi, dự báo, xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Giám đốc các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm trước cấp trên về kết quả phát triển nguồn nhân lực ở địa phương, đơn vị.



III. GIẢI PHÁP VỀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG NHÂN LỰC CỦA TỈNH

1. Quy hoạch, sắp xếp hệ thống đào tạo, nhất là đào tạo nghề

- Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống màng lưới cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh; Ưu tiên hỗ trợ, đầu tư phát triển các trường CĐ chuyên nghiệp, CĐ nghề, trung cấp nghề hiện tại của cả TƯ và địa phương trên địa bàn theo hướng: mở rộng quy mô hợp lý kết hợp đầu tư theo chiều sâu; đa dạng ngành nghề, cấp độ và loại hình đào tạo; có trang thiết bị hiện đại, tiếp cận với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ; có khả năng chuyển đổi ngành nghề đào tạo linh hoạt theo yêu cầu thị trường lao động. Tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo trên địa bàn.

- Khuyến khích thành lập và phát huy năng lực của các trường ĐH,CĐ tư thục mới trên cơ sở có đủ điều kiện, ưu tiên cho các trường kỹ thuật, công nghệ.

- Sắp xếp lại cơ sở dạy nghề cấp huyện theo hướng sáp nhập trung tâm dạy nghề với Trung tâm GDTX cấp huyện nhằm tăng cường năng lực đào tạo, nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động, nhất là lao động nông nghiệp nông thôn và đẩy mạnh việc phân luồng học sinh sau THCS.

- Thành lập một trung tâm tin học, ngoại ngữ chất lượng cao, phục vụ đào tạo ngoại ngữ trong tỉnh.

- Khuyến khích các trường đại học của trung ương mở phân hiệu II tại Vĩnh Phúc . Tích cực tìm nhà đầu tư để sớm có ít nhất một trung tâm dạy nghề quy mô lớn, trang bị hiện đại, hoạt động theo mô hình các nước phát triển.

2. Nâng cao toàn diện chất lượng và đồng bộ hoá cơ cấu đội ngũ giáo viên đào tạo, dạy nghề

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển hệ thống đào tạo trên địa bàn tỉnh: cơ chế thu hút, tuyển dụng đội ngũ giáo viên giỏi, chuyên gia giỏi; cơ chế đào tạo đối với các huyện, xã nghèo; cơ chế, chính sách đào tạo nghề cho nông dân ở các địa phương dành đất cho phát triển khu công nghiệp, khu đô thị mới; cơ chế, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng...

- Mở rộng và thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ để đạt được các mục tiêu về tỷ lệ giảng viên đạt chuẩn và trên chuẩn năm 2015 và 2020, có chính sách khuyến khích đào tạo và đãi ngộ để bổ sung giảng viên các bộ môn tin học, ngoại ngữ,...

- Tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ để nâng cao toàn diện chất lượng giảng viên.

- Tăng cường đào tạo để đến năm 2015 có 70% giáo viên trường cao đẳng Vĩnh Phúc, 20% giáo viên các trường Trung cấp chuyên nghiệp của tỉnh có trình độ từ thạc sỹ trở lên.

- Đảm bảo đến năm 2015, hầu hết giáo viên các cơ sở dạy nghề do tỉnh quản lý đủ về số lượng, đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Lao động và Luật Dạy nghề.

- Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên, cán bộ phụ trách giảng dạy, quản lý đào tạo nhân lực.

- Đổi mới và đồng bộ nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo gắn với chuẩn đầu ra của mỗi chương trình mà người học cần đạt được; coi trọng kỹ năng thực hành, bám sát nhu cầu của thị trường lao động, gắn đào tạo với giải quyết việc làm; tận dụng năng lực của các doanh nghiệp trong công tác đào tạo; tăng cường giáo dục đạo đức, tác phong, kỷ luật, khả năng tự lập, thích ứng với môi trường học tập, làm việc. Triển khai tích cực việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng đào tạo, lấy đánh giá đúng chất lượng thực là động lực phát triển; chống tiêu cực và bệnh thành tích trong đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo và dạy nghề.



IV. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC

1. Dự báo nhu cầu vốn cho đào tạo nhân lực

Để đạt được các mục tiêu trong quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh, cần có nguồn tài chính để thực hiện. Trên cơ sở nhu cầu phát triển nhân lực nói chung, quy mô đào tạo và dạy nghề nói riêng, sơ bộ dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nhân lực của Vĩnh Phúc đến 2020 như sau:

- Tổng vốn đầu tư cho phát triển nhân lực (bao gồm cả giáo dục - đào tạo, dạy nghề và các chi phí khác dành cho phát triển nhân lực) cả giai đoạn 2011 - 2020 ước tính khoảng 35.741 tỷ đồng. Trong đó giai đoạn 2011-2015 là 13.619 tỷ đồng và giai đoạn 2016-2020 là 22.122 tỷ đồng.

Bao gồm:



+ Tổng nhu cầu vốn đào tạo nhân lực của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020 là 9.791 tỷ đồng, trong đó: giai đoạn 2011-2015 là 3.782 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 là 6.009 tỷ đồng.

+ Tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng mạng lưới cơ sở vật chất đào tạo nhân lực của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020 là 25.950 tỷ đồng, trong đó: giai đoạn 2011-2015 nhu cầu vốn cho đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo là 9.837 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 nhu cầu vốn là 16.113 tỷ đồng.

Bảng 33: Dự báo nhu cầu vốn cho các cấp đào tạo và vốn đầu tư xây dựng

hệ thống các cơ sở đào tạo và dạy nghề

Đơn vị : tỷ đồng

 

2011-2015

2016-2020

2011-2020

Tổng số

13.619

22.122

35.741

I. Vốn đào tạo nhân lực

3.782

6.009

9.791

II. Vốn đầu tư cơ sở vật chất đào tạo

9.837

16.113

25.950

Trong đó:

 

 

 

1. Từ ngân sách nhà nước

7.491

11.724

19.215

(%) so tổng số

55

53

53,8

2. Vốn dân cư

2.179

3.761

5.940

(%) so tổng số

16,0

17,0

16,62

3. Vốn doanh nghiệp (doanh nghiệp tham gia đào tạo)

3.949

6.637

10.586

(%) so tổng số

29,0

30,0

29,6

Nguồn: Tổng hợp từ các ngành GD, LĐ, TC và xử lý, tính toán của nhóm tư vấn dự án.

- Tổng vốn đầu tư trực tiếp cho giáo dục - đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2011-2015 từ ngân sách khoảng 7.941 tỷ đồng, từ vốn dân cư là 2.179 tỷ đồng và vốn doanh nghiệp là 3.949 tỷ đồng. Giai đoạn 2016-2020 vốn từ ngân sách nhà nước là khoảng 11.724 tỷ đồng, còn lại là vốn dân cư 3.761 tỷ đồng và vốn doanh nghiệp là 6.637 tỷ đồng.

- Từ nhu cầu vốn đào tạo nhân lực ở trên, giai đoạn (2011-2015) định mức vốn trung bình cho một người đào tạo là: 5,5 triệu đồng/người/năm. Giai đoạn (2016-2020) định mức vốn bình quân trên một người đào tạo là: 7,4 triệu đồng/người/năm. Mức vốn đầu tư bình quân trên một người đào tạo giai đoạn (2011-2015) là 31,32 triệu đồng/năm, giai đoạn (2016-2020) là 41,7 triệu đồng/năm.

2. Huy động các nguồn vốn

2.1. Tăng ngân sách nhà nước cho phát triển nhân lực

Ngân sách Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc cung cấp vốn để thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực. Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí xây dựng cơ sở vật chất trường học và mua sắm các trang thiết bị dạy nghề theo chiều sâu và có trọng tâm trọng điểm.

- Xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách địa phương đảm bảo mức chi cho giáo dục và đào tạo tối thiểu bằng mức giao dự toán chi ngân sách tối thiểu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo hướng tập trung chi để thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, nghị quyết, đề án đào tạo nhân lực, đề án dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo của tỉnh. Đồng thời, hàng năm dành một khoản ngân sách để đền bù GPMB tạo quỹ đất sạch cho các cơ sở xã hội hóa lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

- Kinh phí ngân sách chi thường xuyên cho sự nghiệp đào tạo hàng năm đảm bảo tỷ lệ chi lương và có tính chất lương tối đa 80%, đảm bảo kinh phí chi cho sự nghiệp đào tạo tính theo định mức chi học sinh trên cơ sở yêu cầu các đơn vị phấn đấu nâng mức đầu tư trang trải từ nguồn thu phí và nguồn khác của đơn vị; chú trọng bố trí ngân sách cho đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng cho người lao động.

Dự tính, Ngân sách Nhà nước (bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) khoảng 53%-55%, các doanh nghiệp đóng góp cho đào tạo nhân lực khoảng 29%-30%; vốn đóng góp từ dân cư chiếm 16%-17%.

2.2 Đẩy mạnh xã hội hoá để tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực

- Có cơ chế, chính sách trích từ nguồn vốn huy động từ đấu thầu quyền sử dụng đất cho xây dựng cơ sở đào tạo: Trích khoảng 20% tổng số tiền thu được từ đấu thầu quyền sử dụng đất để xây dựng, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hoá trường học.

- Có cơ chế để ràng buộc trách nhiệm các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động trong việc đóng góp kinh phí cho đào tạo lao động mà doanh nghiệp đang sử dụng; Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh đóng góp kinh phí hoặc trực tiếp xây dựng cơ sở đào tạo ở khu vực thành thị, vùng có đủ điều kiện thích hợp và các trường dạy nghề, trước hết là tại các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn. Đồng thời, mở rộng tổ chức các quỹ khuyến học, bảo trợ giáo dục, khuyến khích các cá nhân và tổ chức đóng góp vào sự phát triển đào tạo trên địa bàn tỉnh bằng mọi hình thức. Có cơ chế để người dân, người lao động tự đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu xã hội.

- Triển khai thực hiện cổ phần hoá các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh căn cứ vào kế hoạch chung của cả nước.



3. Tập trung đầu tư theo chiều sâu, có trọng điểm đi đôi với việc thực hiện xã hội hoá phát triển nguồn nhân lực

- Bố trí đủ vốn từ ngân sách tập trung để:

+ Nâng cấp các trường cao đẳng, chuyên nghiệp, cao đẳng nghề trọng điểm.

+ Chú trọng bố trí ngân sách cho đào tạo lại, đào tạo nâng cao những lĩnh vực cơ khí, chế tạo...

- Các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn có trách nhiệm tham gia vào quá trình chuyển đổi cơ cấu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh; phối hợp với các cơ sở đào tạo để tăng năng lực thực hành cho học sinh; khuyến khích các doanh nghiệp, các nghệ nhân tham gia dạy nghề.

- Thu hút mọi nguồn lực đầu tư hiện đại hoá trang thiết bị dạy nghề. Tiếp tục vận động và tranh thủ nguồn vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đầu tư xây dựng các trường đào tạo nghề đạt chuẩn quốc tế và xây dựng Trung tâm đào tạo nghề kỹ thuật cao Mê Kông – Nhật bản tại Vĩnh Phúc.



V. GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1. Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng quy hoạch cán bộ, đổi mới tiêu chuẩn, quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức

- Công tác quy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ đảm bảo khách quan, dân chủ, chất lượng; đẩy mạnh phân cấp trong khâu tuyển dụng.

- Quan tâm đến cán bộ trẻ, có năng lực, được đào tạo cơ bản; chỉ bổ sung công chức mới đạt chuẩn; thực hiện kiểm tra trình độ ngoại ngữ, tin học đối với công chức và viên chức sự nghiệp trước khi tuyển dụng mới và bổ nhiệm.

2. Tiếp tục xây dựng, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực

Rà soát, điều chỉnh, xây dựng bổ sung các cơ chế chính sách sau:



- Chính sách hỗ trợ cho người học nghề, tự tìm việc làm, tự tạo việc làm, đi xuất khẩu lao động...

- Chính sách hỗ trợ các trường đào tạo, cơ sở dạy nghề của Trung ương, cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp, tư nhân, làng nghề trên địa bàn; chính sách cho các cơ sở dạy nghề phải sắp xếp lại.

- Chính sách hỗ trợ học sinh nghèo, vùng núi, vùng khó khăn, các trường chuyên biệt, học sinh giỏi, giáo viên giỏi.

- Chính sách rà soát những sinh viên là con em trong tỉnh có học lực khá, giỏi đang học tại các trường đại học để có chính sách hỗ trợ học bổng, ký hợp đồng với gia đình và sau khi tốt nghiệp sẽ nhận về địa phương công tác.



- Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, học sinh năng khiếu đặc biệt được cử đi đào tạo, cập nhật tri thức, học ngoại ngữ ở trong nước và nước ngoài, đào tạo nhân lực ở các nước phát triển.

- Chính sách thu hút lao động có trình độ cao về công tác ở nông thôn.

- Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài:

+ Tỉnh cần có chính sách ưu đãi về tiền lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp bằng tiền khác cho những chuyên gia, nhân tài về tỉnh công tác, nghiên cứu.

+ Có cơ chế, chính sách đãi ngộ khác như: bổ nhiệm vào vị trí phù hợp với năng lực chuyên môn; giao các nhiệm vụ quan trọng để họ phát huy khả năng vốn có; cấp đất làm nhà ở, bố trí phương tiện đi lại…

+ Thuê chuyên gia, kỹ thuật viên từ bên ngoài (kể cả Việt kiều và người nước ngoài), đồng thời có chính sách riêng cho những đối tượng này.



- Cần có chính sách gắn trách nhiệm cho các doanh nghiệp nhận sinh viên thực tập từ các cơ sở đào tạo.

- Chính sách về nhà ở xã hội cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp tập trung.

- Chính sách bảo hiểm, bảo trợ xã hội

Nhà nước đã ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động khi bị mất việc làm để đảm bảo đời sống cho họ và tạo điều kiện tìm việc làm mới.



- Chính sách huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển nguồn nhân lực

+ Có cơ chế cụ thể để đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra đời các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề dân lập, tư thục. Thực hiện cơ chế ưu đãi cho các cơ sở giáo dục chất lượng cao, trường quốc tế; các cơ sở đào tại kỹ thuật, công nghệ và nghề bậc cao.



- Chính sách tài chính và sử dụng ngân sách cho phát triển nguồn nhân lực

+ Việc hỗ trợ kinh phí đào tạo nhân lực vừa phải thực hiện hàng năm và phải duy trì liên tục trong suốt quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH của tỉnh từ nay đến năm 2020. Chi ngân sách cho đào tạo nguồn nhân lực cần trở thành một khoản mục chi thường xuyên của ngân sách tỉnh, đây là biện pháp tác động trực tiếp của chính quyền tới quá trình hỗ trợ đào tạo nghề nâng cao chất lượng nhân lực phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.

+ Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước; đổi mới cơ chế quản lý tài chính. Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu của giáo dục, đào tạo. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho phát triển nhân lực trong tương quan với các ngành khác, đặc biệt chú ý đến vấn đề đào tạo lại cho nhân lực đang làm việc.

- Quản lý sử dụng vốn: Ban hành quy chế quản lý, sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật của trường học. Sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả ngay từ khâu lập kế hoạch đầu tư; tập trung, dứt điểm và không dàn trải, đặc biệt là các trường trọng điểm; Quản lí cấp phát vốn đầu tư theo qui hoạch, dự án; Giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB; Phân định rõ chức năng, quyền hạn và sự phối hợp của các cơ quan quản lý đào tạo và kế hoạch đầu tư.

- Chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ, thông tin thị trường lao động

+ Nhanh chóng xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động và dịch vụ về đào tạo, tìm kiếm, giới thiệu việc làm. Mạng lưới này sẽ thực hiện chức năng làm cầu nối liên kết giữa cung và cầu lao động, giữa người lao động, cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng lao động.

+ Đẩy mạnh công tác điều tra, tổng hợp phân loại danh mục ngành nghề chủ yếu và các yêu cầu về chất lượng, trình độ tiêu chuẩn của nhân lực trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc để thông tin và cung cấp cho các trường, cơ sở đào tạo nghề, trung tâm dịch vụ việc làm…thông qua hệ thống thông tin tại sàn giao dịch lao động việc làm của tỉnh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, người sử dụng lao động cần hỗ trợ thông tin đến các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo nghề với những ngành, nghề đào tạo nhằm giúp doanh nghiệp, người sử dụng lao động có thể lựa chọn nơi đào tạo nhân lực theo yêu cầu của mình, giảm thiểu chi phí cho hoạt động đào tạo lại của doanh nghiệp

- Phát triển kinh tế xã hội nhằm ổn định việc làm và tạo thêm chỗ làm việc mới, nhất là phát triển các khu, cụm công nghiệp.

- Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ.

VI. NÂNG CAO THỂ LỰC, KỸ NĂNG NHÂN LỰC

1. Nâng cao thể lực và tầm vóc của nhân lực

- Làm tốt công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe ban đầu, nâng cao thể lực cho toàn dân. Tích cực thực hiện có hiệu quả các CTMTQG, đẩy lùi các bệnh truyền nhiễm; phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván và theo dõi thai sản, góp phần hạ thấp tỷ lệ chết trẻ sơ sinh và tỷ lệ chết mẹ. Thực hiện các chương trình dinh dưỡng ngay tại cộng đồng, mục tiêu mỗi năm giảm 1% tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (dạng thấp, bé, nhẹ cân) đến năm 2015 còn dưới 10%, năm 2020 dưới 5%. Làm tốt công tác sức khỏe học đường cho học sinh, đảm bảo có sức khỏe tốt khi trưởng thành. Phấn đấu nâng tuổi thọ trung bình lên 75 tuổi năm 2015 và đạt 76 tuổi năm 2020.

- Người lao động cần phải được tăng cường chế độ ăn uống giữa ca nhằm đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, cơ cấu dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…Cải thiện điều kiện lao động cho người lao động trong quá trình sản xuất, đảm bảo vệ sinh, môi trường, an toàn…

- Nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố, thành lập Trung tâm y tế tại các khu công nghiệp để khám chữa bệnh kịp thời cho người lao động.

- Thường xuyên tổ chức và nâng cao chất lượng các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao cho người lao động sau thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Hàng năm, có chế độ nghỉ phép, nghỉ dưỡng sức hợp lý cho người lao động. Xây dựng đời sống lành mạnh trong nhân dân, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong lối sống xã hội.

2. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kiến thức và kỹ năng mềm

- Hàng năm, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng lại chuyên môn và kỹ năng mềm cho người lao động tại chỗ phù hợp với đường lối, chính sách, luật pháp về phát triển xã hội và phát triển doanh nghiệp; hỗ trợ nâng cao nhận thức của người lao động về ý thức, tác phong, kỷ luật trong lao động.

- Tổ chức công đoàn và các đoàn thể chính trị, các ngành quản lý lao động có vai trò quan trọng nhằm giáo dục để người lao động thấy rõ thành công trong lao động, sản xuất không chỉ do kỹ năng, chuyên môn của cá nhân mà còn là sự phối hợp tập thể, là kỷ luật của doanh nghiệp, là tính hợp lý, khoa học của quy trình lao động, sản xuất, là yêu cầu của người sử dụng lao động, doanh nghiệp mà người lao động phải đáp ứng. .

VII. MỞ RỘNG, TĂNG CƯỜNG SỰ PHỐI HỢP VÀ HỢP TÁC ĐỂ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

- Phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ chức trung ương và cấp trung ương đóng trên địa bàn, tạo điều kiện về chương trình đào tạo về giáo trình, giáo án, nâng cao trình độ giáo viên và nguồn vốn để hỗ trợ Vĩnh Phúc phát triển nhân lực…

- Phối hợp và hợp tác với các tỉnh, thành phố để mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi và hợp tác với các địa phương lân cận, vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước, tạo cơ hội thuận lợi cho việc phát triển nhân lực của tỉnh.

- Các sở chuyên ngành tăng cường hợp tác với các tỉnh bạn liên kết trong công tác đào tạo, tuyển dụng nhân lực, có sự chuyển giao hợp tác về nhân lực giữa các tỉnh để điều tiết cung cầu lao động trên thị trường lao động.

- Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế với các nước có trình độ đào tạo hiện đại, tiên tiến để từng bước tiếp thu, chuyển giao công nghệ đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao của cả tỉnh.


Каталог: wp-content -> uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> Hãy là người đầu tiên biết
uploads -> Có chiến lược toàn diện về việc truyền phát tin tức
uploads -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
uploads -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
uploads -> ĐÁP Án và HƯỚng dẫn chấM ĐỀ khảo sát chất lưỢng học kỳ II
uploads -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu

tải về 3.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương