Quy hoạch phát triểnnhân lực tỉnh vĩnh phúC ĐẾn năM 2020 Vĩnh Phúc, tháng 12 năm 2011



tải về 3.02 Mb.
trang7/22
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích3.02 Mb.
#20109
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   22

3. Nguyên nhân

3.1. Nguyên nhân của điểm mạnh

- Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, các cấp, ngành hết sức quan tâm đến công tác phát triển nguồn nhân lực.

- Các lợi thế so sánh về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên là một trong những thuận lợi để Vĩnh Phúc có nhiều cơ hội thuận lợi cho việc phát triển nhân lực.

- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng GDP công nghiệp và dịch vụ. Các khu, cụm công nghiệp đã dần ổn định và hoạt động mang lại hiệu quả và tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động.

- Cơ sở hạ tầng liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người dân đã được cải thiện đáng kể và ngày càng hoàn thiện.

- Tư duy về thị trường lao động từng bước được đổi mới, cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hoá các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường lao động hình thành và phát triển.

- Vĩnh Phúc có nhiều chính sách phát triển đào tạo nghề; nhiều chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển nhân lực đã được cụ thể hoá phù hợp với đặc thù của tỉnh, tạo thành hành lang pháp lý thông thoáng cho thị trường lao động hoạt động ngày càng lành mạnh và có hiệu quả.

- Các cấp, các ngành đã có nhiều đổi mới và nâng cao vai trò, hiệu quả trong quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra, giám sát và đẩy mạnh cải cách hành chính.



3.2. Nguyên nhân của điểm yếu

Có nhiều nguyên nhân của những mặt yếu kém cần được phân tích để rút kinh nghiệm, trong đó đáng chú ý là:

- Nhận thức của một bộ phận cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể và bản thân người lao động về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và tự tìm việc làm còn hạn chế. Nhiều chính sách chưa được điều chỉnh bổ sung kịp thời.

- Quản lý nhà nước về phát triển nhân lực còn chồng chéo nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao. Cơ chế, chính sách chưa thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; hệ thống pháp luật lao động chưa hoàn thiện.



- Công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh ở hai cấp học, trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) chưa tốt. Phần lớn sự hướng nghiệp cho học sinh là do gia đình hoặc do tự bản thân học sinh là một trong những nguyên nhân góp phần dẫn tới tình trạng mất cân đối về cơ cấu trình độ.

- Công tác đào tạo, dạy nghề chưa căn cứ vào nhu cầu của xã hội, thiếu sự liên kết giữa nhà trường/cơ sở đào tạo với doanh nghiệp nên một mặt, các cơ sở đào tạo chưa quan tâm đến nhu cầu của bên sử dụng lao động, trong khi mặt khác, các cơ sở sử dụng hầu như không có liên hệ, phản hồi và đưa ra yêu cầu cụ thể đối với các cơ sở đào tạo, nên đã dẫn đến tình trạng ngành thiếu nhân lực, ngành thừa nhân lực.

- Đội ngũ giáo viên, giảng viên, hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo, dạy nghề còn thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó là sự chênh lệch ngày càng lớn về trình độ phát triển giữa các huyện, thành, thị.

- Chế độ lương bổng, đãi ngộ đối với đội ngũ nhân lực đang bộc lộ nhiều bất cập. Tình trạng bất bình đẳng và bất hợp lý về thu nhập giữa lao động trong các khu vực khác nhau đang có xu hướng tăng lên, đã và đang tác động tiêu cực đến động cơ phấn đấu và cống hiến của nhân tài.

- Hệ thống công cụ kiểm tra, giám sát, kiểm định và đánh giá chất lượng đào tạo thiếu và hoạt động kém hiệu quả; chưa có hệ thống giám sát và đánh giá độc lập về chất lượng đào tạo.

- Công tác giáo dục trách nhiệm, đạo đức, lương tâm, nghề nghiệp ở các cấp học chưa được quan tâm đúng mức.

4. Bài học kinh nghiệm trong phát triển nhân lực

Một là, xác định chủ thể của phát triển nhân lực là yếu tố con người : Nhiệm vụ, chủ trương, đường lối phát triển nhân lực phải được cụ thể hoá bằng văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách và các kế hoạch phát triển, đồng thời phải tăng cường tính pháp lý của việc triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối đó.

Hai là, phát triển con người và nhân lực trong một cách nhìn toàn diện. Phát triển nhân lực phải có đối sách và tính tới yêu cầu toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đòi hỏi lấy nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị là nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH-HĐH.

Ba là, nâng cao chất lượng nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm; Phát huy vai trò của cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu, đồng thời phát huy mọi nguồn lực trong xã hội, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội. Bên cạnh đó phải xây dựng được hệ thống đánh giá đào tạo phát triển nhân lực, hệ thống kiểm tra, giám sát đối với phát triển nhân lực.

Bốn là, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí vai trò của công tác đào tạo, nhất là dạy nghề đối với phát triển kinh tế xã hội. Vinh danh các nhà giáo, những người vừa làm nghề giảng dạy vừa làm công tác khoa học- công nghệ có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển nhân lực của tỉnh.

Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CỦA TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

I. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG, THỜI CƠ, THÁCH THỨC

1. Những nhân tố bên ngoài

1.1. Hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá

Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Kinh tế - xã hội Việt Nam trở thành một bộ phận cấu thành, không thể tách rời khỏi hệ thống kinh tế - chính trị thế giới. Điều đó có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nhân lực Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng.

Hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 có nhiều thuận lợi, nhiều cơ hội đầu tư phát triển tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận nhân lực trình độ chất lượng cao từ các nước phát triển di chuyển đến để đảm nhận những vị trí then chốt về quản lý, kinh doanh, dịch vụ chất lượng cao.

Toàn cầu hoá và tự do hoá đã tạo điều kiện cho các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến với các nền kinh tế đang phát triển, đóng vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước (trước hết là trong công nghiệp), đang làm cho tình trạng chạy đua thu hút và lôi kéo nhân tài giữa các khu vực, giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở lên quyết liệt hơn. Vấn đề chảy máu chất xám (nhân lực chất lượng cao) từ các nước đang phát triển trở nên gay gắt hơn. Chính điều này tạo nên sự cạnh tranh và thách thức to lớn đối với Việt Nam. Trong bối cảnh môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay so với các nước xung quanh bị đánh giá là mất dần tính cạnh tranh và độ rủi ro cao hơn các nước trong khu vực.



1.2. Phát triển khoa học – công nghệ và hình thành nền kinh tế tri thức

Khoa học công nghệ đã trở thành một lực lượng lao động trực tiếp của nền sản xuất. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã và đang mở ra những ngành sản xuất mới như: công nghệ sinh học (chọn lọc lai tạo giống vật nuôi, cây trồng, biến đổi gien…), công nghiệp vật liệu mới, công nghệ thông tin…Để phát triển những ngành này, cần có đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thay cho đội ngũ lao động đa số là công nhân phổ thông, có trình độ trung bình và thấp. Đó là nền kinh tế tri thức, nền kinh tế mà ở đó người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tạo ra những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giá trị lớn, thân thiện với môi trường, đảm bảo phát triển bền vững; giá trị lao động và thu nhập cao.

Khả năng phát triển kinh tế theo chiều rộng đã tới mức trần, nước ta đứng trước đòi hỏi phải bằng mọi cách chuyển từ lợi thế so sánh dựa trên lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên sang tạo ra lợi thế cạnh tranh chủ yếu dựa trên phát huy nguồn lực con người

Nhu cầu việc làm đối với lao động phần lớn có trình độ thấp là một áp lực rất lớn. Nhu cầu cải tiến công nghệ rất lớn do hầu hết các cơ sở sản xuất của Việt Nam ở mức độ lạc hậu. Muốn có được những sản phẩm mang tính cạnh tranh cao, tương đương với khu vực cần một lượng vốn đầu tư lớn, trong khi khả năng huy động vốn của ta khó khăn. Đây là vấn đề nan giải cho toàn bộ nền kinh tế và từng ngành.

Nhanh chóng chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp sang nền kinh tế có tỷ trọng dịch vụ dựa trên cơ sở công nghệ hiện đại ngày càng cao, tức là phải chuyển tiếp sang nền kinh tế của thời kỳ hậu công nghiệp (trong khi chưa có nền công nghiệp phát triển), rồi tiến dần đến có những yếu tố của nền kinh tế tri thức. Điều đó đòi hỏi hơn bao giờ hết về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

2. Những nhân tố trong nước

2.1. Tác động của phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tới phát triển nguồn nhân lực

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có tác động rất lớn đối với việc phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng đạt tốc độ nhanh gấp 1,2-1,3 lần tốc độ phát triển cả nước, hình thành các ngành công nghiệp có khả năng cạnh tranh trong tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước, phát triển các ngành có hàm lượng khoa học cao; là trung tâm khoa học-công nghệ và đào tạo trình độ cao của cả nước. Đổi mới công nghệ, đi đầu trong tiến trình hiện đại hoá (tốc độ đổi mới công nghiệp tiên tiến đạt khoảng 20-25%).

Theo Quy hoạch nguồn nhân lực Quốc gia đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70% lao động trong nền kinh tế quốc dân và sẽ thực hiện quy hoạch các trường đại học, cao đẳng và trung tâm đào tạo chất lượng cao vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đến năm 2020, tỷ trọng sinh viên đại học của vùng chiếm khoảng 40-42% tổng số sinh viên cả nước, hoàn thành đầu tư xây dựng các trường đại học trọng điểm. Dự kiến đến năm 2020, trong vùng sẽ có thêm khoảng 12 trường đại học và 20 trường cao đẳng, trong đó thành lập 2 trường đại học tư thục trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Vùng đô thị Hà Nội mở rộng tác động mạnh đến KT-XH các tỉnh lân cận, trong đó có Vĩnh Phúc. Hà Nội dự kiến sẽ phát triển mạnh các khu công nghịêp quy mô lớn và đưa các cơ sở đào tạo (trường đại học, trường cao đẳng, trường dạy nghề...) ra các vùng ngoại thành và các tỉnh giáp ranh với Hà Nội. Vĩnh Phúc có cơ hội để đón nhận những cơ sở công nghiệp, dịch vụ và đào tạo mới thành lập và di chuyển từ Hà Nội.



Từ đó cho thấy, sự phát triển nhanh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và đòi hỏi tỉnh Vĩnh Phúc phải phấn đấu đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và từng bước thực sự trở thành một trong những tỉnh đầu tàu lôi kéo sự phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước, tỉnh phải trở thành trung tâm đào tạo và chuẩn bị nguồn nhân lực cho vùng Bắc Bộ.

2.2. Phương hướng, quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh

- Phấn đấu đến năm 2015 bảo đảm các yếu tố cơ bản của tỉnh công nghiệp; trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI (Theo Nghị quyết số 54 ngày 14-9-2005 của Bộ Chính trị về phát triển KT-XH và đảm bảo AN-QP Vùng đồng bằng sông Hồng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn 2030) Vĩnh Phúc sẽ là một trung tâm kinh tế lớn của vïng thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước với kinh tế chủ đạo là công nghiệp, dịch vụ, thương mại, đào tạo- khoa học công nghệ, du lịch-nghỉ dưỡng. Vĩnh Phúc nhanh chóng trở thành một trung tâm văn hoá-dân cư lớn, giữ vai trò là đầu mối giao thông, giao lưu quan trọng của Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cả nước và quốc tế.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao: Theo Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) là 15,78% thời kỳ 2011-2015 và trên 14,0% thời kỳ 2016-2020. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đòi hỏi tăng cường ứng dụng khoa học-công nghệ, thu hút thêm lao động và tăng năng suất lao động. Để thực hiện những công việc này, phải tăng cường, mở rộng đào tạo, nâng cao trình độ, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ: Tỷ trọng khu vực công nghiệp trong GDP năm 2010 là 56,2%, dự báo tăng lên 61,6% năm 2015 và đến năm 2020 là 57,9%; khu vực dịch vụ tương ứng là 28,9% năm 2010 lên lên 31,6% và trên 38,4%; khu vực nông-lâm-ngư giảm từ 14,9% năm 2010 xuống 6,8% năm 2015 và khoảng 3,7% năm 2020. Như vậy, cho đến năm 2020, khu vực công nghiệp-xây dựng vẫn sẽ chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh.

- Hình thành và phát triển các ngành công nghiệp và du lịch, dịch vụ trọng điểm: Hình thành và phát triển nhanh các ngành trọng điểm: cơ khí chế tạo phương tiện giao thông (ôtô, xe máy), điện tử-máy tính-công nghệ thông tin, điện-kỹ thuật điện, vật liệu xây dựng cao cấp, dệt-may, chế biến lương thực-thực phẩm, đào tạo, dịch vụ tài chính-ngân hàng, các khu trung tâm vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, dịch vụ thương mại... Do đó, đòi hỏi phải nhanh chóng đào tạo được đội ngũ nhân lực trình độ cao, gồm kỹ sư, giám đốc điều hành, chuyên gia quản lý kinh tế, kỹ thuật viên và công nhân lành nghề trong những ngành này.

- Nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng nhanh: Do kinh tế tăng trưởng nhanh, quy mô nền kinh tế của tỉnh ngày càng lớn, nên tổng thu ngân sách nhà nước tăng nhanh. Đó là nguồn thuận lợi để tiếp tục tăng chi ngân sách của tỉnh cho phát triển nguồn nhân lực.

3. Thời cơ (đã phân tích ở phần những nhân tố tác động)

4. Thách thức (đã phân tích ở phần những nhân tố tác động)

II. DỰ BÁO CUNG-CẦU NHÂN LỰC

1. Dự báo cung lao động

Phương pháp dự báo và kết quả dự báo (chi tiết có phụ biểu kèm theo)

Kết quả dự báo dân số và cung lao động tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 như sau.

Bảng 18: Dự báo dân số và cung lao động toàn tỉnh đến năm 2020

Đơn vị: Người


TT

Chỉ tiêu

2010

2015

2020

1

Dân số trung bình

1.008.337

1.130.000

1.245.000

2

Cung lao động

652.870

736.100

817.200

2.1

Tỷ lệ so với dân số

64,7%

65,1%

65,6%

Nguồn: Theo tính toán của nhóm nghiên cứu dự án; Theo quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030

2. Dự báo cầu lao động

Phương pháp dự báo cầu lao động theo 3 phương pháp (chi tiết có phụ biểu kèm theo). Kết quả dự báo cầu lao động như sau:



Bảng 19: Dự báo cầu lao động giữa các khu vực kinh tế

Đơn vị: Người

Ngành

2010

2015

2020

Tổng số

611.140

705.000

800.000

I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

341.460

265.000

180.000

II. Công nghiệp và xây dựng

139.690

215.000

305.000

III. Dịch vụ

129.990

225.000

315.000

Nguồn: Theo tính toán của nhóm tư vấn nghiên cứu dự án;

3. Cân đối cung cầu lao động

Kết quả dự báo cung cầu lao động cho thấy đến năm 2020, cung lao động của Vĩnh Phúc sẽ lớn hơn cầu lao động.



Bảng 20: Tổng cung, cầu lao động giai đoạn 2008-2020

Đơn vị : Người


Năm

Cung

(Lực lượng lao động)

Cầu

(Lao động đang làm việc)

Chênh lệch

(Thất nghiệp, ...)

2008

618.160

575.510

42.650

2009

635.180

595.590

39.590

2010

652.870

611.140

41.730

2015

736.100

705.000

31.100

2020

817.200

800.000

17.200

Nguồn: Theo tính toán của nhóm tư vấn nghiên cứu dự án.

Tuy nhiên, cung lao động chất lượng cao lại nhỏ hơn cầu lao động chất lượng cao. Do vậy, trong thời gian tới cần tích cực đào tạo lao động chất lượng cao.



Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo như sau:

Bảng 21: Dự báo tổng hợp nhu cầu lao động qua đào tạo đến năm 2020

Đơn vị : Người

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2010

2015

2020

1

Tổng lao động làm việc trong nền kinh tế

Người

611.140

705.000

800.000

2

Số lao động qua đào tạo

Người

312.904

462.300

640.000

-

Tỷ lệ LĐ qua đào tạo (1), (2)

%

51,2

66,0

80,0

-

Tr đó: Qua đào tạo nghề

Người

233.455

352.810

512.000

-

Tỷ lệ qua đào tạo nghề so với tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế

%

38,2

50,82

64,0

-

Tỷ lệ qua đào tạo nghề so với tổng số lao động đã qua đào tạo

%

74,6

77,0

80,0

3

Nhu cầu đào tạo lao động




 







-

Tổng số Đào tạo

Người

37.300

208.500

217.500

-

Trong đó: Tổng số đào tạo tăng thêm

Người

 

149.396

177.700

-

Trong đó: Tổng số đào tạo thay thế

Người

 

14.900

17.770

-

Tổng số đào tạo bồi dưỡng

Người

 

44.204

22.800

4

Nhu cầu đào tạo bình quân/năm

Người

 

41.700

43.500

Nguồn:Tổng hợp từ các báo cáo của các ngành GĐ, LĐ và xử lý, tính toán của dự án

III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC ĐẾN NĂM 2020

1. Quan điểm

(1). Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế- xã hội nhanh, bền vững, là nhân tố quyết định sự thành công trong việc đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI.

(2). Phát triển nhân lực phải có tầm nhìn chiến lược, gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, trong đó lấy nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông làm nền tảng; lấy đào tạo nghề, đào tạo lao động kỹ thuật chất lượng cao làm khâu đột phá; lấy nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị là nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH-HĐH.

(3). Phát triển nhân lực có trọng tâm, trọng điểm, phải đảm bảo phù hợp với phân bố dân cư trong tỉnh và quy hoạch hệ thống mạng lưới đào tạo chung của vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng thủ đô Hà Nội và của cả nước.

(4). Phát triển nhân lực là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, của từng gia đình và mọi người dân.

(5). Phát triển nhân lực phải tạo môi trường để huy động mọi nguồn lực đầu tư, chăm lo phát triển nhân lực.



Каталог: wp-content -> uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> Hãy là người đầu tiên biết
uploads -> Có chiến lược toàn diện về việc truyền phát tin tức
uploads -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
uploads -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
uploads -> ĐÁP Án và HƯỚng dẫn chấM ĐỀ khảo sát chất lưỢng học kỳ II
uploads -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu

tải về 3.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương