Quy hoạch phát triểnnhân lực tỉnh vĩnh phúC ĐẾn năM 2020 Vĩnh Phúc, tháng 12 năm 2011



tải về 3.02 Mb.
trang8/22
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích3.02 Mb.
#20109
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   22

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu tổng quát

- Nâng cao toàn diện chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững trong quá trình CNH, HĐH, hội nhập quốc tế và phát triển nền kinh tế tri thức.

- Chỉ ra được số lượng, chất lượng, cơ cấu và trình độ nhân lực; hầu hết nhân lực phải được tốt nghiệp THCS và được đào tạo, đào tạo nghề phù hợp với sức khoẻ, khả năng cá nhân;

- Phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo, tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng. Tích cực phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Đảm bảo phấn đấu để cán bộ lãnh đạo quản lý, công chức, viên chức là nền tảng nhân lực chất lượng cao chuẩn về trình độ, phong cách, kỷ cương, năng lực. Xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi, trình độ cao làm công tác xây dựng Đảng, đoàn thể và trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế, kỹ thuật, văn hoá, xã hội.

- Phát triển nhanh nhân lực những ngành, lĩnh vực mà Vĩnh Phúc có lợi thế so sánh.

- Đầu tư phát triển mạnh các cơ sở đào tạo, mở rộng sắp xếp hợp lý quy mô giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, nhất là bậc cao đẳng, đại học, trên đại học. Xây dựng Vĩnh Phúc thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn chất lượng và chất lượng cao trong khu vực và của cả nước.

- Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, đào tạo theo địa chỉ.



2.2. Mục tiêu cụ thể

+ Đến năm 2015

- Hầu hết thanh niên từ 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS và tiếp tục vào học THPT, BT THPT, TCCN, trung cấp nghề.

- Cán bộ quản lý, cán bộ hành chính sự nghiệp, cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định và đạt tỷ lệ trên chuẩn nhất định (đối với 4 chức danh chuyên môn) là 30-40%. Tác phong tổ chức, chỉ huy cơ bản đáp ứng yêu cầu.

- Phấn đấu đến năm 2015, tỉnh đạt khoảng 350 sinh viên/1 vạn dân; 08 bác sỹ/1 vạn dân; ít nhất 700-800 cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và khoảng 500 cán bộ có đủ trình độ ngoại ngữ để có thể giao tiếp với người nước ngoài; có đội ngũ chuyên môn giỏi ở các lĩnh vực chủ yếu. Bên cạnh đó cần phải chú trọng đào tạo chuẩn về trình độ (về mặt ngoại ngữ, về trình độ tay nghề) cho lực lượng lao động hướng đi xuất khẩu.

- Phấn đấu từ nay đến 2015 cử được khoảng 70-100 cán bộ đi bồi dưỡng chuyên môn và đi đào tạo ở các lớp liên kết với nước ngoài hoặc ở nước ngoài theo yêu cầu nhiệm vụ được xác định. Đáp ứng về cơ bản cho tỉnh đối với từng loại lao động.

- Phấn đấu đến năm 2015, 66% lao động được qua đào tạo, trong đó lao động qua đào tạo nghề chiếm trên 77% (so với tổng số lao động qua đào tạo).



- Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng từ 32% năm 2010 lên khoảng 42,5% năm 2015; ngành công nghiệp tăng từ mức 80% năm 2010 lên 86% năm 2015, ngành xây dựng tăng từ mức 45% năm 2010 đến 56% năm 2015; ngành dịch vụ tăng từ 81,8% năm 2010 lên 84% năm 2015.

- Phấn đấu hàng năm đưa 1.100 lao động đi làm việc ở nước ngoài.



+ Đến năm 2020

- Chất lượng giáo dục, đào tạo đạt mức độ cao, tất cả học sinh được học tập và hoạt động cả ngày ở trường; các nhà trường đều đạt chuẩn theo quy định của nhà nước.

- Có đội ngũ lãnh đạo quản lý, được đào tạo cơ bản, tác phong tổ chức, chỉ huy theo kịp yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế.

- Tỉnh đạt khoảng 450 sinh viên/ 1 vạn dân; 10 bác sỹ/1 vạn dân; cơ bản đội ngũ cán bộ công chức có đủ trình độ ngoại ngữ để có thể làm việc với người nước ngoài. Phát triển đội ngũ chuyên môn giỏi trong tất cả các lĩnh vực.

- 80% lao động được qua đào tạo, trong đó lao động qua đào tạo nghề chiếm 80% (so với tổng số lao động qua đào tạo; Phấn đấu vượt chỉ tiêu này và đạt chỉ tiêu đào tạo cho các tỉnh Đồng bằng sông Hồng theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phát triển nhân lực đến năm 2020); Trong đó chú trọng đào tạo trình độ chuyên môn tốt để hướng ra xuất khẩu, nhằm tiếp thu các công nghệ hiện đại từ các nước nhận lao động trực tiếp, tạo điều kiện thuận lợi và xây dựng nền tảng nòng cốt trong sự nghiệp phát triển công nghiệp của tỉnh.

- Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng từ 42,5% năm 2015 lên 64% năm 2020; ngành công nghiệp tăng từ mức 86% năm 2015 lên 94% năm 2020, ngành xây dựng tăng từ mức 56% năm 2015 đến 67% năm 2020; ngành dịch vụ tăng từ 84% năm 2015 lên khoảng 89,4% năm 2020.

- Phấn đấu hàng năm đưa 1.500 - 2.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

Quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục các cấp làm nền tảng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Xây dựng cơ cấu nhân lực hợp lý; Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề, đảm bảo thiết thực, hợp lý, gắn đào tạo với sử dụng.



Phát triển nhân lực về số lượng, cơ cấu và trình độ, trên các mặt cụ thể như sau:

1. Định hướng phát triển nhân lực chia theo bậc đào tạo

- Về tỷ lệ nhân lực qua đào tạo cơ cấu: tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo với cơ cấu hợp lý. Năm 2015 tổng số nhân lực qua đào tạo 462.300 người (chiếm 66%) và năm 2020 gần 640.000 người (chiếm 80%). Trong tổng số nhân lực qua đào tạo, số nhân lực đào tạo qua hệ thống dạy nghề năm 2015 sẽ có 358.290 người (bằng 77% so với tổng số lao động qua đào tạo) và 512.000 người (bằng 80% so với tổng số lao động qua đào tạo) vào năm 2020.

Bảng 22 : Dự tính nhu cầu nhân lực chia theo bậc đào tạo

của toàn bộ nền kinh tế đến năm 2020

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu

2010

2015

2020

Tổng số lao động đang làm việc trong nền KTQD

611.140

705.000

800.000

Tổng số nhân lực qua đào tạo

312.904

462.300

640.000

% so với tổng số lao động đang làm việc

51

66

80

1) Hệ đào tạo nghề

233.427

358.290

512.000

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo

74,6

77

80

- Sơ cấp nghề

194.760

268.710

340.120

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo

62,2

58,1

53,1

- Trung cấp nghề

35.760

73.760

130.660

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo

11,4

16,0

20,4

- Cao đẳng nghề

2.907

15.820

41.220

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo

0,9

3,4

6,4

2) Hệ giáo dục và đào tạo

79.477

104.010

128.000

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo

25,4

22,5

20,0

- Trung cấp chuyên nghiệp

29.659

34.076

38.600

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo

9,5

7,4

6,0

- Cao đẳng

15.645

17.543

19.400

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo

5,0

3,8

3,0

- Đại học

33.234

50.530

66.160

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo

10,6

10,9

10,3

- Trên đại học

939

1.861

3.840

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo

0,3

0,4

0,6

3) Tỷ lệ lao động được đào tạo theo trình độ chung ở cả 2 hệ

 

 

 

- Trung cấp

65.419

109.836

172.260

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo

20,9

23,8

26,9

- Cao đẳng

18.552

35.363

63.620

% so với tổng số nhân lực qua đào tạo

5,9

7,6

9,9

Nguồn: Theo tính toán của nhóm tư vấn nghiên cứu dự án; Tổng hợp báo cáo của các sở ngành liên quan.

- Về cơ cấu bậc đào tạo: năm 2015, số nhân lực qua đào tạo lần lượt ở các bậc như sau:

+ Bậc sơ cấp nghề: 268.710 người, chiếm 58,1%;

+ Bậc trung cấp nghề: 73.760 người (chiếm 16%); bậc trung cấp chuyên nghiệp: 34.076 người (7,4%)

+ Bậc cao đẳng nghề: 15.820 người (3,4%); bậc cao đẳng: 17.543 người (3,8%).

+ Bậc đại học: 50.530 người (10,9%) và bậc trên đại học: 1.861 người (chiếm 0,4 %)

Năm 2020, số nhân lực đào tạo ở bậc sơ cấp nghề: 340.120 người, chiếm 53,1%;

+ Bậc trung cấp nghề: 130.660 người (20,4%); bậc trung cấp chuyên nghiệp: 38.600 người (6,0%)

+ Bậc cao đẳng nghề: 41.220 người (6,4%); bậc cao đẳng: 19.400 người (3,0%)

+ Bậc đại học: 66.160 người (10,3%) và bậc trên đại học: 3.840 người (chiếm 0,6%).

Hình 1: Cơ cấu lao động qua đào tạo toàn nền kinh tế đến năm 2020



Nguồn: Theo tính toán của nhóm tư vấn nghiên cứu dự án.

2. Phát triển nhân lực chia theo ngành/ lĩnh vực

2.1. Nhân lực khối ngành Công nghiệp - Xây dựng

- Về số lượng: Nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 139.690 người (chiếm 22,86%) năm 2010 lên 215.000 người năm 2015 (chiếm 30,5%) và 305.000 người (chiếm 38,13%) vào năm 2020; trong đó nhân lực ngành công nghiệp tăng lên 124.152 người vào năm 2015 và 189.100 người năm 2020; nhân lực ngành xây dựng sẽ tăng lên 90.848 người năm 2015 và 115.900 người năm 2020.

- Về chất lượng: Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 69% năm 2010 lên 73% năm 2015 và 80% năm 2020.

Có từ 31,5% đến 34% tỷ lệ lao động khối ngành công nghiệp - xây dựng cần đào tạo bồi dưỡng trong tổng số lao động đã qua đào tạo của khối ngành. Trong đó, đối tượng cần đào tạo bồi dưỡng chủ yếu là đội ngũ lao động qua đào tạo nghề các bậc.


Bảng 23: Dự tính nhu cầu nhân lực chia theo

bậc đào tạo của khối ngành Công nghiệp - Xây dựng đến năm 2020

Đơn vị: người

Năm

Nhu cầu lao động qua đào tạo

Cơ cấu bậc đào tạo (%)

2010

2015

2020

2010

2015

2020

Tổng số nhân lực làm việc

611.140

705.000

800.000

 

 

 

Tổng lao động ngành Công nghiệp -xây dựng

139.690

215.000

305.000

 

 

 

% so với tổng LĐ làm việc trong nền kinh tế

22,86

30,50

38,13

 

 

 

Tổng lao động ngành Công nghiệp - Xây dựng qua đào tạo

97.000

160.675

243.200

100

100

100

% so với lao động ngành công nghiệp xây dựng

69,43

73

80



 

 

Hệ đào tạo nghề

76.369

135.127

212.731

78,73

84,10

87,47

Sơ cấp nghề

60.338

97.597

136.853

62,20

60,74

56,27

Trung cấp nghề

15.255

34.734

67.123

15,73

21,62

27,60

Cao đẳng nghề

776

2.796

8.755

0,80

1,74

3,60

Hệ giáo dục - đào tạo

20.631

25.548

30.469

21,27

15,90

12,53

Trung cấp chuyên nghiệp

10.185

12.348

14.636

10,50

7,69

6,02

Cao đẳng

3.243

3.792

4.164

3,34

2,36

1,71

Đại học

7.081

9.140

11.207

7,30

5,69

4,61

Trên đại học

122

268

462

0,13

0,17

0,19

Nguồn: Theo tính toán của nhóm tư vấn nghiên cứu dự án; Tổng hợp báo cáo của các sở ngành liên quan;

Trong lĩnh vực công nghiệp tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 80% năm 2010 lên 86% năm 2015 và 94% năm 2020, trong đó:

+ Bậc sơ cấp nghề chiếm 59,94% năm 2015 và giảm còn 56,25% năm 2020,

+ Bậc trung cấp nghề chiếm 22,86% năm 2015 và tăng lên 29,94% năm 2020; bậc trung cấp chuyên nghiệp chiếm 7,39% năm 2015 và 5,72% năm 2020,

+ Bậc cao đẳng nghề chiếm 1,24% năm 2015 và 3,05% năm 2020; bậc cao đẳng chiếm 2,41% năm 2015 và chiếm 1,79 % năm 2020,

+ Bậc đại học và trên đại học chiếm 7,17% năm 2015 và chiếm 5,84% năm 2020.

Trong lĩnh vực xây dựng tỷ lệ nhân lực qua đào tạo tăng từ 45% năm 2010 lên 56% năm 2015 và 67% năm 2020, trong đó:

+ Bậc sơ cấp nghề chiếm 57,76% năm 2015 và giảm xuống còn 55,67% năm 2020,

+ Bậc trung cấp nghề chiếm 18,94% năm 2015 và tăng lên 23,25% năm 2020; bậc trung cấp chuyên nghiệp chiếm 8,32% và giảm xuống còn 6,65% năm 2020,

+ Bậc cao đẳng nghề chiếm 2,83% năm 2015 và lên 4,78% năm 2020; bậc cao đẳng chiếm 2,26% và chiếm 1,55% năm 2020,



+ Bậc đại học và trên đại học chiếm 3.02% năm 2015 và 2,57% năm 2020.

Bảng 24 : Dự tính nhu cầu nhân lực chia theo

bậc đào tạo của ngành Công nghiệp đến năm 2020

Đơn vị: người

Năm

Nhu cầu lao động qua đào tạo

Cơ cấu bậc đào tạo (%)

2010

2015

2020

2010

2015

2020

Tổng số nhân lực làm việc

611.140

705.000

800.000

 

 

 

Tổng lao động ngành Công nghiệp

81.274

124.152

189.100

 

 

 

Tổng lao động ngành CNqua đào tạo

65.019

109.800

167.547

100

100

100

% so với tổng lao động ngành CN

80

86

94

 

 

 

Hệ đào tạo nghề

51.839

92.267

147.733

79,73

84,03

89,24

Sơ cấp nghề

41.128

65.812

93.126

63,26

59,94

56,25

Trung cấp nghề

10.127

25.098

49.565

15,58

22,86

29,94

Cao đẳng nghề

584

1357

5042

0,90

1,24

3,05

Hệ giáo dục - đào tạo

13.180

17.533

19.814

20,27

15,97

11,97

Trung cấp chuyên nghiệp

6.852

8.117

9.472

10,54

7,39

5,72

Cao đẳng

2.356

2.643

2.964

3,62

2,41

1,79

Đại học

5.876

7.650

9.345

9,04

6,97

5,64

Trên đại học

96

223

333

0,15

0,20

0,20

Nguồn: Theo tính toán của nhóm tư vấn nghiên cứu dự án; Tổng hợp báo cáo của các sở ngành liên quan.

Hình 2: Cơ cấu lao động qua đào tạo ngành công nghiệp đến năm 2020



Nguồn: Theo tính toán của nhóm tư vấn nghiên cứu dự án;

Trong tổng số lao động đã qua đào tạo của khối ngành, tỷ lệ lao động ngành xây dựng cần đào tạo bồi dưỡng từ 40% đến 43,5%. Do khoa học công nghệ và kỹ thuật áp dụng vào ngành luôn thay đổi rất nhanh nên nhân lực ngành cần phải được bồi dưỡng thường xuyên, bổ sung cập nhật những kiến thức, công nghệ mới để áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.



Bảng 25: Dự tính nhu cầu nhân lực chia theo

bậc đào tạo của ngành Xây dựng đến năm 2020

Đơn vị: người

Năm

Nhu cầu lao động qua đào tạo

Cơ cấu bậc đào tạo (%)

2010

2015

2020

2010

2015

2020

Tổng số nhân lực làm việc

611.140

705.000

800.000

 

 

 

Tổng số lao động Xây dựng

58.285

90.848

115.900

 

 

 

Tổng lao động ngành xây dựng qua đào tạo

26.228

50.875

77.653

100

100

100

% so với tổng lao động ngành xây dựng

45

56

67

 

 

 

Hệ đào tạo nghề

24.530

40.460

64.998

76,70

79,53

83,70

Sơ cấp nghề

19.210

29.385

43.227

60,07

57,76

55,67

Trung cấp nghề

5.128

9.636

18.058

16,03

18,94

23,25

Cao đẳng nghề

192

1.439

3.713

0,60

2,83

4,78

Hệ giáo dục - đào tạo

7.451

8.015

10.655

23,30

15,75

13,72

Trung cấp chuyên nghiệp

3.333

4.231

5.164

10,42

8,32

6,65

Cao đẳng

887

1.149

1.200

2,77

2,26

1,55

Đại học

1.205

1.490

1.862

3,77

2,93

2,40

Trên đại học

26

45

129

0,08

0,09

0,17

Nguồn: Theo tính toán của nhóm tư vấn nghiên cứu dự án; Tổng hợp báo cáo của các sở ngành liên quan.

Hình 3: Cơ cấu lao động qua đào tạo ngành Xây dựng đến năm 2020



Nguồn: Theo tính toán của nhóm tư vấn nghiên cứu dự án.

2.2. Nhân lực khối ngành Dịch vụ

- Về số lượng: Nhân lực trong khu vực dịch vụ tăng từ 129.990 người (chiếm 21,27%) năm 2010 lên 225.000 người (chiếm 31,9%) năm 2015 và 315.000 người (chiếm 39,4%) năm 2020.

- Về chất lượng: Tỷ lệ lao động qua đào tạo khu vực dịch vụ tăng từ 81,8% năm 2010 lên 84% năm 2015 và 89,4% năm 2020. Trong đó, cơ cấu bậc đào tạo như sau:

+ Trình độ sơ cấp nghề 83.049 người (chiếm 43,94%) năm 2015 và 116.210 người (chiếm 41,27%) năm 2020;

+ Trình độ trung cấp nghề 26.526 người (chiếm 14,03%) năm 2015 và 48.593 người (chiếm 17,26%) năm 2020; trình độ trung cấp chuyên nghiệp 18.277 người (chiếm 9,67%) năm 2015 và 20.405 người (chiếm 7,25%) năm 2020.

+ Trình độ cao đẳng nghề 11.326 người (chiếm 5,99%) năm 2015 và 29.704 người (chiếm 10,55%) năm 2020; trình độ cao đẳng 10.027 người (chiếm 5,31%) năm 2015 và 11.791 người (chiếm 4,19%) năm 2020.



+ Trình độ đại học 38.069 người (chiếm 20,14%) năm 2015 và 51.603 người (chiếm 18,32%) năm 2020; trình độ trên đại học 1.526 người (chiếm 0,81%) năm 2015 và 3.294 người (chiếm 1,17%) năm 2020.

Bảng 26: Dự tính nhu cầu nhân lực chia theo

bậc đào tạo của khối ngành Dịch vụ đến năm 2020

Đơn vị: người

Năm

Nhu cầu lao động qua đào tạo

Cơ cấu bậc đào tạo (%)

2010

2015

2020

2010

2015

2020

Tổng số nhân lực làm việc trong nền kinh tế

611.140

705.000

800.000

 

 

 

I. Tổng lao động Dịch vụ

129.990

225.000

315.000

 

 

 

% so với tổng LĐ làm việc trong nền kinh tế

21,27

31,91

39,38

 

 

 

II. Tổng lao động Dịch vụ qua đào tạo

106.637

189.000

281.600

100

100

100

% so với tổng lao động Dịch vụ

81,8

84

89,4

 

 

 

Hệ số đào tạo nghề

58.890

120.901

194.507

55,22

63,97

69,07

- Sơ cấp nghề

47.886

83.049

116.210

44,91

43,94

41,27

- Trung cấp nghề

10.109

26.526

48.593

9,48

14,03

17,26

- Cao đẳng nghề

895

11.326

29.704

0,84

5,99

10,55

Hệ giáo dục - đào tạo

47.747

67.899

87.093

44,78

35,93

30,93

- Trung cấp chuyên nghiệp

16.230

18.277

20.405

15,22

9,67

7,25

- Cao đẳng

7.869

10.027

11.791

7,38

5,31

4,19

- Đại học

22.875

38.069

51.603

21,45

20,14

18,32

- Trên đại học

773

1.526

3.294

0,72

0,81

1,17

Nguồn: Theo tính toán của nhóm tư vấn nghiên cứu dự án; Tổng hợp báo cáo của các sở ngành liên quan.

Hình 4: Cơ cấu lao động qua đào tạo ngành Dịch vụ đến năm 2020



Nguồn: Theo tính toán của nhóm tư vấn nghiên cứu dự án;

2.3. Nhân lực khối ngành nông, lâm, thuỷ sản

- Về số lượng: Nhân lực trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản là 341.460 người (chiếm 55,87%) năm 2010, giảm còn 265.000 người (chiếm 37,59%) năm 2015, và 180.000 người (chiếm 22,5%) vào năm 2020. Trong đó, về cơ cấu trình độ đào tạo:

+ Trình độ sơ cấp nghề chiếm 78,01% năm 2015 và 76,44% năm 2020;
+ Trình độ trung cấp nghề chiếm 11,10% năm 2015 và 12,97% năm 2020; trình độ trung cấp chuyên nghiệp chiếm 3,06% năm 2015 và 3,09% năm 2020;

+ Trình độ cao đẳng nghề 1,51% năm 2015 và 2,40% năm 2020; trình độ cao đẳng 3,31% năm 2015 và 2,99% năm 2020;



+ Trình độ đại học và trên đại học 3,01% năm 2015 và 2,98% năm 2020.

Bảng 27 : Dự tính nhu cầu nhân lực chia theo

bậc đào tạo của khối ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đến năm 2020

Đơn vị: người

 Năm

Nhu cầu lao động qua đào tạo

Cơ cấu bậc đào tạo (%)

2010

2015

2020

2010

2015

2020

Tổng số nhân lực làm việc trong nền kinh tế

611.140

705.000

800.000

 

 

 

I. Tổng lao động trong khu vực Nông lâm nghiệp thuỷ sản

341.460

265.000

180.000

 

 

 

% so với tổng LĐ làm việc trong nền kinh tế

55,87

37,59

22,50

 

 

 

II. Lao động qua đào tạo trong khu vực Nông lâm nghiệp thuỷ sản

109.267

112.625

115.200

100

100

100

% so với tổng LĐ Nông lâm nghiệp thủy sản

32

42,5

64

 

 

 

Hệ đào tạo nghề

98.167

102.062

104.762

89,84

90,62

90,94

- Sơ cấp nghề

86.535

87.864

87.057

79,20

78,01

76,44

- Trung cấp nghề

10.396

12.500

14.944

9,51

11,10

12,97

- Cao đẳng nghề

1.236

1.698

2.761

1,13

1,51

2,40

Hệ giáo dục - đào tạo

11.100

10.563

10.438

10,16

9,38

9,06

- Trung cấp CN

3.245

3.451

3.559

2,97

3,06

3,09

- Cao đẳng

4.533

3.724

3.445

4,15

3,31

2,99

- Đại học

3.278

3.321

3.350

3,00

2,95

2,91

- Trên đại học

44

67

84

0,04

0,06

0,07

Nguồn: Theo tính toán của nhóm tư vấn nghiên cứu dự án Tổng hợp báo cáo của các sở ngành liên quan;

Hình 5: Cơ cấu lao động qua đào tạo khối nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

đến năm 2020



Nguồn: Theo tính toán của nhóm tư vấn nghiên cứu dự án; Tổng hợp báo cáo của các sở ngành liên quan.

3. Phát triển nhân lực đi lao động ở ngoài nước

Theo dự báo, số lao động làm việc tại khu vực nông nghiệp cần giải quyết việc làm vẫn là vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong thời kỳ đến 2020. Đưa lao động đi làm việc ở ngoài nước là một trong những giải pháp quan trọng. Để nâng cao hiệu quả của lĩnh vực hoạt động này, cần tập trung đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, đào tạo lao động lành nghề, đa lĩnh vực...Đến năm 2015, mỗi năm có khoảng 1.100 người đi lao động nước ngoài, đến năm 2020, mỗi năm có khoảng 1.500-2.000 người đi lao động nước ngoài.



4. Nhân lực theo một số chủ thể tham gia phát triển

4.1. Đội ngũ công chức, viên chức

Đến năm 2015, đội ngũ công chức, viên chức của cả tỉnh có 27.920 người, trong đó, số nhân viên sơ cấp: 684 người (chiếm 2,77%), trình độ từ trung cấp, cao đẳng: 10.801người (chiếm 43,7%), trình độ đại học và trên đại học: 13.235 người (chiếm 53,5% tổng số đội ngũ công chức, viên chức cả tỉnh). Đến năm 2020, số nhân viên không bằng: 617 người (chiếm 2,2%), trình độ từ trung cấp, cao đẳng: 11.967 người (chiếm 42,6%), trình độ đại học và trên đại học: 15.476 người (chiếm 55,2% tổng số đội ngũ công chức, viên chức cả tỉnh).

Tỷ lệ công chức, viên chức cần bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ thời kỳ 2011 – 2015: 14,6%, thời kỳ 2016 – 2020: 12,3% tổng số công chức, viên chức.

Đến năm 2015, hầu hết cán bộ quản lý, cán bộ hành chính sự nghiệp, cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định, thành thạo sử dụng vi tính, phấn đấu trên chuẩn từ 30-40%; ít nhất 700-800 cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và khoảng 500 cán bộ có đủ trình độ ngoại ngữ để có thể giao tiếp với người nước ngoài; có đội ngũ chuyên môn giỏi ở các lĩnh vực chủ yếu. Cử 70-100 cán bộ đi đào tạo bồi dưỡng chuyên môn ở các lớp liên kết với nước ngoài hoặc ở nước ngoài theo yêu cầu nhiệm vụ được xác định. Đáp ứng về cơ bản đối với từng loại lao động.



Bảng 28: Dự tính nhu cầu nhân lực chia theo bậc đào tạo

của đội ngũ công chức, viên chức đến năm 2020

Đơn vị: người

 

Chỉ tiêu

Nhu cầu đào tạo

Cơ cấu bậc đào tạo

Năm 2011

Năm 2015

Năm 2020

2010

2015

2020

Tổng số (I + II)

24.350 

27.920

31.360

(%)

(%)

(%)

I. Cơ quan quản lý nhà nước

21.777

24.720

28.060

100

100

100

Nhân viên

1.013

684

617

3,4

2,77

2,20

Trung cấp

4.486

4.333

4.467

20,6

17,53

15,92

Cao đẳng

5.445

6.468

7.500

25

26,16

26,73

Đại học

10.496

12.470

14.461

48,2

50,44

51,54

Sau đại học

337

765

1.015

2,8

3,09

3,62

II. Cán bộ công chức công chức cấp xã

2.573

3.200

3.300

100

100

100

Chưa qua đào tạo

242

229

141

9,38

7,17

7,16

Sơ cấp

514

652

694

20,00

20,38

20,38

Trung cấp

1.265

1.603

1.705

49,16

50,1

50,09

Cao đẳng, đại học

552

715

761

21,46

22,35

22,34

Nguồn: Theo tính toán của nhóm tư vấn nghiên cứu dự án; Tổng hợp báo cáo của các sở, ngành liên quan.

- Đến năm 2020, có đội ngũ lãnh đạo quản lý được đào tạo cơ bản, năng lựcchuyên môn, tác phong tổ chức, chỉ huy theo kịp yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế; cơ bản đội ngũ cán bộ công chức có đủ trình độ ngoại ngữ để có thể làm việc với người nước ngoài. Phát triển đội ngũ chuyên môn giỏi trong tất cả các lĩnh vực.



4.2. Đội ngũ doanh nhân

- Đội ngũ doanh nhân: vào năm 2015, cả tỉnh có khoảng 10.125 doanh nhân, trong đó có 626 doanh nhân có trình độ từ thạc sỹ, tiến sỹ. Năm 2020 có khoảng 14.175 doanh nhân. Số doanh nhân có trình độ từ thạc sỹ, tiến sỹ: 928 người.



Bảng 29: Dự tính nhu cầu nhân lực chia theo

bậc đào tạo của Đội ngũ doanh nhân đến năm 2020

Đơn vị: người

Chỉ tiêu

2010

2015

2020

Đội ngũ doanh nhân

6.750

10.125

14.175

Trong đó

 

 

 

Trình độ đại học (%)

62

67,84

73,95

Trình độ trên đại học (%)

5,1

6,18

6,55

Số lượng theo cấp trình độ

 

 

 

Trình độ đại học

4.185

6.869

10.482

Trình độ trên đại học

344

626

928

Nguồn: Theo tính toán của nhóm tư vấn nghiên cứu dự án;

4.3. Đội ngũ giáo viên, giảng viên

a) Đội ngũ giáo viên, giảng viên hệ giáo dục - đào tạo (trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học): Đến năm 2015, số giáo viên, giảng viên bậc trung cấp chuyên nghiệp là 728 người (trình độ thạc sỹ trở lên chiếm 28,9 %); số giáo viên, giảng viên bậc cao đẳng là 1.245 người (số giáo viên, giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên: 57,9%); số giáo viên, giảng viên bậc đại học, trên đại học là 924 người trong đó số người có trình độ thạc sĩ trở lên là 73%.

Bảng 30: Dự tính đội ngũ giáo viên, giảng viên hệ Giáo dục và Đào tạo

(bậc Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Trên đại học đến năm 2020)

Đơn vị: người

Stt

Chỉ tiêu

2015

2020




Đội ngũ giáo viên, giảng viên

2.897

4.315

1.

Giáo viên, giảng viên bậc TCCN, trong đó:

728

1.165




+ Thạc sỹ trở lên

211

362

2.

Giáo viên, giảng viên bậc cao đẳng, trong đó:

1.245

1.941




+ Thạc sỹ trở lên

722

1.222

3.

Giáo viên, giảng viên bậc đại học, trên đại học, trong đó:

924

1.209




+ Thạc sỹ trở lên

675

955

Nguồn: Tổng hợp báo cáo các trường, báo cáo của Sở GD-ĐT, Sở LĐ-TB&XH

Đến năm 2020, số giáo viên, giảng viên bậc trung cấp chuyên nghiệp 1.165 người (trong đó có 31% số giáo viên có trình độ thạc sỹ trở lên); số giáo viên, giảng viên bậc cao đẳng có 1.941 người (tỷ lệ giáo viên, giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên đạt 62,9%); số giáo viên, giảng viên bậc đại học là 1.209 người (số giáo viên, giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên đạt 79%).



b) Đội ngũ giáo viên, giảng viên hệ Dạy nghề

+ Đội ngũ giáo viên, giảng viên hệ dạy nghề: Đến năm 2015, số giáo viên, giảng viên dạy nghề các bậc là 2.742 người, trong đó: giáo viên, giảng viên cao đẳng nghề là 740 người; giáo viên, giảng viên trung cấp nghề là 1.265 người; và giáo viên, giảng viên sơ cấp nghề là 738 người. Đến năm 2020, số giáo viên, giảng viên dạy nghề các bậc là 4.639 người, trong đó, giáo viên, giảng viên cao đẳng nghề là 1.083 người; giáo viên, giảng viên trung cấp nghề là 2.244 người; giáo viên, giảng viên sơ cấp nghề là 1.312 người.

Bảng 31: Dự tính đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề đến năm 2020

Đơn vị: Người

Stt

Chỉ tiêu

2015

2020

 

Tổng số giáo viên, giảng viên

2.742

4.639

 

Trong đó:

 

 

1

Giáo viên, giảng viên bậc Sơ cấp nghề

738

1.312

2

Giáo viên, giảng viên bậc Trung học nghề

1.265

2.244

3

Giáo viên, giảng viên bậc Cao đẳng nghề

740

1.083

Nguồn: Tổng hợp báo cáo các trường, báo cáo của Sở GD-ĐT, Sở LĐ-TB&XH

4.4. Đội ngũ cán bộ Y tế

- Đội ngũ cán bộ Y tế, theo Quy hoạch phát triển nhân lực ngành y tế, vào năm 2015 khoảng 57 cán bộ y tế/10.000 dân (tất cả các chuyên ngành) và 78 cán bộ y tế/10.000 dân vào năm 2020; trong đó, số bác sĩ/10.000 dân là 8 bác sĩ vào năm 2015 và 10 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2020.



Bảng 32: Dự tính đội ngũ cán bộ ngành y tế đến năm 2020.

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2015

Năm 2020

Tổng số

Người

6.484

9.679

Cán bộ ngành Y

Người

4.585

6.854

Bác sỹ và trình độ cao hơn

"

989

1.307

Y sỹ, y tá

"

3.596

5.547

Cán bộ ngành dược

Người

1.899

2.825

Dược sỹ cao cấp

"

157

234

Dược sỹ trung cấp, dược tá

"

1.742

2.591

Nguồn:Tổng hợp báo cáo ngành y tế, theo tính toán, xử lý số liệu của nhóm tư vấn.

V. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN

1. Trước hết, cần tập trung vào việc thực hiện các chương trình, dự án và công trình ưu tiên đầu tư sau (có biểu kèm theo-Phụ lục I-2 trang 4 phần Phụ lục)

2. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo

Mạng lưới cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh thuộc nhiều cấp quản lý khác nhau, gồm các cơ sở trực thuộc các ngành trung ương, trực thuộc các cơ quan chính quyền, quản lý tỉnh, huyện và thuộc các doanh nghiệp TƯ, doanh nghiệp các thành phần kinh tế.

- Quy hoạch khoảng 1.800 đến 2.000 ha để thu hút các trường đại học di dời từ Hà Nội về Vĩnh Phúc.
- Nghiên cứu thành lập trung tâm đào tạo đa ngành kỹ thuật cao cấp quốc gia tại Vĩnh Phúc để trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn chất lượng và chất lượng cao trong khu vực và cả nước.

- Nâng cấp trường trung học y tế và trường trung học Văn hoá- Nghệ Thuật lên trường cao đẳng trước năm 2015.

- Xây dựng và phát triển các cơ sở đào tạo năng khiếu nghệ thuật, thể dục- thể thao... (trường cao đẳng Văn hoá- Nghệ thuật).

- Nâng cấp đầu tư về mặt trang thiết bị đào tạo, dụng cụ thí nghiệm, các máy móc phục vụ thực hành và nhà xưởng thực hành và đổi mới phương pháp đào tạo, tăng thời gian thực hành cho học viên tại các xưởng thực hành, đồng bộ hoá và hiện đại hoá các trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ hiện có đảm bảo đào tạo lao động kỹ thuật trình độ cao và đào tạo nghề trình độ cao đẳng nghề. 

- Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia đào tạo nghề dưới dạng thành lập trường dạy nghề trong doanh nghiệp hoặc trong khu công nghiệp.

- Tiếp tục nâng cấp, từng bước đổi mới trang thiết bị và chương tình đào tạo ở các trung tâm giáo dục thường xuyên ở tất cả các huyện/thị để đảm bảo phần lớn nhu cầu đào tạo nghề đa dạng của người lao động phục vụ cho phát triển kinh tế địa phương; những ngành/nghề tương đối đặc biệt và yêu cầu kỹ năng, trình độ cao thì sẽ phối hợp với các trường đào tạo nghề trong khu công nghiệp trong tỉnh hoặc trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ để đào tạo.



3. Thu hút chuyên gia trình độ cao và nhân tài

Chính sách ưu đãi về tiền lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp bằng tiền khác như ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại dành cho người có bằng cấp cao, nghệ nhân, để người có trình độ cao yên tâm công tác.

Thuê nghệ nhân từ bên ngoài (kể cả Việt kiều và người nước ngoài)

4. Tổ chức đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng lao động

Dự án đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Tổ chức đào tạo mới trong các cơ sở dạy nghề trong tỉnh:

Dự án đào tạo nghề cho các cơ sở sản xuất mới xây dựng, các dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị mới: Tiến hành khảo sát tại các khu công nghiệp lớn của tỉnh để xây dựng dự án đào tạo nghề cho các ngành nghề áp dụng công nghệ mới đòi hỏi lao động có các kỹ năng nghề chuyên biệt nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.

Dự án đào tạo lao động các nghề đặc biệt: Khảo sát tại các làng nghề truyền thống để xây dựng các dự án đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ nhằm giữ gìn và nâng cao chất lượng sản phẩm các mặt hàng truyền thống như nghề (gốm, trạm khắc gỗ,...).

5. Hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực

Mở rộng các hình thức hợp tác, liên kết với nước ngoài và các tỉnh để thực hiện các chương trình đào tạo lao động kỹ thuật và thu hút vốn đầu tư phát triển mạng lưới đào tạo trên địa bàn tỉnh.

- Cử người đi đào tạo ở nước ngoài.

- Mời chuyên gia, giảng viên nước ngoài tham gia đào tạo ở trong nước.

- Thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài (ODA, FDI...) xây dựng cơ sở đào tạo ở Việt Nam: tranh thủ các nguồn vốn từ nước ngoài để nâng cao năng lực các trường nghề hiện có đảm bảo chất lượng đào tạo.


Каталог: wp-content -> uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> Hãy là người đầu tiên biết
uploads -> Có chiến lược toàn diện về việc truyền phát tin tức
uploads -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
uploads -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
uploads -> ĐÁP Án và HƯỚng dẫn chấM ĐỀ khảo sát chất lưỢng học kỳ II
uploads -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu

tải về 3.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương