Quy hoạch phát triểnnhân lực tỉnh vĩnh phúC ĐẾn năM 2020 Vĩnh Phúc, tháng 12 năm 2011



tải về 3.02 Mb.
trang5/22
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích3.02 Mb.
#20109
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

Nguồn: Tổng hợp báo cáo từ các sở, ngành; Niên giám thống kê Vĩnh Phúc các năm 2000, 2005,2010

4.1. Nhân lực của nhóm ngành nông nghiệp (nông, lâm, thuỷ sản)

a) Những mặt được

- Sự chuyển dịch cơ cấu lao động có tiến bộ. Trong cơ cấu nội ngành, tốc độ lao động ngành nông, lâm nghiệp giảm trung bình 2,2%/năm trong thời kỳ 2000-2010 (giảm từ 423.574 người năm 2000 xuống còn 328.537 người năm 2010). Ngược lại, lao động ngành thuỷ sản có xu hướng tăng nhanh (tăng bình quân 20,0%/năm) từ 2.088 người năm 2000 lên 7.934 người năm 2005 và đạt 12.923 người năm 2010. Xu hướng đó phản ánh xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông nghiệp nông thôn mà tỉnh ta đang thực hiện.

- Chất lượng nhân lực trong ngành nông nghiệp đã được cải thiện. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản so với tổng lao động nông nghiệp có tiến bộ; đã tăng từ 11,9% năm 2000 lên 19% năm 2005 và đạt 32% năm 2010.
Bảng 12: Lao động ngành nông, lâm, thuỷ sản

Đơn vị: Người

Lao động

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2010

I. Tổng lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản

425.662

380.928

341.460

- Nông nghiệp

390.771

342.099

300.612

So với tổng số (%)

91,8

89,8

88,0

- Lâm nghiệp

32.803

30.895

27.925

So với tổng số (%)

7,7

8,1

8,2

- Thủy sản

2.088

7.934

12.923

So với tổng số (%)

0,5

2,1

3,8

II. Tổng số lao động qua đào tạo nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

59.095

72.122

109.267

Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%)

11,9

19

32

Hệ đào tạo nghề

55.418

65.954

98.167

- Sơ cấp nghề

52.830

59.675

86.535

- Trung cấp nghề

2.588

6.279

10.396

- Cao đẳng nghề

-

-

1.236

Hệ giáo dục- đào tạo

3.677

6.168

11.100

- Trung cấp CN

1.937

2.508

3.245

- Cao đẳng

1.051

2.099

4.533

- Đại học

689

1.561

3.278

- Trên đại học





44

Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc các năm 2000, 2005,2010

b) Những hạn chế chủ yếu

- Số lượng lao động của nhóm ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá cao (55,9% năm 2010) trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế.

- Thời gian nông nhàn của lao động nông nghiệp còn cao, do tính chất của hoạt động sản xuất nông nghiệp (còn chiếm trên 15%).

Tỷ lệ lao động qua đào tạo của khối ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản vẫn còn thấp (32% năm 2010) trong tổng số lao động của ngành nông nghiệp. Như vậy có thể thấy, số lao động trong khối ngành nông nghiệp chưa qua đào tạo còn cao. Đây là một trở ngại lớn cho việc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc.

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật và năng lực tổ chức, quản lý sản xuất từ qui mô kinh tế hộ đến doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Có 79% số lao động qua đào tạo ngành nông, lâm thủy sản chỉ qua sơ cấp và không có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn.



Năng suất lao động của nhóm ngành nông nghiệp rất thấp, năm 2000 chỉ là 2,37 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 4,57 triệu đồng (theo giá so sánh năm 1994).

4.2. Nhân lực của nhóm ngành công nghiệp- xây dựng

(1) Nhân lực ngành công nghiệp

a/ Những mặt được

- Nhân lực ngành công nghiệp có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng. Số lượng lao động trong nhóm ngành công nghiệp đã tăng hơn 3 lần, từ 25.323 người năm 2000 lên 81.405 người năm 2010, chiếm 13,3% trong tổng số lao động đang làm việc. Tốc độ tăng lao động bình quân giai đoạn 2000-2010 đạt 12,4% /năm. Trong ngành công nghiệp, lao động trong lĩnh vực chế biến chiếm số lượng lớn nhất với 78.675 người, tăng 54.345 người so với năm 2000 (tốc độ tăng bình quân là 12,4%/năm và chiếm 96,6% tổng số lao động của ngành công nghiệp).

Bảng 13: Lao động nhóm ngành công nghiệp-xây dựng

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu

2000

2005

2010

I. Tổng số lao động ngành công nghiệp - xây dựng

31.109

92.794

139.690

1. Công nghiệp

25.323

59.025

81.405

So với tổng số (%)

81,4

63,6

58,3

1.1. Công nghiệp khai thác mỏ

470

658

672

1.2. Công nghiệp chế biến

24.330

57.230

78.675

1.3. Sản xuất và phân phối điện khí đốt, nước

441

1.137

2.058

2. Xây dựng

5.786

33.449

58.285

So với tổng số (%)

18,6

36,0

41,7

II. Tổng số lao động qua đào tạo ngành công nghiệp - xây dựng

9.455

35.381

97.000

Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%)

31

38,13

69,43

Hệ đào tạo nghề

3.256

21.779

76.369

- Sơ cấp nghề

2.594

14.172

60.338

- Trung cấp nghề

662

7.007

15.255

- Cao đẳng nghề





776

Hệ giáo dục- đào tạo

6.199

13.602

20.631

- Trung cấp CN

1.804

6.654

10.185

- Cao đẳng

1.570

2.308

3.243

- Đại học

2.825

4.592

7.081

- Trên đại học



48

122

Nguồn: Niên giám thống kê các năm 2000, 2005, 2010

- Chất lượng nhân lực của nhóm ngành công nghiệp có nhiều tiến bộ. Lao động qua đào tạo của ngành có xu hướng tăng nhanh, từ 31% năm 2000 lên 75,1% năm 2005 và lên 80% năm 2010, chiếm 21% tổng số lao động qua đào tạo của tỉnh; bình quân mỗi năm tăng thêm 5.698 người.

Lao động qua đào tạo của một số lĩnh vực mũi nhọn ngành công nghiệp có chiều hướng tăng nhanh như cơ khí chế tạo, công nghệ thông tin, dệt may, chế biến thực phẩm đồ uống... .



Năng suất lao động của ngành công nghiệp tăng bình quân 14,8%/năm. Theo số liệu của Cục thống kê, năng suất lao động của ngành năm 2010 là 87,5 triệu đồng gấp 4 lần so với năm 2000 (21,7 triệu đồng).

b/ Những hạn chế chủ yếu

- Tỷ trọng lao động của ngành công nghiệp trong tổng số lao động của nền kinh tế vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Năm 2010, lao động ngành này chỉ chiếm 13,3% trong cơ cấu lao động của nền kinh tế của tỉnh.

- Chất lượng nhân lực của ngành công nghiệp tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng so với yêu cầu phát triển, đang là thách thức không nhỏ đối với quá trình CNH, HĐH của tỉnh ta trong những năm tới đây. Trong số 65.019 lao động đã qua đào tạo của khối ngành công nghiệp, số người qua đào tạo nghề chiếm tỷ trọng lớn: 80,8%. Phần lớn trong số đó là sơ cấp nghề và không có bằng cấp (chiếm tới 67,7%). Trong khi đó, số lượng nhân lực chất lượng cao (những người có trình độ đào tạo từ đại học, sau đại học) chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ 7,8%.

- Lao động có trình độ, năng lực kỹ thuật chuyên môn cao và công nhân lành nghề có kinh nghiệm nhìn chung còn thiếu. Khả năng làm chủ, ứng dụng dây chuyền, công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn hạn chế do chưa được đào tạo bài bản, trình độ ngoại ngữ kém, không có nhiều cơ hội tiếp cận với công nghệ sản xuất hiện đại, kỹ năng thực hành của lao động thấp. Ngay cả những người được đào tạo các cấp từ dạy nghề cho đến đại học, thì kỹ năng thực hành nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của người tuyển dụng. Hầu hết trong số họ phải tiếp tục đào tạo thêm, đào tạo bồi dưỡng trước khi sử dụng.

(2) Nhân lực ngành xây dựng

a/ Những mặt được

- Nhân lực ngành xây dựng tăng nhanh qua các năm. Năm 2000, số người làm việc trong lĩnh vực xây dựng của cả tỉnh là 5.786 người, đến năm 2010 là trên 58.285 người; tăng 10,07 lần so với năm 2000 (tốc độ tăng trưởng lao động bình quân giai đoạn 2000-2010 đạt 26%).

- Chất lượng nhân lực ngành xây dựng ngày càng được cải thiện và nâng cao. Theo số liệu thống kê, năm 2000 nhân lực qua đào tạo của ngành, chiếm 27%; năm 2005 chiếm 31,7% và năm 2010 đạt 45% tổng số lao động của ngành xây dựng. Như vậy, trong vòng 10 năm, mỗi năm có thêm 3.056 người được đào tạo mới. Trong số lao động qua đào tạo của ngành, số người có trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp đến cao đẳng, đại học và trên đại học tăng mạnh, năm 2010 có 4.285 người. Số lao động qua đào tạo nghề năm 2010 là trên 27.695 người, chiếm 86,6% so với tổng số lao động qua đào tạo của ngành.

b/ Những hạn chế chủ yếu

- Số lượng lao động của ngành xây dựng tuy tăng nhanh qua các năm nhưng tỷ trọng còn thấp ( Năm 2010, chỉ chiếm 9,5% tổng số lao động trong nền kinh tế).

- Chất lượng nhân lực của ngành xây dựng vẫn còn khá thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Số lượng công nhân kỹ thuật được bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển sản xuất. Vì vậy nhiều đơn vị sử dụng lao động phải thuê lao động nông nhàn, lao động chưa qua đào tạo…, đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình và an toàn lao động. Trong tổng số công nhân lao động của ngành có tới 46,6% là hợp đồng ngắn hạn và hợp đồng thời vụ, 13,8% là lao động phổ thông. Số lao động đã qua đào tạo năm 2010 chiếm 10,22% trong tổng số lao động đã qua đào tạo của tỉnh.



- Năng suất lao động của ngành xây dựng thấp. Theo thống kê năm 2010 là 22,56 triệu đồng.

4.3. Nhân lực của các ngành dịch vụ

a). Những mặt được:

- Nhân lực các ngành dịch vụ tăng nhanh về số và chất lượng, phản ánh một cách khách quan xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.

Số lượng lao động ngành dịch vụ đã tăng từ 35.688 người năm 2000 lên 129.990 người năm 2010, tốc độ tăng lao động bình quân giai đoạn 2000-2010 đạt 13,8%/năm. Tỷ trọng lao động của ngành dịch vụ trong tổng số lao động của nền kinh tế năm 2010 (21,2%) đã tăng gấp 3 lần so với năm 2000 (7,24%).

Trong các ngành dịch vụ, lĩnh vực thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ mô tô, xe máy có lực lượng lao động cao nhất với trên 60.266 người. Tuy nhiên, lĩnh vực tài chính, tín dụng và kinh doanh dịch vụ tài sản và tư vấn lại là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng lao động nhanh nhất. Giai đoạn 2000-2010, lĩnh vực tài chính, tín dụng tăng bình quân 13,22%/năm và kinh doanh dịch vụ tài sản, tư vấn đạt tốc độ tăng 24,93%/năm. Đây là những lĩnh vực có thế mạnh và đang rất phát triển trong những năm gần đây.

- Chất lượng nhân lực các ngành dịch vụ ngày càng được cải thiện.

Số lượng lao động qua đào tạo tăng nhanh qua thời gian: năm 2000 là 28,7%; năm 2005 tăng lên 49,5% và năm 2010 đạt 82,0% tổng số lao động của khối ngành dịch vụ. Tốc độ tăng lao động qua đào tạo bình quân thời kỳ 2000-2010 đạt 13,8%/năm. Trong số 106.637 lao động qua đào tạo thì có đến 30% có trình độ từ cao đẳng, đại học, trên đại học.



b) Những hạn chế chủ yếu

- Số lượng lao động làm việc trong các ngành dịch vụ của tỉnh tuy có tăng qua các năm, song vẫn thấp. Số lượng lao động làm việc trong ngành/lĩnh vực dịch vụ trọng yếu, mũi nhọn như viễn thông, công nghệ phần mềm, hoạt động tài chính, bảo hiểm, pháp luật, du lịch, kiểm toán, thiết kế, nghiên cứu khoa học… vẫn còn rất ít.



- Chất lượng nhân lực của các ngành dịch vụ tuy chiếm tỷ trọng cao trong toàn nền kinh tế nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu. Tỷ lệ lao động qua đào tạo các loại trên tổng số lao động của các ngành dịch vụ 81,8% (106.637 người) và chiếm 34% trong số lao động qua đào tạo. Trong số nhân lực qua đào tạo, lao động qua đào tạo nghề chiếm số lượng 56,6% (năm 2010).

Bảng 14 : Lao động các ngành dịch vụ

Đơn vị: Người

Ngành 

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2010

I. Tổng số lao động ngành Dịch vụ

35.688

85.278

129.990

Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình

14.561

42.195

60.266

Khách sạn và nhà hàng

2.200

5.563

10.854

Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc

3.355

8.010

13.295

Tài chính, tín dung

467

1.148

1.616

Hoạt động khoa học và công nghệ

396

855

1.428

Các hoạt động liên quan đến dịch vụ tư vấn

153

850

1.417

Quản lý Nhà nước và ANQP, bảo đảm xã hội bắt buộc

3482

8179

12.350

Giáo dục và đào tạo

8.332

10.445

12.033

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội

1.308

3.009

4.895

Hoạt động văn hóa và thể thao

156

418

1.710

Các hoạt động Đảng,

698

2.158

3.666

Hoạt động phục vụ xã hội

580

1.100

2.745

Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân



1.348

3.715

II. Tổng số lao động qua đào tạo ngành Dịch vụ

10.243

42.247

106.637

Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%)

28,7

49,5

81,8

Hệ đào tạo nghề

1.359

17.584

58.890

- Sơ cấp nghề

796

15.488

47.886

- Trung cấp nghề

563

2.096

10.109

- Cao đẳng nghề





895

Hệ giáo dục- đào tạo

8.884

24.663

47.747

- Trung cấp CN

2.151

9.482

16.230

- Cao đẳng

3.127

5.041

7.869

- Đại học

3.527

9.918

22.875

- Trên đại học

79

222

773

Nguồn: Niên giám thống kê các năm 2000, 2005,2010

Каталог: wp-content -> uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> Hãy là người đầu tiên biết
uploads -> Có chiến lược toàn diện về việc truyền phát tin tức
uploads -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
uploads -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
uploads -> ĐÁP Án và HƯỚng dẫn chấM ĐỀ khảo sát chất lưỢng học kỳ II
uploads -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu

tải về 3.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương