Quy hoạch phát triểnnhân lực tỉnh vĩnh phúC ĐẾn năM 2020 Vĩnh Phúc, tháng 12 năm 2011


Bảng 3: Cơ cấu theo nhóm tuổi của lực lượng lao động năm 2010



tải về 3.02 Mb.
trang3/22
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích3.02 Mb.
#20109
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

Bảng 3: Cơ cấu theo nhóm tuổi của lực lượng lao động năm 2010

Đơn vị tính: Người

Nhóm tuổi

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

Số người

(Người)


Tỷ lệ

(%)


Số người

(Người)


Tỷ lệ

(%)


Số người

(Người)


Tỷ lệ

(%)


Tổng số

1.008.337




231.380




776.957

 

15-19

99.840

9,88

19.330

8,51

80.831

10,32

20-24

110.448

10,93

26.494

11,66

83.784

10,70

25-29

104.268

10,32

22.513

9,91

81.851

10,45

30-34

83.415

8,26

17.235

7,59

66.337

8,47

35-39

75.560

7,48

15.566

6,85

60.141

7,68

40-44

66.516

6,58

12.509

5,51

54.259

6,93

45-49

71.311

7,06

13.721

6,04

57.828

7,38

50-54

63.521

6,29

11.852

5,22

51.919

6,63

55-59

38.087

3,77

8.290

3,65

29.825

3,81

60+

72.655

7,19

20.475

9,01

51.755

6,61

Nguồn: Theo niên giám thống kê Vĩnh Phúc

Theo bảng 3, cho thấy lực lượng lao động của tỉnh Vĩnh Phúc thuộc loại trẻ, cụ thể: nhóm tuổi (15-19) chiếm 9,88% ; nhóm tuổi (20-39) là chủ yếu và có xu hướng giảm dần chiếm 36,99% ; nhóm tuổi (40-49) chiếm 13,64% và có xu hướng tăng dần, lực lượng lao động ở nhóm tuổi (50-59) chiếm 10,06%.

Năm 2010, qua nguồn số liệu thu thập được (từ các cơ sở kinh tế do nhà nước quản lý; các cơ quan quản lý nhà nước; các đơn vị hành chính, sự nghiệp) có khoảng 40% lao động trên tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Trong đó: Theo giới tính: tỷ lệ nam, nữ ngày càng cân bằng hơn, tỷ lệ lao động nữ chiếm 48% (tỷ lệ này chiếm 42% năm 2007). Theo độ tuổi: lao động từ 15 đến 55 tuổi chiếm đa số trong tổng số lao động với khoảng 80%; còn lại, số lao động từ 56 đến 60 chỉ chiếm 11,2%, lao động trên 60 tuổi chỉ chiếm 8%.

II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

1. Đào tạo nhân lực

1.1. Kết quả đào tạo

Năm 2010,tổng số có 38.936 người được đào tạo như sau: :



- Trình độ đào tạo: Trình độ (đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp) có 7.944 người; Trình độ nghề (cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và công nhân kỹ thuật) có 31.092 người.

- Hình thức đào tạo:

+ Đào tạo tập trung chiếm 70,4%; đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp, cơ sở SXKD, dịch vụ chiếm 25,28%; đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng 4,32%.

+ Trong tổng số 174.208 người (bình quân khoảng 34.841 người/năm) được đào tạo giai đoạn (2006-2010), số người được đào tạo nghề là 138.857 người; đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trên đại học là 35.351 người.



Tổng số sinh viên đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh có khoảng 25.000 người, trung bình 250 sinh viên ĐH-CĐ trên 10.000 dân (nếu tính cả số học sinh người Vĩnh Phúc đang học ở các nơi khác thỉ tỷ lệ là 255 sinh viên/10.000 dân.

Bảng 4: Số sinh viên là con em ở tỉnh được đào tạo

Đơn vị: người

Chỉ tiêu 

Năm 2001

Năm 2005

Năm 2010

Hệ Giáo dục (Bộ GD và ĐT)

 

 

 

I. Đại học

 

 

 

Số SV ĐH/1 vạn dân

46

80

186

II. Cao đẳng

 

 

 

Số SV CĐ/1 vạn dân

16

27

69

III. Trung cấp chuyên nghiệp

 

 

 

Số sinh viên CĐ/1 vạn dân

54

74

101

Hệ dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề)

 

 

 

IV. Cao đăng nghề

 

 

 

Số SV CĐN/1 vạn dân



-

24

V. Trung cấp nghề

 

 

 

Số HSTCN/1 vạn dân

-

35

58

VI. Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng

 

 

 

- Số HS SCN/1 vạn dân

66

144

174

- HS học nghề dưới 3 tháng/1 vạn dân

 -

15

25

Tổng số SV (Đại học, CĐ, TCCN và học nghề)

16.304

37.069

49.834

Tổng số HS, SV các loại/1 vạn dân

174

380

495



Nguồn: Sở Lao động thương binh và xã hội

1.2. Các điều kiện đảm bảo đào tạo nhân lực

- Cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo

Trên địa bàn tỉnh có 78 cơ sở đào tạo, trong đó có 3 trường đại học, 7 trường cao đẳng, 13 trường TCCN và 55 cơ sở có tổ chức dạy nghề (cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề), trong đó địa phương quản lý 5 trường (cao đẳng 2, TCCN 3); Trung ương quản lý 8 trường (đại học 3, cao đẳng 3, TCCN 2).



Bảng 5: Các cơ sở có tổ chức đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

phân cấp theo cấp quản lý

Đơn vị: Cơ sở

STT

Cơ sở đào tạo nghề

Số cơ sở




Tổng số

55

1

Trường cao đẳng có dạy nghề

4

2

Trường trung cấp chuyên nghiệp có dạy nghề

3

3

Trường trung cấp chuyên nghiệp và trường cao đẳng có tham gia dạy nghề

10

4

Trung tâm dạy nghề

24

5

Cơ sở giáo dục khác có dạy nghề

14

Nguồn: Sở Lao động thương binh và xã hội

Cơ sở vật chất giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh gồm có Trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh và 7 Trung tâm giáo dục thường xuyên của các huyện, thị xã và tỉnh với 215 lớp, 8.863 học viên bổ túc văn hoá (hệ trung học phổ thông và trung học cơ sở), trong đó 7.666 học viên có học nghề (chiếm 86,5%) vµ 135 Trung tâm học tập cộng đồng cấp xã/phường/thị trấn.



- Tài chính

Ngân sách nhà nước (ngân sách tỉnh và Trung ương) hµng n¨m đều bố trí kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trên địa bàn giai đoạn 2006-2010 như sau:



Bảng 6: Kinh phí dành cho phát triển nhân lực giai đoạn 2006-2010

Đơn vị: Triệu đồng

 

Giai đoạn 2006-2010

Tổng số

5.931

I. Vốn đào tạo nhân lực

1.720

II. Vốn đầu tư cơ sở vật chất đào tạo

4.211

Trong đó:

 

1. Từ ngân sách nhà nước

3.559

(%) so tổng số

60

2. Vốn dân cư

890

(%) so tổng số

15

3. Vốn doanh nghiệp (doanh nghiệp tham gia đào tạo)

1.186

(%) so tổng số

20

Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo của các sở, ngành và xử lý tính toán của nhóm tư vấn đề án

Tỷ trọng chi cho phát triển nhân lực (bao gồm cả chi sự nghiệp giáo dục đào tạo) trong tổng chi ngân sách của tỉnh trong những năm qua luôn ở mức trên dưới 18%, cao hơn mức trung bình của cả nước (cả nước là 12-15%). Trong thời kỳ 2011-2020, dự báo đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục tăng nhanh.

- Hiện trạng đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý

Tổng số giảng viên các trường cao đẳng, đại học, dạy nghề trên địa bàn tỉnh là 3.317 người, trong đó tổng số giảng viên cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh là 1.436 người; tổng số giáo viên dạy nghề trên địa bàn tỉnh là 1.881 người, đạt bình quân 25,7 học sinh/ giáo viên.

- Về chất lượng:

+ Trình độ sau đại học: 679 người, chiếm 20,5%;

+ Trình độ đại học, cao đẳng: 1.922 người, chiếm 58%;

+ Trình độ khác: 716 người, chiếm 21,5 %;

+ Số giáo viên đạt chuẩn: 3.314 người, chiếm 93,7%;

+ Số giáo viên chưa đạt chuẩn: 221 người, chiếm 6,3%.



Nhìn chung:

Hệ thống đào tạo, nhất là mạng lưới dạy nghề được quan tâm và phát triển nhanh ở 8/9 huyện, thành phố, thị xã của tỉnh; chuyển từ dạy nghề hai cấp trình độ là đào tạo nghề dài hạn và đào tạo nghề ngắn hạn sang ba cấp trình độ là sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề; Đội ngũ giáo viên được đào tạo cơ bản, thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.

Các nghề đào tạo trình độ cao (cao đẳng nghề, trung cấp nghề) được tập trung đào tạo phục vụ khu công nghiệp như các nghề về cơ khí, công nghệ ô tô, điện, điện tử; cơ cấu ngành nghề đào tạo bước đầu đã được điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu học nghề của người lao động và yêu cầu của doanh nghiệp sử dụng lao động; Công tác đào tạo nghề theo phương châm xã hội hoá có nhiều tiến bộ, bước đầu đã khẳng định được vị trí, vai trò đối với việc phát triển kinh tế xã hội; Chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, người tàn tật, người nghèo, bộ đội xuất ngũ và các đối tượng chính sách xã hội đã góp phần thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và giảm nghèo.

Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn tồn tại trong công tác đào tạo sau đây:

- Chất lượng đào tạo, nhất là chất lượng đào tạo nghề còn một số bất cập, Đào tạo nghề chưa thực sự gắn với thị trường lao động, chưa căn cứ vào nhu cầu của xã hội nên phân bổ cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa hợp lý. Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đào tạo còn yếu.

- Hầu hết các cơ sở đào tạo nghề quy mô còn nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo còn hạn chế: thiếu đất đai, nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc, dụng cụ dạy nghề còn thiếu và lạc hậu không đồng bộ. Các thiết bị dạy nghề phần lớn là phổ thông như máy may công nghiệp, dụng cụ điện dân dụng...thiếu những trang thiết bị như máy CNC, máy tiện, máy phay, máy bào, máy hàn công nghệ cao...trang bị máy móc dạy nghề thường không theo kịp sự phát triển nhanh của thực tiễn sản xuất, sự liên thông giữa các cơ sở dạy nghề còn thấp. Sự liên thông giữa các trường dạy nghề với các trường cao đẳng, đại học còn hạn chế, đặc biệt là chưa phối hợp được với doanh nghiệp trong việc đào tạo và giải quyết việc làm cho người tham gia học nghề.

- Đội ngũ giáo viên dạy nghề (kể cả giáo viên thực hành) còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Tỷ lệ giáo viên/học sinh là 1/28 (thấp hơn so với tỷ lệ chuẩn là 1/20). Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn theo quy định của Tổng cục dạy nghề, Bộ LĐ-TB&XH là 87,1%. Hầu hết giáo viên ở các trung tâm dạy nghề và một bộ phận giáo viên dạy nghề ở các trường dạy nghề không đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của Bộ Lao động-TB&XH. Chương trình giảng dạy của nhiều nghề vẫn chưa được cập nhật, bổ sung, sửa chữa để phù hợp với yêu cầu thực tế.

- Hệ thống công cụ kiểm tra, giám sát, kiểm định và đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề (kể cả giáo viên thực hành) còn bất cập.

2. Trình độ học vấn, thể lực, tác phong

2.1 Về học vấn

Trình độ dân trí của Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng khá cao so với các nước có thu nhập như Việt Nam.



Theo tài liệu thống kê (Tài liệu môn kinh tế phát triển) thì:

Tỷ lệ người lớn biết chữ:



  • Của Việt Nam: 90,3%;

  • Của các nước có thu nhập thấp: 69,0%;

  • Của các nước có thu nhập trung bình: 90,0%;

  • Của Vĩnh Phúc: 90,5%;

Trình độ dân trí của dân cư Vĩnh Phúc cao hơn mức bình quân chung cả nước, song còn thấp hơn mức bình quân của vùng đồng bằng sông Hồng và TP Hà Nội. Theo bảng 7, tỷ trọng những người trong lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên của Vĩnh Phúc là 59,5%, của cả nước là 48,3%, còn của vùng đồng bằng sông Hồng là 66,6% và của Hà Nội là 68,8%.

Bảng 7: Cơ cấu lực lượng lao động 15 tuổi trở lên năm 2009

theo trình độ học vấn

Đơn vị: %

Chỉ tiêu

Vĩnh Phúc

Hà Nội

Vùng đồng bằng SH

Cả nước

- Chưa biết chữ

2,9

2,4

2,9

6,5

- Chưa tốt nghiệp tiểu học

15,5

12,4

14,0

20,8

- Tốt nghiệp tiểu học

23,0

16,8

17,2

25,7

- Tốt nghiệp trung học cơ sở

30,1

22,1

31,2

21,9

- Tốt nghiệp trung học phổ thông

29,4

46,7

35,4

26,4

Каталог: wp-content -> uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> Hãy là người đầu tiên biết
uploads -> Có chiến lược toàn diện về việc truyền phát tin tức
uploads -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
uploads -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
uploads -> ĐÁP Án và HƯỚng dẫn chấM ĐỀ khảo sát chất lưỢng học kỳ II
uploads -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu

tải về 3.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương