Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An MỞ ĐẦU



tải về 1.54 Mb.
trang5/15
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.54 Mb.
#24490
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

Nguồn: Bộ thương mại 1999.

Tuy nhiên có thể thấy rằng luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các chính sách kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực sự khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, nhất là các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế như hàng nông, lâm, hải sản, vật liệu xây dựng, dệt, may... Trong khi đó chênh lệch về các mức thuế nhập khẩu để bảo hộ cho sản xuất hàng thay thế nhập khẩu như sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, sản xuất bia, nước ngọt, bột giặt lại quá cao. Vì vậy trong 6 tháng đầu năm 1999 tốc độ tăng trưởng của khu vực này là 22,6% nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chỉ đạt 8,9%. Các chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các vùng miền núi và vùng kinh tế khó khăn chưa phù hợp với thực tế và chưa phát huy được hiệu lực. Vì vậy, cơ cấu đầu tư theo ngành và theo vùng còn mất cân đối nghiêm trọng. Tính đến năm 1998 các ngành nông lâm nghiệp thủy sản mới chỉ có 6,2% tổng số vốn đầu tư vào các ngành này; các vùng khu bốn (cũ), Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu long, mỗi vùng mới chỉ thu hút được 2,5% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong cả nước. Một số tỉnh như Bình Phước, Cao Bằng, Kon Tum vẫn thiếu vắng các dự án đầu tư nước ngoài, một số tỉnh khác như Bắc Cạn, Lai Châu, Sơn la, Gia Lai, Bình Thuận, Hà Giang, Sóc Trăng, Tuyên Quang tuy đang có một vài dự án nhỏ nhưng hoạt động rất èo ọt [4]. Điều đó giải thích khu vực nước ngoài chưa tạo ra được năng lực xuất khẩu lớn, ngoài xuất khẩu dầu thô, các mặt hàng khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ, nhất là các mặt hàng nông sản hải sản xuất khẩu



KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

LDVNN là một hình thức phối hợp tổ chức các hoạt động kinh tế của các đối tác từ các quốc gia khác nhau. Nó ra đời trên cơ sở những lợi ích khách quan của những chủ thể kinh tế trong quá trình vận động của dòng đầu tư quốc tế và sự phát triển của sản xuất hàng hóa. Phạm vi hoạt động của các LDVNN liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau nên nó có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng xuất khẩu. Nó là hình thức kết hợp được nhiều nguồn lực từ các đối tác tham gia và là phương thức để mở rộng thị trường "đầu vào" và "đầu ra" cho sản xuất hàng xuất khẩu. Vì vậy trong những thập niên gần đây các hình thức LDVNN đã phát triển rất rộng rãi, không những là giữa các nước phát triển với nhau mà còn phát triển mạnh ở các nước đang phát triển, trong đó có các nước XHCN. Việt Nam là một nước đi sau, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo quan điểm của Lênin về sử dụng CNTB nhà nước trong giai đoạn quá độ tiến lên CNXH, thực hiện chính sách mở cửa thu hút các hình thức đầu tư và LDVNN nhằm phát triển mạnh sản xuất hàng hóa trong đó đặc biệt chú trọng sản xuất hàng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng nhanh từ 52 triệu USD thời kỳ 1988-1991 lên gần 2 tỷ USD vào năm 1998 chiếm gần 22% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nghệ An là mốt tỉnh nông nghiệp có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất các mặt hàng nông sản hải sản xuất khẩu nhưng hạn chế về năng lực đầu tư và công nghệ nên rất cần thiết phát triển các hình thức LDVNN trong sản xuất hàng hóa nói chung và SXHXK nói riêng.



Chương 2

NHU CẦU VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
CÁC HÌNH THỨC LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI
TRONG SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU Ở NGHỆ AN


2.1. TIỀM NĂNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU Ở NGHỆ AN

2.1.1.Tiềm năng phát triển hàng xuất khẩu ở Nghệ An

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Nghệ An có vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa và phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu trên cả đường biển và đường bộ.

Là một tỉnh phía bắc khu 4 cũ: Phía Bắc giáp tỉnh Thanh hóa, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Đông hướng ra biển Đông, phía Tây dựa lưng vào dãy Trường Sơn, giáp 3 tỉnh: Xiêng Khoảng, Polykhămxay và Hứaphăn của nước CHDCND Lào, với đường biên giới là 419 km.

Nghệ An có bờ biển dài hơn 95 km, có nhiều cảng và luồng lạch, đặc biệt có cảng Cửa Lò đang xây dựng cho tàu 5.000 - 10.000 tấn có thể ra vào được. Cảng Cửa Lò là điểm nối ra biển Đông của đường xuyên Á từ Thái lan, qua Lào về Việt Nam. Cách Cảng Cửa Lò 1 km có đảo Hòn Ngư, xung quanh đảo các loại tàu lớn trên 1 vạn tấn hoặc tàu container, tàu dầu lớn có thể neo đậu và chuyển tải hàng hóa vào cảng Cửa Lò được. Từ cảng Cửa Lò, hàng hóa xuất khẩu của Nghệ An có thể theo đường biển đi đến Xingapo, Inđônêxia, Philippin, Nhật Bản, có thể đi qua đảo Hải Nam đến các tỉnh Quảng Châu, Thiên Tân của Trung Quốc, có thể đi đến các cảng khác của Nga và các cảng Châu Âu khác. Đây là một thuận lợi lớn cho triển vọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu có khối lượng lớn như hàng nông sản, hải sản và hàng vật liệu xây dựng của Nghệ An.

Phía Tây của Nghệ An giáp Lào, phía Tây Bắc đi theo đường quốc lộ 7 qua cửa khẩu Nậm Cắn có thể sang tỉnh Xiêng Khoảng, một tỉnh kết nghĩa của Nghệ An, hoặc theo phía Tây Nam, qua cửa khẩu "Cầu Treo" của Hà Tĩnh có thể đi lên tỉnh Polykhămxay của Lào. Đây là một tỉnh tương đối sầm uất, thương mại phát triển tương đối cao và thuận lợi, giáp với các tỉnh phía Đông của Thái Lan và có thể lên Viên Chăn - Thủ đô của nước Lào tương đối gần. Với lợi thế này trong những năm gần đây, việc trao đổi hàng hóa, giao lưu buôn bán và xuất nhập khẩu qua biên giữa Nghệ An, Hà Tĩnh với nước bạn Lào và Thái Lan ngày càng phát triển. Riêng năm 1998, kim ngạch xuất nhập khẩu của Nghệ An với nước bạn Lào đã đạt gần 20 Triệu USD.

Về đường bộ, đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên qua hầu hết các huyện đồng bằng của Nghệ An, với chiều dài gần 100km. Ga Vinh là ga chính của khu vực miền Trung. Đây cũng là một thuận lợi lớn để có thể phát triển giao lưu buôn bán và trao đổi hàng hóa với các địa phương khác ở hai đầu Bắc Nam, đồng thời hàng hóa xuất khẩu xuất qua cảng Hải Phòng hoặc cảng Đà Nẵng bằng cách chuyển tải theo đường bộ hoặc đường sắt.



Tóm lại, Nghệ An tuy không phải là một trung tâm thương mại công nghiệp hay là một đầu mối xuất nhập khẩu như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Vũng Tàu nhưng cũng là một điểm giao lưu thuận lợi của các tuyến hàng hải quốc tế, đồng thời có thể phát triển phương thức xuất nhập khẩu qua biên giới và trao đổi hàng hóa với cả hai miền Bắc-Nam.

2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

Nghệ An là một tỉnh miền Trung đứng thứ ba trong cả nước về quy mô diện tích lẫn dân số. Diện tích đất tự nhiên là 1.637.000 ha bao gồm đầy đủ cả ba vùng kinh tế; đồng bằng, trung du, miền núi và miền biển. Diện tích đất lâm nghiệp là 1.294.628 ha chiếm 79% đất tự nhiên, trong đó đất có rừng là 707.125 ha (bằng 54,6 diện tích đất lâm nghiệp) đất đai tốt kết hợp với vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, nắng nhiều, độ ẩm cao nên cây rừng phát triển rất nhanh. Hệ thực vật rừng rất phong phú về chủng loại từ rừng lá kim nhiệt đới đến rừng lá rộng nhiệt đới, trong đó rừng lá rộng nhiệt đới là phổ biến nhất. Rừng có nhiều gỗ quý như pơ mu, lát hoa, lim, táu, săng lẻ, giổi, vàng tâm, gõ... và nhiều loại dược quý như trầm hương, quế, sa nhân, cánh kiến, thiên niên kiện... rừng có nhiều loại động vật quý như voi, khỉ, hổ, bò tót, gấu, hươu... Đặc biệt Nghệ An còn có hơn 10 vạn ha rừng nguyên sinh phù mát, trong đó có trên 130 loài động vật và 356 loài thực vật sinh sống (có cả những động vật quý hiếm trên thế giới). Đây không chỉ tạo ra lợi thế phát triển du lịch xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, mà còn tạo ra những mặt hàng xuất khẩu đặc sản, một lợi thế tĩnh ban đầu rất quan trọng của Nghệ An hiện nay. Trữ lượng gỗ khoảng 40 triệu m3, trữ lượng tre, nứa, mét 800 triệu cây. Ngoài những khu rừng tự nhiên trên, Nghệ An còn có những khu rừng đặc sản và rừng trồng bao gồm 800 ha quế, 7.500 ha thông, 5000 ha bạch đàn, đây là một lợi thế để phát triển sản xuất các sản phẩm từ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu [84, tr. 4].



Vùng trung du, miền núi Nghệ An có 135.000 ha đất đỏ Bazan rất thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày phục vụ cho xuất khẩu như cà phê, chè, cao su, cam chanh. Đất nông nghiệp với diện tích 201.864 ha tầng đất dày, màu mỡ, trong đó diện tích trồng lúa khoảng 98.000 ha số còn lại chủ yếu là đất phù sa, đất cát, đất đồi rất thích hợp để gieo trồng các loại cây nông sản ngắn ngày cho xuất khẩu như lạc, vừng, đậu, ớt, trong đó diện tích đất trồng lạc là lớn nhất khoảng 30 - 40 ha, đây là sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực của Nghệ An, có sản lượng lớn nhất trong cả nước. Ngoài ra các loại đất đồi ở vùng trung du miền núi, đất ven sông và hơn 20.000 ha đất có khả năng nông nghiệp chưa được sử dụng, Nghệ An có thể phát triển các vùng nguyên liệu như mía ngô sắn cho công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu [21, tr. 15]

Bảng 2.1: Diện tích, sản lượng một số sản phẩm xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho chế biến hàng xuất khẩu (thời kỳ 1996 - 1998)

Cây trồng

1996

1997

1998

D. tích

N. Suất

D. tích

N. Suất

D. tích

N. Suất

Lạc

26.349

28.380

25.364

32.905

28.024

38.837

Vừng

2.679

815

5.197

2.151

4.182

1.579

Đậu các loại

7.931

3.152

8.567

4.410

9.517

2.544

Chè

2.880

9.946

3.580

1.160

4.230

12.029

Cà phê

2.620

1.817

3.208

5.227

3.498

1.268

Cao su

4.130

3.354

4.539

6.597

4.828

1.726

Hồ tiêu

275

150

279

158

279

161

Dứa quả

515

4.077

518

4.530

523

5.436

Cam, chanh, quýt

2.980

14.430

3.480

17.414

3.974

18.753

Chuối

2.574

20.720

2.774

23.796

2.924

26.900

Mía

3.092

179.774

4.264

257.262

7.893

425.405

Sắn

11.045

72.363

10.864

43.564

10.566

63.142

Ngô

27.902

52.035

34.957

71,292

31.472

67.268

Nguồn: Cục thống kê Nghệ An 1999.

Vùng biển Nghệ An có chiều dài dọc theo sườn đông của tỉnh là 95 km rộng 4.290 hải lý (bằng 7.945 km) đáy biển tương đối phẳng, nhiệt độ trung bình trên mặt biển từ 20 - 250c, độ mặn từ 3,4 - 3,5 % rất thích hợp với sự sinh sống của nhiều loại hải sản. Gần các cửa biển có nhiều loại sinh vật phù du tạo cho đàn tôm, cá và các loại hải sản khác phát triển. Biển Nghệ An còn là một trung tâm phát sinh, phát triển các loài sinh vật biển. Các luồng cá có thể di chuyển từ vùng biển Trung Hoa, Nhật Bản xuống và từ Indonesia, Malaysia lên. Hầu hết các loại hải sản có giá trị như cá chim, cá thu, cá nhám, cá ngừ, cá sú, tôm, mực... đều có thể khai thác với khối lượng khá lớn ở vùng biển Nghệ An. Vùng biển phía bắc Nghệ An còn có nhiều luồng lạch như lạch quèn, lạch thơi, lạch cạn... rất thuận lợi để xây dựng ngư cảng phục vụ cho các đội thuyền đánh cá. Ven biển các cửa lạch có nhiều đầm lầy, đầm phá thuận lợi cho phát triển các vùng nuôi tôm, nuôi cua nước mặn. Đây là một tiềm năng rất quan trọng, tạo lợi thế cho phát triển các mặt hàng xuất khẩu thủy sản.

Trong lòng đất, tuy không phải là tỉnh có nhiều khoáng sản kim loại quý nhưng có đến 350 triệu m3 đá vôi, hàng tỷ m3 đá xây dựng và có trữ lượng lớn đá hoa, đá granit (khoảng 2 triệu m3 ở Quỳ Hợp). Các khoáng sản này có thể khai thác để phát triển sản xuất các mặt hàng vật liệu xây dựng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu[85, tr. 5-7].

2.1.1.3. Nguồn nhân lực

Về lao động: Theo số liệu của cục thống kê Nghệ An, dân số ở Nghệ An đến ngày 30/12/1998 là 2.930.000 triệu người chiếm 3,9% dân số cả nước, 30% dân số các tỉnh Bắc Trung Bộ, trong đó nữ 50,9%. Dân số trong độ tuổi lao động 1,45 triệu người (trong đó hiện vẫn còn tới 8,62% lực lượng trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị bị thất nghiệp).

Người Nghệ An hiếu học, cần cù, chịu khó. Về chất lượng nguồn lao động toàn tỉnh hiện có 1,52% số người lao động có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên, tập trung chủ yếu trong các ngành giáo dục và y tế. Tỷ lệ công nhân kỹ thuật chiếm 3,2 % lực lượng lao động. Nguồn lao động mới được bổ sung hàng năm khoảng 4 vạn người, phần lớn có trình độ văn hóa phổ thông cơ sở, phổ thông trung học và tốt nghiệp các trường dạy nghề [84, tr. 12].

Lợi thế về lao động ở Nghệ An còn thể hiện ở chỗ người lao động sẵn sàng chấp nhận mức tiền công thấp khi có việc làm. Tuy là một tỉnh nghèo, có mức thu nhập bình quân theo đầu người rất thấp (năm 1999 khoảng 190 USD, bằng 52% mức bình quân chung của cả nước), nhưng đổi lại, người Nghệ An cần cù, chịu khó, có khả năng làm việc dẻo dai.

- Về nhân văn: Nghệ An là một vùng đất cổ, có nhiều dấu tích của nền văn hóa xa xưa, nơi hội tụ của một cộng đồng đa dân tộc đã chung lưng đấu cật xây đắp quê hương giàu đẹp và tạo dựng truyền thống văn hóa phong phú và đa dạng.

Nền văn minh lúa nước đã có từ lâu đời, nghệ thuật kiến trúc độc đáo giản dị, nghề thủ công khá đa dạng và đã trở thành truyền thống và tạo nền cho các dân tộc trên đất Nghệ An phát triển.

Con người Nghệ An sớm có phẩm chất cao quý đẹp đẽ, có lòng yêu nước, chí kiên cường bất khuất, tinh thần đoàn kết keo sơn, trí thông minh sáng tạo, đức cần cù, nhẫn nại, với truyền thống hiếu học, cần cù, dũng cảm đã được thử thách qua nhiều thời kỳ lịch sử và cách mạng, đã tạo ra nhiều nhân tài trong các lĩnh vực quân sự và chính trị, văn học và cả lĩnh vực kinh tế xã hội.

Trong giai đoạn tới, quá trình giao lưu văn hóa rộng rãi tiếp cận với khoa học hiện đại, với truyền thống hiếu học, cần cù, thông minh, con người Nghệ An sẽ khắc phục được những nhược điểm, hạn chế nhất là tính bảo thủ trì trệ, để có nguồn nhân lực mạnh có chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển các lĩnh vực kinh tế xã hội trong đó có SXHXK và kinh tế đối ngoại.

2.1.2. Triển vọng phát triển một số mặt hàng xuất khẩu Nghệ An

2.1.2.1. Sản phẩm xuất khẩu từ các loại cây nông sản ngắn ngày

Lạc: Theo quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội của Nghệ An đến năm 2010, với việc mở rộng diện tích trồng lạc lên 35.000 ha.

Vừng: Vừng là một cây nông sản nhiệt đới dễ trồng thời gian sinh trưởng ngắn, có thể gieo trồng trên đất pha cát mà ít phải chăm bón, hoặc có thể trồng xen vụ, phấn đấu đến năm 2010 có thể phát triển được 10.00 ha vừng. Vừng cũng là một loại sản phẩm nông sản nhiệt đới có giá trị xuất khẩu cao.

Ngoài ra còn có các loại sản phẩm khác như ớt, đậu, dâu tằm đều có khả năng phát triển và xuất khẩu với sản lượng và kim ngạch hàng năm tương đối lớn [85, tr. 30-35].



2.1.2.2. Sản phẩm xuất khẩu từ các loại cây công nghiệp dài ngày

Cây chè: Trong tương lai, có thể phát triển một vùng chè với diện tích hơn 10.000 ha kéo một vệt dài trên 150 km dọc theo phía hữu hạn sông Lam, bao trùm cả ba huyện miền núi từ Anh Sơn, Thanh Chương, Con Cuông và một phần của vùng Quỳ Hợp. Phát triển chủ yếu theo kinh tế hộ gia đình, mô hình vườn hoặc trang trại, cung cấp nguyên liệu cho chế biến chè theo quy mô nhỏ và vừa nhưng hiện đại. Dự kiến sản lượng chè khô năm 2010 khoảng 14.000 tấn trong đó 80% dành cho xuất khẩu.

Cây cà phê: Với vùng đất đỏ Bazan thuộc các huyện miền núi Nghệ An, cây cà phê có thể phát triển để có sản lượng lớn nếu du nhập được loại giống phù hợp. Dự kiến diện tích cà phê, chè có thể lên hơn 10.000 ha năm 2010, trong đó diện tích kinh doanh từ 65% - 70% để có sản lượng cà phê nhân là 15.000 tấn.

Cây cao su: Dự kiến diện tích có thể phát triển đến 15.000 ha năm 2010, trong đó diện tích kinh doanh là 12.000 ha [85, tr. 30-35].

Cây ăn quả: Dự kiến cây ăn quả là 10.000 ha năm 2010. Hình thành vùng cây ăn quả Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, kết hợp với xây dựng các nhà máy chế biến hoa quả phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

2.1.2.3. Sản phẩm xuất khẩu từ phát triển chăn nuôi

Diện tích đồng cỏ để phát triển chăn nuôi là 15.000 ha, hiện nay mới sử dụng 3.268 ha, ngoài ra có thể tận dụng diện tích các triền đồi núi để chăn nuôi theo hình thức thả đàn. Các sản phẩm ngô, khoai, sắn, lạc kể cả các sản phẩm phụ như cây lá và các loại bã trong chế biến dầu và tinh bột là nguồn thức ăn rất lớn cho chăn nuôi. Vì vậy sản lượng trâu, bò, lợn hàng năm của Nghệ An tương đối lớn. Đây là một nguồn sản phẩm vừa có thể xuất con sống sang Lào vừa cung cấp thịt cho chế biến đông lạnh, thịt hộp xuất khẩu.

Kế hoạch phát triển chăn nuôi từ năm 2000 đến năm 2010 là phát triển mạnh các đàn gia súc có sừng (trâu, bò, dê, hươu...) ở khu vực trung du miền núi, các vùng bán sơn địa và bãi bồi ven sông theo mô hình chăn nuôi gia đình. Phát triển các trang trại theo mô hình kết hợp chăn nuôi và trồng trọt. Phát triển chăn nuôi gắn với các vùng sản xuất lương thực, xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn gia súc. Khuyến khích các hộ gia đình nuôi hươu, bò sữa, ong và các loại gia cầm ở vùng nông thôn và ven đô.

Tổng đàn trâu bò năm 2000 là 540.000 con, năm 2010 là 590.000 con, dự kiến tổng đàn lợn năm 2000 là 900.000 con, năm 2010 là 1.300.000 con. Tổng đàn hươu năm 2000 là 200.000 con, năm 2010 là 300.000 [85, tr. 32].



2.1.2.4. Sản phẩm xuất khẩu từ đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản

Tổng trữ lượng hải sản của Nghệ An khoảng 83.000 tấn, khả năng khai thác từ 35 - 37.000 tấn hải sản. Hiện nay trên toàn tỉnh mới khai thác được 22.000 tấn, dự kiến đến năm 2000 khai thác được khoảng 29.000 tấn. Như vậy nếu làm tốt công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì khả năng khai thác còn cho phép khoảng 60.000 tấn nữa, chưa kể đến việc di chuyển ngư trường ra ngoài tỉnh và ngoài lãnh hải.

Về khả năng nuôi trồng thủy sản, Nghệ An có diện tích mặt nước rất lớn: 14.747,3 ha nước ngọt, 22.000 ha nước lợ, chưa kể 20.000 ha sông suối tự nhiên và diện tích bãi triều. Đến nay diện tích mặt nước đưa vào nuôi mới đạt 10.393 ha (nước ngọt) và 1.440 ha (nước lợ) [85, tr. 30-35]. Hơn nữa hình thức nuôi của tỉnh ta còn trong tình trạng quảng canh. Mật độ và năng suất còn thấp hơn nhiều so với toàn quốc và đặc biệt so với các nước trong khu vực (Ví dụ: mật độ nuôi tôm 0,6 con/m3, năng suất 100 kg/ha so với mật độ 20 con/m3 và năng suất 1.000 kg/ha ở tỉnh Bình Thuận). Đây chính là khả năng có thể phát triển sản lượng thủy sản chính yếu sau này.

2.1.2.5. Khả năng khai thác và phát triển các nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và chế biến hàng xuất khẩu ở Nghệ An

* Khả năng khai thác nguồn nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Theo kết quả thăm dò, Nghệ An có khả năng khai thác khoảng 180.000 tấn/năm đá vôi trắng cho xuất khẩu ở vùng Quỳ Hợp, khai thác và sản xuất đá ốp lát và đá mỹ nghệ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu với công suất 40.000 m3/ năm - 50.000 m3/ năm.

Ngoài ra nếu gọi được vốn LD trong hoặc nước ngoài để cơ cấu lại số vốn vay thương mại đầu tư xây dựng Nhà máy xi măng Hoàng Mai và có biện pháp giảm giá thành hợp lý, kết hợp với phần góp vốn vào LD đầu tư xây dựng Nhà máy xi măng Nghi Sơn (Góp 15% bằng quyền khai thác mỏ). Hàng năm ngoài nhu cầu tiêu dùng nội địa, có thể xuất khẩu được từ 200.000 - 300.000 tấn xi măng/ năm sang thị trường Lào và một số thị trường các nước ASEAN khác.

* Khả năng phát triển các nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hàng nông sản xuất khẩu.

Ngoài các mặt hàng nông sản như lạc, vừng, cà phê, chè vừa có thể xuất khẩu dưới dạng sản phẩm thô vừa có thể cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, ở Nghệ An còn có khả năng phát triển các loại sản phẩm khác để cung cấp cho công nghiệp chế biến như mía, sắn, ngô:

Mía: Có thể đưa diện tích trồng mía lên 38.000 ha tương ứng với sản lượng 1.800.000 vào năm 2010 gồm các vùng chính:

+ Vùng nguyên liệu cho nhà máy đường Sông Lam 800 ữ 1.200 ha.

+ Vùng Phủ Quỳ 20.000 ha gồm Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, một phần Quỳ Châu, một phần Quỳnh Lưu và một phần Bắc Tân Kỳ.

+ Vùng Tân kỳ - Anh Sơn - Con Cuông - Đô Lương quy mô diện tích có thể 15.000 ha [85, tr. 31].

Một số cây lương thực phụ như ngô, sắn có khả năng phát triển lớn ở vùng trung du miền núi và trồng xen với các loại cây khác, sản lượng hàng năm bình quân mỗi loại từ 60.000 đến 70.000 tấn. Đây là nguồn thức ăn vô tận cho chăn nuôi (bao gồm cả cành, lá, ngọn), đồng thời có thể chế biến thành các sản phẩm xuất khẩu như sắn lát khô, keo dính công nghiệp, bột ngô ăn liền, tinh dầu ngô...

Ngoài ra với năng lực sản xuất hiện có và nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ Nghệ An còn có thể phát triển các sản phẩm xuất khẩu từ ngành công nghiệp dệt, may, giày da và các loại hàng thủ công mỹ nghệ.



2.2 NHU CẦU VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC LDVNN TRONG SXHXK Ở NGHỆ AN

Каталог: file -> downloadfile8
downloadfile8 -> Bài Luận Đề tài: Mối lien hệ giữa dân số và môi trường MỤc lụC
downloadfile8 -> Bài 1: ( 5 điểm) A=24,4872 1\ Tính a = 2\ Tính giá trị của biểu thức: B=7,708220309 B= tại X =; z = 4 Bài 2
downloadfile8 -> Đề tài: Kỹ thuật truyền số liệu trong mạng máy tính cục bộ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
downloadfile8 -> CHƯƠng I: TỔng quan về audio- video số TỔng quan về audio số
downloadfile8 -> Lời ngỏ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng Cùng bạn đọc
downloadfile8 -> NGƯỜi coi thi đ ĐỀ chính thứC
downloadfile8 -> Đề Tài Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết Phương Đông ở doanh nghiệp Toyota tại Việt Nam hiện nay
downloadfile8 -> Luận văn TÌnh hình thưƠng mại giữa việt nam và CÁc nưỚc khối nam mỹ
downloadfile8 -> Đề tài Thái độ của người hâm mộ sau khi kết thúc giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam năm 2012
downloadfile8 -> SỞ gd&Đt quảng ngãi kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trưỜng trưỜng thpt chuyên năm họC 2011-2012

tải về 1.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương