Quy hoạch phát triểnnhân lực tỉnh vĩnh phúC ĐẾn năM 2020 Vĩnh Phúc, tháng 12 năm 2011



tải về 3.02 Mb.
trang4/22
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích3.02 Mb.
#20109
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

Nguồn : Tổng điều tra dân số Việt Nam 1-4-2009. NXB Thống kê, 2009

2.2. Về thể lực

Thể lực và tầm vóc của nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc đã được cải thiện và từng bước được nâng cao, rõ nhất là tại khu vực thành phố Vĩnh Yên, các trung tâm huyện, thị và các khu vực đô thị. Tuy nhiên các chỉ số về thể lực và tầm vóc của người lao động Vĩnh Phúc nói riêng và cả nước nói chung vẫn còn thấp so với tiêu chuẩn chưa đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bước vào nền sản xuất công nghiệp tiên tiến.



2.3. Tác phong lao động

Trong những năm gần đây, mức độ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người lao động được nâng lên. Thói quen làm việc tuân thủ những quy định và kỷ luật đã có bước tiến bộ, đặc biệt trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân do tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân nói chung và người lao động nói riêng.

Tuy nhiên, phần lớn lao động đang làm việc trong nền kinh tế, đa số xuất thân từ nông thôn, quen với lối sản xuất nông nghiệp nên khi bước vào nền sản xuất công nghiệp, lao động chưa thể thích nghi ngay với môi trường làm việc mới. Do đó, trong giai đoạn đầu, việc chấp hành ý thức tổ chức, kỷ luật, pháp luật lao động còn hạn chế, cần thời gian để thích nghi. Việc điều chỉnh bất cập này phải được giáo dục, rèn luyện từ trong trường phổ thông.

3. Nhân lực theo cơ cấu và trình độ chuyên môn kỹ thuật (bậc đào tạo)

3.1. Những mặt được

- Lao động Vĩnh Phúc đang dịch chuyển cơ cấu theo hướng CNH, HĐH. Trong 10 năm qua, cơ cấu lao động ở ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tuy chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế nhưng đã giảm từ 86,44% năm 2000 xuống 55,93% năm 2010 (84.202 người). Ngành công nghiệp - xây dựng đã có mức tăng từ 6,32% năm 2000 lên 22,87% năm 2010 (108.581 người) và ngành dịch vụ: tăng từ 7,24% năm 2010 lên 21,2% năm 2010 (94.302 người).



Bảng 8: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế

Lao động

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2010

Tổng số lao động (người)

492.459

559.000

611.140

Nông, lâm nghiệp - Thuỷ sản

425.662

380.928

341.460

Công nghiệp- Xây dựng

31.109

92.794

139.690

Dịch vụ

35.688

85.278

129.990

Cơ cấu lao động giữa các ngành (%)

100

100

100

Nông, lâm nghiệp - Thuỷ sản

86,44

68,14

55,93

Công nghiệp- Xây dựng

6,32

16,6

22,87

Dịch vụ

7,24

15,2

21,20

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010

- Lao động qua đào tạo trong tỉnh ngày càng tăng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo: tăng từ 16% năm 2000 lên 25% năm 2005, năm 2010 đạt 51,2%. Trong đó: tỷ lệ đã qua đào tạo nghề tăng từ 8% năm 2000 lên 15,41% năm 2005 và tăng lên 38,2% năm 2010. Bình quân hàng năm tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng 3%-5%/năm; tỷ lệ đã qua đào tạo nói chung của lực lượng lao động tỉnh Vĩnh Phúc cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước (cả nước: 40%). Mức tăng nhanh chóng này là do công tác đào tạo được chú trọng hơn, sự tham gia của xã hội rộng rãi hơn, và đặc biệt là do lĩnh vực dạy nghề tăng rất nhanh (bình quân tăng 16,92%/năm).

- Cơ cấu nhân lực qua đào tạo ngày càng hợp lý hơn. Theo số liệu ở bảng 9, trong thời gian 10 năm qua, trong tổng số lao động qua đào tạo, tỷ lệ những người được đào tạo nghề có xu hướng tăng lên rõ rệt. Cơ cấu nhân lực được đào tạo đã hình thành: 1: 0,6: 4,7. Nghĩa là cứ 1 đại học-cao đẳng thì có 0,6 trung học chuyên nghiệp và 4,7 công nhân kỹ thuật. Chất lượng nhân lực ở các trình độ đào tạo được nâng lên, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Phương thức đào tạo nhân lực theo nhu cầu của xã hội bước đầu đạt được hiệu quả tích cực.

Bảng 9: Lao động qua đào tạo chia theo các cấp bậc đào tạo

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu

Năm

2000

Năm

2005

Năm

2010

Tổng số nhân lực qua đào tạo

78.793

139.750

312.904

% so với tổng số lao động đang làm việc

16

25

51,2

Trong đó:










1) Hệ đào tạo nghề

39.633

86.152

233.427

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo

50,3

61,65

74,6

Sơ cấp nghề

35.820

65.265

194.760

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo

45,5

46,7

62,2

- Trung cấp nghề

3.813

14.355

35.760

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo

4,8

10,3

11,4

- Cao đẳng nghề







2.907

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo

-

-

0,9

2) Hệ giáo dục và đào tạo

39.160

53.598

79.477

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo

49,7

38,35

25,4

- Trung cấp chuyên nghiệp

22.392

26.825

29.659

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo

28,4

23,9

9,5

- Cao đẳng

9.648

11.523

15.645

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo

12,2

8,2

5

- Đại học

7.041

14.998

33.234

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo

8,9

10,7

10,6

- Trên đại học

79

252

939

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo

0,1

0,2

0,3

3) Tỷ lệ lao động được đào tạo theo trình độ chung ở cả 2 hệ










- Trung cấp

26.205

41.179

65.419

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo

33,3

29,47

20,9

- Cao đẳng

9.648

11.523

18.552

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo

12,2

8,2

5,9

Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo của các ngành; Niên giám thống kê năm 2010.
- Năng suất lao động xã hội của tỉnh đã có bước chuyển biến tích cực, năm 2000 là 10,9 triệu đồng/người, tăng lên 21,5 triệu đồng năm 2005 và lên 45 triệu đồng năm 2010 (theo giá cố định năm 1994). Cụ thể năng suất lao động của các ngành như sau:

Bảng 10: Năng suất lao động xã hội phân theo ngành kinh tế


 

Năm

Năng suất lao động
(Nghìn đồng/người)

Tốc độ tăng năng suất lao động
(%)

2000

2005

2010

2001-2005

2006-2010

2001-2010

Toàn nền kinh tế

10.900

21.500

45.000

14,6

15,9

15,2

Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

2.368

3.250

4.567

6,5

7,0

6,8

Công nghiệp - Xây dựng

2.776

36.310

53.050

5,5

7,9

6,7

Dịch vụ

13.850

19.550

29.750

7,1

8,8

7,9

Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê Vĩnh Phúc các năm 2000, 2005,2010.

3.2 Những hạn chế chủ yếu

- Nhân lực qua đào tạo của Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 - 2010 có chiều hướng tăng nhanh, nhưng số người qua đào tạo nghề có bằng cấp và chứng chỉ của tỉnh ta vẫn ở mức thấp so với tổng số lao động đã qua đào tạo. Theo số liệu thống kê năm 2010, trong số 312.904 lao động đã qua đào tạo trên tổng số 611.140 người lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân, thì chỉ có 119.145 người (tương đương với 38,08% tổng số lao động qua đào tạo của tỉnh) có bằng cấp, chứng chỉ do các cơ sở có chức năng đào tạo trong và ngoài nước cấp. Số còn lại, khoảng 193.759 người tuy qua đào tạo, nhưng ở dạng ngắn hạn (thường là dưới 3 tháng) và không có bằng cấp, chứng chỉ. Nhóm lao động này năm 2000 mới có 42.820 người, tức là tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2000-2010 trên 22,81%/năm.

- Nhân lực đào tạo ở các bậc hàng năm vẫn tăng, nhưng đội ngũ nhân lực chất lượng cao vẫn thiếu so với nhu cầu của xã hội. Nhiều ngành nghề/lĩnh vực có tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu nhân lực, những lĩnh vực đang thiếu nhân lực gồm: kinh doanh tài chính, ngân hàng, kiểm toán, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, cơ khí chế tạo… Bên cạnh đó còn thiếu nhiều chuyên gia trình độ cao, thiÕu công nhân lành nghề;



- Khả năng sử dụng ngoại ngữ làm công cụ giao tiếp và làm việc của đội ngũ nhân lực còn hạn chế. Thực tế cho thấy, phần lớn đội ngũ nhân lực, kể cả những người có trình độ đại học, trên đại học chưa có khả năng sử dụng ngoại ngữ để tham khảo, nghiên cứu tài liệu nước ngoài hoặc theo học các chương trình đào tạo bằng tiếng nước ngoài.

4. Nhân lực Vĩnh Phúc chia theo nhóm ngành/lĩnh vực (nông nghiệp, công nghiệp-xây dựng và dịch vụ)

* Những mặt được:

Tỷ trọng lao động qua đào tạo của mỗi nhóm ngành so với tổng số lao động của nhóm ngành đó đều có xu hướng tăng lên theo thời gian, trong đó khu vực dịch vụ có tốc độ tăng cao, từ 28,7% năm 2000 lên 82% năm 2010, khu vực công nghiệp xây dựng tăng từ 30,4% năm 2000 lên 69,4% năm 2010; khu vực nông, lâm, thủy sản có tốc độ tăng từ 11,9% năm 2000 lên 32% năm 2010, do trong thời gian qua tỉnh đã tập trung đào tạo nghề cho khu vực nông nghiệp nông thôn nên số lượng và tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng rất nhanh.



* Những hạn chế chủ yếu:

- Phần lớn lực lượng lao động vẫn thuộc lĩnh vực nông nghiệp do dân số vẫn tập chủ yếu ở khu vực nông thôn.

- Quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa trong thời gian gần đây khá nhanh, nhưng chỗ làm việc trong các ngành phi nông nghiệp tăng còn chậm, nên tốc độ chuyển dịch lao động lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp diễn ra còn chậm, chưa tương xứng với yêu cầu.

- Tinh thần, tác phong của một bộ phận lớn lao động tỉnh ta vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi tư duy, tập quán tiểu nông, tư duy của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, không còn phù hợp với tính chất của kinh tế công nghiệp và kinh tế thị trường.

- Hệ thống giáo dục - đào tạo và dạy nghề đã và đang bộc lộ nhiều bất cập, chưa gắn với nhu cầu của xã hội. Công tác phân luồng, hướng nghiệp học sinh để đào tạo chưa tốt, dẫn đến nơi thiếu, nơi thừa lao động.



Bảng 11: Lao động qua đào tạo chia theo nhóm ngành

Đơn vị tính: Người

Nhóm ngành

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2010

Tổng lao động đang làm việc trong nền KTQD

492.459

559.000

611.140

Tổng lao động qua đào tạo của cả nền kinh tế

78.793

139.750

312.904

I. Nông, lâm, ngư nghiệp

59.095

67.306

109.267

% so với tổng lao động Nông, lâm, ngư nghiệp

11,9

19

32

% so với tổng lao động qua đào tạo

75,0

48,2

34,9

II. Công nghiệp - xây dựng

9.455

33.018

97.000

% so với tổng lao động công nghiệp và xây dựng

30,4

38,1

69,4

% so với tổng lao động qua đào tạo

12,0

23,6

31,0

Công nghiệp

8.037

23.112

65.019

% so với tổng lao động công nghiệp

31,0

75,1

80,0

% so với tổng lao động qua đào tạo

10,2

16,5

20,8

Xây dựng

1.418

9.906

31.981

% so với tổng lao động xây dựng

27,4

31,7

45

% so với tổng lao động qua đào tạo

1,8

7,1

10,2

III. Dịch vụ

10.243

39.426

106.637

% so với tổng lao động dịch vụ

28,7

49,5

82,0

% so với tổng lao động qua đào tạo

13,0

28,2

34,1

Каталог: wp-content -> uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> Hãy là người đầu tiên biết
uploads -> Có chiến lược toàn diện về việc truyền phát tin tức
uploads -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
uploads -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
uploads -> ĐÁP Án và HƯỚng dẫn chấM ĐỀ khảo sát chất lưỢng học kỳ II
uploads -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu

tải về 3.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương