Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An MỞ ĐẦU


Chú trọng các vấn đề về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững



tải về 1.54 Mb.
trang12/15
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.54 Mb.
#24490
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

3.3.7. Chú trọng các vấn đề về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

* Vấn đề về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều quan tâm. Ở Nghệ An cũng như ở nhiều địa phương khác trong cả nước, trong thời gian qua do chưa quan tâm đến vấn đề này một cách đúng mức nên đã để xảy ra một số tình trạng về vi phạm môi trường như việc chất thải của nhà máy bia, nhà máy thuộc da đổ vào các mương máng trong khu tập trung dân cư. Bụi mùn cưa và tiếng ồn của các xí nghiệp cưa xẻ gỗ gây ảnh hưởng đến môi trường sống của thành phố...

Một số nguồn tài nguyên quý hiếm như các loại đá quý, gỗ quý bị khai thác một cách bừa bãi. Vì vậy trong thời gian tới để tăng cường bảo vệ môi trường và phấn đấu vì mục đích phát triển bền vững chính quyền địa phương và các ngành cần quan tâm đến những vấn đề sau:

- Hạn chế việc thành lập các LDVNN trong SXHXK để khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có xuất khẩu ra khỏi biên giới, chỉ LD trong những trường hợp cần thiết như nguồn tài nguyên còn rất dồi dào, việc khai thác ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Nếu các doanh nghiệp trong nước tự khai thác không đủ điều kiện để mua sắm các loại thiết bị công nghệ đắt tiền hoặc thiếu thị trường tiêu thụ. LD khai thác tài nguyên đi đôi với công nghệ chế biến cao.



- Chính quyền địa phương tạo điều kiện cho sở công nghệ và môi trường xây dựng được bản đồ quy hoạch về môi trường trên địa bàn của cả tỉnh nhất là ở các khu vực đô thị tập trung đông dân cư tuỳ theo tính chất và loại hình công nghệ để làm cơ sở cho các dự án đầu tư lựa chọn địa điểm. Quy định rõ loại công nghệ nào và sản xuất mặt hàng nào, quy mô sản xuất ra sao thì phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Khắc phục tình trạng doanh nghiệp chạy đi chạy lại nhiều lần để được thông qua các vấn đề về môi trường, hoặc nhà máy được xây xong, có kiện cáo mới giải quyết vấn đề môi trường gây rất nhiều tốn kém cho các doanh nghiệp trong đó có các LDVNN trong SXHXK. Quy hoạch, vận động và giúp đỡ cho các dự án đầu tư tập trung vào các khu công nghiệp, khu chế xuất để tiện lợi trong việc xử lý về môi trường và xây dựng hạ tầng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tóm lại, thế giới đang đứng trước bối cảnh mới có nhiều bước ngoặt lịch sử trọng đại. Bối cảnh đó tạo ra cho Nghệ An và cả nước một cơ hội mới trong SXHXK, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức gay gắt cho việc sản xuất này. Để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức nhằm mở rộng SXHXK thông qua việc phát triển các hình thức LDVNN cần có một số quan điểm và giải pháp nhằm khai thác tối đa các điều kiện thuận lợi và thế mạnh của địa phương, khắc phục được những khó khăn đặc thù của sản xuất và chế biến hàng nông sản hải sản xuất khẩu để tạo ra động lực phát triển. Nhưng về cơ bản và lâu dài là phải nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất, phát triển đội ngũ doanh nghiệp SXHXK trong các thành phần kinh tế để tạo thế chủ động trong việc thu hút và thành lập các hình thức LDVNN đưa lại hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp và cho địa phương, đáp ứng với xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế hiện nay



KẾT LUẬN
1- Liên doanh là một hình thức hợp tác kinh tế và phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích mở rộng quy mô và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ, đưa lại lợi ích lớn hơn cho các bên tham gia. Nguồn gốc bên trong của nó là sự vận động của dòng đầu tư quốc tế, chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động xã hội khi lực lượng sản xuất đã đạt tới một trình độ nhất định. Từ khi ra đời cho đến nay, các hình thức LD mà chủ yếu là LDVNN đã trở thành hiện tượng phổ biến và cần thiết trong đời sống kinh tế của nhiều nước. LDVNN trong SXHXK có vai trò quan trọng không những đối với các công ty đa quốc gia trong việc chuyển giao công nghệ, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm nhờ việc khai thác được các yếu tố đầu vào ở các quốc gia có lợi thế về nguồn nguyên liệu dồi dào, nguồn nhân lực rẻ và các chính sách ưu đãi về thuế. Nó còn là con đường để các nước đang phát triển trong đó có các nước XHCN tranh thủ các nguồn vốn và công nghệ từ bên ngoài, học tập kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu phục vụ quá trình quá trình CNH, HĐH đất nước. Một số nước trong khu vực như Trung quốc, Hàn quốc, Malaisia... đã thực hiện thành công các giải pháp phát triển hình thức LDVNN trong SXHXK như ưu đãi có lựa chọn các loại thuế, đa dạng hóa các hình thức pháp lý của LD, ưu tiên phát triển các doanh nghiệp LD vừa và nhỏ... Trong những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các hình thức đầu tư và LDVNN nhằm bổ sung các nguồn lực cần thiết cho các chương trình phát triển xã hội trong đó có SXHXK.

Tuy nhiên, do nước ta mới trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, việc phát triển các hình thức LDVNN còn mới mẻ, nên cần thiết phải nhận thức đúng xu hướng vận động của LD, tham khảo và học tập của các nước đi trước.

2- Nghệ An là một tỉnh nông nghiệp miền Trung của Việt Nam có điều kiện tự nhiên và lao động thuận lợi để phát triển các mặt hàng nông lâm sản, hải sản, vật liệu xây dựng, các ngành hàng dệt may giày da phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua do những hạn chế nhất định về năng lực đầu tư, công nghệ, thị trường và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nông lâm sản, hải sản thô và sơ chế nên kim ngạch xuất khẩu hàng năm vẫn thấp và thiếu ổn định. Một trong những giải pháp quan trọng mà Nghệ An thực hiện để đẩy mạnh sản xuất hàng hóa nói chung và SXHXK nói riêng là phát triển các dự án LDVNN. Cũng như thực trạng chung của cả nước, các dự án LDVNN ở Nghệ An tuy đã có những thành tích nhất định trong việc tạo vốn và trang bị một số dây chuyền thiết bị và công nghệ cho đầu tư phát triển, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu... nhưng trong quá trình phát triển đã thể hiện những mâu thuẫn và những vấn đề tồn tại cần phải khắc phục. Đó là mâu thuẫn giữa tiềm năng phát triển với thực trạng ít ỏi của các dự án LDVNN trong SXHXK ở Nghệ An; mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển với cơ cấu đầu tư; giữa trình độ sản xuất trong nước và nước ngoài; mâu thuẫn giữa yêu cầu về chất lượng và giá hàng xuất khẩu với chất lượng và giá thành sản phẩm của các xí nghiệp LD... và tồn tại lớn nhất là các dự án LDVNN hiệu quả còn thấp, thậm chí còn gây thiệt hại cho doanh nghiệp và cho địa phương. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan như do sản xuất và chế biến nông sản hải sản ở Nghệ An còn khó khăn, giá thu mua sản phẩm và nguyên liệu còn cao; chi phí sản xuất lưu thông lớn; địa hình phức tạp, mặt hàng xuất khẩu manh mún, cơ sở hạ tầng kém phát triển...Cơ chế và chính sách của nhà nước chưa tạo ra động lực để thúc đẩy sản xuất và chế biến hàng nông sản hải xuất khẩu, nhưng về cơ bản là do sự kém phát triển của các doanh nghiệp SXHXK và sự yếu kém về năng lực và trách nhiệm của đội ngũ làm công tác đầu tư và xuất nhập khẩu ở Nghệ An. Tiêu cực, cứng nhắc, quan liêu trong công tác thẩm định, phê duyệt, giải ngân cho các dự án đầu tư cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trên.

Để đón bắt cơ hội và vượt qua thử thách trong bối cảnh mới của quốc tế hiện nay, việc phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK ở Nghệ An cũng như cả nước cần được thống nhất quan điểm định hướng cơ bản là: phải đảm bảo việc khai thác triệt để lợi thế so sánh, phát huy cao độ nội lực của địa phương và thu hút mạnh mẽ nguồn lực từ bên ngoài, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, thúc đẩy mạnh mẽ CNH, HĐH, nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội. Quán triệt quan điểm trên, trong thời gian tới, về việc vận dụng việc các chủ trương chính sách và quá trình tổ chức thực hiện của các ngành và địa phương cần có những giải pháp cụ thể như sau: Phải hoạch định được một chương trình phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK gắn với chiến lược đầu tư tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cả tỉnh và định hướng phát triển sản xuất hàng xuất khẩu của cả nước; cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư tạo ra động lực cho phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK; phát triển lực lượng sản xuất, củng cố đội ngũ các doanh nghiệp địa phương, nâng cao trình độ quản lý và trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh; đa dạng hóa các hình thức góp vốn LD, nâng cao vị thế của các bên Việt Nam tham gia vào các LDVNN; hoàn thiện quy trình thành lập và tổ chức thực hiện trong quá trình phát triển các hình thức LDVNN, trong đó cần phải đặc biệt quan tâm lành mạnh hóa về tài chính, giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh và tăng tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu; mở rộng thị trường xuất khẩu trên cơ sở đẩy mạnh quan hệ kinh tế quốc tế, tham gia tích cực xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa về kinh tế; tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường phấn đấu vì mục đích phát triển bền vững...

4- Để thực hiện thành công các giải pháp này cần có sự đổi mới về tư duy và thái độ tích cực của chính quyền và các ngành kinh tế địa phương, sự nỗ lực vươn lên của các doanh nghiệp và các LD trong SXHXK tại Nghệ An đồng thời cần có một số sửa đổi và bổ sung trong chính sách kinh tế và quản lý nhà nước đối với các hình thức LDVNN và SXHXK như sau:

- Cho phép thành lập các công ty cổ phần trong các doanh nghiệp LDVNN và cho phép phát hành cổ phiếu để tăng vốn phát triển sản xuất kinh doanh.

- Luật hóa các quy định về hình thành các LD trong nước.

- Giảm lãi suất và kéo dài thời hạn cho vay để đầu tư các dự án SXHXK.

- Tăng cường công tác kiểm toán trong các doanh nghiệp để từng bước công khai hóa tài chính và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

- Cân đối một số hạn ngạch hàng nhập khẩu cho các doanh nghiệp (không phân biệt loại hình sở hữu) nếu có kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản, hải sản nhất là các mặt hàng đã qua chế biến.

- Thực hiện chính sách trợ giá cho sản xuất hàng nông sản xuất khẩu

- Tăng cường cấp vốn hoặc cho vay bằng nguồn vốn ODA để đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu cho chế biến hàng xuất khẩu từ trồng trọt và chăn nuôi.



- Miễn giảm tối đa các loại thuế và phí đối với nông dân và ngư dân nhất là các vùng sản xuất hàng xuất khẩu.


NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN



  1. (2000), "Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để sản xuất chế biến hàng xuất khẩu - Một giải pháp cơ bản đẻ phát triển kinh tế xã hội ở Nghệ An", Kinh tế nông nghiệp, (1),

  2. (2000), "Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập của Việt Nam trước thiên niên kỷ mới", Thương mại, (4).

  3. (2000), "Tiềm năng sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An", Kinh tế và dự báo, (5).

  4. (2000), "Kinh nghiệm thành lập xí nghiệp liên doanh với nước ngoài của một số nước", Giáo dục và lý luận, (4).

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TIẾNG VIỆT NAM

  1. Vũ Đình Bách (1997), Phát triển các thành phần kinh tế và các tổ chức kinh doanh ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  2. Vũ Đình Bách (1998), Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  3. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

  4. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  5. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. .

  6. Ban chấp hành Tỉnh Đảng bộ Nghệ An (1991), Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII, Vinh - Nghệ An.

  7. Ban chấp hành Tỉnh Đảng bộ Nghệ An (1996), Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV, Vinh - Nghệ An.

  8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược phát triển (1995), Luận cứ cho việc đổi mới chính sách đầu tư ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Chương trình NCKH cấp Nhà nước mã số KX- 03, Hà Nội.

  9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược phát triển (2000), công nghiệp hóa và chiến lược tăng trưởng dựa trên xuất khẩu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  10. Bộ Thương mại, Viện Nghiên cứu Thương mại (1999), Hồ sơ các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, lưu hành nội bộ, Hà Nội.

  11. Bộ Thương mại (2000), các văn bản pháp quy từ số 01/ tháng 01-2000 đến số 08 tháng 04-2000, Hà Nội.

  12. Bộ Tài chính (1998), Lịch trình giảm thuế của Việt Nam để thực hiện khu mậu dịch tự do ASEAN - AFTA, Nxb Bộ Tài chính, Hà Nội.

  13. Mai Ngọc Cường (2000), Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  14. Trương Đình Chiến (1999), "Nhận thức về cơ hội liên doanh và chiến lược khai thác của các doanh nghiệp", Nghiên cứu kinh tế (251), tr. 3-10.

  15. Lê Văn Châu (1995), Vốn nước ngoài và chiến lược phảt triển kinh tế của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội .

  16. Công ty liên doanh khoáng sản Việt - Nhật (1999), Báo cáo nghiên cứu và hợp đồng liên doanh.

  17. Công ty Liên doanh giày da Việt Đức (1998), Hợp đồng liên doanh, hợp đồng mua bán thiết bị, Hợp đồng chuyển giao công nghệ và bao tiêu sản phẩm xuất khẩu, Vinh - Nghệ An.

  18. Công ty Liên doanh mía đường Nghệ An - Tate & Lyle (1996), Báo cáo nghiên cứu khả thi và hợp đồng liên doanh, Vinh - Nghệ An.

  19. Công ty Bia Nasadeco (1997), Báo cáo nghiên cứu khả thi và hợp đồng liên doanh, Vinh - Nghệ An.

  20. Cục Thống kê Nghệ An (1999) Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 1998, Vinh - Nghệ An.

  21. Cục Thống kê Nghệ An, Số liệu kinh tế xã hội năm 1991 - 1998, Vinh - Nghệ An.

  22. Trần Văn Chử (1997), Kinh tế học phát triển, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.

  23. Công ty đá quý Nghệ An - Băng Cốc (1992), Hồ sơ thành lập, Vinh - Nghệ An.

  24. Công ty Liên doanh chế biến nước dứa cô đặc xuất khẩu Quảng Nam (1998), Điều lệ liên doanh, thỏa thuận thương mại nguyên tắc, Tam Kỳ - Quảng Nam.

  25. Công ty Liên doanh POWERSSREEN Nghệ An (1994) Báo cáo nghiên cứu khả thi, Hợp đồng liên doanh, Điều lệ liên doanh, Vinh.

  26. Davit W. Pearce (1999), Từ điển kinh tế học hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  27. Trần Đạt (1997), Kinh doanh trong nền kinh tế thế giới, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

  28. Đỗ Đức Định (1999), công nghiệp hóa, hiện đại hóa: phát huy lợi thế so sánh - kinh nghiệm của các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  29. Đỗ Đức Định (1999), Kinh nghiệm và cẩm nang phát triển xí nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước trên thế giới, Nxb Thống kê, Hà Nội.

  30. Mạnh Đức (1998), "Tạo điều kiện về cơ chế chính sách cho các doanh nghiệp tăng kim ngạch xuất khẩu", Thương mại (23), tr. 9-10.

  31. Đại học kinh tế quốc dân, khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế (1998), Giáo trình quản lý dự án đầu tư quốc tế và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Nxb Thống kê, Hà Nội.

  32. Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân (1998), Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước, Nxb Lao động, Hà Nội.

  33. Nguyễn Bình Giang (1994), "Những biến đổi trong xuất khẩu của một số nước đang phát triển nhanh Đông Á" , Những vấn đề kinh tế thế giới (6), Tr.23 - 28, Hà Nội.

  34. Nguyễn Văn Hoa và Nguyễn Văn Long (1998), Cẩm nang xuất nhập khẩu trong các dự án có vốn đầu tư với nước ngoài tại Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  35. Hội đồng liên minh các Hợp tác xã và doanh nghiệp - ngoài quốc doanh (1998), Định hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 1999, Vinh.

  36. Nguyễn Phúc Khanh (1998), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ, Hà Nội.

  37. Liên hiệp Công ty xuất nhập khẩu Nghệ An (1991), Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch xuất khẩu 5 năm (1986 - 1990), Vinh.

  38. Nguyễn Thường Lạng (1995), “ Một số đặc điểm liên doanh với nước ngoài ở Hoa Kỳ”, Châu Mỹ ngày nay (3) tr. 66.

  39. V.I. Lê nin (1976), Toàn tập, tập 34, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.

  40. V.I. Lê nin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.

  41. V.I. Lê nin (1978), Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.

  42. V.I. Lê nin (1978), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.

  43. Hoàng Xuân Long (1998), "Về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam", Kinh tế và dự báo, tr 37-39.

  44. Nguyễn Thị Luyến (1996), Kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường ở các nước ASEAN và khả năng vận dụng ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  45. Võ Đại Lược (1996), Công nghiệp hóa và hiện đại hóa Việt Nam đến năm 2000, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

  46. C. Mác và Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  47. N. G. Mankiw (1997), Kinh tế vĩ mô, Nxb Thống kê và Trường Đại học KTQD (dịch), Hà Nội .

  48. Đinh Trọng Minh dịch (1999), những bài học kinh nghiệm tăng trưởng của khu vực Đông và Đông Nam Á, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  49. Vũ Hữu Ngoạn, Không Doãn Hợi (1993), Mấy vấn đề về chủ nghĩa tư bản Nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  50. Thẩm Ký Như (1999), Trung Quốc không làm "Bất tiên sinh", Viện TTKH, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (dịch), Hà Nội.

  51. Hà Thị Ngọc Oanh (1998), Liên doanh và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

  52. Nguyễn Đình Phan (1994), Thành lập và quản lý công ty, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  53. Lê Du Phong, Nguyễn Thành Độ (1999), chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  54. Phan Thanh Phố (1996), Những vấn đề cơ bản về kinh tế và đổi mới kinh tế ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

  55. Nguyễn Bá Phượng (1995), Liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

  56. Trần Anh Phượng (1998), "Ảnh hưởng của thương mại Nhật Bản đến ngoại thương của các nước ASEAN", Nghiên cứu kinh tế, tr 57-63.

  57. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1994) Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.

  58. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1997) Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành (văn bản hiện hành mới nhất), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

  59. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1997) Luật bảo vệ môi trường và nghị định hướng dẫn thi hành, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

  60. Phạm Quyền, Lê Minh Tâm (1998), hướng phát triển thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam tới năm 2000, Nxb Thống kê, Hà Nội.

  61. Nguyễn Duy Quý (1994), kinh tê - xã hội - văn hóa tỉnh Nghệ An trong tiến trình đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

  62. Quyết định của Thủ tướng chính phủ (1999), Về một số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài (53), Hà Nội.

  63. P.A.Samuelson và W. D Nordhaus (1989), Kinh tế học, tập 2, Viện Quan hệ Quốc tế (dịch), Hà Nội.

  64. Vũ Trường Sơn (1999), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  65. Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An (1998), Dự thảo kế hoạch đầu tư nước ngoài tỉnh Nghệ An năm 1999, Vinh - Nghệ An.

  66. Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An (1999), Báo cáo tình hình cấp giấy phép và triển khai dự án FDI, Vinh - Nghệ An.

  67. Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An (1999), Dự thảo kế hoạch đầu tư nước ngoài tỉnh Nghệ An năm 2000, Vinh - Nghệ An.

  68. Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An, Phòng Kinh tế đối ngoại (2000), Bảng theo dõi hoạt động các dự án FDI trong chỉ tiêu kế hoạch 1999 - 2000, Vinh - Nghệ An.

  69. Sở Tài chính Vật giá Nghệ An (2000), Báo cáo hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn của các doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý, Vinh - Nghệ An.

  70. Sở Thương mại Nghệ An (1999), Kế hoạch thương mại Nghệ An thời kỳ 2001 - 2005, Vinh - Nghệ An.

  71. Sở Thương mại Nghệ An (2000), Báo cáo tình hình thị trường và hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 1999 và phương hướng nhiệm vụ năm 2000, Vinh - Nghệ An.

  72. Sở Công nghiệp Nghệ An (1998), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và các mặt công tác năm 1998, phương hướng nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch năm 1999, Vinh - Nghệ An.

  73. Sở Thủy sản Nghệ An (1999), Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm (2000 - 2005), Vinh - Nghệ An.

  74. Sở Tư pháp Nghệ An (1998), Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Vinh - Nghệ An

  75. Nguyễn Văn Thông (1999), Tìm hiểu luật doanh nghiệp (áp dụng từ 01- 01- 2000) Nxb Đồng Nai, Đồng Nai.

  76. Hoàng Công Thi, Phùng Thị Đoan (1994), Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.

  77. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (1992), Giáo trình Kinh tế đối ngoại, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

  78. Thanh Thu, Nguyễn Cương, Bùi Lê Hà (1998), Quan hệ thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN, Nxb Tài chính, Hà Nội.

  79. Phạm Thế Thọ (1998), Những điều cần biết về kinh doanh xuất nhập khẩu thương mại quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội.

  80. Tổng cục Thống kê (1999), Niên gián thống kê 1998, Nxb Thống kê, Hà Nội.

  81. Đinh Công Tuấn (1998), Quá trình cải cách kinh tế - xã hội của CHND Trung Hoa từ năm 1978 đến nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

  82. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Kinh tế thế giới (1997), Liên doanh với tư bản nước ngoài, Trung tâm thông tin tư liệu, Hà Nội.

  83. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (1995), Báo cáo nhận định tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIV và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm (1996 - 2000), Vinh - Nghệ An.

  84. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (1999), Tóm tắt định hướng khung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh 5 năm 2001 - 2005, Vinh - Nghệ An.

  85. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (1995), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Nghệ An thời kỳ 1996 - 2000, Vinh - Nghệ An.

  86. Viện Nghiên cứu và phổ biến tri thức Bách khoa (1998) Đại từ điển kinh tế thị trường, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

  87. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW (1998), Tự do hóa, toàn cầu hóa - rút ra những kết luận đối với công cuộc phát triển, Trung tâm Thông tin tư liệu, Hà Nội.

  88. Viện Kinh tế thế giới (1995), Trung tâm Khoa học và Nhân văn Quốc gia, Đổi mới kinh tế Việt Nam và chính sách kinh tế đối ngoại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

  89. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (1993), Khuyến khích đầu tư và phát triển khu vực tư nhân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  90. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (1996), chính sách cơ cấu vùng kinh nghiệm quốc tế và sự vận dụng ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  91. Xavirer Richet (1997), Kinh tế doanh nghiệp, Nxb Thế giới, Hà Nội.

  92. Xí nghiệp liên doanh chế biến gỗ Nghệ An (1992), Điều lệ liên doanh, hợp đồng liên doanh, Vinh - Nghệ An.

  93. Xí nghiệp liên doanh chế biến gỗ Nghệ An (1999), báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư, Vinh - Nghệ An.

  94. Xí nghiệp liên doanh sản xuất sản phẩm gỗ mỹ nghệ thuộc Công ty SX - DV- XNK Thủ công mỹ nghệ Nghệ An (1993), Hợp đồng kinh tế, Vinh - Nghệ An.

  95. Xí nghiệp liên doanh sản xuất sản phẩm gỗ thuộc Công ty XNK Nghệ An (1993), Hợp đồng mua bán sản phẩm gỗ, Vinh - Nghệ An.

  96. Xí nghiệp liên doanh sản xuất sản phẩm gỗ thuộc Công ty XNK Nghệ An (2000), Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 1998 - 1999, Vinh - Nghệ An.

  97. Xí nghiệp chế biến dầu thực vật Nghệ An (1996), Báo cáo nghiên cứu khả thi về đầu tư mở rộng sản xuất, Vinh - Nghệ An.

B. TIẾNG NƯỚC NGOÀI

  1. Adam.J.H (1992). Longman Concise Dictionay of Business English. Longman York Press.

  2. Anderson. R.A Kumpf.W.A(1970),.Business Law, Printed by South Western Publishing Co.

  3. Asheghian P (1995) International Economics, Printed by West Pubishing Company California Stated University San Bernardion.

  4. Khambata D. and Ajami R (1992), Internationl Business: Theory and Practice. Pinted in the United State of America.

  5. OECD (1986), Competition policy and Joint Venture, Asian Institute of Technology (AIT) Library, Bangkok ( Thái Land).

  6. Salvatore. D (1995), International Economics, Fordham University - Fifth Edition Prentice Hall International Inc, Pinted in USA.



PHỤ LỤCPHỤ LỤC 1
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TỪ 1991 - 1995 VÀ DỰ KIẾN 2000- 2010






ĐV tính

1991

1994

1995

2000

2010

1. Giá trị xuất khẩu

Tr.USD

6,852

18,624

24,2

100

320

- Thịt chế biến



1,2

2,560

5

8

34

- Sản phẩm gỗ






1,580

3

10

50

- Dệt






1,400

3

10

30

- May mặc






0,907

1

10

50

- Sản phẩm giày da












3

10

- Chè






1,480

2,0

7

24

- Cao su









1,0

2

15

- Cà phê









0,5

3

24

- Lạc



2,7

3,267

5,5

10

20

- Vừng












5

9

- Thiếc












6

12

- Thuỷ sản



1.103

1.800

2,5

7

15

- Hàng khác






5.630

1,0

19

27


Nguồn: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An thời kỳ 1996 - 2010 (trang 27 phần phụ lục)


PHỤ LỤC 2
SẢN PHẨM CHỦ YẾU CỦA NGHỆ AN.


Tên sản phẩm

ĐVT

1996

1997

1998

I. Nông nghiệp













  1. Lúa

Tấn

529.284

656.579

752.165

  1. Ngô, khoai, sắn

Tấn

135.635

136.925

164.531

  1. Chè

Tấn

9.946

1.160

12.029

  1. Cao su

Tấn

3.354

6.597

7.126

  1. Hồ tiêu

Tấn

150

158

161

  1. Dứa quả

Tấn

4.077

4.530

5.436

  1. Cam, quýt, chanh tấn



14.430

17.414

18.753

  1. Chuối



20.720

23.796

26.900

  1. Cà phê



1.817

5.227

1.268

  1. Dâu tằm



7.098

7.074

6.840

  1. Mía



179.774

257.262

425.405

  1. Lạc



28.384

32.905

38.837

  1. Vừng



815

2.185

1.574

  1. Lợn

Con

741.793

762.628

775.779

  1. Trâu

Con

250.051

253.545

257.289



Con

245.348

252.122

257.167

  1. Cá, thịt

Tr/đồng

154.967

170.956

168.879

  1. Tôm

Tr/đồng

16.205

17.654

20.905

II. Công nghiệp













  1. Nước mắm

1000 lít

8.379

10.305

9.850

  1. Thuỷ sản đông lạnh

Tấn

413

517

539

  1. Đường, mật

Tấn

3.344

4.643

4.657

  1. Quần áo dệt kim

1000 cái




1.415

1.234

  1. Quần áo may sẵn






2.892

2.667

  1. Bánh mứt kẹo

Tấn

2.181

4.582

4.657

  1. Xi măng

Tấn

43.001

78.000

108.000

III. Dịch vụ

Tr/đồng

122.845

126.540

155.234

Nguồn: Số liệu cơ bản kinh tế - xã hội 1996 - 1998 tỉnh Nghệ An, Cục Thống kê Nghệ An tháng 7/1999; trang 15;16;19;51;54;56;57;66;69.

Phụ lục 4
MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÁC HỢP ĐỒNG
LIÊN DOANH SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU
Ở NGHỆ AN ĐÃ THỰC HIỆN


(THỜI KỲ 1992 - 1999)

----------


HỢP ĐỒNG1

HỢP ĐỒNG LIÊN DOANH THÀNH LẬP XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ NGHỆ AN

(Ký ngày 20/8/1992)
A: Bên Việt Nam : Nhà máy gỗ Vinh trực thuộc Sở Lâm nghiệp Nghệ An (Gọi tắt là bên Việt Nam)

B: Bên nước ngoài: Công ty hữu hạn HER CHUEN WOOD WORK TAI WAN (Gọi tắt là bên Đài Loan)

Điều 1: Tên, địa điểm của Xí nghiệp liên doanh và mục đích thành lập:

Hai bên thoả thuận đầu tư để thành lập Xí nghiệp Liên doanh tại CHXHCN Việt Nam nhằm sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu thuộc danh mục Nhà nước Việt Nam cho phép.



Bao gồm: Các sản phẩm khung cửa, cánh cửa các loại, ván sàn, các chi tiết đồ gỗ, gương, tủ, các chi tiết cầu thang, sản phẩm dùng cho xây dựng, copha, palet nâng hàng.v.v...

Công suất : 340 m3 sản phẩm/tháng

Tương đương: 4.000m3/năm

Do phía Công ty Đài Loan bao tiêu sản phẩm 100%.

- Xí nghiệp liên doanh lấy tên là “Xí nghiệp liên doanh chế biến gỗ Nghệ An” là một Xí nghiệp trách nhiệm hữu hạn, có tư cách theo pháp luật Việt Nam.

Trụ sở đóng tại phường Trung Đô - Thành phố Vinh - Nghệ An



Điều 2: Tổng số vốn đầu tư, vốn pháp định và lịch trình góp vốn của
các bên:

- Tổng số vốn đầu tư của Xí nghiệp LD là 788.640 USD

- Vốn pháp định do các bên đóng góp là: 527.837 USD

- Bên Việt Nam đóng góp 49% vốn pháp định bằng 258.640 USD

Bao gồm:

+ Nhà xưởng, kho tàng, nhà văn phòng và các công trình


phụ trợ: 188.640 USD

+ Tiền mặt: 20.000 USD

+ Quyền sử dụng 1,5 ha đất và hồ chứa gỗ trong 15 năm: 150.000 USD

- Bên nước ngoài đóng góp 51% vốn pháp định bằng: 269.197 USD



Bao gồm:

+ Thiết bị phụ tùng kèm theo: 250.000 USD

+ Tiền mặt: 19.197 USD

Còn lại là vốn vay.

Cả hai bên cam kết sẽ góp đầy đủ vốn pháp định trong vòng 30 ngày sau khi Xí nghiệp được cấp giấy phép đầu tư

Thời hạn của hợp đồng liên doanh là 15 năm.



Điều 3: Trách nhiệm của các bên

a) Bên Việt Nam:

Cung cấp mặt bằng, nhà xưởng, thực hiện các thủ tục để bảo đảm nguồn nguyên liệu cho Xí nghiệp hoạt động liên tục tối thiểu là 1000m3/tháng.



b) Bên nước ngoài:

- Cung cấp dây chuyền máy móc thiết bị mới 100%

- Cung cấp chuyên gia kỹ thuật, hướng dẫn đào tạo công nhân

- Bao tiêu sản phẩm



Điều 4: Hệ thống kế toán và phân chia lợi nhuận của Xí nghiệp

Hệ thống tài chính kế toán của Xí nghiệp Liên doanh đựơc thành lập phù hợp với thông lệ quốc tế, được Bộ tài chính Việt Nam chấp nhận và chịu sự kiểm soát các cơ quan tài chính Việt Nam

- Tài sản của Xí nghiệp được bảo hiểm Công ty Bảo hiểm Việt Nam

- Thời hạn khấu hao tài sản cố định là 10 năm

- Tỷ lệ thành lập các quỹ của Xí nghiệp Liên doanh sẽ do Hội đồng quản trị căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của Xí nghiệp và theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

- Sau khi việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam và trích lập các quỹ Xí nghiệp, lợi nhuận toàn bộ củ Xí nghiệp được phân chia:

Bên Việt Nam : 49%

Bên Đài Loan: 51%



Điều 5: Hội đồng quản trị, quyền hạn và nhiệm vụ (Theo điều lệ Liên doanh)

Hội đồng quản trị của Xí nghiệp Liên doanh gồm 4 người:

+ Bên Việt Nam : 2 người

+ Bên Đài Loan: 2 người

Chủ tịch Hội đồng quản trị được chỉ định luân phiên 3 năm/1 lần. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ và quyền lợi như sau:

- Quyết định kế hoạch sản xuất và kinh doanh của Xí nghiệp Liên doanh các nguồn vay nợ.

- Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ Xí nghiệp Liên doanh, thay đổi quan trọng về tổ chức và hoạt động của Xí nghiệp như thay đổi mục đích, phương hướng hoạt động, tăng vốn pháp định, chuyển nhượng vốn, kéo dài thời gian hoạt động, tạm ngừng hoạt động...

- Chỉ định, thay đổi, bãi miễn Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Trưởng ban thanh tra....

- Uỷ quyền cho Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình trong trường hợp đặt biệt.

Những vấn đề quan trọng này phải được toàn thể các thành viên Hội đồng Quyết định theo nguyên tắc nhất trí.

Những Quyết định của Hội đồng quản trị và các vấn đề khác chỉ có giá trị khi được 2/3 số thành viên Hội đồng nhất trí.

Điều 6: Bộ máy điều hành, Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc

(Theo Điều lệ LD)

Tổng giám đốc là người Đài Loan, Phó tổng giám đốc là người Việt Nam.

- Tổng giám đốc và Phó tổng GĐ chịu trách nhiệm trước HĐQT về hoạt động của Xí nghiệp gồm:

+ Bảo đảm thực hiện các kế hoạch đã được duyệt, tổ chức thực hiện các Nghị quyết của HĐQT và báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết đó.

+ Tuyển dụng lao động cho Xí nghiệp thông qua hợp đồng lao động.

+ Ký các hợp đồng kinh tế nhân danh Xí nghiệp theo kế hoạch sản xuất đã được HĐQT thông qua mà không cần giấy uỷ nhiệm của Chủ tịch HĐ


quản trị.

+ Đại diện cho Xí nghiệp trong quan hệ với các tổ chức cơ quan Nhà nước và toà án của các nước có đối tác tham gia Liên doanh và các nước khác về tất cả các vấn đề thuộc hoạt động của Xí nghiệp trong phạm vi và quyền hạn do điều lệ Xí nghiệp Liên doanh quy định.

+ Được giải quyết những vấn đề do Hội đồng quản trị uỷ nhiệm.

Điều 7: Tuyển dụng lao động và các vấn đề về tiền lương:

- Mọi trường hợp sử dụng lao động đều phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản giữa Tổng Giám đốc và người lao động. Xí nghiệp phải có thoả ước lao động tập thể.

- Ưu tiên tuyển chọn lao động là người địa phương, thông qua 1 Công ty cung ứng lao động.

- Xí nghiệp Liên doanh trả lương cho người lao động và các khoản phụ cấp khác một cách trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn tại nơi làm việc. Mọi khoản chi phí phải trả bằng tiền mặt Việt Nam.

- Tiền lương của Tổng Giám đốc, Phó tổng GĐ và các thành viên khác do Hội đồng quản trị Quyết định.

Điều 8: Giải quyết tranh chấp và các vấn đề liên quan đến giải thể XNLD:

Các tranh chấp nếu có, đầu tiên phải được giải quyết bằng thương lượng và hoà giải. Trong trường hợp không thoả thuận được mới đưa ra Trọng tài Nhà nước phân xử. Việc giải thể Xí nghiệp Liên doanh được giải quyết theo sự thoả thuận của các bên, phù hợp với Điều lệ của Xí nghiệp Liên doanh và phải được sự chuẩn y của UB Nhà nước về hợp tác đầu tư.

Các điều khoản khác đúng quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Hợp đồng làm thành 08 bản bằng tiếng Việt Nam, Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc và đều có giá trị pháp lý như nhau.




ĐẠI DIỆN NHÀ MÁY GỖ VINH ĐÃ KÝ

ĐẠI DIỆN CÔNG TY HỮU HẠN HER CHUEN




WOOD WORK TAI WAN ĐÃ KÝ


XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH

CHẾ BIẾN GỖ NGHỆ AN

------


Số: /XNLD

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------o0o-------------



Vinh, ngày. tháng năm

Каталог: file -> downloadfile8
downloadfile8 -> Bài Luận Đề tài: Mối lien hệ giữa dân số và môi trường MỤc lụC
downloadfile8 -> Bài 1: ( 5 điểm) A=24,4872 1\ Tính a = 2\ Tính giá trị của biểu thức: B=7,708220309 B= tại X =; z = 4 Bài 2
downloadfile8 -> Đề tài: Kỹ thuật truyền số liệu trong mạng máy tính cục bộ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
downloadfile8 -> CHƯƠng I: TỔng quan về audio- video số TỔng quan về audio số
downloadfile8 -> Lời ngỏ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng Cùng bạn đọc
downloadfile8 -> NGƯỜi coi thi đ ĐỀ chính thứC
downloadfile8 -> Đề Tài Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết Phương Đông ở doanh nghiệp Toyota tại Việt Nam hiện nay
downloadfile8 -> Luận văn TÌnh hình thưƠng mại giữa việt nam và CÁc nưỚc khối nam mỹ
downloadfile8 -> Đề tài Thái độ của người hâm mộ sau khi kết thúc giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam năm 2012
downloadfile8 -> SỞ gd&Đt quảng ngãi kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trưỜng trưỜng thpt chuyên năm họC 2011-2012

tải về 1.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương