Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An MỞ ĐẦU


Những kết quả đạt được của quá trình phát triển các hình thức LDVNN ở Nghệ An trong thời gian vừa qua



tải về 1.54 Mb.
trang7/15
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.54 Mb.
#24490
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15

2.2.3. Những kết quả đạt được của quá trình phát triển các hình thức LDVNN ở Nghệ An trong thời gian vừa qua

* Các dự án LDVNN trong thời gian vừa qua đã bổ sung được môt lương vốn cần thiết cho đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa nói chung và SXHXK nói riêng. Tạo điều kiện để sử dụng có hiệu quả các tài sản, đất đai, bộ máy quản lý và nguồn lao động sẵn có trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Nghệ An lâu nay còn gặp khó khăn.

Một số cơ sở sản xuất và chế biến của các công ty, xí nghiệp như Công ty SX-DV-XNK hàng thủ công mỹ nghệ, Công ty XNK Nghệ An, Nhà máy gỗ Vinh, xí nghiệp khai thác đá xây dựng, Công ty đường bộ Nghệ An, Công ty khoáng sản là những doanh nghiệp nhà nước đã được đầu tư một số tài sản như nhà xưởng, trụ sở kho tàng, phương tiện vận tải... và bộ máy nhân lực tương đối lớn nhưng thiếu công nghệ, thiếu thị trường, thiếu vốn lưu động và yếu kém về năng lực quản lý nên sản xuất bị đình trệ, cán bộ công nhân viên không có việc làm, tài sản không khấu hao được. Với các hợp đồng LD chính thức và không chính thức, các loại tài sản và đất đai này được đưa vào vốn đóng góp cho các LD hoặc được thuê sử dụng và đều phát huy được hiệu quả, đóng góp một phần vào tốc độ tăng trưởng sản xuất hàng hóa của Nghệ An trong những năm qua, nhất là các sản phẩm chế biến cho xuất khẩu.



* Các dự án LDVNN đã tạo ra việc làm và thu nhập cho gần 2000 lao động trực tiếp và hàng chục ngàn lao động mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.

Một số dự án sử dụng nhiều lao động như xí nghiệp chế biến gỗ của Công ty SX-DV-XNK hàng thủ công mỹ nghệ hơn 600 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động mùa vụ.

Dự án LD mía đường Nghệ An – Tate & Lyle sử dụng 618 lao động trực tiếp và hàng chục ngàn lao động trồng mía, chuyên chở...Còn lại các dự án khác đều sử dụng từ 50 lao động trở lên.

* Tuy còn còn gặp nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu và thị trường xuất khẩu nhưng các dự án LDVNN ở Nghệ An đã duy trì được sản xuất và xuất khẩu hàng năm được hơn 3 triệu USD, góp phần nâng cao tỷ lệ giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng công nghiệp chế biến.

Xí nghiệp LD chế biến gỗ của Công ty SX - DV - XNK hàng thủ công mỹ nghệ do được đầu tư dây chuyền thiết bị tinh chế ngay từ đầu nên hàng năm sản xuất và xuất khẩu ổn định gần 1,5 triệu sản phẩm gỗ mỹ nghệ, đồ dùng gia đình và trang sức của phụ nữ với kim ngạch đạt từ 2 - 2,2 triệu USD. Xí nghiệp LD chế biến gỗ Nghệ An và xí nghiệp sản xuất gỗ ván sàn của Công ty XNK Nghệ An do thiếu nguồn nguyên liệu nhưng đã năng động chuyển sang hình thức gia công hàng xuất khẩu cho các công ty của Lào và công ty MATSUGI CORPORATION của Nhật từ nguồn gỗ thông Lào và đều xuất khẩu được từ 200 - 300.000 USD/năm.



* Đội ngũ quản lý và công nhân của các đối tác địa phương đã học tập được kinh nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất và tiếp thu được các quy trình công nghệ trong các LD sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu.

Ngoại trừ Công ty LD Giày da Việt Đức có hợp đồng mua bán và chuyển giao bí quyết công nghệ với giá trị là 740.000 DM, các hợp đồng LD khác không đề cập đến vấn đề này, nhưng qua một thời gian sản xuất kinh doanh và trực tiếp sử dụng vận hành thiết bị, đội ngũ kỹ sư và công nhân trong các xí nghiệp LDVNN đều làm chủ được các quy trình SXHXK. Một số xí nghiệp như xí nghiệp LD chế biến gỗ của Công ty SX - DV - XNK hàng thủ công mỹ nghệ và xí nghiệp LD sản xuất gỗ ván sàn của Công ty XNK Nghệ An, chuyên gia của Đài Loan đã về nước trong nhiều năm nhưng các xí nghiệp này vẫn đảm bảo được sản xuất và xuất khẩu.



2.3. NHỮNG MÂU THUẪN, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NÓ

2.3.1 Những mâu thuẫn và hạn chế

Trong thời gian vừa qua, các dự án LDVNN được thành lập ở Nghệ An đã có những đóng góp nhất định trong việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa nói chung và sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng, nhưng quá trình hình thành và phát triển của chúng vẫn thể hiện những mâu thuẫn và những hạn chế sau:



* Mâu thuẫn thứ nhất là mâu thuẫn giữa tiềm năng triển vọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu với số lượng và quy mô của các dự án LDVNN trong SXHXK.

Như trong phần 2.1.1. đã phân tích, Nghệ An là một tỉnh lớn đông dân cư có điều kiện tự nhiên và xã hội để phát triển các mặt hàng xuất khẩu đa dạng từ các mặt hàng nông sản, hải sản đến các mặt hàng vật liệu xây dựng và các ngành hàng sử dụng nhiều lao động như dệt, may, tiểu thủ công nghiệp... Đảng và chính quyền Nghệ An trong hơn 10 năm đổi mới vừa qua, thường xuyên quan tâm đến việc thu hút các hình thức đầu tư và LD với nước ngoài để sản xuất hàng hóa nói chung và sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng. Nhưng cho đến hết năm 1999, số lượng các dự án LDVNN trong SXHXK, tính cả các dự án có giấy phép đầu tư và các dự án không có giấy phép đầu tư, chỉ vẻn vẹn có 4 dự án nhỏ với tổng số vốn chưa đầy 8.000.000 USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm của khu vực này cũng rất nhỏ và thiếu ổn định, năm cao nhất cũng chỉ đạt đến 3.000.000 USD chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh, trong khi đó tỷ lệ này trên cả nước là 22%.



* Mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn yêu cầu phát triển với cơ cấu đầu tư.

Yêu cầu và định hướng chiến lược phát triển sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An là tập trung vào sản xuất và chế biến các mặt hàng nông sản, hải sản, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, các mặt hàng vật liệu xây dựng và các ngành hàng sử dụng nhiều lao động. Phát triển các ngành hàng này là nhằm khai thác được các điều kiện tự nhiên thuận lợi như vị trí địa lý, đất đai, khí hậu về khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu và nguồn lao động sẵn có ở Nghệ An, đồng thời đứng trên cơ sở về lợi thế so sánh tương đối, Nghệ An cũng như cả nước, khi tham gia vào thương mại quốc tế, với trình độ và năng lực sản xuất chưa cao, khả năng về nội sinh các dây chuyền công nghệ còn hạn chế thì việc tập trung vào sản xuất các mặt hàng nông sản, hải sản, tiểu thủ công nghiệp, dệt, may (những ngành hàng yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ không quá cao nhưng có điều kiện phát triển) để tham gia vào xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng mà nhu cầu trong nước còn cao nhưng khả năng sản xuất chưa đáp ứng là nhằm khai thác được lợi thế so sánh tương đối trong quá trình phát triển.

Các ngành sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, tiêu dùng trong nước, khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có cũng cần thiết nhưng phải trên cơ sở sản xuất trong nước có hiệu quả, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có thể đuổi kíp, sử dụng nhiều lao động và phần lớn nguyên vật liệu nội địa đồng thời phải đi liền với yêu cầu bảo vệ các doanh nghiệp đầu tư trong nước và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái.

Nhưng trong thực tế các dự án LDVNN ở Nghệ An vừa qua tập trung phần lớn vào sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, tiêu dùng trong nước, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ các dự án sản xuất hàng xuất khẩu nhưng lại nhằm vào khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có như gỗ, song mây ở các rừng tự nhiên và các loại đá trắng, đá quý để xuất khẩu qua biên giới. Các dự án LDVNN để sản xuất và chế biến hàng nông sản hải sản xuất khẩu hầu như chưa có.

Đây không những là đặc thù của Nghệ An mà còn là tình trạng chung của cả nước. Đó là sự phân bổ thiếu hợp lý trong cơ cấu vốn đầu tư vào nước ngoài theo ngành và theo lãnh thổ.

Về cơ cấu đầu tư nước ngoài theo ngành trong cả nước tuy đã có bước chuyển biến rõ rệt trong những năm gần đây theo hướng chuyển dần sang ngành công nghiệp chế biến, song phần lớn là các dự án đầu tư LD với nước ngoài tập trung vào các lĩnh vực thay thế hàng nhập khẩu và tiêu thụ nội địa như lắp ráp ô tô, xe máy, hàng điện tử, sản xuất bia, nước ngọt, mì chính, bột giặt, hóa mỹ phẩm, hoặc các lĩnh vực kinh doanh khách sạn, dịch vụ, xây dựng... Các dự án cho lĩnh vực chế biến hàng nông sản, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, công nghiệp thực phẩm còn quá mỏng. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho đến nay tại Việt Nam đã có 198/2.200 dự án đầu tư nước ngoài vào kinh doanh khách sạn, 1.077/2.200 dự án đầu tư nước ngoài vào công nghiệp lắp ráp, giày da. Riêng ngành sản xuất lắp ráp ô tô đã có tới 14 dự án LD với tổng số vốn đầu tư là 939,86 triệu USD. Sản xuất lắp ráp xe máy với một số dự án lớn và hàng chục dự án nhỏ lắp ráp linh kiện IKD của Trung Quốc, trong đó riêng Công ty LD Honđa - Việt Nam đã có số vốn đầu tư đến 104 triệu USD. Tổng công suất sản xuất ô tô xe máy đã lớn gấp tới chục lần nhu cầu hiện nay.



Có thể nhận thấy tình trạng trên qua bảng 2.4.

Bảng 2.4: Cơ cấu các dự án đầu tư trực tiếp
thực hiện theo ngành kinh tế thời kỳ 1988 - 1999


Ngành

Vốn đầu tư (USD)

Tỷ trọng

Công nghiệp và xây dựng

6.126.860.969

61,3%

Công nghiệp dầu khí

2.753.004.904

18,5%

CN nặng(chủ yếu là lắp ráp ôtô xe máy)

2.482.423.904

16,7%

Công nghiệp nhẹ

1.720.326.407

10,6%

Xây dựng

1.253.655.743

8,4%

Công nghiệp thực phẩm

917.450.245

6,2%

Khách sạn, du lịch, dịch vụ

4.823.522.556

32,4%

Riêng khách sạn, du lịch, dịch vụ

1.738.145.588

8,4%

Xây dựng căn hộ căn phòng

1.314.071.538

8,8%

Các ngành khác

1.771.305.462

11,9%

Nông - Lâm - Ngư nghiệp

929.014.882

6,2%

Nông lâm nghiệp

821.729

5,5%

Thủy sản

107.285.220

0,7%

Tổng cộng

14.879.408.497




Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư [13, tr. 59].

* Mâu thuẫn thứ ba là mâu thuẫn giữa trình độ công nghệ trong xu thế phát triển hiện nay và trình độ yếu kém của các doanh nghiệp SXHXK tại Nghệ An

Như trong phần 1.3.1. đã phân tích xu thế phát triển của các hình thức LDVNN hiện nay ngày càng đa phương đa dạng và tập trung vào công nghiệp chế biến, công nghệ cao và dịch vụ. Đây là xu thế phát triển của thời đại, đồng thời là mục đích của các công ty đa quốc gia để nhằm khai thác một cách nhanh nhất các nguồn lực sẵn có như các nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực và thị trường ở các nước phát triển, nhưng ở phần lớn các tỉnh nông nghiệp của Việt Nam trong đó có Nghệ An lực lượng sản xuất còn kém phát triển. Do thời kỳ bao cấp kéo dài, các doanh nghiệp chậm chuyển biến để thích ứng với cơ chế thị trường. Trình độ của đội ngũ quản lý, chỉ đạo sản xuất, kinh doanh và nghiệp vụ, kỹ thuật chưa đáp ứng với yêu cầu của sản xuất hàng hóa, nhất là SXHXK trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế hiện nay.

Các doanh nghiệp cả trong và ngoài quốc doanh ở Nghệ An vừa nhỏ cả về quy mô lại yếu về cả năng lực, rất ít có doanh nghiệp chuyên môn hóa về SXHXK, chủ yếu là kinh doanh thương mại, mua đi bán lại, nhập khẩu hàng tiêu dùng và kinh doanh khách sạn. Vì vậy, các hình thức LDVNN trong SXHXK ở Nghệ An kém phát triển không những là do thiếu các đối tác nước ngoài mà còn thiếu cả những đối tác các doanh nghiệp của địa phương có khả năng đáp ứng. Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến vấn đề hiệu quả thấp từ các LDVNN đã thành lập ở Nghệ An.

Mâu thuẫn thứ tư là mâu thuẫn giữa yêu cầu về khả năng cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường của hàng xuất khẩu với chất lượng và giá thành sản phẩm trong các LDVNN tại Nghệ An.

Với xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế hiện nay, hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các quốc gia ngày càng được xóa bỏ dần, sự cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế và khu vực ngày càng quyết liệt. Để có khả năng chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, hàng hóa sản xuất ra phải bảo đảm uy tín, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, đồng thời có giá thành hạ hơn giá thành bình quân trên thị trường quốc tế, trong khi đó giá thành sản phẩm của các LDVNN ở Nghệ An nói riêng và trong cả nước nói chung đều rất cao. Giá xuất khẩu một số mặt hàng của các nước trong khu vực như xi măng: 350USD/tấn; đường: 280 USD/tấn; xe máy DREAM: 1.100 USD/cái... nhưng giá thành sản xuất của các LDVNN tại Việt Nam như xi măng: 450 USD/tấn; đường: 305 USD/tấn; xe máy DREAM: 1.800 USD/chiếc...về mặt chất lượng và mẫu mã cũng còn thua kém. Vì vậy sản phẩm của các LD này sản xuất ra rất khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khu vực để đẩy mạnh xuất khẩu.



Ngoài những mâu thuẫn và bất cập như trên quá trình phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK nói riêng và sản xuất hàng hóa nói chung về cơ bản hiệu quả thấp, không phát huy hết công suất và thiếu bền vững.

Do sự đánh giá thiếu chính xác về thị trường, nguồn nguyên liệu và đối tác LD và một phần khác do sự non kém của bộ máy quản lý trong các doanh nghiệp địa phương tham gia vào các LD nên một số LDVNN được thành lập nhưng không phát huy được hiệu quả hay hiệu quả thấp.

Xí nghiệp LD chế biến gỗ Nghệ An thành lập năm 1993 chỉ hoạt động được trong 3 năm khi nguồn gỗ ở Nghệ An chưa khan hiếm và các quy định về khai thác và xuất khẩu gỗ chưa quá chặt chẽ. Từ năm 1996 trở đi phải chuyển sang gia công hàng xuất khẩu cho các Công ty của nước bạn Lào.

Hợp đồng hợp tác sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty XNK Nghệ An với Công ty KOIGRACE INTERNATIONAL CO của Đài Loan hoạt động được từ năm 1994 - 1996 thì phía đối tác Đài Loan tự động rút khỏi LD.

Công ty LD Giày da Việt đức vừa mới khánh thành đã phải đóng cửa...

Không những các hình thức LDVNN trong SXHXK hiệu quả mà cả các LD trong sản xuất hàng thay thế nhập khẩu và tiêu thụ thị trường nội địa cũng không mấy khả quan. Công ty LD khai thác đá xây dựng Nghệ An giữa Công ty POWERSCREEN LTD của Anh và xí nghiệp khai thác đá Nghệ An, tuy có thị trường ổn định nhưng khi thành lập, xác định công suất của thiết bị không phù hợp nên chỉ khai thác được 10% công suất và do phía nước ngoài yêu cầu tiền lương quá cao nên hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Từ thời điểm chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trong nước, hiệu quả sản xuất kinh doanh đã được cải thiện đáng kể. Công ty LD mía đường Nghệ An - Tate & Lyle do tổng mức đầu tư và công suất quá lớn, nguồn nguyên liệu không bảo đảm, giá thu mua mía lại cao nên trong vòng 5 năm đầu Công ty sẽ rất khó có lãi và trong năm 2000 Công ty đã xác định lỗ 5.000.000 USD.

Thực trạng này cũng là một hiện tượng phổ biến trong các hình thức đầu tư và LDVNN trong cả nước. Theo điều tra của Cục thống kê, năm 1994 có 197 dự án bị thua lỗ với con số 54,3 triệu USD, năm 1995 có 317 dự án lỗ 133,7 triệu USD; năm 1996 có 342 dự án lỗ 210 triệu USD. Riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh, qua điều tra năm 1996 có 300 doanh nghiệp LD trên địa bàn thành phố thì có 158 doanh nghiệp có lãi, 142 doanh nghiệp lỗ. Các thành phố khác như Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai... cũng trong tình trạng đó. Cá biệt có Công ty LD liên tục bị lỗ, chẳng hạn Công ty liên doanh ABB mới
5 năm hoạt động đã liên tục bị lỗ 112 tỷ đồng tiền Việt Nam. Khi chưa thành lập liên doanh, sản xuất của Công ty thiết bị điện Việt Nam (doanh nghiệp tham gia LD) đến nay phần thị phần còn lại 10 - 15% và giá bán cao hơn từ 14 - 20% so với giá bán cùng loại... Các LD Bia BGI Tiền Giang, LD Bia Đà Nẵng, LD Coca Cola Chương Dương, LD Đường Tây Ninh... là những LD có vốn đầu tư lớn nhưng liên tục bị thua lỗ phải giải thể hoặc chuyển sang hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

2.3.2. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến các mâu thuẫn và hạn chế

2.3.2.1 Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân thứ nhất là sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu ở Nghệ An rất cần thiết nhưng lợi nhuận thấp và rủi ro cao, thiếu các động lực và sức hấp dẫn để thu hút các hình thức đầu tư và LDVNN.

Như đã phân tích ở phần 2.1.1. các mặt hàng xuất khẩu ở Nghệ An phần lớn tập trung vào các ngành sau:

Sản phẩm của các loại cây trồng nông sản ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày dưới dạng sản phẩm thô.

Sản phẩm của ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Sản phẩm của ngành đánh bắt hải sản và nuôi trồng thủy sản.

Sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản và hải sản.

* Trong đó sản phẩm của các loại cây trồng nông sản ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày, sản phẩm đánh bắt hải sản ngoài khơi và nuôi trồng thủy sản dưới dạng xuất khẩu sản phẩm thô là lớn nhất (chiếm hơn 90%) nhưng sản xuất kinh doanh các mặt hàng này ở Nghệ An rất khó khăn và lợi nhuận thấp, rủi ro cao vì:

- Sản xuất chủ yếu mang tính chất quảng canh, năng suất thấp, chất lượng kém. Mức độ phụ thuộc vào mùa vụ rất lớn nên giá thu mua cao, khó chủ động trong việc mua và bảo quản xuất khẩu.

- Giá trị của hàng hóa thấp nhưng khối lượng cồng kềnh, chi phí vận chuyển, bảo quản, giao nhận rất tốn kém.

- Giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản dưới dạng sản phẩm thô trên thị trường thế giới trong những năm vừa qua giảm so với các sản phẩm công nghiệp do tình trạng ‘‘giá cánh kéo’’trong xuất khẩu nông sản thô.

- Biên độ dao động chỉ số giá cả hàng nông sản trên thị trường rất cao ảnh hưởng đến khả năng ổn định sản xuất.

* Không những kinh doanh hàng nông sản hải sản thô hiệu quả thấp mà đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến các mặt hàng này giá thành sản phẩm cao, khó xuất khẩu và tỷ lệ sinh lãi trên vốn đầu tư thấp. Do trình độ kỹ thuật và khả năng nội sinh về công nghệ hạn chế nên hầu hết các dự án đầu tư SXHXK ở Nghệ An, Thiết bị máy móc, công nghệ phải đưa từ nước ngoài vào tức là phải cộng thêm một khoản chi phí vận chuyển, giao nhận, lắp đặt, cộng thêm tỷ lệ sinh lãi, chiết khấu thương mại và tỷ lệ bảo hiểm rủi ro tổn thất. Một khoản chi phí lớn nữa là chi phí chuyển giao công nghệ và đào tạo (chưa tính đến yếu tố tiêu cực là kê khai giá trị thiết bị lên nhiều lần để góp vốn). Trong một thời gian ban đầu, chưa quen với thị trường, nguồn nguyên liệu cung cấp chưa đảm bảo nên dây chuyền thiết bị không phát huy hết công suất cộng với yếu tố giá nguyên liệu đầu vào cao nên giá thành sản phẩm chế biến bị đẩy lên cao, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Ví dụ: Theo tính toán trong dự án khả thi của Công ty LD mía đường Tate & Lyle, nếu giá cung cấp mía là 191 USD/tấn, nhà máy đạt công suất thiết kế thì giá thành tương đương là 301,8 USD/tấn tương đương 4.255.380 đ/tấn (bảng 2.5). Với dự kiến giá bán trung bình ước tính (trừ thuế giá trị gia tăng) trên thị trường là 456 USD/tấn tương đương 6.429.600 đ/tấn thì tỷ số hoàn vốn nội bộ (hệ số chiết khấu IRR) là 13,4% [18, tr. 53].



Bảng 2.5: Chi phí sản xuất của nhà máy đường Nghệ An - Tate & Lyle




Khoản chi phí

USD/tấn




1.

Chi phí trả lương cho người trồng mía.

191,8

8,7

2.

hóa chất, bao bì & nhãn hiệu

14,4




3.

Vật liệu, bảo dưỡng

14,5




4.

Tổng chi phí văn phòng

9,1




5.

Công xá, lương trả cho cán bộ, nhân viên Việt Nam

2,4




6.

Chi phí về nhân viên nước ngoài

2,3




7.

Chi phí nhân viên trong hoạt động

3,2




8.

Khấu hao

42,5




9.

Tổng mức khấu hao mía

110,0

5,0

10

Tổng mức kê cả mía

301,8

13,7

Nguồn: Dự án khả thi nhà máy đường Nghệ An - Tate & Lyle [18]

- Trong thực tế hiện nay, công suất sử dụng thiết bị chỉ đạt từ 30 - 50%, giá bán đường trên thị trường là 3.500 đồng/kg tương đương 285 USD/tấn còn thấp hơn cả giá thành sản xuất. Như vậy, tỷ số hoàn vốn nội bộ trong thực tế sẽ rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với lãi suất cho vay đầu tư phổ biến hiện nay, nên nhà máy dự tính sẽ lỗ trong thời gian tương đối dài trước khi có đủ nguyên liệu để khai thác hết công suất thiết bị và giá bán đường nội địa được nâng lên chưa tính đến xuất khẩu. Theo đánh giá của Sở Kế hoạch và đầu tư về hoạt động của nhà máy đường Tate & Lyle trong 3 tháng đầu năm 2000 như sau:

Kể từ đầu vụ ép đến cuối tháng 3 năm 2000, Công ty LD mía đường Tate &Lyle sản xuất được khoảng 30.000 tấn đường. Nhưng do giá đường giảm nên việc tiêu thụ gặp khó khăn. Theo báo cáo của Công ty LD giá đường bình quân khoảng 3.500 đ/kg. Như vậy nếu công ty vượt kế hoạch đề ra sẽ cũng bị thua lỗ nặng. Cũng theo ông Nguyễn Hữu Thịnh Phó tổng giám đốc thì dự kiện năm 2000 Công ty sẽ lỗ khoảng 5 triệu USD [66].

Trong chế biến dầu lạc tình trạng cũng tương tự. Lạc là một sản phẩm nông sản lớn nhất của Nghệ An là nhưng theo tính toán trong dự án khả thi của nhà máy ép dầu thực vật Nghệ An. Giá thành sản xuất 1 tấn dầu lạc tinh luyện có tính đến việc pha trộn 70% dầu cọ thô nhập khẩu từ Malaixia để giảm giá đầu vào là 13.923.757 đồng [97, tr. 12]. Nếu nguyên liệu hoàn toàn là Lạc thì giá thành sản phẩm tăng lên 30% tức là 18.100.884 đ/tấn trong khi đó giá xuất khẩu tại thời điểm cao nhất cũng chỉ là 1.000 USD/tấn (14.000.000đ/tấn).

Với tỷ lệ sinh lãi trên vốn đầu tư thấp như trên, rất ít có nhà đầu tư nước ngoài nào có ý định LD để chế biến các sản phẩm nông sản hải sản cho xuất khẩu trừ các dự án LD mà các đối tác nước ngoài có mục đích riêng như chuyển giao thiết bị và công nghệ, chiếm lĩnh thị trường nội địa...

Nguyên nhân thứ hai là do những khó khăn khách quan về địa hình, về cơ sở hạ tầng và giao thông cách trở, lực lượng sản xuất kém phát triển nên khả năng "thẩm thấu" các nguồn vốn và công nghệ từ nước ngoài vào SXHXK rất hạn chế.

- Nghệ An là một tỉnh lớn, đầy đủ cả ba vùng, trung du miền núi, đồng bằng và ven biển. Trong đó diện tích các huyện đồng bằng rất nhỏ (2.146,5 km2 trên 16.382,3 km2 toàn tỉnh chiếm 13,1%) [21, tr. 8], còn lại phần lớn là diện tích các huyện miền núi (13.635,8 km2 chiếm trên 80%), thu nhập của dân cư thấp, nguồn thu ngân sách hạn chế. Vì vậy, việc xây dựng các công trình hạ tầng như đường sá giao thông, cầu cống, điện nước trên toàn tỉnh là cực kỳ khó khăn. Các nguồn nguyên liệu cho cho SXHXK chủ yếu lại phân bổ ở các huyện trung du miền núi như Thanh Chương, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Quỳ Châu là những vùng cơ sở hạ tầng rất thấp, lực lượng sản xuất kém phát triển, dân cư thưa thớt, đó là nguyên nhân làm cho việc thu hút các hình thức đầu tư LDVNN trong SXHXK ở Nghệ An còn hạn chế. Mặt khác mặt hàng xuất khẩu ở Nghệ An tuy phong phú nhưng manh mún và giá trị thấp. Qua số liệu của Sở Thương mại Nghệ An cho thấy ngoài mặt hàng lạc nhân có kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 5 triệu USD và 7 mặt hàng kim ngạch xuất khẩu từ 1 - 3 triệu USD/năm, còn các mặt hàng khác trị giá xuất khẩu có vài chục ngàn đến vài trăm ngàn USD [70, tr. 8]. Đặc điểm này xuất phát từ yếu tố đa dạng và phức tạp về địa hình, đất đai, khí hậu của Nghệ An, nó làm cho các nhà đầu tư nước ngoài khó khăn trong việc lựa chọn cơ hội và mặt hàng xuất khẩu để đầu tư LD.

Nền kinh tế Nghệ An ở điểm xuất phát thấp, thu nhập của dân cư và nguồn thu của ngân sách địa phương hạn chế. Trong chiến tranh chống Mỹ, Nghệ An là một điểm nóng, cơ sở vật chất kỹ thuật hầu như bị tàn phá hết. Những năm vừa qua, nền kinh tế có chuyển biến khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thậm chí theo số liệu thống kê, còn cao hơn tốc độ bình quân của cả nước. Nhưng đó chỉ là sự so sánh đối với điểm xuất phát, về cơ bản cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, trình độ lực lượng sản xuất kém phát triển. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế non yếu, quy mô nhỏ, hệ thống doanh nghiệp nhà nước chỉ đông về số lượng cán bộ công nhân viên chức, tài sản vốn liếng không có gì. Vì vậy có thể nói rằng, thời gian vừa qua một trong những nguyên nhân làm cho các hình thức LDVNN kém phát triển là do các ngành, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa ở Nghệ An chưa đủ khả năng "thẩm thấu" các nguồn vốn đầu tư và các dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại từ nước ngoài vào đầu tư cho sản xuất hàng hóa nói chung và hàng xuất khẩu nói riêng. Đó cũng là nguyên nhân khách quan của các tỉnh nông nghiệp ở các vùng kinh tế khó khăn như vùng khu IV cũ, vùng Tây Nguyên...

2.3.2.2 Những nguyên nhân chủ quan trong quá trình phát triển và tổ chức thực hiện các dự án LDVNN

* Chính sách đầu tư cho SXHXK và quản lý vĩ mô của các ngành và địa phương đối với các dự án LDVNN còn nhiều hạn chế và bất cập.

- Trong thời gian vừa qua chính sách của ta quá nặng nề về bảo hộ cho sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, trong đó có những mặt hàng chưa thực sự cần thiết vì sản xuất các mặt hàng này rất ít sử dụng nguyên liệu và vật tư trong nước, không phải là mặt hàng thiết yếu trong hiện tại và trong cả tương lai, khả năng nội sinh công nghệ của ta còn thua kém xa các nước trong khu vực, năng suất thấp, chất lượng hạn chế như các mặt hàng ô tô du lịch, xe máy, bia, nước giải khát, các loại hàng điện tử cao cấp. Việc bảo hộ thiếu hợp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài vào sản xuất các mặt hàng này trong nước đã gây thiệt hại rất nhiều cho ngân sách và cho người tiêu dùng trong nước, đánh mất động lực thúc đẩy sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế khác như mặt hàng nông sản, hải sản và chăn nuôi, đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc phân bổ cơ cấu các nguồn đầu tư nước ngoài vào các ngành chưa hợp lý.

- Chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với SXHXK nói chung còn hạn chế nhưng cả về chính sách hỗ trợ, trợ cấp cho sản xuất và chế biến các sản phẩm nông sản cũng chưa đáng kể. Trong khi các nước đang áp dụng phổ biến chính sách bảo hộ và trợ cấp đối với sản xuất các sản phẩm nông sản thì ở nước ta mới chỉ có chủ trương cho vay vốn ưu đãi đối với việc thu mua nông sản để dự trữ cho xuất khẩu, hoàn toàn chưa có sự hỗ trợ nào cho thích đáng. Như phần trên đã nói, việc đầu tư cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông sản nói chung tỷ lệ sinh lãi rất thấp, thậm chí là lỗ. SXHXK ở Nghệ An, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm nông sản nếu không có những chính sách khuyến khích và hỗ trợ thích đáng thì khả năng thu hút các hình thức đầu tư LD cho sản xuất các mặt hàng này hạn chế là điều không tránh khỏi.

Chính sách ưu đãi đầu tư với các vùng kinh tế khó khăn trong luật đầu tư với nước ngoài cũng như trong luật khuyến khích đầu tư trong nước còn thiếu thuyết phục. Thứ nhất là ưu đãi chủ yếu mới ở thuế thu nhập doanh nghiệp, ở các địa bàn kinh tế khó khăn như Nghệ An và một số tỉnh nông nghiệp khác ở vùng khu VI cũ, vùng miền núi Tây Bắc và Tây Nguyên thì việc kinh doanh có lãi rất hạn chế, nên ưu đãi từ 5 - 10% thuế thu nhập hoàn toàn không có tác động đến lợi ích các nhà đầu tư. Thứ hai, ở các tỉnh này, chỉ có một số huyện miền núi mới được hưởng ưu đãi về thuế, nhưng việc xây dựng đầu tư các nhà máy. cơ sở chế biến ở các vùng này rất khó thực hiện vì cơ sở hạ tầng thấp, cách trở về giao thông và thiếu nguồn lao động. Những ưu đãi này không bù đắp nổi một phần của việc tăng chi phí đầu tư. Do vậy chính sách ưu đãi đầu tư trong thời gian vừa qua chưa có tác dụng cải thiện tình hình đầu tư cho sản xuất ở các tỉnh nông nghiệp miền Trung và các khu vực khó khăn khác trong cả nước.

- Việc ban hành các văn bản dưới luật vừa chậm lại quá nhiều và chồng chéo lên nhau, nhiều khi còn mâu thuẫn cho nhau gây khó khăn cho người thực hiện. Cho đến nay, Nhà nước đã ban hành Luật doanh nghiệp, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật đầu tư nước ngoài (đã qua ba lần sửa đổi và bổ sung) và một số văn bản pháp luật khác liên quan đến phát triển các hình thức LD. Tuy nhiên hệ thống pháp luật đã ban hành còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, gây tâm lý lo ngại, thiếu tin tưởng lẫn nhau giữa các đối tác tham gia LD. Chẳng hạn giữa các đạo luật quan trọng như Luật đầu tư nước ngoài, Luật đất đai, Luật dân sự, Luật lao động còn nhiều điểm chưa được phân định rõ ràng, nhất là các điều khoản liên quan đến việc thuế đất đai, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, ký kết và thực hiện hợp đồng lao động. Việc ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến chuyển giao công nghệ còn quá chậm trễ. Pháp lệnh về chuyển giao công nghệ vào Việt Nam đã ban hành từ tháng 2 năm 1988, nhưng phải qua hơn 3 năm sau (tháng 3/1991) Chính phủ mới có văn bản chi tiết hướng dẫn việc thực hiện pháp lệnh, 3 năm sau nữa (tháng 1/1994) Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường mới ban hành thông tư hướng dẫn chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, tức là phải mất 6 năm, pháp lệnh mới có đủ các văn bản cần thiết để thực hiện. Năm 1994, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường mới phê duyệt hợp đồng chuyển giao công nghệ đầu tiên vào Việt Nam cho Công ty LD sản xuất ống thép Việt Nam (VINAPINE). Khi Bộ luật dân sự bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/1996 thì cả ba văn bản pháp lý điều chỉnh các hợp đồng chuyển giao công nghệ nói trên đều bị mất hiệu lực. Nhưng do chưa kịp ban hành đầy đủ các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành các quy định liên quan đến chuyển giao công nghệ được quy định tại Bộ luật dân sự, nên trong suốt hai năm (cho đến tháng 7/1998) việc xem xét và phê duyệt các hợp đồng chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam vẫn căn cứ vào pháp lệnh đã ban hành năm 1988. Ngày 1/7/1998, Chính phủ mới ban hành Nghị định 45/1998/NĐ-CP, quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ và hơn một năm sau (tháng 7/1999) Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường mới ban hành được thông tư hướng dẫn Nghị định 45/CP nêu trên. Mặc dù đã chậm trễ như vậy, nhưng các văn bản pháp lý đã ban hành vẫn chưa đáp ứng các yêu cầu đổi mới của đầu tư nước ngoài, nhiều điều khoản trong các văn bản còn thiếu thống nhất, nhiều quy định còn quá gò bó, thiếu cụ thể đặc biệt là điều khoản liên quan đến thời hạn hợp đồng chuyển giao công nghệ, các nội dung chuyển giao công nghệ, giá cả, thanh toán... gây nhiều khó khăn cho các chủ đầu tư trong quá trình thành lập và thực hiện các hợp đồng chuyển giao công nghệ khi tiến hành LD.

Luật đầu tư nước ngoài và Luật doanh nghiệp có những điểm chưa thống nhất. Trong khi Luật đầu tư nước ngoài không cho phép thành lập công ty cổ phần, doanh nghiệp LD không được phát hành cổ phiếu thì Luật doanh nghiệp lại cho phép thành lập công ty cổ phần.



Vai trò quản lý Nhà nước của các ngành và địa phương trong việc thành lập và quản lý các dự án LDVNN còn nhiều hạn chế và yếu kém:

- Nhà nước cấp tỉnh cũng như cấp trung ương chưa xác định được một chiến lược tổng thể cho phát triển các hình thức LD với những bước đi thích hợp từ việc xác định mục tiêu cần phải đạt được của các hình thức LD, việc quy hoạch vùng, lựa chọn phát triển các ngành, lĩnh vực LD, đến các hoạt động tuyên truyền, kêu gọi xúc tiến đầu tư bằng một mạng lưới thông tin nhất quán trên phạm vi trong tỉnh, trong nước và ở nước ngoài. Chưa có định hướng rõ ràng về lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư phát triển các hình thức LDVNN nói chung và liên doanh SXHXK nói riêng.

Các hoạt động phục vụ cho phát triển các hình thức LD chưa được chú ý đúng mức, đặc biệt là sắp xếp lại hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước - đối tác chủ yếu và trực tiếp LD với các nhà đầu tư nước ngoài. Chưa gắn việc phát triển các hình thức LD với chiến lược phát triển nền kinh tế thị trường mở cửa và thúc đẩy SXHXK.

Công tác thẩm định và xét duyệt các dự án nói chung và các dự án LDVNN trong SXHXK nói riêng trong những năm vừa qua đã được chỉnh đốn nhiều qua các đợt cải cách hành chính và thực hiện chế độ "một cửa, một đầu mối". Tuy nhiên trong thực tế và cụ thể ở Nghệ An các thủ tục và quy trình này vẫn còn rắc rối, phiền hà, tốn kém, nhiều thời gian và không tránh khỏi tiêu cực, sơ hở.



Ví dụ: Để thực hiện một dự án đầu tư hoàn chỉnh phải qua ba giai đoạn:

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

- Giai đoạn thực hiện đầu tư.

- Giai đoạn đưa dự án vào sử dụng.

Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chủ đầu tư phải thực hiện các thủ tục sau: sau khi các bên LD lựa chọn được một dự án có khả năng đầu tư đồng thời phù hợp với chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, chủ đầu tư xây dựng một luận chứng kinh tế tóm tắt hoặc một báo cáo tiền khả thi gửi Sở chủ quản, Sở Kế hoạch đầu tư, gửi Thường trực Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ tiến hành họp các ngành để thảo luận ý kiến và tập hợp lại báo cáo với Thường trực Tỉnh ủy xin chủ trương thực hiện. Sau khi có chủ trương thực hiện, chủ đầu tư xin quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh và cùng Sở Xây dựng, Sở Địa chính lựa chọn địa điểm xây dựng để tiến hành khảo sát. Khảo sát xong, chủ đầu tư phải trình lại Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành, chính quyền địa phương ở huyện xã để trưng cầu ý kiến và thảo luận. Nếu địa điểm được thông qua, chủ đầu tư mới được quyền khảo sát lần hai, đo đạc, khảo sát địa chất công trình, thu nhập số liệu về điện, nước, chất đất, giá đất, khí hậu, thị trường, công nghệ... để lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Sau khi cùng cơ quan tư vấn xây dựng dự án khả thi, chủ đầu tư thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư để trình lên ủy ban nhân dân tỉnh xin phiếu trưng cầu ý kiến thẩm định của các ngành về báo cáo nghiên cứu khả thi, nếu có thắc mắc thì phải giải trình cụ thể. Khi đã có ý kiến đầy đủ, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ triệu tập các ngành tiến họp thảo luận và phê duyệt sơ bộ. Từ văn bản phê duyệt này, chủ đầu tư phải xin tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh trình lên các ngành như Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Công nghiệp hoặc các Bộ chuyên ngành khác. Các ngành này lại giao lại cho các vụ như Vụ địa phương, Văn phòng thẩm định và các Vụ chuyên quản về ngành hàng sản xuất xem xét dự án khả thi theo quy hoạch ngành, thị trường, nguyên liệu hoặc hiệu quả đầu tư. Sau khi có văn bản thỏa thuận của các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh triệu tập lại các ngành một lần nữa để phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Nếu dự án đầu tư trong nước từ nhóm B trở xuống Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ ra quyết định đầu tư, nếu dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoặc dự án nhóm A phải trình lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin cấp giấy phép đầu tư. Tất cả các bước và các thủ tục trên mới chỉ là một phần trong quy trình thành lập và thực hiện dự án. Đó là các thủ tục và chi phí của giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thông thường kéo dài khoảng một năm chưa tính đến các dự án phải trải qua các bước về dàn xếp vốn như vốn vay nước ngoài hoặc vốn vay tín dụng đầu tư phát triển. Tại các bước này, các cơ quan cấp vốn, ngân hàng cho vay vốn hoặc ngân hàng bảo lãnh lại thẩm định về hiệu quả của dự án một lần nữa.

Trong giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn đưa dự án vào sử dụng còn rất nhiều thủ tục phải trải qua và rất nhiều chi phí mà chủ đầu tư phải gánh chịu, kể cả những chi phí nằm trong dự toán và cả những chi phí không được đưa vào dự toán. Để hoàn thành việc đầu tư xây dựng và hoàn tất các thủ tục của một dự án nhóm B phải mất từ 4 - 5 năm.

Thậm chí ở địa phương còn có những quy định đặc thù khác luật: Như ở Nghệ An quy định tất cả các vấn đề mà chủ đầu tư phải trình Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc các ngành thẩm định phê duyệt đều phải có ý kiến của cơ quan chủ quản bằng văn bản kèm theo. Trong quyết định số 1231/QĐ-UB ngày 16/09/1998 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Điểm 2.1 điều 4 quy định: "Tổ chuyên gia hoặc tổ tư vấn giúp việc cho bên mời thầu do cơ quan chủ quản đầu tư quyết định thành lập theo đề nghị của chủ đầu tư" [74, tr. 56] trái với quy định của Điều 40 trong quy chế đầu tư ban hành theo Nghị định 43/CP ngày 16/07/1996 của Chính phủ "bên mời thầu chịu trách nhiệm chỉ định tổ chuyên gia hoặc thuê tư vấn thực hiện các nhiệm vụ chuẩn bị hồ sơ mời thầu và xét thầu".

Vì những phức tạp này nên ở Nghệ An đã xảy ra tình trạng "đầu tư chui" tránh thủ tục thành lập và xin giấy phép đầu tư. Hai hợp đồng kinh tế sản xuất đồ gỗ là một ví dụ cụ thể.

Nhưng cơ bản sự rắc rối, phiền hà này làm cho các nhà đầu tư nản lòng vì mất nhiều thời gian và tốn kém nhiều chi phí. Tuy quy trình xem xét chủ trương, thẩm định phê duyệt làm đi làm lại nhiều lần nhưng trong thực tế vẫn còn nhiều sơ hở và tiêu cực: Dự án LD sản xuất Giày da Việt Đức, thủ tục thành lập, quy trình thẩm định, xét duyệt rất bài bản đầy đủ, có nhiều cơ quan tham gia xem xét, chỉ đạo nhưng lại để sơ hở cho phía đối tác nước ngoài lợi dụng để bán thiết bị lỗi thời và chiếm đoạt cả những chi phí bất hợp lý, để lại một số nợ hơn 30 tỷ đồng cho Công ty SX-XNK Việt An mà không hề phát huy được tác dụng.

Dự án thành lập xí nghiệp LD chế biến gỗ Nghệ An và hợp đồng hợp tác sản xuất sản phẩm gỗ của Công ty XNK Nghệ An, phía đối tác nước ngoài chỉ cung cấp một ít thiết bị nhỏ, sản phẩm chế biến hoàn toàn chỉ mang tính chất hình thức như cột điện, cán chổi, khung cửa... nhưng cũng có thể vượt qua được các cửa kiểm tra kiểm soát để xuất khẩu hàng chục ngàn khối gỗ Pơ mu.

Tình trạng này không chỉ riêng có ở Nghệ An mà còn là hiện tượng tương đối phổ biến trong các dự án LDVNN trong toàn quốc. Đó là việc thẩm định thiếu chính xác và trung thực để cho các đối tác nước ngoài nâng giá dây chuyền thiết bị lên nhiều lần. Có thể thấy rõ thực tế này qua thẩm định của các Công ty SGS (Thụy Sĩ) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam tại 15 doanh nghiệp LDVNN ở một số tỉnh. Kết quả thẩm định cho thấy 60% số LD khai tăng giá thiết bị máy móc với số vốn khai tăng ước tính 16,5 triệu USD. Trong đó Công ty OSIC đã khai tăng 1,618 triệu USD; Công ty LD ô tô hòa Bình khai tăng 2,45 triệu USD (khai khống 27,5%); Công ty LD Bia BGI Tiền Giang khai tăng 7.794.478 USD; Công ty LD Việt Xuân khai tăng 13 triệu USD... có 50% số dự án nói trên khai tăng khoảng 15% điển hình là LD khách sạn Thăng Long (Thành phố Hồ Chí Minh) khai khống 50%. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước quốc hội tại nhiệm kỳ họp 10 (khóa IX), các thiết bị, công nghệ, vật tư, do bên nước ngoài góp vốn hay chuyển giao vào các doanh nghiệp tại Việt Nam thống kê khai cao hơn thực tế này của bên nước ngoài đã gây thiệt hại cho phía Việt Nam ước tính khoảng 50 triệu USD. Còn theo đánh giá của Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường thì khoảng 80% các máy móc thiết bị, công nghệ nước ngoài đưa vào LD bị nâng giá từ 2 đến 4 lần so với giá trị thực tế.

Những sơ hở này một phần do sự tiêu cực và non kém về trình độ nghiệp vụ và chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ làm công tác thẩm định, xét duyệt, một phần khác là do cơ chế "trách nhiệm tập thể" trong quản lý hành chính hiện nay.

Vấn đề bảo đảm cơ sở hạ tầng cho phát triển các hình thức LD còn vướng mắc. Nhà nước chưa đảm bảo được cơ sở hạ tầng bên ngoài hàng rào cho các doanh nghiệp LD và các khu công nghiệp. Đối với một số khu vực, Nhà nước có thể cung cấp được điện, nước, nhưng thủ tục triển khai rất phức tạp, phiền hà. Chủ đầu tư phải đi lại làm việc nhiều lần nhưng không được trả lời rõ. Hầu hết các doanh nghiệp LD muốn có điện nước đúng tiến độ đều phải ứng trước vốn để làm hạ tầng. Mặc dù Chính phủ đã có cam kết đảm bảo hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đến hàng rào các doanh nghiệp, nhưng lại thiếu sự hợp tác từ phía doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh công trình hạ tầng với các doanh nghiệp LD. Hầu hết các dự án đầu tư ở Nghệ An khi triển khai mới bắt đầu xây dựng các công trình hạ tầng như điện nước, cầu cống thậm chí là cả đường giao thông, khu công nghiệp Bắc Vinh được triển khai từ năm 1996 đến nay vẫn chưa đến bù giải tỏa xong.

Việc kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp LD, nhất là đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của các cơ quan quản lý nhà nước còn chồng chéo, nhiều đầu mối, kiểm tra dồn dập một số doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Việc xử lý kết quả kiểm tra còn chậm chạp, kéo dài, chưa thực sự hỗ trợ cho doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để ổn định sản xuất kinh doanh. Một số doanh nghiệp LD cho biết, trong 1 năm họ phải tiếp quá nhiều đoàn kiểm tra. Chỉ riêng cơ quan công an cũng có mấy đầu mối kiểm tra doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như an ninh kinh tế, cảnh sát, phòng cháy chữa cháy... Viện kiểm sát gần đây cùng tổ chức kiểm tra doanh nghiệp. Một số quan hệ kinh tế xã hội còn trong phạm vi giải quyết của nội bộ doanh nghiệp, nhưng một số cơ quan pháp luật như công an, Viện kiểm sát đã hình sự hóa vụ việc, gây lo ngại cho doanh nghiệp.

Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến các hình thức đầu tư LD còn hạn chế. Trên thực tế, các nhà đầu tư rất khó có thể thu thập được các hướng phát triển LD trong SXHXK từ các cơ quan nhà nước liên quan. Ngay cả các chuyên viên của Bộ Khoa học, công nghệ và Môi trường cũng thừa nhận: "Chúng tôi, những người làm công tác thông tin, cũng phải nhận lấy trách nhiệm của chính mình, trách nhiệm cung cấp thông tin để giúp cho người mua công nghệ có thể lựa chọn được những công nghệ phù hợp nhất". Công tác tuyên truyền, vận động và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, nhất là từ các nước công nghiệp phát triển (nắm công nghệ gốc) vào Việt Nam để phát triển các hình thức LD còn chưa đạt được kết quả mong muốn.

* Các đối tác nước ngoài được lựa chọn trong các LD chưa đáp ứng yêu cầu, thậm chí còn gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp và cho địa phương.

- Một số nhà đầu tư nước ngoài chưa thấu hiểu luật pháp Việt Nam. Quá trình lập và thực hiện các dự án LD chưa được các nhà đầu tư nước ngoài tuân thủ đúng theo quy định của luật pháp Việt Nam. Có những hợp đồng LD do bên nước ngoài soạn thảo để thành lập LD có quá nhiều điểm không phù hợp với luật pháp Việt Nam, làm kéo dài thời gian thẩm định và phê duyệt.

- Bên cạnh các đối tác nước ngoài có thiện chí hợp tác và làm ăn lâu dài, trong thời gian vừa qua một số đối tác nước ngoài vào LD ở Nghệ An còn mang tính chất "chụp giật", tranh thủ tính chất "quá độ" trong chính sách mở cửa của Việt Nam để khai thác tài nguyên sẵn có như gỗ quý, đã quý và khai thác thị trường nội địa nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao và thu hồi vốn nhanh. Dự án thành lập xí nghiệp LD chế biến gỗ Nghệ An được tiến hành trong thời gian mà những quy định của Nhà nước về khai thác và xuất khẩu gỗ còn chưa quá nghiêm ngặt, nguồn gỗ của rừng Nghệ An còn phong phú, đặc biệt có những loại gỗ quý hiếm như Pơmu, lát hoa, lim, gõ. Công ty HER CHUEN WOOD WORK Co. LTD của Đài Loan đã lợi dụng việc thành lập xí nghiệp LD chế biến gỗ Vinh để xuất khẩu hàng ngàn khối gỗ Pơmu trong năm 1993 và năm 1994. Theo biên bản kiểm tra gỗ nhóm 2A (Pơmu) của Hạt kiểm lâm Vinh ngày 20/09/1993: Khi kiểm tra tồn kho của xí nghiệp chế biến gỗ Vinh tại thời điểm đó vẫn còn tồn đến 1.384,976 m3 gỗ Pơmu trong đó có 851,79 m3 gỗ Pơmu đã chế biến thanh tay vịn cầu thang, khung cửa, cột điện... còn lại là gỗ tròn chưa chế biến (Phụ lục 4, HĐ1).

Hợp đồng kinh tế về mua bán gỗ giữa Công ty KOJGRACE INTERNATINAL CO của Đài Loan và Công ty XNK Nghệ An cũng nhằm mục đích như trên nên dây chuyền thiết bị chỉ có trị giá 136.160 USD đồng thời họ trốn tránh luôn việc thẩm định xét duyệt và cấp giấy phép đầu tư. Một số công ty nước ngoài tham gia LD là những công ty không có khả năng tài chính, công ty môi giới, công ty "ma" hay là những công ty đang đứng bên bờ phá sản. Đó là Công ty INTERNATINAL SCHUH MASCHINN TRADE & SERVICE Gmbh (Đức) trong dự án LD giày da Việt Đức. Hợp đồng LD chưa triển khai xong thì công ty này đã phá sản phải bán cổ phần cho công ty khác. Ngay chính cả Công ty EPC là công ty LD chính thức sau này cũng chỉ là một công ty môi giới để bán thiết bị giày (Phụ lục 4, HĐ 4).

Một số khác lợi dụng sự non kém về trình độ và sự nóng vội của các doanh nghiệp và cơ quan quản lý của địa phương để nâng giá thiết bị, nâng giá đầu vào, thậm chí là bán thiết bị và chuyển giao các công nghệ đã lỗi thời.

Cũng có một số trường hợp các LD thất bại do các đối tác nước ngoài đánh giá sai về khả năng cung cấp nguyên liệu, về sức mua của thị trường và khả năng cạnh tranh của những nhà sản xuất khác: LD sản xuất bia Nasadeco không được thực hiện một phần do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, một phần khác là do sự cạnh tranh của Bia Tiger và Bia Halida ở khu vực miền trung. LD sản xuất đá xây dựng chỉ phát huy được 10% công suất thiết bị, các LD sản xuất và chế biến sản phẩm gỗ đều găp khó khăn về nguyên liệu. Thực trạng này không chỉ riêng có ở Nghệ An mà còn là hiện tượng tương đối phổ biến trên phạm vi cả nước. Trong các LD về sản xuất lắp ráp xe máy, do nắm sai về nhu cầu tiêu thụ nên đã có tới 14 doanh nghiệp LD lắp ráp xe hơi du lịch với mức sản xuất 50 ngàn chiếc/năm. Nhưng do thu nhập thấp số người có khả năng mua sắm xe du lịch ở Việt Nam rất hạn chế, việc tiêu thụ chủ yếu là từ các cơ quan và tổ chức nhà nước, mỗi năm các LD này chỉ bán ra được khoảng 8.000 - 10.000 chiếc. Khả năng cung cấp của các LD sản xuất xe máy đă gấp hơn 4 lần so với nhu cầu tiêu thụ. Một số LD khác trong sản xuất nước giải khát, nước khoáng cũng ở tình trạng tương tự. Tuy nhiên, không loại trừ một số công ty đa quốc gia với ý đồ chiếm lĩnh thị trường đã bất chấp việc lỗ lãi trong thời gian đầu hoặc tạo ra những tình thế khó khăn trong sản xuất kinh doanh buộc phải nâng vốn đầu tư làm cho đối tác Việt Nam không có khả năng đáp ứng phải chấp nhận chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.



Sự yếu kém từ các doanh nghiệp địa phương là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng hiệu quả thấp của các dự án LDVNN

Các doanh nghiệp SXHXK ở Nghệ An kém phát triển. Hầu hết các đối tác địa phương trong các LDVNN là doanh nghiệp nhà nước chậm chuyển biến với cơ chế thị trường, số lượng cán bộ công nhân viên chức đông nhưng năng lực sản xuất yếu. Trong các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thiếu hẳn những cán bộ có kiến thức về thị trường, kiến thức về xuất nhập khẩu, có trình độ ngoại ngữ và trình độ về thanh toán quốc tế vững vàng. Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cơ sở vật chất kỹ thuật và dây chuyền thiết bị lạc hậu, đội ngũ kỹ thuật non yếu, lực lượng công nhân trình độ thấp, đồng thời chưa có điều kiện để tiếp cận với kỹ thuật công nghệ hiện đại. Vì vậy hầu hết các LDVNN được xuất phát từ các đối tác nước ngoài rất ít khi được hình thành do nhu cầu mở rộng và phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả từ các doanh nghiệp địa phương. Tỷ lệ góp vốn của các đối tác địa phương rất nhỏ, chủ yếu là bằng giá trị quyền sử dụng đất và bằng các tài sản sẵn có như nhà xưởng, công trình phụ trợ hạ tầng nên khả năng tham gia vào việc điều hành và quản lý sản xuất rất hạn chế. Thậm chí trong một số hợp đồng LD, phía doanh nghiệp địa phương do không nắm được thị trường tiêu thụ nên chấp nhận cho phía đối tác nước ngoài được quyền quyết định giá xuất khẩu và hưởng một tỷ lệ thu nhập nhất định trên giá bán để tránh rủi ro và thua lỗ.

Công tác lựa chọn nhân lực và doanh nghiệp làm đối tác tham gia các dự án LDVNN còn rất bị động và yếu kém. Nguyên nhân đổ vỡ và thất thoát lớn của công ty SX - XNK Việt An trong LD Giày da Việt Đức là một ví dụ điển hình về việc lựa chọn và bố trí nhân lực vừa sai vừa thiếu trách nhiệm. Trong LD chế biến đường Nghệ An - Tate & Lyle do không lựa chọn được một doanh nghiệp nào đủ khả năng và phù hợp nên Sở Công nghiệp Nghệ An phải thành lập một doanh nghiệp mới để tham gia LD.

Một số doanh nghiệp địa phương do tư tưởng nóng vội trong việc mở rộng sản xuất và xuất khẩu nên đã đốt cháy giai đoạn bỏ qua các thủ tục thành lập, thẩm định xét duyệt, vô tình tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài thực hiện những ý đồ của họ trong việc khai thác tài nguyên quý hiếm như gỗ quý, đá quý...

Các hiện tượng tiêu cực và thiếu trách nhiệm của một số cán bộ trong các doanh nghiệp tham gia vào LD vẫn còn phổ biến, phía đối tác nước ngoài đã lợi dụng vào đó để mua chuộc và lũng đoạn làm cho sản xuất kinh doanh hiệu quả thấp và gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp cho địa phương.


Каталог: file -> downloadfile8
downloadfile8 -> Bài Luận Đề tài: Mối lien hệ giữa dân số và môi trường MỤc lụC
downloadfile8 -> Bài 1: ( 5 điểm) A=24,4872 1\ Tính a = 2\ Tính giá trị của biểu thức: B=7,708220309 B= tại X =; z = 4 Bài 2
downloadfile8 -> Đề tài: Kỹ thuật truyền số liệu trong mạng máy tính cục bộ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
downloadfile8 -> CHƯƠng I: TỔng quan về audio- video số TỔng quan về audio số
downloadfile8 -> Lời ngỏ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng Cùng bạn đọc
downloadfile8 -> NGƯỜi coi thi đ ĐỀ chính thứC
downloadfile8 -> Đề Tài Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết Phương Đông ở doanh nghiệp Toyota tại Việt Nam hiện nay
downloadfile8 -> Luận văn TÌnh hình thưƠng mại giữa việt nam và CÁc nưỚc khối nam mỹ
downloadfile8 -> Đề tài Thái độ của người hâm mộ sau khi kết thúc giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam năm 2012
downloadfile8 -> SỞ gd&Đt quảng ngãi kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trưỜng trưỜng thpt chuyên năm họC 2011-2012

tải về 1.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương