Quy hoạch phát triểnnhân lực tỉnh vĩnh phúC ĐẾn năM 2020 Vĩnh Phúc, tháng 12 năm 2011


MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch



tải về 3.02 Mb.
trang2/22
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích3.02 Mb.
#20109
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch

Vĩnh Phúc sau 14 năm tái lập, nền kinh tế luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, quy mô không ngừng được nâng lên, vị thế của tỉnh được khẳng định và nâng cao, tạo tiền đề để tỉnh tiếp tục đẩy nhanh sự nghiệp CNH-HĐH. Đạt được những thành tựu quan trọng trên, đó là trong những năm qua, Vĩnh Phúc đã tập trung phát triển nguồn nhân lực, coi đây là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài. Phát triển nhân lực của tỉnh luôn gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế- xã hội.



Tuy nhiên, Chất lượng nhân lực của Vĩnh Phúc còn thấp, nhất là nhân lực chất lượng cao, chưa đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH; thiếu đội ngũ có trình độ chuyên môn giỏi trong các lĩnh vực, thiếu cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; khả năng tự tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động còn hạn chế.

Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, tận dụng những cơ hội và vượt qua thách thức đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế; để tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, nhân lực Vĩnh Phúc cần được phát triển toàn diện cả về số lượng và chất lượng; đặc biệt cần phải được quy hoạch phát triển đồng bộ gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy Quy hoạch phát triển nhân lực Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2020 là nhiệm vụ rất cấp thiết.

Thực hiện Thông báo kết luận số 178/TB-VPCP ngày 05/7/2010 của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về việc xây dựng Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của các tỉnh đến năm 2020, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan tiến hành nghiên cứu xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.

2. Mục đích, yêu cầu và phạm vi quy hoạch

2.1. Mục đích của quy hoạch

Quy hoạch phát triển nhân lực Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020 là cụ thể hoá chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020; là kế hoạch dài hạn về phát triển nhân lực của địa phương.

Mục đích Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh là trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá các yếu tố, điều kiện phát triển nhân lực và trên cơ sở luận chứng có căn cứ khoa học về quan điểm, mục tiêu, phương hướng và giải pháp phát triển nhân lực, làm cơ sở để UBND tỉnh tổ chức, chỉ đạo việc phát triển nhân lực phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh – quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

2.2. Yêu cầu của quy hoạch

Căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, bản quy hoạch vừa đảm bảo:

+ Phân tích, đánh giá nhận dạng thực trạng phát triển nhân lực về số lượng, chất lượng, cơ cấu; xác định rõ những thế mạnh và yếu kém của nhân lực so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; so sánh với cả nước và các tỉnh liên quan, xác định vị trí của tỉnh trong xếp hạng về trình độ phát triển và năng lực cạnh tranh của nhân lực.

+ Phân tích, làm rõ thực trạng những yếu tố điều kiện để phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh (trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mạng lưới và năng lực các cơ sở đào tạo, hệ thống các cơ chế, chính sách phát triển đào tạo, sử dụng nhân lực, đãi ngộ, thu hút nhân tài…), từ đó chỉ rõ những tác động tích cực, hạn chế, bài học kinh nghiệm và hướng khắc phục;

+ Dự báo nhu cầu nhân lực của tỉnh đến năm 2020 (thời kỳ 2011 – 2015 và 2016 – 2020); đưa ra quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển nhân lực, trong đó đặc biệt chú ý nhân lực trình độ cao, nhân lực trong các ngành kinh tế mũi nhọn (chủ yếu) đáp ứng yêu cầu của tỉnh trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế;

+ Xác định những giải pháp chủ yếu và lộ trình thực hiện quy hoạch; Đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, khả thi.



2.3. Phạm vi quy hoạch

Phạm vi nghiên cứu của quy hoạch chủ yếu đề cập đến nhân lực trong độ tuổi lao động (theo Bộ luật Lao động – nam giới từ 15 đến hết 60 tuổi, nữ giới từ 15 đến hết 55 tuổi), đào tạo và sử dụng nguồn lực con người, bao gồm toàn bộ nhân lực trên địa bàn tỉnh; phân tích, đánh giá, xác định nhu cầu, đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển nhân lực nói chung và từng lĩnh vực nghề nghiệp nói riêng; trong đó đặc biệt chú ý những lĩnh vực có vai trò lớn và có tính đột phá đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.



3. Những căn cứ chủ yếu xây dựng quy hoạch

Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 được nghiên cứu xây dựng dựa trên cơ sở những căn cứ chủ yếu sau:

- Luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề;

- Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Quyết định số 1956/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/11/2009 về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV;

- Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27/12/2006 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020;

- Nghị quyết số 06/NQ-TU ngày 25 tháng 2 năm 2008 của Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (Khoá XIV) về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2015 định hướng đến năm 2020;

- Nghị quyết số 03/2011/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh ngày 07/4/2011 về xây dựng nông thôn mới Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020;

- Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 và Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quy hoạch phát triển nông, lâm, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030;

- Quy hoạch phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 định hướng đến năm 2030;

- Quy hoạch giáo dục- đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

- Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, các tài liệu, thông tin, số liệu và chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nhân lực.

4. Giới thiệu kết cấu của quy hoạch

Kết cấu Quy hoạch gồm các phần chính sau:



Mở đầu

Phần thứ nhất: Hiện trạng phát triển nhân lực của tỉnh Vĩnh Phúc

Phần thứ hai: Phương hướng phát triển nhân lực của tỉnh Vĩnh Phúc

giai đoạn 2011 – 2020

Phần thứ ba: Những giải pháp phát triển nhân lực của tỉnh Vĩnh Phúc

Phần thứ tư: Tổ chức thực hiện quy hoạch

Danh mục các bảng, hình, từ viết tắt.

Phụ lục


Phần thứ nhất

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CỦA TỈNH VĨNH PHÚC
I. KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ NHÂN LỰC

1. Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.236,5 km2, với 9 đơn vị hành chính, trong đó 1 Thành phố (Vĩnh Yên), 1 thị xã (Phúc Yên) và 7 huyện. Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km.

Vĩnh Phúc thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ(1), nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi; Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2, tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai và tuyến đường cao tốc xuyên á Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đang được xây dựng, là điều kiện đưa tỉnh xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của đất nước và quốc tế như: hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 2 - Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV thành phố Hà Nội... Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc; chịu ảnh hưởng mạnh mẽ trước sự lan toả của các khu công nghiệp và đô thị lớn thuộc Hà Nội như Bắc Thăng Long, Nội Bài, Sóc Sơn. Vĩnh Phúc nằm ven sông Hồng, sông Lô là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường thuỷ. Bên cạnh đó, hệ thống đầm hồ đa dạng của Vĩnh Phúc cũng là lợi thế để phát triển các loại hình du lịch...

Với lợi thế về vị trí địa kinh tế - chính trị và hệ thống đường giao thông thuận lợi giữa Vĩnh Phúc và vùng thủ đô, tạo ra một lợi thế so sánh trong cung cấp các dịch vụ vui chơi, giải trí cho cư dân thủ đô (thị trường du lịch có quy mô lớn) nên Vĩnh Phúc đã và đang tập trung phát triển công nghiệp và các lĩnh vực du lịch có thế mạnh như: du lịch lễ hội và tín ngưỡng; du lịch sinh thái; du lịch danh thắng và nghỉ dưỡng, nhằm phát triển ngành dịch vụ của tỉnh tương xứng với tiềm năng sẵn có, do đó cần có sự dịch chuyển cơ cấu lao động mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.



2. Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1. Phát triển kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế: từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay, Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tựu quan trọng về tăng trưởng kinh tế. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) giai đoạn (2001-2005) tăng bình quân 15%, giai đoạn (2006-2010) tăng 18%. Bình quân trong 10 năm (2001-2010) tăng 16,5%/năm (cao gấp 2,35 lần) so với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước (7%). Nền kinh tế của tỉnh ngày càng mở rộng về quy mô, tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết việc làm và phát triển nhân lực Vĩnh Phúc. Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, GDP bình quân đầu người trong tỉnh cũng tăng nhanh, cụ thể: Năm 2001, GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) mới đạt 3,83 triệu đồng, nhưng đến năm 2005 đã đạt 9,1 triệu đồng; đến năm 2010 GDP/người của tỉnh đạt tới 33,6 triệu đồng (tương đương 1.766 USD) tăng bình quân 30,3%/năm, tăng 3,7 lần so với năm 2005; cao gấp 1,51 lần mức bình quân chung cả nước (đạt 22,2 triệu đồng/người- tương đương 1.170 USD/người) và đứng trong vùng KTTĐ Bắc Bộ sau 2 tỉnh, thành là Hà Nội và Hải Phòng.

Tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc luôn đạt mức độ cao, điều đó cho thấy nền kinh tế của tỉnh ngày càng mở rộng về quy mô, tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển nhân lực và giải quyết việc làm cho người lao động trong tỉnh.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng chậm (do đặc thù là tỉnh phát triển mạnh công nghiệp).

Theo bảng 1, tỷ trọng GDP khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng GDP của tỉnh chiếm 29,3% năm 2000, giảm xuống còn 14,9% năm 2010. Tỷ trọng GDP khu vực công nghiệp và xây dựng trong tổng GDP của tỉnh tăng từ 39,2% năm 2000, lên 56,2% năm 2010. Tỷ trọng GDP khu vực dịch vụ trong tổng GDP của tỉnh đạt 31,5% năm 2000, giảm còn 27,86% năm 2005 và tăng lên 28,9% năm 2010. Cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc là tương đối đặc thù so với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước, ngay từ khi tái lập tỉnh, công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng thấp, sau 14 năm phát triển, công nghiệp-dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP (chiếm 85,1%).



Cơ cấu lao động đã có sự dịch chuyển theo hướng tích cực và phù hợp với xu thế chung là giảm tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Lao động nông nghiệp giảm từ 86,44% năm 2000 xuống 68,14% năm 2005; tiếp tục giảm xuống còn 55,93% năm 2010. Lao động khu vực công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 6,32% năm 2000 lên mức 16,6% năm 2005 tăng lên 22,87% năm 2010. Lao động khu vực dịch vụ cũng tăng từ 7,24% năm 2000 lên mức 15,26% năm 2005 tăng lên 21,20% năm 2010.

Bảng 1: Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh

Ngành

2000

2005

2010

GDP

Lao động

GDP

Lao động

GDP


Lao động


Số lượng

(Tỷ đồng)



Tỷ lệ

(%)


Số lượng

(Người)


Tỷ lệ

(%)


Số lượng

(Tỷ đồng)



Tỷ lệ

(%)


Số lượng

(Người)


Tỷ lệ

(%)


Số lượng

(Tỷ đồng)



Tỷ lệ

(%)


Số lượng

(Người)


Tỷ lệ

(%)


Tổng số

3.828,59

100

492.459

100

8.872

100

559.000

100

33.903

100

611.140

100

I. Nông, lâmnghiệp và thủy sản

1.121,68

29,3

425.662

86,44

1.726

19,45

380.928

68,14

5.054

14,9

341.460

55,93

II. Công nghiệp và xây dựng

1.500,22

39,2

31.109

6,32

4.675

52,69

92.794

16,60

19.041

56,2

139.690

22,87

III. Dịch vụ

1.206,69

31,5

35.688

7,24

2.471

27,86

85.278

15,26

9.808

28,9

129.990

21,20

Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc các năm 2000, 2005,2010

Giữa GDP và lao động có mối quan hệ qua lại tác động với nhau theo hướng tích cực: lao động chuyển dịch sang các ngành kinh tế có NSLĐ cao hơn.

Tuy nhiên, cơ cấu lao động phân bố giữa các khu vực kinh tế chưa hợp lý trong mối quan hệ giữa GDP và lao động. Nguyên nhân của sự phân bố lao động chưa hợp lý là do trình độ của người lao động thời gian này chưa đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động sản xuất công nghiệp; số lao động tập trung ở nông thôn, lao động tay nghề thấp còn chiếm tỷ lệ cao, trong khi tỷ trọng GDP ở khu vực này thấp.



- Một số nét kinh tế xã hội đáng lưu ý của tỉnh Vĩnh Phúc

+ Lĩnh vực kinh tế chủ yếu của tỉnh: Lĩnh vực công nghiệp chế tạo và gia công cơ khí (trong đó, ngành cơ khí chế tạo và lắp ráp đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp xe ô tô và xe gắn máy) đóng góp lớn cho nền kinh tế của tỉnh, chiếm tỷ trọng 37,59% trong cơ cấu GDP của tỉnh năm 2001, tăng lên 56,68% năm 2010;

+ Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh: Từ khi tái lập tỉnh đến nay, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh cũng liên tục tăng: năm 2005 đạt 3.182,9 tỷ đồng (trong đó, thu nội địa đạt 2.450,3 tỷ), năm 2010 đạt 15.353,8 tỷ đồng (trong đó thu nội địa đạt 10.901,3 tỷ đồng), là một trong các tỉnh có số thu cao nhất cả nước.

+ Hình thành và phát triển nhiều khu công nghiệp: Đến hết năm 2010, trên địa bàn tỉnh hiện có 20 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư với quy mô diện tích là 5.973ha. Các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn với trình độ công nghệ tương đối hiện đại. Đáp ứng nhu cầu lao động, chủ yếu là lao động kỹ năng trong các khu công nghiệp tăng nhanh, đòi hỏi phải nâng cao trình độ học vấn và đào tạo các nghề tương ứng cho người lao động trong tỉnh.

+ Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới 11,05% (đứng 10/11 trong vùng đồng bằng sông Hồng và đứng 7/7 trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ). Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 51,2% cao hơn cả nước (cả nước là 40%). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 15% (cả nước là 17,5%); Số bác sỹ/1 vạn dân đạt 7 bác sỹ; Số lao động được giải quyết việc làm bình quân hàng năm giai đoạn này đạt trên 20 nghìn người/năm.

Những thành công trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã tạo cho tỉnh vị thế mới đối với cả nước, vùng đồng bằng sông Hồng và Vùng KTTĐ Bắc Bộ. Đồng thời tạo nhiều điều kiện thuận lợi và quan trọng về phát triển nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao của tỉnh trong thời gian tới.

2.2. Các yếu tố xã hội, giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư trong tỉnh

Cộng đồng x· héi, dân cư tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều giá trị văn hóa ưu việt. Vĩnh Phúc vẫn mang đậm dấu ấn của văn hóa Hùng Vương, Thăng Long, của nền văn hóa dân gian đặc sắc, của khoa bảng, với lối sống xã hội và chuẩn mực đạo đức luôn được giữ gìn và phát huy cho đến ngày nay, là cơ sở gốc tạo nên sức mạnh cho tỉnh trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực. Người dân Vĩnh Phúc hiếu học, cầu thị… có ý thức tìm tòi, đổi mới và sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm qua, đặc biệt là công nghiệp, đã trở thành môi trường nâng cao tay nghề cho lao động của tỉnh là động lực cơ bản cho phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh.



Tất cả những đặc điểm xã hội và nhân văn nêu trên là cơ sở gốc tạo nên sức mạnh cho tỉnh trong phát triển nhân lực của tỉnh.

3. Đặc điểm dân số và lao động

3.1. Quy mô dân số, xu hướng biến động dân cư và lao động trên địa bàn

Dân số năm 2010 là 1.008.337 người, dân số thành thị là 231.380 người, tăng từ 16,7% năm 2005 lên 23% vào năm 2010. Dân số ở nông thôn đã giảm nhưng tỷ lệ vẫn còn cao. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2000-2010 bình quân 1,45%/năm. Dự báo mức độ tăng dân số tự nhiên thời kỳ 2011-2015 là 1,32 %/năm và thời kỳ 2016-2020 là 1,2%/năm.



Bảng 2: Quy mô dân số và lao động trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2000-2010

Đơn vị tính: Người

TT

Chỉ tiêu

2000

2005

2010

Tăng trưởng BQ (%/năm)

2001-2005

2006-2010

1

Dân số trung bình

939.900

974.954

1.008.337

0,92

0,676




- Thành thị

121.894

166.726

231.380

8,14

6,774




- Nông thôn

818.006

808.228

776.957

-0,30

-0,786

2

Nguồn lao động

597.020

635.497

694.930

1,57

1,804




Tỷ lệ so với dân số (%)

63,0

65,0

68,91







3

Dân số trong độ tuổi lao động

577.020

610.497

657.540

1,42

1,496

-

Chia theo khu vực
















+

Thành thị

97.729

120.268

126.513

5,33

1,018

+

Nông thôn

479.291

490.229

512.487

0,57

0,892

-

Tỷ lệ so với dân số (%)

61,0

62,60

65,0







Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc các năm 2000, 2005,2010

Như vậy, nguồn nhân lực của Vĩnh Phúc chủ yếu do tăng tự nhiên về dân số; mức độ tăng qua các thời kỳ là khác nhau (giai đoạn 2016-2020 sẽ tăng cơ học nhiều hơn) và theo quy luật tăng dân số của các nước phát triển.

Nguồn lao động là 694.930 người, trong đó bao gồm số người trong độ tuổi lao động (số người từ đủ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động) có 657.540 người, chiếm 91,3% so với nguồn lao động và số người ngoài tuổi lao động thực tế có tham gia lao động có 40.960 người chiếm 7%. Số người dưới độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động là 1.100 người. Số người tham gia lao động trong các ngành kinh tế: 611.140 người chiếm 86,7% so với nguồn lao động.

3.2. Cơ cấu lao động (tuổi, giới, thành thị - nông thôn, …)

Cơ cấu theo nhóm tuổi của lực lượng lao động năm 2010 như sau:



Каталог: wp-content -> uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> Hãy là người đầu tiên biết
uploads -> Có chiến lược toàn diện về việc truyền phát tin tức
uploads -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
uploads -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
uploads -> ĐÁP Án và HƯỚng dẫn chấM ĐỀ khảo sát chất lưỢng học kỳ II
uploads -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu

tải về 3.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương