Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An MỞ ĐẦU


Phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK phải hướng tới mục đích phát triển một nền kinh tế bền vững



tải về 1.54 Mb.
trang9/15
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.54 Mb.
#24490
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   15

3.2.5. Phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK phải hướng tới mục đích phát triển một nền kinh tế bền vững

Quan điểm này nhằm gắn việc phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK với các giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển lực lượng sản xuất trong nước.



3.2.6. Phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK phải trên quan điểm toàn diện về cả mặt hiệu quả tài chính và các mặt hiệu quả kinh tế-xã hội

Mục đích phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK là thu hút, tập trung vốn, phát triển kỹ thuật, công nghệ, khai thác tối đa lợi thế so sánh, mở rộng thị trường, tăng nhanh giá trị hàng hóa xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ. Tiêu chuẩn cao nhất của việc phát triển các LD là nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.

Nếu xét riêng từng bên tham gia LD, không kể bên Nhà nước và các đối tác là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hoặc với các nước ngoài, thì tiêu chuẩn trực tiếp là hiệu quả sử dụng vốn hay mức lợi nhuận thu được. Song, nếu xét về phía Nhà nước, tức là về phía toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thì điều quan tâm trước hết trong đánh giá dự án và đánh giá kết quả hoạt động của các doanh nghiệp LD cũng như toàn bộ hoạt động LD là hiệu quả kinh tế - xã hội thu được. Hiệu quả ấy thể hiện trên các mặt chủ yếu như sau:

- Phù hợp với phương hướng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo hướng CNH, HĐH tạo sản lượng hàng hóa có sức cạnh tranh và vươn xa trên thị trường quốc tế.

- Nâng cao trình độ khoa học- công nghệ của sản xuất, thúc đẩy sự phát triển có tính chất liên ngành và liên vùng.

- Tạo ra được sản phẩm có giá trị gia tăng trong nước cao, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần vào việc giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc...



3.3. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN CÓ HIỆU QUẢ CÁC HÌNH THỨC LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI TRONG SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU Ở NGHỆ AN

3.3.1 Hoạch định một chiến lược phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK gắn với chiến lược tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cả tỉnh

Sở dĩ cần phải có một chiến lược tổng thể cho phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK, bởi vì: trước hết, LD là một hình thức tổ chức kinh tế không phải ra đời, tồn tại và phát triển một cách tự phát; thứ hai do trình độ phát triển kinh tế của Nghệ An còn thấp, các nguồn lực rất khan hiếm, nên việc huy động các nguồn lực dưới hình thức tổ chức kinh tế nào và việc phối hợp các hình thức đó trong nền kinh tế lại càng đòi hỏi tính chủ động cao hơn; thứ ba, tất nhiên cơ chế thị trường có vai trò điều tiết sự hình thành các tổ chức kinh tế kể cả hình thức LD, nhưng nó chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn, bởi vậy cần phải có một tổ chức nhân danh xã hội là Nhà nước trong việc xác định con đường phát triển và tạo ra các điều kiện thực hiện trong dài hạn; thứ tư, chiến lược tổng thể phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK sẽ một tài liệu cung cấp "tầm nhìn" và khuôn khổ tổng quát, xác định rõ vị trí của hình thức LD trong các hình thức đầu tư trong hệ thống các loại hình doanh nghiệp của nền kinh tế, qua đó mà có thái độ và biện pháp thích hợp.

Vì hình thức LDVNN trong SXHXK chỉ là một bộ phận cấu thành trong toàn bộ đầu tư của một tỉnh cũng như của cả nước, nên việc hoạch định chiến lược phát triển của bộ phận này nhất thiết phải được đặt trong chiến lược đầu tư của nền kinh tế. Trong khi đó chiến lược đầu tư này có nhiệm vụ bảo đảm thực hiện được các mục tiêu chiến lược CNH, HĐH tạo cốt vất chất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vậy quá trình hoạch định chiến lược phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK không thể tách rời, biệt lập với chiến lược đầu tư và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của cả nước, mà phải đặt trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ, trong đó LDVNN trong SXHXK chỉ là một con đường thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn CNH, HĐH.

Thực tiễn vừa qua ở Nghệ An cho thấy tuy đã có chủ trương phát triển các hình thức đầu tư LD, nhưng do thiếu quan tâm đến quy hoạch chiến lược phát triển hình thức này, nên quá trình phát triển còn thụ động, lúng túng, chưa thu hút mạnh mẽ và có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư vào LD. Trong thời gian đến, để phát triển hình thức đầu tư này mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn, cần phải coi hoạch định chiến lược tổng thể phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK là một giải pháp rất quan trọng.

Nội dung việc hoạch định chiến lược phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK ở Nghệ An cần phải gắn với chiến lược tổng thể đầu tư phát triển kinh tế và xã hội của cả tỉnh đồng thời phải dựa vào cơ sở đánh giá và dự báo về những mặt sau:

- Tiềm năng và triển vọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu ở Nghệ An.

- Bối cảnh quốc tế và khu vực trong giai đoạn hiện nay- cơ hội và thách thức.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật và các công trình hạ tầng, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong tỉnh.

- Khả năng huy động các nguồn lực của địa phương.

- Quy hoạch phát triển hệ thống doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong tỉnh và khả năng thực hiện các dự án đầu tư của các doanh nghiệp này.

- Khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu của các mặt hàng mà Nghệ An có điều kiện và cần phát triển.

- Khả năng sinh lãi và hiệu quả kinh tế xã hội của các dự án đầu tư.

- Các hình thức đầu tư và LD phù hợp.

Tổng hợp những cơ sở trên và tham khảo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An trong QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN THỜI KỲ 1996 - 2010 (Phụ lục 5). Tác giả xếp các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An từ nay đến năm 2010 thành 4 nhóm để lựa chọn hình thức đầu tư LD như sau:

* Nhóm thứ nhất: Các dự án đầu tư mở rộng sản xuất, tăng năng suất sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm của các loại cây trồng và vật nuôi có khả năng xuất khẩu tương đối lớn ở Nghệ An

Như chương 2 đã đề cập, sản phẩm của các loại cây trồng vật nuôi có khả năng xuất khẩu ở Nghệ An bao gồm: lạc, vừng, ớt, tỏi, dâu tằm, cà phê, chè, cam, trâu bò, lợn, nuôi trồng thủy sản, bò sữa...Trong đó mặt hàng lạc và thủy sản là mặt hàng chủ lực mà Nghệ An cần tập trung phát triển.

- Nội dung đầu tư của các dự án này bao gồm:

+ Quy hoạch và đầu tư cải tạo đồng ruộng, nương đồi, đồng cỏ, đầm lầy, đầm phá và ao hồ.

+ Du nhập giống mới, sản xuất thử và nhân rộng diện tích.

+ Tăng mật độ nuôi trồng và áp dụng quy trình chăm bón tiên tiến.

+ Cung cấp lương thực, phân bón và thuốc trừ sâu cho nhân dân các vùng sản xuất hàng xuất khẩu theo hợp đồng hai chiều ổn định và lâu dài.

+ Hướng dẫn quy trình thu hái theo đúng yêu cầu của xuất khẩu, tổ chức mạng lưới thu gom và cung ứng đầu tư lượng vốn lưu động cần thiết cho việc thu mua sản phẩm.

+ Đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống kho tàng bảo đảm các yêu cầu cần thiết như độ ẩm, nhiệt độ, độ thông thoáng, khô ráo (riêng các sản phẩm thủy sản phải xây dựng các kho lạnh bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật) có khả năng bảo quản và dự trữ các sản phẩm xuất khẩu với thời gian tương đối dài để chủ động trong xuất khẩu, hạn chế yếu tố mùa vụ.

- Đặc điểm của các dự án đầu tư này là địa bàn đầu tư rất dàn trải, từ lúc gieo trồng đến thời gian thu hoạch kéo dài, vòng quay vốn lưu động chậm, thời gian thu hồi vốn đầu tư lâu, khả năng sinh lãi trên vốn đầu tư nhỏ nhưng rủi ro lại cao. Nhưng hiệu quả kinh tế xã hội và tầm quan trọng của nó rất lớn. Phát triển các dự án này tạo ra việc làm và thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo và thay đổi bộ mặt của nông thôn, miền núi, miền biển, thực hiện chuyển dịch cơ cấu các loại cây trồng vật nuôi. Đồng thời lợi ích của nó còn được thực hiện một cách gián tiếp thông qua việc nhập khẩu các loại hàng hóa, vật tư thiết bị từ nguồn ngoại tệ do xuất khẩu các mặt hàng này tạo ra.

Tuy trước mắt việc xuất khẩu các mặt hàng này còn khó khăn nhưng triển vọng sẽ khả quan khi xu thế tiêu dùng một số loại thực phẩm của thế giới văn minh đang hướng về các sản phẩm tự nhiên thuần túy.

+ Với các dự án này hình thức LD thích hợp nhất là phát triển các hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp của địa phương và các đối tác nước ngoài.

Tuy nhiên do đặc điểm của các dự án đầu tư này là tỷ lệ sinh lãi thấp nhưng hiệu quả kinh tế xã hội rất lớn nên cần có sự hỗ trợ thích đáng của Nhà nước và sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Bằng nguồn vốn của ngân sách hoặc nguồn vốn vay ODA chính quyền địa phương cần hỗ trợ đầu tư trong một số nội dung nhất định như cải tạo đồng ruộng, đầm phá, xây dựng hệ thống tưới tiêu, xây dựng hệ thống kho tàng, xây dựng hệ thống cầu cống và đường giao thông, hỗ trợ để ổn định đời sống cho dân cư các vùng sản xuất hàng xuất khẩu, trợ giá như một số mặt hàng nông sản...

* Nhóm thứ hai: Các dự án đầu tư xây dựng và cải tạo các cơ sở chế biến hàng nông sản, hải sản xuất khẩu.

Như chương 2 đã đề cập, Nghệ An có khả năng phát triển các nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu và tiêu dùng nội địa như mía, ngô, sắn, cà phê, chè một tỷ lệ nhất định của lạc, vừng, hải sản, thủy sản và thịt gia súc, gia cầm.

- Nội dung đầu tư:

+ Xây dựng nhà máy chế biến đường, chế biến bột ngô ăn liền và tinh dầu ngô, chế biến sắn khô và keo công nghiệp, chế biến cà phê, chế biến chè đen, chè xanh, ép dầu thực vật, chế biến cá hộp và thịt hộp, chế biến sữa bò, chế biến bánh kẹo cao cấp từ các loại nông sản như lạc,vừng, đậu...

- Đặc điểm của các dự án này là đầu tư tập trung vào một số vùng có khả năng phát triển các nguồn nguyên liệu nhưng cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông phải bảo đảm. Do phải đầu tư xây dựng nhà xưởng, trụ sở, các công trình phụ trợ và đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại nên tổng vốn đầu tư tương đối lớn, phải có bộ máy quản lý tập trung và đội ngũ công nhân được đào tạo một cách cơ bản.

Thực hiện các dự án đầu tư này nhằm khai thác tối đa khả năng phát triển các nguồn nguyên liệu từ nông sản hải sản ở Nghệ An; tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn cho hàng xuất khẩu; thực hiện chuyển dịch cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu ở Nghệ An theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị các mặt hàng xuất khẩu đã qua chế biến; khắc phục những hạn chế của việc xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu và sản phẩm thô; tăng thêm việc làm cho người lao động và thúc đẩy công nghiệp địa phương phát triển; đào tạo tay nghề và nâng cao trình độ tổ chức sản xuất và chuyên môn nghiệp vụ cho bộ máy quản lý của các doanh nghiệp địa phương.

Với các dự án đầu tư này nên tạo điều kiện để thành lập các xí nghiệp LD trong các ngành hàng mà Nghệ An đã có kinh nghiệm sản xuất và có các cơ sở chế biến nhất định như chế biến chè đen, sản xuất bánh kẹo, ép dầu thực vật. Các ngành hàng khác cần khuyến khích và thu hút đầu tư dưới hình thức thành lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài sẽ có hiệu quả hơn.

Tuy nhiên đầu tư phát triển các dự án này ở Nghệ An nói riêng và ở Việt Nam nói chung còn rất khó khăn do khả năng nội sinh công nghệ còn hạn chế, giá thu mua nguyên liệu cao, chi phí sản xuất lưu thông lớn nên giá thành cao, khó xuất khẩu. Để có thể phát triển các dự án này cũng cần có các chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước và sự giúp đỡ của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đào tạo và trợ giá thu mua nông sản...

* Nhóm thứ ba: Các dự án đầu tư nhằm khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có như đá vôi trắng, thiếc, gỗ, hải sản tự nhiên để sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu.

Các dự án đầu tư này tổng mức đầu tư không quá lớn và thời gian thu hồi vốn tương đối nhanh. Việc khai thác phải đi đối với các giải pháp bảo vệ các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái nhằm mục đích phát triển bền vững. Đối với các dự án này cần đầu tư bằng các nguồn vốn của ngân sách quốc gia hoặc ngân sách của địa phương hoặc bằng các nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp quốc doanh để chủ động điều chỉnh mức độ và quy hoạch khai thác một cách hợp lý. Chỉ nên thành lập các xí nghiệp LD với nước ngoài trong những trường hợp thật cần thiết như thiếu thị trường tiêu thụ, việc khai thác tài nguyên đi đôi với công nghệ chế biến cao, nguồn vốn đầu tư quá lớn mà trong nước chưa đảm đương như sản xuất xi măng, sản xuất sản phẩm gỗ mỹ nghệ và đá ốp lát...

* Nhóm thứ tư: Các dự án đầu tư nhằm khai thác nguồn lao động dồi dào ở Nghệ An ( bao gồm cả lao động trí tuệ) cho SXHXK.

Bao gồm các dự án thuộc ngành dệt, may, giày da, điện tử, tin học, nghiên cứu ứng dụng.

Các ngành nghề dệt, may, giày da ở Nghệ An đã có một số cơ sở sản xuất nhất định, đội ngũ công nhân được đào tạo ở các cơ sở sản xuất trong nước tương đối đông, vốn đầu tư không quá lớn. Nhưng vấn đề khó khăn nhất ở các cơ sở sản xuất này là vấn đề mẫu mã sản phẩm, vấn đề chất lượng và thị trường tiêu thụ, vấn đề tổ chức sản xuất có hiệu quả. Đối với các ngành này không nên giới hạn bất cứ một hình thức đầu tư hoặc LD nào miễn là có hiệu quả. Tuy nhiên, các ngành hàng này lại ít sử dụng vật tư và nguyên vật liệu trong nước, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng nội địa hầu như đã được đáp ứng bởi các cơ sở sản xuất trong nước và của địa phương bao gồm cả những nhà máy có dây chuyền thiết bị hiện đại lẫn những cơ sở sản xuất thủ công và sản xuất gia đình. Vì vậy đối với những dự án đầu tư LDVNN trong ngành hàng này, phải có yêu cầu bắt buộc là tỷ lệ xuất khẩu phải trên 50% để không gây khó khăn cho các cơ sở sản xuất trong nước.

Về các lĩnh vực đầu tư cần sử dụng nhiều lao động chất xám, hiện nay ở Nghệ An chưa phát triển vì trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật còn kém, thiết bị và phương tiện để nghiên cứu, thí nghiệm còn nghèo nàn, môi trường đầu tư chưa thuận lợi và nhu cầu để ứng dụng và thực hành còn hạn chế. Nhưng người Nghệ An có truyền thống hiếu học, ham tìm tòi, không chịu lùi bước trước khó khăn, lực lượng trí thức trong ngành giáo dục, y tế và các ngành nghiên cứu cơ bản tương đối lớn, đặc biệt Nghệ An có rất nhiều nhà khoa học, các nhà quản lý, chuyên gia kinh tế, kỹ thuật làm ăn và sinh sống ở khắp mọi miền đất nước. Nếu có môi trường thuận lợi, có điều kiện và cơ hội để phát huy, chắc chắn sẽ thu hút được rất nhiều nhân tài và vật lực. Đó vừa là thách thức vừa là cơ hội để phát triển các dự án đầu tư LD sử dụng nhiều lao động chất xám ở Nghệ An.

Ngoài ra, ở Nghệ An cũng cần khuyến khích và tạo mọi điều kiện để phát triển các dự án LD ra nước ngoài dưới hình thức các công ty của địa phương thực hiện LD với các công ty của nước ngoài và đưa những kỹ sư, chuyên gia kinh tế kỹ thuật và đội ngũ lao động của mình sang tham gia sản xuất kinh doanh trong một số ngành hàng nhất định như may mặc, xây dựng, đánh cá, trồng trọt, khai thác khoáng sản, gỗ. Có thể tiến hành LD ở một số ngành nghiên cứu cơ bản qua việc cung cấp các chuyên gia kinh tế kỹ thuật, chuyên gia về y tế, giáo dục... Đây là một hình thức LD để xuất khẩu lao động trên cơ sở hợp tác và phân công lao động, đặc biệt hình thức LD ra nước ngoài này có thể phát triển mạnh ở một số thị trường như các nước Liên Xô cũ, Các nước Đông Âu, các nước Châu Phi, Trung Đông và gần nhất là các nước Lào, Campuchia...

3.3.2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và xúc tiến thị trường cho SXHXK ở Nghệ An

Những năm qua, nhân tố ngăn trở nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu và do đó ngăn trở phát triển các hình thức liên doanh SXHXK của Nghệ An là sự yếu kém trong nghiên cứu và mở rộng thị trường. Chẳng hạn, Anh là một thị trường khá lớn tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam, nhưng chúng ta lại không xuất khẩu được trực tiếp sang thị trường này. Các công ty thương nhân Anh đã mua hàng hải sản của ta qua Hồng Công, Singapore và Thái Lan. Trước đây người Anh tiêu dùng chè đen và chè xanh của Việt Nam qua các thương nhân Hồng Công và Singapore. Gần đây nhờ khảo sát thị trường mà Công ty chè Việt Nam đã LD với hai công ty chè của Anh, mở ra cơ hội xuất khẩu trực tiếp sản phẩm chè sang thị trường đầy tiềm năng này.

Đức là thị trường có khả năng tiêu thụ một khối lượng khá lớn sản phẩm của Việt Nam như thực phẩm đông lạnh, thịt hộp, cà phê, chè, giày dép, may mặc; đồng thời Việt Nam cũng có nhu cầu tiêu thụ nhiều sản phẩm của Đức như máy móc, thiết bị cho ngành dệt, luyện kim, năng lượng, cơ khí, dược phẩm, hóa chất... Có thể áp dụng hình thức LD để thực hiện đối lưu các mặt hàng này nếu có khảo sát tốt thị trường.

Liên bang Nga là một thị trường truyền thống và dễ chấp nhận các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam bao gồm các hàng nông sản nhiệt đới như lạc cà phê, quả khô, rau quả tươi, quả hộp...Ta có thể tìm kiếm hình thức LD nhằm chế biến, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa trên thị trường này v.v...

Cần để ý rằng, tìm kiếm thị trường là một giải pháp rất quan trọng để giải quyết sản phẩm "đầu ra" của các doanh nghiệp. Trong điều kiện các nền kinh tế vừa có cạnh tranh vừa có bảo hộ như hiện nay, bên cạnh các giải pháp thúc đẩy tìm kiếm thị trường, quảng cáo, tiếp thị để trực tiếp xuất khẩu, thì LDVNN mà trực tiếp với nước có khả năng tiêu thụ sản phẩm của ta sẽ mở ra cơ hội mới để ta thâm nhập và "chen chân" vào thị trường nước họ. Các lý thuyết giải thích cơ sở của LD cũng như thực tế phát triển LD ở các nước đã hoàn toàn chứng tỏ điều này. Bởi vậy, giải pháp này cần phải tích cực xúc tiến làm căn cứ cho việc lựa chọn đối tác trong chiến lược phát triển LD trong SXHXK.

3.3.3. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các LDVNN trong SXHXK

Môi trường đầu tư hấp dẫn, lành mạnh, thông thoáng, ổn định và ít rủi ro là mong muốn của các chủ đầu tư. Trong thời gian qua, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự kém phát triển và hiệu quả thấp đối với quá trình phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK ở Nghệ An và một số tỉnh nông nghiệp khác trong cả nước chính là môi trường đầu tư chưa thuận lợi và ổn định. Đây vừa là nguyên nhân thuộc về hệ thống chính sách kinh tế và quản lý vĩ mô của Nhà nước, vừa thuộc về quá trình tổ chức thực hiện của các ngành, các địa phương. Việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư thuận lợi để phát triển các hình thức tổ chức hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước trong đó có các hình thức LDVNN trong SXHXK đang trở nên thiết yếu để các tổ chức kinh tế và các hình thức hoạt động này phát huy hiệu quả.

Việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư bao hàm nhiều nội dung khác nhau và có liên quan chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Dưới đây tác giả xin đưa ra một số nội dung cơ bản cần được thực hiện trong những năm tới.

3.3.3.1. Đẩy mạnh hơn nữa việc hoàn thiện môi trường pháp lý và thủ tục hành chính trong việc thành lập và quản lý các hình thức LDVNN

Trước hết cần phải sớm cải tiến và nâng cao chất lượng công tác ban hành các văn bản pháp quy, tránh tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, nhiều văn bản nhưng thiếu cụ thể và tình trạng ban hành quá chậm trễ các văn bản hướng dẫn dưới luật.

Hệ thống pháp luật phải được tiếp tục hoàn thiện theo hướng phát triển nền kinh tế thị trường mở cửa, thiết lập một "sân chơi phẳng" cho các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh, tạo sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền và phù hợp với thông lệ quốc tế. Hoàn thiện pháp luật theo hướng này không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy phát triển các hình thức tổ chức doanh nghiệp của kinh tế thị trường mà còn trở nên cần thiết để nền kinh tế của ta hội nhập vào xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hóa các quan hệ quốc tế thương mại.

Sớm ban hành luật LD trong đó không chỉ hàm chứa các điều khoản về LDVNN mà còn hàm chứa các điều khoản quy định về LD giữa các đối tác trong nước, hướng thành lập các doanh nghiệp LD tập trung vào khôi phục các cơ sở sản xuất kinh doanh đang thua lỗ, gắn với việc tạo ra tiềm lực công nghệ quốc gia, tạo ra sự phát triển bền vững. Về vấn đề này, hiện nay ta mới chỉ lồng ghép các điều khoản quy định về LDVNN trong luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ban hành tháng 12 năm 1987, đã sửa đổi bổ sung tháng 2 năm 1997, chứ chưa có các điều khoản về LD giữa các doanh nghiệp trong nước, mặc dù đã có chủ trương của Đảng. Đây cũng là nguyên nhân giải thích vì sao thời gian qua các doanh nghiệp trong nước chỉ tiến hành LD dưới hình thức "kinh tế ngầm".

Đa dạng hóa hình thức pháp lý của LD cũng là một yêu cầu của luật đầu tư trong thời gian tới, không nên quy định một hình thức pháp lý duy nhất đối với các doanh nghiệp LD là công ty trách nhiệm hữu hạn, mà cần có quy định mới bao hàm cả hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm vô hạn, các hợp đồng gia công hàng xuất khẩu, các hiệp hội góp vốn hữu hạn với tư cách là những hình thức pháp lý tạo khả năng thu hút vốn dưới các kênh khác nhau cũng như khả năng mở rộng hoạt động của các thị trường vốn trong nước.

Vừa qua (tháng 6/2000), Quốc hội đã thông qua việc ban hành luật khoa học và công nghệ, tạo khung pháp lý chung cho mọi hoạt động khoa học và công nghệ, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào phát triển khoa học, công nghệ, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư thích đáng cho phát triển khoa học, công nghệ và tham gia vào thị trường công nghệ. Đây là bước tiến mới trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, cần khắc phục những yếu kém trong việc triển khai thực hiện như thời gian qua. Chính phủ cần cùng với Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường và các Bộ ban ngành khác có liên quan sớm ban hành các Nghị định, Thông tư,... hướng dẫn thi hành luật này, nhằm đưa luật vào đời sống.

Việc ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến khoa học và công nghệ cần phải có sự thống nhất với việc ban hành các chính sách về nghiên cứu, triển khai và phát triển công nghệ, phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước cũng như của địa phương. Bảo đảm định hướng việc nghiên cứu và triển khai công nghệ trong các ngành kinh tế nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, xây dựng hạt nhân công nghệ có vai trò thúc đẩy phát triển vùng, chuyển dịch cơ cấu vùng...

Ngoài ra, cần gắn việc phát triển các hình thức LD với việc đẩy mạnh xuất khẩu như việc ưu đãi thuế chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp LD sản xuất hàng xuất khẩu. Ví dụ, ở Malaisia, các doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị nếu xuất khẩu được từ 80% số sản phẩm sản xuất ra.



Thứ hai, Sửa đổi và đơn giản hóa chính sách ưu đãi đầu tư, hoàn thiện chính sách chuyển giao công nghệ.

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được sửa đổi điều chỉnh nhiều lần. Hiện nay các hình thức ưu đãi đầu tư, phạm vi các ngành nghề và địa bàn được áp dụng ưu đãi đầu tư tương đối rộng và thông thoáng. Nhược điểm của chúng là còn quá phức tạp, ưu đãi còn tương đối tràn lan, quá nhiều mức độ ưu đãi, giữa các mức ưu đãi tỷ lệ chênh lệch không đáng kể, ít có tác dụng khuyến khích thật sự. Việc thiếu rành mạch, thiếu ổn định và quá phức tạp này dẫn đến nhiều tiêu cực trong quá trình thực hiện và vận dụng vào thực tế sản xuất kinh doanh, dẫn đến hiện tượng xin cho và dàn xếp với nhau giữa các doanh nghiệp và cơ quan chức năng.

Ví dụ: Theo Nghị định số 12-CP ngày 18/12/1997 của Chính phủ quy định chi tiết luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Điều 54 quy định thuế suất lợi tức được áp dụng là 20% đối với dự án xuất khẩu ít nhất là 50% và 15% đối với các dự án xuất khẩu ít nhất 80%. Việc khuyến khích bằng chênh lệch 5% thuế lợi tức trong điều kiện các doanh nghiệp SXHXK rất ít có lãi và việc hạch toán lỗ lãi hàng năm chưa được rõ ràng và công khai như hiện nay hoàn toàn không có tác dụng thúc đẩy sản xuất. Hoặc trong mục III Nghị định 10/1998/NĐ/CP ngày 32/01/1998 của Chính phủ quy định danh mục các sản phẩm mà các dự án đầu tư và LDVNN phải đảm bảo xuất khẩu ít nhất 80%, phụ thuộc vào danh mục các sản phẩm công nghiệp mà sản xuất trong nước đã đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng và chất lượng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố trong từng thời kỳ. Quy định này làm cho các dự án đầu tư và LD trong SXHXK rất khó thực hiện và bị động vì thời gian thực hiện các dự án LDVNN thường từ 3 - 5 năm, trong thời gian này danh mục các mặt hàng phải bảo đảm tỷ lệ xuất khẩu 80% trở lên sẽ thay đổi làm các nhà đầu tư nước ngoài không yên tâm.

Vì vậy, trong thời gian tới cần thiết phải ổn định và đơn giản hóa các quy định về ưu đãi đầu tư theo ngành và theo vùng. Các mức ưu đãi về thuế phải có khoảng cách đủ lớn để có tác dụng khuyến khích đầu tư trong thực tế. Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện phải được công bố rõ ràng và ổn định trong thời gian tối thiểu là 5 năm.

Các quy định về chuyển giao công nghệ ở Việt Nam trong các dự án đầu tư LDVNN cũng cần được sửa đổi và hoàn chỉnh.

Đối với các LDVNN có hợp đồng chuyển giao công nghệ đi kèm chuyển giao quyền sở hữu và quyền sử dụng thì cho phép thời hạn hợp đồng tương đương với thời hạn bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp đó. Còn đối với các hợp đồng chuyển giao công nghệ không đi kèm việc chuyển giao quyền sở hữu và quyền sử dụng công nghệ thì quy định thống nhất thời hạn hợp đồng là 7 năm, có thể cho phép thời hạn hợp đồng đến 10 năm đối với trường hợp đặc biệt. Cần ban hành các tiêu chuẩn về trình độ, mức độ tiên tiến của các công nghệ được chuyển giao vào Việt Nam một cách cụ thể chi tiết. Chi tiết hóa và công khai hóa các hướng dẫn, các tiêu chuẩn về lựa chọn, đánh giá, định giá, thẩm định công nghệ và chuyển giao công nghệ.

Hoàn chỉnh hệ thống chính sách bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đồng thời nâng cao các tiêu chuẩn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tương đương với các nước trong khu vực và thế giới (phải coi đây là một giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn khuynh hướng du nhập vào nước ta công nghệ hạng thấp đã phổ cập từ lâu ở nước ngoài). Đổi mới các quy định liên quan đến thuế trong chuyển giao công nghệ nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ hiện đại vào Việt Nam.

Mạnh dạn phân cấp thẩm định và phê duyệt các hợp đồng chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư với nước ngoài cho các địa phương. Dần dần chuyển công tác thẩm định nội dung công nghệ chuyển giao về cho các chủ đầu tư, Nhà nước chỉ giữ vai trò là người định hướng, kiểm tra, giám sát trên cơ sở các quy định của pháp luật, các chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển công nghệ, thu hút đầu tư nước ngoài qua liên doanh nói riêng.



Thứ ba, đơn giản hóa các thủ tục hành chính khi xét duyệt dự án LD.

Hiện tại, hồ sơ xin thành lập các LD khá phức tạp, bao gồm:

+ Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp LD;

+ Hồ sơ xin cấp đất xây dựng;

+ Hồ sơ xin xuất nhập khẩu;

+ Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng;

Trong các loại hồ sơ này có những văn bản giống nhau như đơn xin, giấy phép đầu tư. Nên chăng có thể bỏ bớt những văn bản trùng lặp này trong các bộ hồ sơ để đơn giản hóa khâu hồ sơ. Bảo đảm nguyên tắc "một cửa" trong khâu hồ sơ. Cần có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ và nhất quán giữa các bộ phận trong xét duyệt các loại hồ sơ này. Hiện nay ở Nghệ An vẫn tồn tại tình trạng chưa rõ ràng, rành mạch trong quy định về trách nhiệm và quyền hạn của người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan quản lý đầu tư, cơ quan cho vay vốn và chủ đầu tư, làm cho chủ đầu tư phải chạy đi, chạy lại nhiều cửa. Hiện tượng thẩm định chồng lên thẩm định, cơ quan nay thẩm định của cơ quan khác còn là vấn đề nan giải.

Bởi vậy, cần đơn giản hóa các loại văn bản quy định, tạo tính khoa học và thống nhất, đồng thời đơn giản hóa các cấp thẩm định dự án.

Trong đơn giản hóa các cấp thẩm định dự án, có thể đưa ra và áp dụng quy chế phân cấp thẩm định dự án giữa chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh. Căn cứ để phân cấp thẩm định là:

+ Quy mô dự án;

+ Thời gian hoạt động;

+ Diện tích đất sử dụng;

+ Tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh.

Trong đó hai căn cứ quy mô dự án và diện tích đất sử dụng là hai chỉ tiêu quan trọng nhất và giữa chúng có mới liên hệ lẫn nhau. Quy mô dự án lớn thì thời hạn hoạt động của dự án sẽ kéo dài. Còn diện tích đất sử dụng lại phụ thuộc vào nội dung hoạt động của LD. Bởi vậy có thể chỉ căn cứ vào quy mô dự án, hoạt động kinh doanh và diện tích đất sử dụng để phân cấp thẩm định dự án liên doanh. Những dự án có số vốn đầu tư ít (dưới 1 triệu USD) và thời hạn ngắn, có thể phân cấp để Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thẩm định.

Chuẩn bị đầy đủ, kịp thời những điều kiện cần thiết để đền bù, giải phóng mặt bằng cho xây dựng cơ sở sản xuất của LD, bao gồm địa điểm di dân đến, tiền đền bù hợp lý.

Tiếp tục thực hiện lộ trình giảm chi phí đầu tư, tiến tới áp dụng một biểu giá chung đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cắt giảm tối đa.



3.3.3.2.Tạo môi trường kinh tế hấp dẫn, thuận lợi và ổn định

Để khuyến khích và thu hút được các công ty, các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài vào đầu tư và liên doanh SXHXK ở Nghệ An, về môi trường kinh tế cần phải được xây dựng và điều chỉnh theo những hướng cơ bản sau:



Một là, cơ chế chính sách tác động của Nhà nước cũng như quá trình vận dụng và tổ chức thực hiện của chính quyền của địa phương phải thực sự tạo ra động lực thúc đẩy đầu tư cho SXHXK phát triển.

Như chương 2 đã đề cập, đầu tư cho sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu ở nước ta hiện nay (trừ dầu thô) tỷ lệ sinh lãi trên vốn đầu tư rất thấp, đặc biệt là đầu tư chế biến hàng nông sản ở những tỉnh nông nghiệp nghèo thì Nghệ An lại càng thấp, thậm chí là lỗ trong một thời gian dài (như nhà máy chế biến đường Nghệ An - Tate & Lyle; hay nhà máy chế biến dầu thực vật Nghệ An...), nhưng bù lại các mặt hiệu quả kinh tế xã hội khác như giải quyết việc làm, ổn định đời sống của một bộ phận lớn nông dân, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển các huyện miền núi, phát huy tiềm năng và lợi thế của các vùng sản xuất, tạo ra nguồn ngoại tệ để phục vụ CNH, HĐH đất nước... đồng thời giá trị gia tăng trong nước của nó rất cao. Nhưng động lực thúc đẩy các nhà đầu tư nhất là đầu tư nước ngoài đầu tiên phải là tỷ lệ sinh lãi trên vốn đầu tư, sau đó mới đến các mặt khác. Vì vậy, cơ chế chính sách tác động của Nhà nước và quá trình vận dụng tổ chức thực hiện của chính quyền địa phương phải tạo ra được môi trường kinh tế bảo đảm sao cho việc bỏ vốn đầu tư để sản xuất hàng nông sản xuất khẩu có một tỷ lệ lãi hợp lý lãi mới tạo ra được động lực thúc đẩy phát triển các hình thức LDVNN.

Về cơ bản, sản xuất và chế biến hàng nông sản nói chung ở nước ta năng suất thấp, giá thành bình quân cao hơn của các nước trong khu vực và quốc tế. Vì vậy, nếu chỉ xét đơn thuần về xuất khẩu các loại hàng hóa này ra nước ngoài không thể tạo ra lợi ích riêng biệt được mà phải đặt nó trong mối quan hệ nhập khẩu các loại hàng hóa khác mà nhu cầu tiêu dùng trong nước đang cao và chênh lệch giá giữa trong nước và nước ngoài tương đối lớn. Đó chính quy luật lợi thế so sánh mà Davít Ricacđô đã đề cập trong tác phẩm những nguyên lý cơ bản của kinh tế chính trị học: khi tham gia vào thương mại quốc tế các nước sẽ có lợi thế khi chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà họ làm ra với chi phí so sánh thấp hơn so với các nước khác. Đây là một lý luận hết sức đơn giản và thô sơ, còn nhiều hạn chế, tuy nhiên tác giả thấy cần thiết phải đề cập lại để luận cứ cho việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản ở Nghệ An. Giả sử trong quan hệ trao đổi hàng hóa chỉ có hai nước là Việt Nam và Thái Lan, nếu như ở Việt Nam sản xuất 1 tấn lạc phải hao phí mất 5 ngày công (quy giá trị hàng hóa về giá trị sức lao động) và sản xuất 1 chiếc xe máy phải mất 30 ngày công. Trong khi đó ở Thái Lan sản xuất 1 tấn lạc mất 4 ngày công và xe máy là 20 ngày công (bảng 3.1). Tuy hao phí để sản xuất 1 tấn lạc ở Việt Nam cao hơn của Thái Lan là 1 ngày công nhưng khi xuất lạc để nhập xe máy ở Thái Lan về thì vẫn có lợi khi phân tích và so sánh như sau:

Bảng 3.1:

Sản phẩm

Hao phí lao động (ngày công)




Việt Nam

Thái Lan

Lạc

5

4

Xe máy

30

20


Каталог: file -> downloadfile8
downloadfile8 -> Bài Luận Đề tài: Mối lien hệ giữa dân số và môi trường MỤc lụC
downloadfile8 -> Bài 1: ( 5 điểm) A=24,4872 1\ Tính a = 2\ Tính giá trị của biểu thức: B=7,708220309 B= tại X =; z = 4 Bài 2
downloadfile8 -> Đề tài: Kỹ thuật truyền số liệu trong mạng máy tính cục bộ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
downloadfile8 -> CHƯƠng I: TỔng quan về audio- video số TỔng quan về audio số
downloadfile8 -> Lời ngỏ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng Cùng bạn đọc
downloadfile8 -> NGƯỜi coi thi đ ĐỀ chính thứC
downloadfile8 -> Đề Tài Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết Phương Đông ở doanh nghiệp Toyota tại Việt Nam hiện nay
downloadfile8 -> Luận văn TÌnh hình thưƠng mại giữa việt nam và CÁc nưỚc khối nam mỹ
downloadfile8 -> Đề tài Thái độ của người hâm mộ sau khi kết thúc giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam năm 2012
downloadfile8 -> SỞ gd&Đt quảng ngãi kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trưỜng trưỜng thpt chuyên năm họC 2011-2012

tải về 1.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương